Âm nhạc có thể vượt qua mọi
rào cản ngôn ngữ, bởi đơn giản, nó là thứ ngôn ngữ chung của mọi người, mọi dân
tộc. Thế mới có những cái tên như Richard Fuller, Lee Kirby và Kyo York, những
người hát nhạc Trịnh bằng ngôn ngữ của trái tim.
Nếu nói là thiên vị, là
"sính ngoại", chắc phải có nhiều người Tây hát nhạc Trịnh hơn nữa.
Nhưng "thôi thì Tây hát, đón nhận sự cố gắng của họ" đã không xảy ra.
Họ không cần hát bằng sự cố gắng. Không có một cái "nhưng" hay
"dù sao" của sự chiếu cố nào cả.
Họ nghe Trịnh bằng tim
Nhiều người nghĩ rằng để hiểu
được cái hay của nhạc Trịnh phải hiểu ông viết gì, thế nên Tây khó hiểu được nhạc
Trịnh. Chưa đúng hẳn. Trước tiên, Trịnh là một nhà thơ, điều đó không ai phủ nhận.
Nhưng thiếu những nốt nhạc, thơ của Trịnh không thể cất lên được, không ngân
vang lên được, không được tiếng hát Khánh Ly truyền tải xa được.
Chúng ta phải công nhận, Trịnh
còn là một nhà soạn nhạc tuyệt vời và phần nhạc đã chắp cánh cho thơ Trịnh trở
thành khái niệm "Trịnh" mà chúng ta yêu mến hàng chục năm nay. Đầu
tiên, xin mời khác bạn nghe "Phôi pha" do một người Mỹ chơi. Một bản
nhạc chay, không lời, nhưng cái hồn của Trịnh vẫn ở đó, vẫn vẹn toàn.
Phôi pha - Piano Solo Robert
Van Horne
Tiếp theo, chúng ta hãy đến
với một chàng trai "Tây" đến từ Malaysia, cũng hát nhạc Trịnh bằng tiếng
Việt, nhưng là tiếng Việt-Malaysia. Chàng trai này xuất hiện trong một video
đăng trên youtube, ngồi cạnh một anh chàng Việt Nam, đệm đàn và hát trên đường
phố như một người hát rong.
Nếu yêu Trịnh, chắc bạn có
biết, anh cũng tự coi mình là một kẻ hát rong lang thang trên cõi đời này. Nhiều
người lúc đầu nghe, cũng có thể thấy khó chịu, nhưng hãy mở trái tim ra, cởi mở
chứ không phải chiếu cố, bạn sẽ thấy những nét rất Trịnh trong màn biểu diễn
này. Anh ta hát theo ngôn ngữ của anh tay, đệm đàn theo kiểu của anh ta, rất
riêng nhưng vẫn đầy ắp cái hồn của Mưa hồng, vẫn là Mưa hồng, chứ không phải một
Mưa hồng nơi những cảm xúc bị tráo đổi vì sự "thăng hoa" của chính một
vài ca sĩ Việt.
Mưa hồng - chàng hát rong
người Singapore
Có thể không chủ quan mà khẳng
định rằng, có những người Tây yêu Trịnh và hát Trịnh hay hơn nhiều người Việt.
Những cái tên Richard Fuller, Lee Kirby và Kyo York không, chắc không còn xa lạ
với những người yêu nhạc.
Richard Fuller
Trong số họ, ông là người già
nhất, đến với Trịnh sớm nhất, thân với Trịnh nhất và có lẽ cũng nổi tiếng nhất.
Ông đã xuất hiện trong chương trình Talk Vietnam, có chiếu trên cả VTV4 và hát
Biển nhớ, Một cõi đi về bên cạnh một nghệ sĩ guitar cụt tay. Tuy ông không sõi
tiếng Việt, nhưng chỉ cần nghe Nối vòng tay lớn, người ta sẽ hiểu tại sao
Richard Fuller lại được chính Trịnh trân trọng và yêu mến. Bởi vì sao ư? Hãy lắng
nghe.
Nối vòng tay lớn - Richard
Fuller
Lee Kirby
Cái tên thứ hai chính là Lee
Kirby. Cái tên này có thể được tìm thấy sau khi tìm kiếm từ khóa "anh Tây
đẹp trai hát nhạc Trịnh". Đúng, anh ấy rất đẹp trai, nhưng nếu không nhìn
gương mặt đẹp trai ấy, người ta vẫn phải òa lên. Lee Kirby hát "Đêm thấy
ta là thác đổ", một bài hát cần sự sâu lắng, rất trầm mà cũng rất sắc. Ai
có thể tin rằng đây là bài hát Việt Nam đầu tiên Lee Kirby chơi?
Đêm thấy ta là thác đổ - Lee
Kirby
Kyo York
Cuối cùng và cũng ấn tượng
nhất, Kyo York bất ngờ hiện ra vô cùng ngẫu nhiên trong chương trình ca nhạc tưởng
nhớ Trịnh Công Sơn vào tháng 4 vừa rồi. Không chuẩn bị, chỉ được phỏng vấn và mời
ngay lên hát, anh đã khiến cả nước nín lặng khi cất lên bài Phôi pha. Cả hội
trường nín thở nghe Kyo đến mức "quên" cả vỗ tay. Điều này có lẽ đã
làm Kyo sau khi hát hơi thiếu tự tin, nhưng thực sự, Kyo đã hát nó vô cùng truyền
cảm và đi vào lòng người. Có lẽ những lời khen này là quá thừa, vì chỉ cần lắng
nghe thôi, lời hát sẽ nói lên tất cả.
Phôi pha - Kyo York
Nhật Huyền
Nhật Huyền
Nguồn: vietinfo.eu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét