Truyền thuyết về các loài hoa 1
Tơ hồng Nguyệt lão thiên
tiên” dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng
về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết
đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân
những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà
già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ
là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm
đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là
Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông
mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà
vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú
đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ
chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.
Mẩu chuyện vui
Tình yêu làm cho con người lú lẫn.
… “Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người.”
-”Bằng cách nào”?
-”Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa”.
Trời khen “Thật là diệu kế”!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian.
Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông “Tơ”.
Tình yêu làm cho con người lú lẫn.
… “Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người.”
-”Bằng cách nào”?
-”Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa”.
Trời khen “Thật là diệu kế”!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian.
Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông “Tơ”.
Ngày xửa ngày xưa, nơi
buôn sóc nọ có chàng K’lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’limh của con
suối. Ngày ngày chàng K’lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm
chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải
dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần
đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ
cứ trôi đi.
Đến một ngày kia khi H’limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K’lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K’lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K’lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K’lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’limh dành cho k’lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H’limh – người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.
Đến một ngày kia khi H’limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K’lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K’lang, nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K’lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó. Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K’lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’limh dành cho k’lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H’limh – người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.
Từ đó cứ mỗi độ tháng
mười nơi nàng H’limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta
thường gọi là hoa Dã Quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh
hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.
Hoa Quỳ một nét đơn sơ
Vàng tươi rực rỡ như mầu thủy chung
Ẩn sâu trong chốn núi rừng
Thiên tình bát ngát dịu dàng Hương trinh
Vàng tươi rực rỡ như mầu thủy chung
Ẩn sâu trong chốn núi rừng
Thiên tình bát ngát dịu dàng Hương trinh
Ngày xưa ở một làng nọ có 2 cô bé mồ côi cha mẹ. Hai em được một người
hát xẩm đưa về nuôi. Ông dạy cho 2 em các điệu múa bài hát. Một lần cô em bị ốm,
cô chị đã đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thành thuốc thần cứu sống em.Càng lớn
2 chị em càng trở nên xinh đẹp, hát hay múa giỏi nổi tiếng khắp vùng. Trong
vùng có một tên công tử khét tiếng độc ác, làm mưa làm gió cả vùng. Nghe tiếng
2 cô, hắn âm mưu bắt về làm vợ. Một hôm người cha nuôi phải đi xa, ông hứa sẽ
mua tặng mỗi con 1 món quà. Cô chị xin cha một đôi hài màu trắng thêu chỉ vàng,
còn cô em xin cha một đôi hài hồng thêu chỉ vàng. Nhân lúc người cha vắng nhà
tên công tử đã cho người đến bắt cô chị về. Để giữ trọn trinh tiết của mình cô
gieo mình xuống hồ. Quá thương chị cô em cũng theo chị. Khi người cha trở về
không thấy con đâu. Ông đi tìm quanh và được biết chuyện. Đột nhiên ông ngửi thấy
mùi hương thơm ngan ngát toả ra từ hồ và ông nhìn thấy trên mặt hồ nhứng bông
hoa màu trắng và màu hồng. Những cánh hoa xinh xinh tựa như dáng hài; ở giữa có
nhuỵ vàng như những sợi chỉ thêu màu vàng; những chiếc lá xoè to giống như nhhững
chiếc nón quai thao các cô thường đội; hương hoa toả thơm ngào ngạt tinh khiết
như tâm hồn 2 chị em. Người cha quá đau buồn bật khóc. Chợt 2 cô con gái từ dưới
hồ hiện ra và bước lên cạnh ông. Cô chị kể lại chuyện: “Khi 2 chị em con gieo
mình xuống hồ đã được bà chúa hồ thương tình dang tay đón lấy và cứu sống. Bà rất
quý chúng con, muốn chúng con ở lại với bà nhưng chúng con còn muốn được về nhà
chăm sóc cha. BÀ đã đồng ý cho chúng con trở về với cha và tạo ra những đoá hoa
kia tượng trưng cho 2 chị em để bà luôn cảm thấy có 2 chị em bên cạnh bà. Tên
hoa là HOA SEN
Ý về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước nở hoa sen.
Ý về muôn vạn nẻo
Thiền lộ tâm an nhiên
Từng bước gió mát dậy
Từng bước nở hoa sen.
Hoa bất tử - một loài hoa không xa lạ gì với chúng ta, nhất là những
người đang yêu. Thế nhưng không phải ai cũng đã có cái may mắn được nghe câu
chuyện về loài hoa này, với một câu chuyện tình đẫm nước mắt của một chàng trai
nghèo khổ với một cô gái xinh đẹp…
Chuyện kể rằng có một đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. Một ngày nọ, người con gái ước ao có được chùm hoa quí ở trên một đỉnh núi cao nhiều người biết đến nhưng không sao hái được, vì nghe đâu, đỉnh núi rất cao, trong khi hoa thì chỉ nở vào mùa đông tuyết phủ dày đặc nhất. Như vậy, người nào muốn trở thành chủ nhân của loài hoa quí hiếm ấy sẽ phải vượt qua mọi con đường băng tuyết, chinh phục đỉnh núi cao nghìn mét mới hái được hoa.
Chiều lòng người yêu, chẳng quản gian khổ nhọc nhằn, chàng trai đã từ biệt cô gái vào một ngày đầu xuân băng giá đang tan, để lặn lội đến nơi có chùm hoa quí. Khi tới chân núi, tiết trời đã sang thu, chàng quyết tâm ngay lập tức trèo lên đỉnh núi để kịp mang hoa quí về cho người yêu đúng vào mùa xuân để kỉ niệm tròn một năm họ xa nhau.
Chàng leo, leo mãi từ mõm đá sắc nhọn này đến mõm đá sắc nhọn khác, mặc cho mưa rơi, mặt cho tuyết phủ, mặc cho băng giá quây quanh chàng vẫn trèo, mặt hướng về phía đỉnh núi cao, bò rạp cả thân hình xuống để tập trung mọi sức lực trèo lên đỉnh núi. Đói, khát, lạnh cóng… Không làm chàng lùi bước.
Cho đến một ngày đông có ánh mặt trời le lói, chàng trai đã hoàn toàn kiệt sức và không thể trèo lên đỉnh núi cao nữa. Chàng quay xuống vào đúng cái ngày tròn một năm xa cách người yêu trong tư thế quỳ rạp xuống, nhưng gương mặt vẫn hướng về phía đỉnh núi mà người ta lưu truyền là có loài hoa quí. Chàng tắt thở vì kiệt sức.
Và kì lạ thay, nơi chàng trai ngã xuống đã mọc lên một chùm hoa đỏ thắm như máu con tim, có thân mềm yếu nằm rạp xuống đất, nhưng đóa hao lại tươi thắm sắc đỏ và vươn về phía có đỉnh núi. Về sau, người ta lại tìm thấy loài hoa lạ nơi nấm mồ chàng trai trẻ và để kỉ niệm mối tình bất diệt của chàng người đời đã đặt tên cho loài hoa ấy là hoa bất tử.
Hoa bất tử chẳng ai bán mà cũng chẳng ai mua. Người dân ở vùng núi cao nơi chàng trai hi sinh vì tình yêu đả lên núi ngắt lấy đóa hoa màu đỏ thắm vì chẳng thể lấy được cành hoa mềm rũ, yếu ớt, nên họ chỉ ngắt lấy bông hoa đem về phơi khô làm thuốc uống và quà tặng. Cũng thật kì lạ, khi phơi những đóa hoa ấy dưới nắng mặt trời thì bông hoa se lại và cánh thêm tươi thắm sắc màu. Người dân lấy những cành cây vót nhọn đầu và cắm hoa bất tử khô lên đó, làm những chiếc lá giả quanh cành cây tạo nên những cành hoa thật đẹp, và họ đem tặng nhau vào những dịp lễ hội. Còn những cặp trai gái lấy đó làm tặng truyền thống quý báu vào ngày Lễ tình nhân 14/2.
Có nơi gọi hoa bất tử là cúc dại, hoa tình yêu. Song, dẫu với tên gọi nào thì nó vẫn luôn mang trong mình một ý nghĩa cao đẹp: Tình yêu là bất tử, giống như hoa bất tử – loài hoa không bao giờ chết trong gian khổ khó khăn
Chuyện kể rằng có một đôi trai gái yêu nhau thắm thiết. Một ngày nọ, người con gái ước ao có được chùm hoa quí ở trên một đỉnh núi cao nhiều người biết đến nhưng không sao hái được, vì nghe đâu, đỉnh núi rất cao, trong khi hoa thì chỉ nở vào mùa đông tuyết phủ dày đặc nhất. Như vậy, người nào muốn trở thành chủ nhân của loài hoa quí hiếm ấy sẽ phải vượt qua mọi con đường băng tuyết, chinh phục đỉnh núi cao nghìn mét mới hái được hoa.
Chiều lòng người yêu, chẳng quản gian khổ nhọc nhằn, chàng trai đã từ biệt cô gái vào một ngày đầu xuân băng giá đang tan, để lặn lội đến nơi có chùm hoa quí. Khi tới chân núi, tiết trời đã sang thu, chàng quyết tâm ngay lập tức trèo lên đỉnh núi để kịp mang hoa quí về cho người yêu đúng vào mùa xuân để kỉ niệm tròn một năm họ xa nhau.
Chàng leo, leo mãi từ mõm đá sắc nhọn này đến mõm đá sắc nhọn khác, mặc cho mưa rơi, mặt cho tuyết phủ, mặc cho băng giá quây quanh chàng vẫn trèo, mặt hướng về phía đỉnh núi cao, bò rạp cả thân hình xuống để tập trung mọi sức lực trèo lên đỉnh núi. Đói, khát, lạnh cóng… Không làm chàng lùi bước.
Cho đến một ngày đông có ánh mặt trời le lói, chàng trai đã hoàn toàn kiệt sức và không thể trèo lên đỉnh núi cao nữa. Chàng quay xuống vào đúng cái ngày tròn một năm xa cách người yêu trong tư thế quỳ rạp xuống, nhưng gương mặt vẫn hướng về phía đỉnh núi mà người ta lưu truyền là có loài hoa quí. Chàng tắt thở vì kiệt sức.
Và kì lạ thay, nơi chàng trai ngã xuống đã mọc lên một chùm hoa đỏ thắm như máu con tim, có thân mềm yếu nằm rạp xuống đất, nhưng đóa hao lại tươi thắm sắc đỏ và vươn về phía có đỉnh núi. Về sau, người ta lại tìm thấy loài hoa lạ nơi nấm mồ chàng trai trẻ và để kỉ niệm mối tình bất diệt của chàng người đời đã đặt tên cho loài hoa ấy là hoa bất tử.
Hoa bất tử chẳng ai bán mà cũng chẳng ai mua. Người dân ở vùng núi cao nơi chàng trai hi sinh vì tình yêu đả lên núi ngắt lấy đóa hoa màu đỏ thắm vì chẳng thể lấy được cành hoa mềm rũ, yếu ớt, nên họ chỉ ngắt lấy bông hoa đem về phơi khô làm thuốc uống và quà tặng. Cũng thật kì lạ, khi phơi những đóa hoa ấy dưới nắng mặt trời thì bông hoa se lại và cánh thêm tươi thắm sắc màu. Người dân lấy những cành cây vót nhọn đầu và cắm hoa bất tử khô lên đó, làm những chiếc lá giả quanh cành cây tạo nên những cành hoa thật đẹp, và họ đem tặng nhau vào những dịp lễ hội. Còn những cặp trai gái lấy đó làm tặng truyền thống quý báu vào ngày Lễ tình nhân 14/2.
Có nơi gọi hoa bất tử là cúc dại, hoa tình yêu. Song, dẫu với tên gọi nào thì nó vẫn luôn mang trong mình một ý nghĩa cao đẹp: Tình yêu là bất tử, giống như hoa bất tử – loài hoa không bao giờ chết trong gian khổ khó khăn
Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt mình, đều
chôn chân thờ chồng đi lính.
Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ. Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!…”
Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: “Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?”.
Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.
Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò “đố lá”, họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:
- Thế… có chờ… không?
- Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? – Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.
Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: “Ta có thể ra đi, dù “da ngựa bọc thây”.
Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: “Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!…”. Mẹ cô gái nức nở: “Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu “đợi chờ”! Con làm sao khác được!”. Ông bố cố gạt đi: “Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!”.
Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm “trừng phạt” tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: “Mai ngày nếu sinh con gái…”. Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.
Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.
Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.
Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: “Thế… có chờ… không?”. Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.
Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề “gõ đầu trẻ” đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!
Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng. Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.
Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã – chỉ có bộ tóc là còn màu sắc – mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:
-Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả…
Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:
- Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!
Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:
- Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.
Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:
-Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn…
Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.
Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.
Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ. Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!…”
Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: “Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?”.
Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.
Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò “đố lá”, họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:
- Thế… có chờ… không?
- Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? – Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.
Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: “Ta có thể ra đi, dù “da ngựa bọc thây”.
Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: “Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!…”. Mẹ cô gái nức nở: “Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu “đợi chờ”! Con làm sao khác được!”. Ông bố cố gạt đi: “Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!”.
Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm “trừng phạt” tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: “Mai ngày nếu sinh con gái…”. Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.
Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.
Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.
Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: “Thế… có chờ… không?”. Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.
Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề “gõ đầu trẻ” đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!
Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng. Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.
Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã – chỉ có bộ tóc là còn màu sắc – mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:
-Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả…
Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:
- Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!
Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:
- Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.
Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:
-Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn…
Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.
Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.
Người chồng buồn bã soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ mình, rồi tuyệt
vọng:
- Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?
Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:
- Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành “người đàn ông không cười” của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong…
Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:
- Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.
Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.
Chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.
Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.
Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.
Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:
- Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?
Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.
Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:
- Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?
Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:
- Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.
Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: “Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy…”.
Nắng chia nửa bãi chiều rồi ...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! hãy ngủ ... anh hầu quạt đây!
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng vào bay đầu giường
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ ...
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh, em hãy tựa đầu;
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi ...
- Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?
Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:
- Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành “người đàn ông không cười” của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong…
Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:
- Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.
Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.
Chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.
Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.
Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.
Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:
- Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?
Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.
Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:
- Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?
Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:
- Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.
Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: “Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy…”.
Nắng chia nửa bãi chiều rồi ...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi! hãy ngủ ... anh hầu quạt đây!
Lòng anh mở với quạt này;
Trăm con chim mộng vào bay đầu giường
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ ...
Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh, em hãy tựa đầu;
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi ...
C. latifolium (Tỏi lơi lá rộng
hay Trinh nữ hoàng cung)
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18
hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ
thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Ngay cả khi đã có trinh nữ hoàng cung trong tay, việc điều trị cũng cần đúng cách, liều sử dụng hợp lý. Các giống trinh nữ hoàng cung nếu gây trồng cần phải ở điều kiện đất phù hợp, chăm bón hoàn toàn theo phương pháp thủ công: không dùng phân bón hóa học, bắt sâu bằng tay. Cây thu hái theo đúng tiêu chuẩn về ngày, giờ; được rửa trong nước sạch trước khi hong phơi và chế biến.
Thành phần hoá học: Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung
Công dụng và liều dùng:
Nhân dân ta thường nghĩ trinh nữ hoàng cung chỉ mọc ở Thái Lan và Campuchia, nhưng thực tế cây cũng mọc từ lâu ở nước ta. Ở Việt Nam, bộ phận dùng làm thuốc là lá tươi hay phơi rồi thái nhỏ sao vàng. Lá cây trinh nữ hoàng cung vẫn được sử dụng chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung cho phụ nữ và u xơ, ung thư tiền liệt tuyến cho nam giới.
Cách dùng như sau:
Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ, sao khô cho hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 7x3x3 là 63 lá, xen kẽ hai đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người bệnh đã uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên và có kết quả tốt. Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sản xuất thuốc điều trị, được Cục Dược cấp phép. Khi mua lá, cần mua tại địa chỉ tin cậy, người bán có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng điều trị.
Sau 14 năm nghiện cứu cây TNHC, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRILLA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).
Để có cơ sở nghiên cứu khoa học vững chắc, Tiến Sĩ Ngọc Trâm đã phối hợp với Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi cùng các nhà khoa học ở các Viện Nghiên Cứu khác như giáo sư Fuchs, giáo sư Simeon Popov, giáo sư Zvetkova thuộc viện Sinh hóa học (Biochemistry) nghiên cứu quy trình chiết xuất các hoạt chất chống ung thư và bệnh AIDS, xác định thành phần hóa học, cấu trúc hóa học và quy trình tối ưu là cách chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC như chất Crinafolidine, Crinafoline, Pratorimine…là các chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư (antitumor).
Có người cho rằng TNHC gây ảnh hưởng lên thận, nên khi dùng thuốc cần phải thêm toa bổ thận
Toa thuốc bổ thận:
Có người khi cho thêm 18 vị thuốc bổ này vào, cho biết hiệu quả cao hơn:
Chế viên chi 8 gr
Đản sâm 12 gr
Quảng bì 12 gr
Hắc đỗ trọng 12 gr
Sơn thù nhục 8 gr
Phục linh 12 gr
Nhục thung dung 12 gr
Câu kỷ tử 8 gr
Bạch truật 8 gr
Liên nhục 12 gr
Thục địa 12 gr
Mẫu đơn 12 gr
Hắc táo nhân 16 gr
Trích hoàng kỳ 8 gr
Trích thảo 8 gr
Ngưu tất 12 gr
Hoài sơn 12 gr
Trạch tả 12 gr Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.
đọc thêm:
Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung
Ngay cả khi đã có trinh nữ hoàng cung trong tay, việc điều trị cũng cần đúng cách, liều sử dụng hợp lý. Các giống trinh nữ hoàng cung nếu gây trồng cần phải ở điều kiện đất phù hợp, chăm bón hoàn toàn theo phương pháp thủ công: không dùng phân bón hóa học, bắt sâu bằng tay. Cây thu hái theo đúng tiêu chuẩn về ngày, giờ; được rửa trong nước sạch trước khi hong phơi và chế biến.
Thành phần hoá học: Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung
Công dụng và liều dùng:
Nhân dân ta thường nghĩ trinh nữ hoàng cung chỉ mọc ở Thái Lan và Campuchia, nhưng thực tế cây cũng mọc từ lâu ở nước ta. Ở Việt Nam, bộ phận dùng làm thuốc là lá tươi hay phơi rồi thái nhỏ sao vàng. Lá cây trinh nữ hoàng cung vẫn được sử dụng chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung cho phụ nữ và u xơ, ung thư tiền liệt tuyến cho nam giới.
Cách dùng như sau:
Ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ, sao khô cho hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 7x3x3 là 63 lá, xen kẽ hai đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người bệnh đã uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên và có kết quả tốt. Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sản xuất thuốc điều trị, được Cục Dược cấp phép. Khi mua lá, cần mua tại địa chỉ tin cậy, người bán có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng điều trị.
Sau 14 năm nghiện cứu cây TNHC, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRILLA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).
Để có cơ sở nghiên cứu khoa học vững chắc, Tiến Sĩ Ngọc Trâm đã phối hợp với Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi cùng các nhà khoa học ở các Viện Nghiên Cứu khác như giáo sư Fuchs, giáo sư Simeon Popov, giáo sư Zvetkova thuộc viện Sinh hóa học (Biochemistry) nghiên cứu quy trình chiết xuất các hoạt chất chống ung thư và bệnh AIDS, xác định thành phần hóa học, cấu trúc hóa học và quy trình tối ưu là cách chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC như chất Crinafolidine, Crinafoline, Pratorimine…là các chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư (antitumor).
Có người cho rằng TNHC gây ảnh hưởng lên thận, nên khi dùng thuốc cần phải thêm toa bổ thận
Toa thuốc bổ thận:
Có người khi cho thêm 18 vị thuốc bổ này vào, cho biết hiệu quả cao hơn:
Chế viên chi 8 gr
Đản sâm 12 gr
Quảng bì 12 gr
Hắc đỗ trọng 12 gr
Sơn thù nhục 8 gr
Phục linh 12 gr
Nhục thung dung 12 gr
Câu kỷ tử 8 gr
Bạch truật 8 gr
Liên nhục 12 gr
Thục địa 12 gr
Mẫu đơn 12 gr
Hắc táo nhân 16 gr
Trích hoàng kỳ 8 gr
Trích thảo 8 gr
Ngưu tất 12 gr
Hoài sơn 12 gr
Trạch tả 12 gr Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.
đọc thêm:
Người khám phá bí mật Trinh nữ hoàng cung
Thông thường chỉ có thể phân
biệt được khi Trinh nữ hoàng cung trổ hoa.
Các nhà khoa học phát hiện Trinh nữ hoàng cung có mặt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, Campuchia... Riêng ở Việt Nam thì không biết từ bao giờ, người dân đã thấy
cây thuốc quý này mọc hoang ven suối trong rừng ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và một
số địa phương các tỉnh phía Nam. Nhưng chưa có ai làm cuộc "di dân" ồ
ạt, đưa các "nàng" từ thân phận "đi hoang" hội tụ về một
nơi được quản lý bằng "công nghệ sạch" thành công như tiến sĩ Trâm và
những cộng sự của bà.
Vùng đất Cố đô vốn là nơi sản sinh ra nhiều thầy thuốc giỏi nên khi ngồi nghỉ chân tại một quán nước bên vệ đường, tiến sĩ Trâm tranh thủ hỏi chuyện với những người bà gặp. Thật may mắn, người chủ quán chính là cháu của ngự y giỏi thời trước. Nhưng do thời thế luân chuyển, người phụ nữ phải dựa vào cái quán nước để làm kế sinh nhai. Tiến sĩ Trâm kể: "Bác ấy tâm sự, ông cha thì ngự y đấy, nhưng mình không có nghề, đành ra bán nước, kiếm tiền sinh sống". Nghe đến đó, bà liền hỏi tới: "Thế ông cha có để lại cho bác kiến thức gì về thuốc không?". "Có, chúng tôi có một bài thuốc chữa u xơ tử cung và tuyến tiền liệt".
Cơ duyên chỉ có thế, khi nắm bắt bài thuốc gia truyền của người đàn bà bán hàng nước và nhận diện được một loài cây có tên "Trinh nữ hoàng cung" (mà người dân địa phương ở Huế gọi là cây "Tỏi lơi"), tiến sĩ Trâm liền đi tìm mua lá tươi và củ giống. Lá tươi để nghiên cứu ngay còn củ giống để trồng. Nhưng sau nhiều ngày lặn lội ở Huế, cuối cùng bà cũng chỉ mua được một ít lá tươi và đúng... hai củ giống. Bà hào phóng tặng cho người bạn thân một củ, củ còn lại giao phó cho đức lang quân. Nhưng người bạn kia cho rằng "không thể chữa được khối u từ một loại cây vớ vẩn này" nên đã vứt đi...
Sau 3 năm chăm bón, củ Trinh nữ hoàng cung do chồng của tiến sĩ Trâm chăm sóc đã "hạ sinh" 4 củ con. Bà kể, những ngày đầu, bà cắt lá cây mẹ, rửa, phơi khô, sấy, tán thành bột rồi làm một số thủ tục để xin phép Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) để đưa Trinh nữ hoàng cung ra nước ngoài nghiên cứu, vì việc này liên quan đến bảo mật quốc gia. "Đưa vào cửa khẩu của nước bạn rất khó, người ta đòi giữ lại kiểm tra, mình sợ hỏng nên phải cầu cứu Viện Hàn lâm ra đón và xác nhận cho mình là đưa qua để nghiên cứu", bà kể. Sau khi có kết quả nghiên cứu nguyên liệu khô, bà tiếp tục về nước và đưa sang Bulgaria một số củ con để trồng và nghiên cứu dựa trên nguyên liệu tươi, để tìm kết quả so sánh. Do khí hậu không thích hợp, các củ Trinh nữ hoàng cung được bà mang sang đợt đó lần lượt chết đi, nhưng rất may mắn là chúng kịp để lại cho bà một số phát hiện có ý nghĩa mấu chốt. Từ kết quả đó, bà trở về nước và làm một cuộc "càn quét", mua sạch những cây giống. Nơi nào nghe nói có cây Trinh nữ hoàng cung là ở đó có dấu chân của bà. Những củ giống mua từ Đà Nẵng được bà đưa về trồng ở Trị An (Đồng Nai), do kĩ sư hoá Mai Thị Năm chăm sóc. Những cây lấy từ Huế được bàn tay của thiếu tá hải quân Nguyễn Văn Khầu "nuôi dưỡng" tại một vùng ven sân bay Nha Trang (Khánh Hoà). Còn giống mua được ở Nha Trang thì bà đưa thẳng về khu khuôn viên 97 Quang Trung (vườn dược liệu của Công ty Dược phẩm trung ương 2 ở Q.Gò Vấp, TP.HCM), giao cho một cộng sự trong nhóm nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi lúc đó chăm sóc.
Tiến sĩ Trâm kể: "Để có nguồn giống chính xác và nguyên liệu ổn định cho quá trình nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc sau này, chúng tôi đã phải bắt đầu một cuộc khảo sát thực vật, nuôi trồng và thu hái Trinh nữ hoàng cung một cách khoa học ngay từ đầu. Chúng tôi nghiên cứu phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và các cây thuộc loài náng lá rộng có ở Việt Nam; nghiên cứu chọn giống, đất, phân bón, khí hậu và nguồn nước; nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây như sự biến đổi về độ dài, trọng lượng lá, đường kính và trọng lượng củ; thu hái lá và chọn thời gian thu hái lá có hàm lượng alcaloid lớn nhất và tại thời điểm cây có chứa những loại chất kháng u".
Sau này, khi phát hiện ra vùng đất Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mới thực sự là "đất vàng" cho Trinh nữ hoàng cung, tiến sĩ Trâm lập tức thu gom tất cả "các nàng" đưa về "an cư", chấm dứt cuộc hành trình nhiều tìm kiếm. Một phát hiện thú vị của bà trong thời gian này là từ Đà Nẵng trở vào thì Trinh nữ hoàng cung mới có tính năng chữa bệnh còn từ Đà Nẵng trở ra, nói như bà thì... chỉ trồng để làm cảnh!
So với các loài cây thảo dược khác thì Trinh nữ hoàng cung trưởng thành muộn hơn. Mãi đến 3 tuổi, "các nàng" mới có thể sinh nở. Mà mỗi lần cũng chỉ cho chào đời được 4 củ con. Và đến lúc nào mới được tách các củ con ra để trồng cây mới... thì giờ đây tiến sĩ Trâm đã quá rành. Vốn xuất thân trong một gia đình Nho giáo, không hề biết gì về làm nông, nhưng khi "sống" với Trinh nữ hoàng cung, bà buộc phải trở thành một người làm nông nghiệp cực giỏi. Bà kể: "Kiến thức nông nghiệp mình không có thì phải học qua sách vở, bạn bè, phải qua kinh nghiệm thực tế. Trinh nữ hoàng cung thuộc họ Thuỷ tiên, nên phải xem nó thích nghi nước, phân bón ra sao và tự định cho mình một hướng nghiên cứu". Một lần, khi lên thăm vườn giống, bà thấy lá của Trinh nữ hoàng cung cứ đua nhau vàng rộ rồi luỵ dần... Bà buồn bã khi nhìn thấy những "đứa con" của mình ngày càng èo uột, mất dần sự sống. Sau nhiều đêm trăn trở, bà quyết định đào củ chúng lên và từ đó lại khám phá thêm một chi tiết bí mật mới về các "nàng"... đỏng đảnh này.
Hôm về thăm "cung" 10 hec-ta của bà dành cho các "trinh nữ", thấy từng tốp công nhân cặm cụi vạch từng chiếc lá bắt sâu, chúng tôi buột miệng hỏi sao không phun thuốc diệt thì tiến sĩ Trâm cười, bảo: "Nếu thế thì đâu còn là nguyên liệu sạch, nguyên liệu không sạch thì viên thuốc cũng không an toàn. Chúng tôi sẽ kết hợp với tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Hào để nghiên cứu cách cho sâu cái tiết ra mùi thơm để gọi sâu đực về, lúc đó công nhân dễ bắt chúng hơn".
Đưa chúng tôi len qua những luống Trinh nữ hoàng cung vừa được thu hái lá, bà nói: "Bây giờ, tôi đã hiểu nó như con mình, như lòng bàn tay của mình". "Nó cũng giống như cơ thể con người. Khi nó ốm đau, bệnh tật, sâu bệnh thì còi cọc không phát triển được, thiếu hoạt chất mình cần. Nhưng nếu chăm bón quá mức, nó trở thành béo phì thì cũng mất chức năng chữa bệnh", bà nói thêm.
Vùng đất Cố đô vốn là nơi sản sinh ra nhiều thầy thuốc giỏi nên khi ngồi nghỉ chân tại một quán nước bên vệ đường, tiến sĩ Trâm tranh thủ hỏi chuyện với những người bà gặp. Thật may mắn, người chủ quán chính là cháu của ngự y giỏi thời trước. Nhưng do thời thế luân chuyển, người phụ nữ phải dựa vào cái quán nước để làm kế sinh nhai. Tiến sĩ Trâm kể: "Bác ấy tâm sự, ông cha thì ngự y đấy, nhưng mình không có nghề, đành ra bán nước, kiếm tiền sinh sống". Nghe đến đó, bà liền hỏi tới: "Thế ông cha có để lại cho bác kiến thức gì về thuốc không?". "Có, chúng tôi có một bài thuốc chữa u xơ tử cung và tuyến tiền liệt".
Cơ duyên chỉ có thế, khi nắm bắt bài thuốc gia truyền của người đàn bà bán hàng nước và nhận diện được một loài cây có tên "Trinh nữ hoàng cung" (mà người dân địa phương ở Huế gọi là cây "Tỏi lơi"), tiến sĩ Trâm liền đi tìm mua lá tươi và củ giống. Lá tươi để nghiên cứu ngay còn củ giống để trồng. Nhưng sau nhiều ngày lặn lội ở Huế, cuối cùng bà cũng chỉ mua được một ít lá tươi và đúng... hai củ giống. Bà hào phóng tặng cho người bạn thân một củ, củ còn lại giao phó cho đức lang quân. Nhưng người bạn kia cho rằng "không thể chữa được khối u từ một loại cây vớ vẩn này" nên đã vứt đi...
Sau 3 năm chăm bón, củ Trinh nữ hoàng cung do chồng của tiến sĩ Trâm chăm sóc đã "hạ sinh" 4 củ con. Bà kể, những ngày đầu, bà cắt lá cây mẹ, rửa, phơi khô, sấy, tán thành bột rồi làm một số thủ tục để xin phép Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) để đưa Trinh nữ hoàng cung ra nước ngoài nghiên cứu, vì việc này liên quan đến bảo mật quốc gia. "Đưa vào cửa khẩu của nước bạn rất khó, người ta đòi giữ lại kiểm tra, mình sợ hỏng nên phải cầu cứu Viện Hàn lâm ra đón và xác nhận cho mình là đưa qua để nghiên cứu", bà kể. Sau khi có kết quả nghiên cứu nguyên liệu khô, bà tiếp tục về nước và đưa sang Bulgaria một số củ con để trồng và nghiên cứu dựa trên nguyên liệu tươi, để tìm kết quả so sánh. Do khí hậu không thích hợp, các củ Trinh nữ hoàng cung được bà mang sang đợt đó lần lượt chết đi, nhưng rất may mắn là chúng kịp để lại cho bà một số phát hiện có ý nghĩa mấu chốt. Từ kết quả đó, bà trở về nước và làm một cuộc "càn quét", mua sạch những cây giống. Nơi nào nghe nói có cây Trinh nữ hoàng cung là ở đó có dấu chân của bà. Những củ giống mua từ Đà Nẵng được bà đưa về trồng ở Trị An (Đồng Nai), do kĩ sư hoá Mai Thị Năm chăm sóc. Những cây lấy từ Huế được bàn tay của thiếu tá hải quân Nguyễn Văn Khầu "nuôi dưỡng" tại một vùng ven sân bay Nha Trang (Khánh Hoà). Còn giống mua được ở Nha Trang thì bà đưa thẳng về khu khuôn viên 97 Quang Trung (vườn dược liệu của Công ty Dược phẩm trung ương 2 ở Q.Gò Vấp, TP.HCM), giao cho một cộng sự trong nhóm nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi lúc đó chăm sóc.
Tiến sĩ Trâm kể: "Để có nguồn giống chính xác và nguyên liệu ổn định cho quá trình nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc sau này, chúng tôi đã phải bắt đầu một cuộc khảo sát thực vật, nuôi trồng và thu hái Trinh nữ hoàng cung một cách khoa học ngay từ đầu. Chúng tôi nghiên cứu phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và các cây thuộc loài náng lá rộng có ở Việt Nam; nghiên cứu chọn giống, đất, phân bón, khí hậu và nguồn nước; nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây như sự biến đổi về độ dài, trọng lượng lá, đường kính và trọng lượng củ; thu hái lá và chọn thời gian thu hái lá có hàm lượng alcaloid lớn nhất và tại thời điểm cây có chứa những loại chất kháng u".
Sau này, khi phát hiện ra vùng đất Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mới thực sự là "đất vàng" cho Trinh nữ hoàng cung, tiến sĩ Trâm lập tức thu gom tất cả "các nàng" đưa về "an cư", chấm dứt cuộc hành trình nhiều tìm kiếm. Một phát hiện thú vị của bà trong thời gian này là từ Đà Nẵng trở vào thì Trinh nữ hoàng cung mới có tính năng chữa bệnh còn từ Đà Nẵng trở ra, nói như bà thì... chỉ trồng để làm cảnh!
So với các loài cây thảo dược khác thì Trinh nữ hoàng cung trưởng thành muộn hơn. Mãi đến 3 tuổi, "các nàng" mới có thể sinh nở. Mà mỗi lần cũng chỉ cho chào đời được 4 củ con. Và đến lúc nào mới được tách các củ con ra để trồng cây mới... thì giờ đây tiến sĩ Trâm đã quá rành. Vốn xuất thân trong một gia đình Nho giáo, không hề biết gì về làm nông, nhưng khi "sống" với Trinh nữ hoàng cung, bà buộc phải trở thành một người làm nông nghiệp cực giỏi. Bà kể: "Kiến thức nông nghiệp mình không có thì phải học qua sách vở, bạn bè, phải qua kinh nghiệm thực tế. Trinh nữ hoàng cung thuộc họ Thuỷ tiên, nên phải xem nó thích nghi nước, phân bón ra sao và tự định cho mình một hướng nghiên cứu". Một lần, khi lên thăm vườn giống, bà thấy lá của Trinh nữ hoàng cung cứ đua nhau vàng rộ rồi luỵ dần... Bà buồn bã khi nhìn thấy những "đứa con" của mình ngày càng èo uột, mất dần sự sống. Sau nhiều đêm trăn trở, bà quyết định đào củ chúng lên và từ đó lại khám phá thêm một chi tiết bí mật mới về các "nàng"... đỏng đảnh này.
Hôm về thăm "cung" 10 hec-ta của bà dành cho các "trinh nữ", thấy từng tốp công nhân cặm cụi vạch từng chiếc lá bắt sâu, chúng tôi buột miệng hỏi sao không phun thuốc diệt thì tiến sĩ Trâm cười, bảo: "Nếu thế thì đâu còn là nguyên liệu sạch, nguyên liệu không sạch thì viên thuốc cũng không an toàn. Chúng tôi sẽ kết hợp với tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Hào để nghiên cứu cách cho sâu cái tiết ra mùi thơm để gọi sâu đực về, lúc đó công nhân dễ bắt chúng hơn".
Đưa chúng tôi len qua những luống Trinh nữ hoàng cung vừa được thu hái lá, bà nói: "Bây giờ, tôi đã hiểu nó như con mình, như lòng bàn tay của mình". "Nó cũng giống như cơ thể con người. Khi nó ốm đau, bệnh tật, sâu bệnh thì còi cọc không phát triển được, thiếu hoạt chất mình cần. Nhưng nếu chăm bón quá mức, nó trở thành béo phì thì cũng mất chức năng chữa bệnh", bà nói thêm.
Cẩm chướng cũng xuất phát từ một chuyện tình. Câu chuyện
tình của một cô công chúa tóc dài sống lẻ loi trong cung điện trên vùng thượng
nguồn. Trời cao nguyên lành lạnh đủ làm tăng màu đen óng ả của mái tóc, làm
căng làn da mặt trắng hồng mịn màng như bông, làm màu đỏ của đôi môi người con
gái như mọng hơn lên trong màn sương sáng, và nhất là làm đôi mắt ướt của nàng
như sáng long lanh trong những giọt sương…Cẩm chướng đẹp nổi tiếng khắp nơi,
nhưng đồng thời nàng bao giờ cũng mang một vẻ buồn. Sở dĩ nàng phải chịu cảnh sống
lẻ loi giữa vùng hẻo lánh này chỉ vì lời tiên đoán của một lão ông với vua cha,
khi nàng vừa chào đời, rằng nàng sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Vua cha vì sợ, và
thương con, nên đành đem nàng đi cất giấu nơi đèo heo khuất gió để tránh khỏi hung
tà. Thế nhưng tiếng đồn xa gần về sắc đẹp của Cẩm chướng cũng lan nhanh, nhất
là những buổi chiều khi giọng hát của nàng lan rộng khắp núi đồi, hoà vào hợp
âm của những chú chim non hót véo von xung quanh, và những cơn gió reo bên
ngoài…Bao nhiêu người đánh tiếng hỏi vợ, nhưng vua cha một mực từ chối, thâm
tâm vẫn để ý kiếm tìm một phò mã xứng danh…
Một ngày kia, Cẩm chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thua. Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác….Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm chướng tắt dần…
Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng…Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó…
Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã trẻ cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện… Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về…
Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào khoảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không…..Đoán điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành…Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt…..
Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một loài hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.
Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng…..
Chi tiết bên lề:
Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý(Romans era) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.
Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kê? lại trong thánh kinh, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ…..
Cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đoán tương lai của người con gái vị thành niên ở Đại Hàn. Khi người con gái ở vào tuổi vị thành niên, ba đóa hoa cẩm chướng được cài lên búi tóc của cô gái theo thứ tự. Nếu đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa dưới cùng, cô bé sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đờị Còn nếu đóa trên cùng, thì những ngày cuối cuộc đời, cô bé phải chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kia.
Xuân quy u cốc thủy thành tùng,
địa diện phân phu thiển thiển hồng.
xa mã bất lâm thùy kiến thưởng,
khả liên diệc giải độ xuân phong.
Đất mới tràn hương, những khóm bông,
Hang vắng, xuân sang lác đác hồng.
Ngựa xe không dấu nguời qua lại,
Thương chút hương tàn trong gió đông.
Hoa cẩm chướng: Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến, tình yêu trong trắng, thanh cao.
Một ngày kia, Cẩm chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thua. Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác….Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm chướng tắt dần…
Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng…Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó…
Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã trẻ cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện… Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về…
Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào khoảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không…..Đoán điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành…Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt…..
Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một loài hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.
Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng…..
Chi tiết bên lề:
Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý(Romans era) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.
Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kê? lại trong thánh kinh, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ…..
Cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đoán tương lai của người con gái vị thành niên ở Đại Hàn. Khi người con gái ở vào tuổi vị thành niên, ba đóa hoa cẩm chướng được cài lên búi tóc của cô gái theo thứ tự. Nếu đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa dưới cùng, cô bé sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đờị Còn nếu đóa trên cùng, thì những ngày cuối cuộc đời, cô bé phải chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kia.
Xuân quy u cốc thủy thành tùng,
địa diện phân phu thiển thiển hồng.
xa mã bất lâm thùy kiến thưởng,
khả liên diệc giải độ xuân phong.
Đất mới tràn hương, những khóm bông,
Hang vắng, xuân sang lác đác hồng.
Ngựa xe không dấu nguời qua lại,
Thương chút hương tàn trong gió đông.
Hoa cẩm chướng: Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến, tình yêu trong trắng, thanh cao.
Hoa cẩm chướng hồng: tượng trưng cho ngày của mẹ.
Hoa cẩm chướng tím: tính thất thường.
Hoa cẩm chướng vàng: tỏ ý khinh bỉ, coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.
Hoa cẩm chướng có sọc: tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.
Hoa cẩm chướng đỏ: biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.
Hoa cẩm chướng tím: tính thất thường.
Hoa cẩm chướng vàng: tỏ ý khinh bỉ, coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.
Hoa cẩm chướng có sọc: tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.
Hoa cẩm chướng đỏ: biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.
Hoa Cẩm chướng, để TQ nói ý
nghĩa theo tên của HCC.
Hoa = Con gái
Cẩm = sâu sắc
Chướng = cáu kỉnh
biểu tượng cho người con gái sâu sắc nhưng Chướng , Chướng có nghĩa là hay hờn dỗi, lậu bậu, đừng u sầu mỗi lần nàng chướng đem đến tặng một cành "Hoa Cẩm Chướng" và nói
"Hoa Cẩm Chướng, Như lòng Anh Chưa Chướng "
Cẩm = sâu sắc
Chướng = cáu kỉnh
biểu tượng cho người con gái sâu sắc nhưng Chướng , Chướng có nghĩa là hay hờn dỗi, lậu bậu, đừng u sầu mỗi lần nàng chướng đem đến tặng một cành "Hoa Cẩm Chướng" và nói
"Hoa Cẩm Chướng, Như lòng Anh Chưa Chướng "
Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 – 617) ở
Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời
trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp… Cùng thời
điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh
ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức
lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem
đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn
trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi
thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa
Quỳnh.
Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: “Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng”. Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.
Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ “dặm liễu” xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành… cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn… thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 – 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.
Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!… Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.
Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.
… Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
Lai triều du thượng uyển – Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm.
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh caọ
Đó là truyền thuyết
hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết
Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người: Ai là người xứng
đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.
Thương thay một kiếp Quỳnh hoa
Đêm vừa hé nhụy sáng ra đã tàn
Đời hoa sao lắm phũ phàng
Thương hoa trăng nhỏ lệ tràn vì hoa
Quỳnh Hoa hương sắc mặn mà
Chỉ trong phút chốc chứ đâu trọn đời
Một đêm khoe sắc với đời
Sáng mai khép nhụy u hoài thiên thu
Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: “Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng”. Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.
Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ “dặm liễu” xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành… cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn… thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 – 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.
Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!… Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.
Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.
… Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
Lai triều du thượng uyển – Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm.
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh caọ
Thương thay một kiếp Quỳnh hoa
Đêm vừa hé nhụy sáng ra đã tàn
Đời hoa sao lắm phũ phàng
Thương hoa trăng nhỏ lệ tràn vì hoa
Quỳnh Hoa hương sắc mặn mà
Chỉ trong phút chốc chứ đâu trọn đời
Một đêm khoe sắc với đời
Sáng mai khép nhụy u hoài thiên thu
Mimosa! Từ đâu em tới?
Mimosa! Vì sao em tới đất này?
Đà Lạt đồi núi chập chùng
Đà Lạt trời mây nước mênh mông.
Mimosa có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, nguồn gốc từ Australia nhập về Đà Lạt.
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở vùng đất Australia tươi đẹp nằm giữa biển khơi đầy nắng ấm có một đôi tình nhân yêu nhau say đắm, chàng là con của một ngư dân, có thân hình vạm vỡ, nước da đen bóng và một trí thông minh tuyệt vời. Nàng là con gái cưng của một gia đình quý tộc đẹp rực rỡ, đài các, yêu màu vàng và được Chúa ban cho một tấm lòng nhân hậu. Họ đã trao nhau những nụ hôn say đắm và cả cuộc đời trên cảng biển Sydney thơ mộng.
Nhưng rồi, gia đình nàng lại ép gả cho một Công tước Hoàng gia. Sau bao phen phản đối kịch liệt không thành, nàng đành chấp nhận lên xe hoa. Chàng buồn phiền từ giã biển khơi, bỏ nghề chài lưới, lên một vùng núi cao hiểm trở làm nghề giữ rừng để tìm quên mối tình tuyệt vọng. Khi đặt chân đế nơi, thì một trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra. Một mình chàng bất chấp hiểm nguy để cứu những cánh rừng xanh và những con Calcuru tội nghiệp. Và rồi, ngọn lửa quái ác kia đã làm chàng ngất xỉu và thiêu sống chàng.
Khi hay tin chàng trai bỏ thành phố biển lên ngàn tìm quên mối tình đầu dang dở, trong đêm tân hôn cô gái đã bỏ trốn để tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! khi gặp được thì nàng không còn tin vào mắt mình nữa vì nhìn thấy thân xác chàng bên đống tro than của cánh rừng bị cháy.
Nàng quỳ xuống và gục chết bên người yêu. Từ đó, trên vùng núi cao của đất nước Australia thơ mộng - nơi cặp tình nhân đã chết cho tình yêu xuất hiện một loài cây thân mộc, lá màu xanh biếc, lấp lánh hoa vàng thơm mát. Thổ dân địa phương đặt cho loài cây này một cái tên thật đẹp: Mimosa!.
Truyền thuyết về hoa mimosa là vậy. Ngày nay, khi các cặp tình nhân tặng hoa Mimosa cho nhau để khẳng định sự chung thuỷ, luôn hướng về người mình đem lòng yêu thương.
Anh sẽ cài lên tóc em
Một cành hoa mimosa
Thay lời thì thầm anh muốn nói
Tìm đâu đó một nụ cười hé nở
Rạng ngời ánh dương mãi không tàn
Mimosa! Vì sao em tới đất này?
Đà Lạt đồi núi chập chùng
Đà Lạt trời mây nước mênh mông.
Mimosa có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, nguồn gốc từ Australia nhập về Đà Lạt.
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, ở vùng đất Australia tươi đẹp nằm giữa biển khơi đầy nắng ấm có một đôi tình nhân yêu nhau say đắm, chàng là con của một ngư dân, có thân hình vạm vỡ, nước da đen bóng và một trí thông minh tuyệt vời. Nàng là con gái cưng của một gia đình quý tộc đẹp rực rỡ, đài các, yêu màu vàng và được Chúa ban cho một tấm lòng nhân hậu. Họ đã trao nhau những nụ hôn say đắm và cả cuộc đời trên cảng biển Sydney thơ mộng.
Nhưng rồi, gia đình nàng lại ép gả cho một Công tước Hoàng gia. Sau bao phen phản đối kịch liệt không thành, nàng đành chấp nhận lên xe hoa. Chàng buồn phiền từ giã biển khơi, bỏ nghề chài lưới, lên một vùng núi cao hiểm trở làm nghề giữ rừng để tìm quên mối tình tuyệt vọng. Khi đặt chân đế nơi, thì một trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra. Một mình chàng bất chấp hiểm nguy để cứu những cánh rừng xanh và những con Calcuru tội nghiệp. Và rồi, ngọn lửa quái ác kia đã làm chàng ngất xỉu và thiêu sống chàng.
Khi hay tin chàng trai bỏ thành phố biển lên ngàn tìm quên mối tình đầu dang dở, trong đêm tân hôn cô gái đã bỏ trốn để tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! khi gặp được thì nàng không còn tin vào mắt mình nữa vì nhìn thấy thân xác chàng bên đống tro than của cánh rừng bị cháy.
Nàng quỳ xuống và gục chết bên người yêu. Từ đó, trên vùng núi cao của đất nước Australia thơ mộng - nơi cặp tình nhân đã chết cho tình yêu xuất hiện một loài cây thân mộc, lá màu xanh biếc, lấp lánh hoa vàng thơm mát. Thổ dân địa phương đặt cho loài cây này một cái tên thật đẹp: Mimosa!.
Truyền thuyết về hoa mimosa là vậy. Ngày nay, khi các cặp tình nhân tặng hoa Mimosa cho nhau để khẳng định sự chung thuỷ, luôn hướng về người mình đem lòng yêu thương.
Anh sẽ cài lên tóc em
Một cành hoa mimosa
Thay lời thì thầm anh muốn nói
Tìm đâu đó một nụ cười hé nở
Rạng ngời ánh dương mãi không tàn
9- TRUYỀN THUYẾT HOA HƯỚNG
DƯƠNG
(ASTERACEAE - HƯỚNG DUƠNG - QUỲ HOA TỬ)
Khi các cô gái của thần Mặt Trời tắm táp xong, đáp thuyền du ngoạn ra tận biển khơi thì nàng út mới sực nhớ ra là nàng đã bỏ quên chiếc vương miện bằng vàng của mình trên cành cây sồi ven bờ. Không có vương miện, nàng không dám về nhà và nàng tha thiết xin các chị hãy quay thuyền lại.
Nhưng các chị kêu mệt, thoái thác và chỉ muốn được đi nằm ngủ ngay, còn nếu nàng út lơ đễnh quá đáng như vậy thì hãy tự quay lại bờ một mình, và cứ đứng chờ ở đó một mình cho đến sáng, cho đến khi các chị lại trở lại tắm lần nữa.
Nàng út bơi đến bờ…. nhưng thật là khủng khiếp: Chiếc vương miện không còn trên cành sồi nữa! Dưới gốc cây là một chàng trai tuấn tú, tóc đen, mắt xanh màu nước biển. Chàng giơ cả hai cánh tay vạm vỡ về phía cô gái và ôm chầm lấy nàng vừa nói những lời ngọt ngào tựa mật ong vàng.
- Nàng hãy ở lại đây mãi mãi với ta, đôi ta sẽ yêu nhau và đừng bao giờ xa nhau – Chàng thì thào rồi lại hôn nàng thật lâu và thật thắm thiết.
- Em ở lại trần gian sao được, hỡi chàng? Ðêm tối ở đây mịt mùng, lạnh lẽo lắm, mà em đã quen ở lầu son, gác tía, nơi dưới từng trần nhà đều có những chùm ngọc tía sáng chói; ban ngày em ngồi dệt chỉ vàng, tối đến đi tắm biển thật thoả thích. Trong những buổi vũ hội, chúng em nhảy múa cùng các chàng trai của Hằng Nga và cưỡi những con ngựa bạc. Chàng có thể hứa hẹn với em một cuộc sống như thế nào ở nơi trần thế này? – Con gái Thần Mặt Trời hỏi.
- Ta hứa với nàng sẽ có những buổi sáng đầy sương làm mát dịu đôi chân nàng, sẽ có tiếng chim ca, tiếng lá cây rì rầm làm vui tai nàng. Ta hứa với nàng những ngày lao động cật lực và cái mệt mỏi vào những buổi chiều. Còn đêm đến, nàng sẽ được sưởi ấm trong vòng tay ôm ấp của ta – con trai Thần Ðất nhẹ nhàng đáp lời.
- Chàng hãy chỉ cho em vẻ đẹp tuyệt vời của trần thế đi, khi đó em sẽ quyết định có ở lại với chàng hay là quay về quê hương – con gái Thần Mặt Trời nói.
Và con trai Thần Ðất đã dẫn nàng út tới bên bờ sông, nơi có những cây Anh Ðào nở hoa và tiếng hoạ mi líu lo. Chàng trai hỏi:
- Nàng đã được nghe bài ca tuyệt diệu ấy bao giờ chưa?
- Chưa, – nàng út thú nhận.
- Thế nàng đã được nghe tiếng sóng nước ồn ào của những con sông đổ ra biển cả chưa? Nàng cảm thấy hương hoa Anh Ðào thế nào? Và nàng đã biết tình yêu là gì chưa?
- Chàng chính là tình yêu của em, em sẽ ở lại đây với chàng – nàng út sung sướng hứa. Và con trai Thần Ðất bèn dẫn nàng tới một căn hầm để nàng được thấy lại vương miện của mình.
Cứ sáng sáng, Thần Mặt Trời lại ra rả gọi con gái quay về thiên cung, đồng thời không quên báo cho nàng biết, nếu nàng quyết chí ở lại hạ giới thì nàng sẽ phải làm việc quần quật ngoài đồng. Nhưng nàng út khăng khăng không chịu vâng lệnh cha, bởi lẽ nàng cảm thấy cuộc sống nơi trần thế này thú vị hơn nhiều so với ở thiên cung, nơi mà nàng đã chán ngấy những chuỗi ngày lê thê ngồi bên khung cửi. Ở trần thế nàng được nghe không biết chán tai tiếng sông nước chảy rì rào, tiếng hoạ mi lảnh lót và được thưởng ngoạn những mùa hoa Anh Ðào rực rỡ. Thần Mặt Trời đành phải gửi của hồi môn cho nàng út, và nàng đã làm lễ thành hôn với chàng trai trần thế.
- Ta không ưa chàng trai Thần Ðất, song ta không thể cấm đoán tình yêu của con được. Nhưng không nên vì ái tình mà con xem thường quê hương, tổ quốc. Sẽ xảy ra chuyện gì, nếu con thấy buồn nhớ nhà? – Thần Mặt Trời hỏi và khép màn mây lại có ý báo rằng, cuộc trò chuyện với con gái đã chấm dứt.
- Con sẽ không cầu xin trở về đâu! – nàng út kêu lên một cách kiêu ngạo.
Hôn lễ vừa xong, mẹ Thần Ðất đã bắt con dâu phải lao động. Nàng phải ra vườn coi sóc đàn ong, còn công việc khác xem chừng đôi tay trắng ngần của nàng không cáng đáng nổi. Bây giờ hàng ngày nàng út phải đứng chôn chân giữa vườn trông coi đàn ong để chúng khỏi lạc vào tổ khác. Ngày tháng cứ trôi qua bình lặng, tẻ ngắt như tiếng ong rù rì. Còn đâu nữa những buổi dong chơi trên lưng ngựa bạc, những đêm nhảy múa cùng các chàng trai của Hằng Nga, những chuyến du ngoạn bằng thuyền trên biển lớn cùng các chị?
Những con ngựa bị xua đuổi ra cánh đồng nặng nề lê từng bước còn chàng trai Thần Ðất bị công việc đồng áng hút hết sức lực nên chẳng còn thời gian nói với nàng những lời lẽ âu yếm nữa. Một hôm nàng út đòi:
- Chàng hãy mang hoa Anh Ðào về cho em!
- Hoa Anh Ðào chỉ nở có mùa thôi – chàng trai giận dữ đáp.
- Hãy mang tiếng hót hoạ mi về cho em nghe!
- Hoạ mi đâu phải lúc nào cũng cất tiếng hót.
- Ðã lâu rồi chàng chưa hôn em. Chả lẽ tình yêu của chàng không còn vĩnh hằng nữa sao?
- Tình yêu không là vĩnh hằng.
- Vậy thì cái gì là vĩnh hằng, thưa chàng?
- Lao động là vĩnh hằng – chàng trai đáp và cầm cái liềm đi ra đồng.
Con gái của Thần Mặt Trời lại phải ở nhà một mình. Nàng buồn nhớ nơi chôn rau, cắt rốn đến nỗi mất cả lòng kiêu ngạo bấy lâu nay, nàng quay về phía Mặt Trời da diết cầu xin :
- Hỡi Thần Mặt Trời kính yêu của con, xin người hãy chấp thuận lời giãi bày của con đây. Hiện giờ con rất nhớ quê nhà. Con thường nằm mơ thấy những con đường của tuổi ấu thơ, thường nghe các chị dệt trên khung cửi rào rào. Người hãy thương con và cho con được trở về thiên cung!
Thần Mặt Trời chỉ im lặng.
Nàng út vẫn không ngừng van xin :
- Hỡi người cha đáng kính, chẳng nhẽ Người không cảm thấy đứa con gái của Người đang bất hạnh trên đất khách, quê người ? Người hãy gọi con về, nếu Người không muốn thừa nhận con là con gái nữa thì con xin làm kẻ hầu hạ Người.
- Con gái ta ở hạ giới quá lâu rồi, đến nỗi đôi chân con đã bén rễ, khó mà bứt ra được. Giờ đây, Cha không thể giúp con được nữa.
Thần Mặt Trời vừa dứt lời, Người dùng ngay chiếc khăn mây trắng che kín hai mắt. Những giọt nước mắt của Người như những giọt thủy tinh trong suốt cứ rơi lã chã xuống đôi tay của con gái.
Nàng út toan nhấc đôi tay lên, song mặt đất này đã giữ chặt lấy nàng. Và nàng đã phải ở lại trần thế trong tình trạng như vậy, để rồi sau đó biến thành một bông hoa, luôn luôn hướng về phía mặt trời, về phía quê cha, đất tổ. Chính vì thế loài hoa này có tên gọi: Hoa Hướng Dương.
Thiếp tâm như hoa thường hướng dương
Chỉ phạ quân tâm như lưu quang
Lưu quang nhất khứ bất phục chiếu
Hoa vị lưu quang hoàng hựu hoàng
Hoa hoàng cánh hướng thuỳ biên tiếu
Lưu quang bất khẳng nhất hồi chiếu
Hoàng hoa khước vi lưu quang lão
Hoàng hoa lão hề lạc mãn tường
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương
Hoa vàng hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần
(ASTERACEAE - HƯỚNG DUƠNG - QUỲ HOA TỬ)
Khi các cô gái của thần Mặt Trời tắm táp xong, đáp thuyền du ngoạn ra tận biển khơi thì nàng út mới sực nhớ ra là nàng đã bỏ quên chiếc vương miện bằng vàng của mình trên cành cây sồi ven bờ. Không có vương miện, nàng không dám về nhà và nàng tha thiết xin các chị hãy quay thuyền lại.
Nhưng các chị kêu mệt, thoái thác và chỉ muốn được đi nằm ngủ ngay, còn nếu nàng út lơ đễnh quá đáng như vậy thì hãy tự quay lại bờ một mình, và cứ đứng chờ ở đó một mình cho đến sáng, cho đến khi các chị lại trở lại tắm lần nữa.
Nàng út bơi đến bờ…. nhưng thật là khủng khiếp: Chiếc vương miện không còn trên cành sồi nữa! Dưới gốc cây là một chàng trai tuấn tú, tóc đen, mắt xanh màu nước biển. Chàng giơ cả hai cánh tay vạm vỡ về phía cô gái và ôm chầm lấy nàng vừa nói những lời ngọt ngào tựa mật ong vàng.
- Nàng hãy ở lại đây mãi mãi với ta, đôi ta sẽ yêu nhau và đừng bao giờ xa nhau – Chàng thì thào rồi lại hôn nàng thật lâu và thật thắm thiết.
- Em ở lại trần gian sao được, hỡi chàng? Ðêm tối ở đây mịt mùng, lạnh lẽo lắm, mà em đã quen ở lầu son, gác tía, nơi dưới từng trần nhà đều có những chùm ngọc tía sáng chói; ban ngày em ngồi dệt chỉ vàng, tối đến đi tắm biển thật thoả thích. Trong những buổi vũ hội, chúng em nhảy múa cùng các chàng trai của Hằng Nga và cưỡi những con ngựa bạc. Chàng có thể hứa hẹn với em một cuộc sống như thế nào ở nơi trần thế này? – Con gái Thần Mặt Trời hỏi.
- Ta hứa với nàng sẽ có những buổi sáng đầy sương làm mát dịu đôi chân nàng, sẽ có tiếng chim ca, tiếng lá cây rì rầm làm vui tai nàng. Ta hứa với nàng những ngày lao động cật lực và cái mệt mỏi vào những buổi chiều. Còn đêm đến, nàng sẽ được sưởi ấm trong vòng tay ôm ấp của ta – con trai Thần Ðất nhẹ nhàng đáp lời.
- Chàng hãy chỉ cho em vẻ đẹp tuyệt vời của trần thế đi, khi đó em sẽ quyết định có ở lại với chàng hay là quay về quê hương – con gái Thần Mặt Trời nói.
Và con trai Thần Ðất đã dẫn nàng út tới bên bờ sông, nơi có những cây Anh Ðào nở hoa và tiếng hoạ mi líu lo. Chàng trai hỏi:
- Nàng đã được nghe bài ca tuyệt diệu ấy bao giờ chưa?
- Chưa, – nàng út thú nhận.
- Thế nàng đã được nghe tiếng sóng nước ồn ào của những con sông đổ ra biển cả chưa? Nàng cảm thấy hương hoa Anh Ðào thế nào? Và nàng đã biết tình yêu là gì chưa?
- Chàng chính là tình yêu của em, em sẽ ở lại đây với chàng – nàng út sung sướng hứa. Và con trai Thần Ðất bèn dẫn nàng tới một căn hầm để nàng được thấy lại vương miện của mình.
Cứ sáng sáng, Thần Mặt Trời lại ra rả gọi con gái quay về thiên cung, đồng thời không quên báo cho nàng biết, nếu nàng quyết chí ở lại hạ giới thì nàng sẽ phải làm việc quần quật ngoài đồng. Nhưng nàng út khăng khăng không chịu vâng lệnh cha, bởi lẽ nàng cảm thấy cuộc sống nơi trần thế này thú vị hơn nhiều so với ở thiên cung, nơi mà nàng đã chán ngấy những chuỗi ngày lê thê ngồi bên khung cửi. Ở trần thế nàng được nghe không biết chán tai tiếng sông nước chảy rì rào, tiếng hoạ mi lảnh lót và được thưởng ngoạn những mùa hoa Anh Ðào rực rỡ. Thần Mặt Trời đành phải gửi của hồi môn cho nàng út, và nàng đã làm lễ thành hôn với chàng trai trần thế.
- Ta không ưa chàng trai Thần Ðất, song ta không thể cấm đoán tình yêu của con được. Nhưng không nên vì ái tình mà con xem thường quê hương, tổ quốc. Sẽ xảy ra chuyện gì, nếu con thấy buồn nhớ nhà? – Thần Mặt Trời hỏi và khép màn mây lại có ý báo rằng, cuộc trò chuyện với con gái đã chấm dứt.
- Con sẽ không cầu xin trở về đâu! – nàng út kêu lên một cách kiêu ngạo.
Hôn lễ vừa xong, mẹ Thần Ðất đã bắt con dâu phải lao động. Nàng phải ra vườn coi sóc đàn ong, còn công việc khác xem chừng đôi tay trắng ngần của nàng không cáng đáng nổi. Bây giờ hàng ngày nàng út phải đứng chôn chân giữa vườn trông coi đàn ong để chúng khỏi lạc vào tổ khác. Ngày tháng cứ trôi qua bình lặng, tẻ ngắt như tiếng ong rù rì. Còn đâu nữa những buổi dong chơi trên lưng ngựa bạc, những đêm nhảy múa cùng các chàng trai của Hằng Nga, những chuyến du ngoạn bằng thuyền trên biển lớn cùng các chị?
Những con ngựa bị xua đuổi ra cánh đồng nặng nề lê từng bước còn chàng trai Thần Ðất bị công việc đồng áng hút hết sức lực nên chẳng còn thời gian nói với nàng những lời lẽ âu yếm nữa. Một hôm nàng út đòi:
- Chàng hãy mang hoa Anh Ðào về cho em!
- Hoa Anh Ðào chỉ nở có mùa thôi – chàng trai giận dữ đáp.
- Hãy mang tiếng hót hoạ mi về cho em nghe!
- Hoạ mi đâu phải lúc nào cũng cất tiếng hót.
- Ðã lâu rồi chàng chưa hôn em. Chả lẽ tình yêu của chàng không còn vĩnh hằng nữa sao?
- Tình yêu không là vĩnh hằng.
- Vậy thì cái gì là vĩnh hằng, thưa chàng?
- Lao động là vĩnh hằng – chàng trai đáp và cầm cái liềm đi ra đồng.
Con gái của Thần Mặt Trời lại phải ở nhà một mình. Nàng buồn nhớ nơi chôn rau, cắt rốn đến nỗi mất cả lòng kiêu ngạo bấy lâu nay, nàng quay về phía Mặt Trời da diết cầu xin :
- Hỡi Thần Mặt Trời kính yêu của con, xin người hãy chấp thuận lời giãi bày của con đây. Hiện giờ con rất nhớ quê nhà. Con thường nằm mơ thấy những con đường của tuổi ấu thơ, thường nghe các chị dệt trên khung cửi rào rào. Người hãy thương con và cho con được trở về thiên cung!
Thần Mặt Trời chỉ im lặng.
Nàng út vẫn không ngừng van xin :
- Hỡi người cha đáng kính, chẳng nhẽ Người không cảm thấy đứa con gái của Người đang bất hạnh trên đất khách, quê người ? Người hãy gọi con về, nếu Người không muốn thừa nhận con là con gái nữa thì con xin làm kẻ hầu hạ Người.
- Con gái ta ở hạ giới quá lâu rồi, đến nỗi đôi chân con đã bén rễ, khó mà bứt ra được. Giờ đây, Cha không thể giúp con được nữa.
Thần Mặt Trời vừa dứt lời, Người dùng ngay chiếc khăn mây trắng che kín hai mắt. Những giọt nước mắt của Người như những giọt thủy tinh trong suốt cứ rơi lã chã xuống đôi tay của con gái.
Nàng út toan nhấc đôi tay lên, song mặt đất này đã giữ chặt lấy nàng. Và nàng đã phải ở lại trần thế trong tình trạng như vậy, để rồi sau đó biến thành một bông hoa, luôn luôn hướng về phía mặt trời, về phía quê cha, đất tổ. Chính vì thế loài hoa này có tên gọi: Hoa Hướng Dương.
Thiếp tâm như hoa thường hướng dương
Chỉ phạ quân tâm như lưu quang
Lưu quang nhất khứ bất phục chiếu
Hoa vị lưu quang hoàng hựu hoàng
Hoa hoàng cánh hướng thuỳ biên tiếu
Lưu quang bất khẳng nhất hồi chiếu
Hoàng hoa khước vi lưu quang lão
Hoàng hoa lão hề lạc mãn tường
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương
Hoa vàng hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần
10- TRUYỀN THUYẾT HOA HUỆ DẠ
HƯƠNG
Có lẽ trên đời này không có đủ sức mạnh nào có thể chia rẽ được quan hệ giữa thần Apôlông và chàng Ghiaxít, con trai của vua Xpáctát. Apôlông yêu quí Ghiaxít chẳng khác nào đứa em ruột của mình, và mọi người cho rằng họ sẽ không bao giờ xa được nhau. Con trai Thần Dớt vốn là người rất hâm mộ cái đẹp, sáng nào chàng cũng lên đỉnh núi để chào Mặt Trời vừa thức dậy sau một chuyến đi dài ngày vòng quanh trái đất. Trong những chuyến đi ấy của Apôlông, Ghiaxít bao giờ cũng tháp tùng theo.
Sau khi tiễn Mặt Trời đi xa, các chàng trai thường ghé lại thăm đàn gia súc đang được chăn thả trên các cánh đồng cỏ đẫm sương, khiến người chủ của bầy rất vui sướng vì được thần Apôlông ban phước lành. Những cánh đồng lúa chín vàng mà Apôlông lướt mặt qua, họ cũng đều tìm đến và được ban tặng một mùa lúa bội thu.
Khoảng giữa trưa, Apôlông và Ghiaxít cùng nghỉ lại trong một khu rừng sồi, nghe tiếng đàn áp của Ela. Khi hoàng hôn buông xuống, Apôlông lại cho mời các thi sỹ đến đọc thơ ca ngợi cái đẹp, tình bạn và tình yêu.
- Hỡi thiên thần của tôi, tôi xin đa tạ Người về việc tôi được làm kẻ hạnh phúc nhất trần gian – ngày nào Ghiaxít cũng nói với Apôlông như thế, và trong lời nói của chàng không hề gợn chút xu nịnh hay giả dối.
Một hôm, cả thần lẫn người đều dừng lại rất lâu bên bờ một con sông. Họ tắm mát, bắt châu chấu trong các bụi cói và thi ném thia lia. Tình bạn của họ thật tuyệt vời. Có lẽ do họ gây chuyện quá ồn ào nên nữ thần Nhim Pha phải dội nước chui lên, la hét:
- Ê, mấy chàng nghịch ngợm kia, chẳng lẽ không bớt la hét một chút được sao? Cha tôi đang nghỉ trưa đó.
Apôlông quay lại bờ sông, vứt luôn cái thia lia định ném đi. Chàng ngỡ ngàng trước một người đẹp mà chàng chưa từng thấy trong số các cô gái của họ nhà thần: gương mặt bụ, trắng như sữa, mái tóc xanh hệt màu cây cỏ, còn bộ ngực thì tròn đầy như hai trái táo đang độ chín. Vì quá sửng sốt, chàng nhào luôn xuống nước.
- Hỡi người đẹp, nàng là ai vậy? Và cha nàng là ai? – Apôlông hỏi.
- Cha tôi là Thần Sông, còn tôi là Đápna, con gái của người, – nữ thuỷ thần đáp.
Chẳng riêng gì Apôlông, các Thần khác nếu gặp Đápna cũng sẽ phải lòng nàng ngay từ giây phút đầu. Apôlông có cảm giác không khí quanh chàng nóng như thiêu như đốt, và chỉ có nước sông kia mới làm dịu mát được cơ thể chàng. Bị nữ thuỷ thần từ chối không cho được lại gần, Apôlông đâm chán ghét những chuyến leo núi buổi sáng, biếng nhác thơ ca, thậm chí sao nhãng cả tình bạn với Ghiaxít; chàng chỉ muốn được chia xẻ số phận với Đápna và được ở lại bên nàng, dầu có phải làm tôi tớ dưới thuỷ cung.
- Đápna ơi, nàng là cô gái tuyệt vời nhất trong số các cô gái tuyệt vời. Ta là Apôlông, thần ánh sáng đây. Hãy đi với ta và chia xẻ tình yêu cùng vương quốc với ta! – Apôlông khẩn khoản xin nữ thủy thần.
Đápna lắc lắc cái đầu đang đội vương miện nước óng ánh.
- Nàng chính là ái nữ kỳ diệu của đời ta, ngay đến Êlêna kiều diễm cũng không dám sánh cùng nàng! Apôlông chìa cả hai tay về phía Đápna và thốt lên.
- Chàng lúc nào cũng nóng nảy như mặt trời của chàng vậy – Nữ thủy thần ngụp luôn xuống nước, chỉ để hở gương mặt trắng trẻo như bông súng trắng trôi nổi trên dòng chảy.
- Đápna ơi, nếu em không lấy ta, ta sẽ liều mình theo em – Với một nỗi say mê cuồng nhiệt, Apôlông toan gieo mình xuống dòng sông.
Khoan đã, đừng làm nước nổi sóng lên, cha đang ngủ đó. Nếu đánh thức người dậy trước giờ hạn định, Người sẽ nổi giận, làm cho sóng nước cuộn lên và tất cả thuyền bè sẽ bị lật nhào hết, – Đápna ngăn Apôlông và tìm cách làm nguội lạnh ngọn lửa đang hừng hực nơi chàng.
Nàng nhặt cái thia lia ở dưới đáy sông lên đưa cho Apôlông và nói:
- Hãy để các thần phán quyết số phận của chúng ta. Em sẽ yêu một người nào đó trong số các bạn của chàng ném ba lần thia lìa xa nhất.
Ghiaxít thật đáng thương! Chàng hết lòng mong muốn cho bạn mình giành được chiến
thắng, song, vì hồi hộp, Apôlông bị run tay, đã hai lần ném đều không thành,
còn Ghiaxít, mặc dù rất ủng hộ bạn, nhưng cả hai lần chàng đều ném xa hơn
Apôlông. Lần thứ ba, Ghiaxít buộc phải ném trúng đích. Apôlông lồng lộn, chàng
vung cái thia lia lên nhằm trúng đầu bạn mà ném. Ghiaxít ngã xuống và thiếp đi
một giấc ngàn thu. Đápna vô cùng xúc động. Thế là chàng trai tốt bụng đã phải
chết vì tội lỗi của nàng!
Tới nửa đêm, khi mặt trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng trên khoảng rừng tùng bác thì Đápna và các bạn gái của nàng cùng nhô lên khỏi dòng sông. Họ lấy ánh sáng trăng thắp lên những ngọn nến có ánh lửa trắng, đỏ, xanh, hồng và vàng, rồi cắm xuống mảnh đất đã thấm máu Ghiaxít.
Đột nhiên, từ cánh rừng thông gần đó hiện ra một hình người bằng lửa phát ra sức nóng có sức thiêu đốt từ xa.
- Hãy chạy đi, hỡi các nữ thần, Apôlông đến đó – Đápna hét to và bỏ chạy.
Con gái của Thần Sông đã bị các thần trừng phạt. Họ biến nàng thành kẻ mất trí và chỉ cho nàng lối đi bấp bênh không phải ra ngoài sông mà là ra ngoài đồng không mông quạnh, để một ngọn gió nóng thiêu đốt đôi chân nàng và một luồng hơi thở khủng khiếp phả vào cổ nàng.
Đápna tuyệt vọng van xin nữ thần số mệnh cho nàng được biến thành cây nguyệt quế. Mong ước của nàng đã thành hiện thực, và trước mắt Apôlông, một cây hoa Nguyệt Quế đã xoè tán lá.
Các thần cũng như những tên bạo chúa, không bao giờ chịu thừa nhận tội lỗi của mình, ngay cả khi họ là những kẻ sát nhân. Không chiếm được trái tim Đápna, Apôlông càng ghen hơn với nàng vì Ghiaxít. Chàng đến chỗ mà người bạn của chàng đã ngã xuống, phảy tay dập tắt các ngọn nến.
Không hiểu vì sao Apôlông sau đó không thấy bén mảng đến chỗ ấy nữa, vì vậy những ngọn nến kia đã xoè nở hệt như những bông hoa, toả ra thứ hương hơi khó ngửi dường như là hơi thở của chính chàng trai trước lúc chết về hạnh phúc không thành đạt. Đó chính là loài hoa Ghiaxin - hoa Huệ Dạ Hương.
Có lẽ trên đời này không có đủ sức mạnh nào có thể chia rẽ được quan hệ giữa thần Apôlông và chàng Ghiaxít, con trai của vua Xpáctát. Apôlông yêu quí Ghiaxít chẳng khác nào đứa em ruột của mình, và mọi người cho rằng họ sẽ không bao giờ xa được nhau. Con trai Thần Dớt vốn là người rất hâm mộ cái đẹp, sáng nào chàng cũng lên đỉnh núi để chào Mặt Trời vừa thức dậy sau một chuyến đi dài ngày vòng quanh trái đất. Trong những chuyến đi ấy của Apôlông, Ghiaxít bao giờ cũng tháp tùng theo.
Sau khi tiễn Mặt Trời đi xa, các chàng trai thường ghé lại thăm đàn gia súc đang được chăn thả trên các cánh đồng cỏ đẫm sương, khiến người chủ của bầy rất vui sướng vì được thần Apôlông ban phước lành. Những cánh đồng lúa chín vàng mà Apôlông lướt mặt qua, họ cũng đều tìm đến và được ban tặng một mùa lúa bội thu.
Khoảng giữa trưa, Apôlông và Ghiaxít cùng nghỉ lại trong một khu rừng sồi, nghe tiếng đàn áp của Ela. Khi hoàng hôn buông xuống, Apôlông lại cho mời các thi sỹ đến đọc thơ ca ngợi cái đẹp, tình bạn và tình yêu.
- Hỡi thiên thần của tôi, tôi xin đa tạ Người về việc tôi được làm kẻ hạnh phúc nhất trần gian – ngày nào Ghiaxít cũng nói với Apôlông như thế, và trong lời nói của chàng không hề gợn chút xu nịnh hay giả dối.
Một hôm, cả thần lẫn người đều dừng lại rất lâu bên bờ một con sông. Họ tắm mát, bắt châu chấu trong các bụi cói và thi ném thia lia. Tình bạn của họ thật tuyệt vời. Có lẽ do họ gây chuyện quá ồn ào nên nữ thần Nhim Pha phải dội nước chui lên, la hét:
- Ê, mấy chàng nghịch ngợm kia, chẳng lẽ không bớt la hét một chút được sao? Cha tôi đang nghỉ trưa đó.
Apôlông quay lại bờ sông, vứt luôn cái thia lia định ném đi. Chàng ngỡ ngàng trước một người đẹp mà chàng chưa từng thấy trong số các cô gái của họ nhà thần: gương mặt bụ, trắng như sữa, mái tóc xanh hệt màu cây cỏ, còn bộ ngực thì tròn đầy như hai trái táo đang độ chín. Vì quá sửng sốt, chàng nhào luôn xuống nước.
- Hỡi người đẹp, nàng là ai vậy? Và cha nàng là ai? – Apôlông hỏi.
- Cha tôi là Thần Sông, còn tôi là Đápna, con gái của người, – nữ thuỷ thần đáp.
Chẳng riêng gì Apôlông, các Thần khác nếu gặp Đápna cũng sẽ phải lòng nàng ngay từ giây phút đầu. Apôlông có cảm giác không khí quanh chàng nóng như thiêu như đốt, và chỉ có nước sông kia mới làm dịu mát được cơ thể chàng. Bị nữ thuỷ thần từ chối không cho được lại gần, Apôlông đâm chán ghét những chuyến leo núi buổi sáng, biếng nhác thơ ca, thậm chí sao nhãng cả tình bạn với Ghiaxít; chàng chỉ muốn được chia xẻ số phận với Đápna và được ở lại bên nàng, dầu có phải làm tôi tớ dưới thuỷ cung.
- Đápna ơi, nàng là cô gái tuyệt vời nhất trong số các cô gái tuyệt vời. Ta là Apôlông, thần ánh sáng đây. Hãy đi với ta và chia xẻ tình yêu cùng vương quốc với ta! – Apôlông khẩn khoản xin nữ thủy thần.
Đápna lắc lắc cái đầu đang đội vương miện nước óng ánh.
- Nàng chính là ái nữ kỳ diệu của đời ta, ngay đến Êlêna kiều diễm cũng không dám sánh cùng nàng! Apôlông chìa cả hai tay về phía Đápna và thốt lên.
- Chàng lúc nào cũng nóng nảy như mặt trời của chàng vậy – Nữ thủy thần ngụp luôn xuống nước, chỉ để hở gương mặt trắng trẻo như bông súng trắng trôi nổi trên dòng chảy.
- Đápna ơi, nếu em không lấy ta, ta sẽ liều mình theo em – Với một nỗi say mê cuồng nhiệt, Apôlông toan gieo mình xuống dòng sông.
Khoan đã, đừng làm nước nổi sóng lên, cha đang ngủ đó. Nếu đánh thức người dậy trước giờ hạn định, Người sẽ nổi giận, làm cho sóng nước cuộn lên và tất cả thuyền bè sẽ bị lật nhào hết, – Đápna ngăn Apôlông và tìm cách làm nguội lạnh ngọn lửa đang hừng hực nơi chàng.
Nàng nhặt cái thia lia ở dưới đáy sông lên đưa cho Apôlông và nói:
- Hãy để các thần phán quyết số phận của chúng ta. Em sẽ yêu một người nào đó trong số các bạn của chàng ném ba lần thia lìa xa nhất.
Tới nửa đêm, khi mặt trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng trên khoảng rừng tùng bác thì Đápna và các bạn gái của nàng cùng nhô lên khỏi dòng sông. Họ lấy ánh sáng trăng thắp lên những ngọn nến có ánh lửa trắng, đỏ, xanh, hồng và vàng, rồi cắm xuống mảnh đất đã thấm máu Ghiaxít.
Đột nhiên, từ cánh rừng thông gần đó hiện ra một hình người bằng lửa phát ra sức nóng có sức thiêu đốt từ xa.
- Hãy chạy đi, hỡi các nữ thần, Apôlông đến đó – Đápna hét to và bỏ chạy.
Con gái của Thần Sông đã bị các thần trừng phạt. Họ biến nàng thành kẻ mất trí và chỉ cho nàng lối đi bấp bênh không phải ra ngoài sông mà là ra ngoài đồng không mông quạnh, để một ngọn gió nóng thiêu đốt đôi chân nàng và một luồng hơi thở khủng khiếp phả vào cổ nàng.
Đápna tuyệt vọng van xin nữ thần số mệnh cho nàng được biến thành cây nguyệt quế. Mong ước của nàng đã thành hiện thực, và trước mắt Apôlông, một cây hoa Nguyệt Quế đã xoè tán lá.
Các thần cũng như những tên bạo chúa, không bao giờ chịu thừa nhận tội lỗi của mình, ngay cả khi họ là những kẻ sát nhân. Không chiếm được trái tim Đápna, Apôlông càng ghen hơn với nàng vì Ghiaxít. Chàng đến chỗ mà người bạn của chàng đã ngã xuống, phảy tay dập tắt các ngọn nến.
Không hiểu vì sao Apôlông sau đó không thấy bén mảng đến chỗ ấy nữa, vì vậy những ngọn nến kia đã xoè nở hệt như những bông hoa, toả ra thứ hương hơi khó ngửi dường như là hơi thở của chính chàng trai trước lúc chết về hạnh phúc không thành đạt. Đó chính là loài hoa Ghiaxin - hoa Huệ Dạ Hương.
TRUYỀN THUYẾT HOA HỒNG
Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.
Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu. Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên năn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.
Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.
Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.
Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.
Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.
Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.
Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:
“Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !…”
Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:
“Thưa phụ hoàng, con đây !”.
Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại. Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.
Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:
“Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau”.
Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói: “Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi”.
Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:
“Lành thay! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy”.
Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:
“Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có
nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của
riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương
lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó…”
Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.
Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương
Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.
Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu. Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên năn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.
Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.
Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.
Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.
Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.
Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.
Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:
“Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !…”
Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:
“Thưa phụ hoàng, con đây !”.
Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại. Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.
Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:
“Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau”.
Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói: “Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi”.
Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:
“Lành thay! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy”.
Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:
Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.
Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương
TRUYỀN THUYẾT HOA BẰNG LĂNG
Ngày xưa Ngọc Hoàng có mười hai nàng công chúc. Mỗi người một vẻ , không ai thua ai. Ngọc Hoàng rất thương mười hai nàng công chúa của mình. Một hôm Ngọc Hoàng bảo ta sẽ cho các con làm chúa của các loại hoa dưới nhân gian. Cô công chúa đầu thì đòi làm chúa của loài Hoa Hồng, Cô kế làm chúa loài hoa Mẫu Đơn, rồi Hoa Lan, Huệ, v.v…. Chỉ riêng cô công chúa Út 0 biết mình phải làm chúa hoa gì nữa. Cô lặng lẻ âm thầm đứng yên mãi đến khi Ngọc Hoàng lên tiếng.
- Hỡi nàng công chúa Út của ta, con muốn làm chúa loài hoa nào? Ta sẽ cho con toại nguyện.
Công Chúa Út suy nghĩ mãi vẫn chưa ra thì cô ta nhìn tà áo tím thướt ta của mình. Từ nhỏ cô đã thích màu tím. Vì thế cô xin với Ngọc Hoàng.
- Dạ tâu phụ hoàng, con rất thích màu tím ngây thơ. Xin Phụ Hoàng cho con làm chúa loài hoa mang màu tím.
banglang
Ngọc Hoàng suy nghĩ mãi mới quyết định cho nàng công chúa Út làm chúa hoa Bằng Lăng Tím.
Cùng lúc đó ở dương gian có chàng thư sinh nghèo, thấy loài hoa tím bằng Lăng vừa xinh lại dịu dàng. Chàng liền lấy về nhà trồng rồi mỗi ngày chàng điều ngắm loài hoa tím. Mỗi năm đến mùa hoa nở chàng thư sinh chết mê mệt với sắc màu tím và dần dần chàng lại đem lòng yêu thương hoa Bằng Lăng Tím. Cũng cùng lúc nàng công chúa Út của chúng ta cũng đem lòng suy mê văn tài của chàng thư sinh. Công chúa xin Ngọc Hoàng được xuống dương gian làm vợ chàng thư sinh. Ngọc Hoàng cương quyết 0 cho. Cô Công Chúa Út từ đó suy tư và không biết bao nhiêu chàng công tử trên trời đến cầu hôn nàng điều khướt từ. Và từ đó loài hoa Bằng Lăng càng ngày càng phai nhạt màu tím đi. Chàng thư sinh vẫn một lòng suy tình hoa Bằng Lăng Tím.
Thế nên từ đó loài người cho Hoa Bằng Lăng là loài hoa chung thủy, sự ngây thơ của màu tím đã tượng trưng cho tình đầu của thuở học trọ
Ngày xưa Ngọc Hoàng có mười hai nàng công chúc. Mỗi người một vẻ , không ai thua ai. Ngọc Hoàng rất thương mười hai nàng công chúa của mình. Một hôm Ngọc Hoàng bảo ta sẽ cho các con làm chúa của các loại hoa dưới nhân gian. Cô công chúa đầu thì đòi làm chúa của loài Hoa Hồng, Cô kế làm chúa loài hoa Mẫu Đơn, rồi Hoa Lan, Huệ, v.v…. Chỉ riêng cô công chúa Út 0 biết mình phải làm chúa hoa gì nữa. Cô lặng lẻ âm thầm đứng yên mãi đến khi Ngọc Hoàng lên tiếng.
- Hỡi nàng công chúa Út của ta, con muốn làm chúa loài hoa nào? Ta sẽ cho con toại nguyện.
Công Chúa Út suy nghĩ mãi vẫn chưa ra thì cô ta nhìn tà áo tím thướt ta của mình. Từ nhỏ cô đã thích màu tím. Vì thế cô xin với Ngọc Hoàng.
- Dạ tâu phụ hoàng, con rất thích màu tím ngây thơ. Xin Phụ Hoàng cho con làm chúa loài hoa mang màu tím.
banglang
Ngọc Hoàng suy nghĩ mãi mới quyết định cho nàng công chúa Út làm chúa hoa Bằng Lăng Tím.
Cùng lúc đó ở dương gian có chàng thư sinh nghèo, thấy loài hoa tím bằng Lăng vừa xinh lại dịu dàng. Chàng liền lấy về nhà trồng rồi mỗi ngày chàng điều ngắm loài hoa tím. Mỗi năm đến mùa hoa nở chàng thư sinh chết mê mệt với sắc màu tím và dần dần chàng lại đem lòng yêu thương hoa Bằng Lăng Tím. Cũng cùng lúc nàng công chúa Út của chúng ta cũng đem lòng suy mê văn tài của chàng thư sinh. Công chúa xin Ngọc Hoàng được xuống dương gian làm vợ chàng thư sinh. Ngọc Hoàng cương quyết 0 cho. Cô Công Chúa Út từ đó suy tư và không biết bao nhiêu chàng công tử trên trời đến cầu hôn nàng điều khướt từ. Và từ đó loài hoa Bằng Lăng càng ngày càng phai nhạt màu tím đi. Chàng thư sinh vẫn một lòng suy tình hoa Bằng Lăng Tím.
Thế nên từ đó loài người cho Hoa Bằng Lăng là loài hoa chung thủy, sự ngây thơ của màu tím đã tượng trưng cho tình đầu của thuở học trọ
TRUYỀN THUYẾT HOA TULIP
Hoa Tulip (Uất Kim Hương)
Có một chàng trai, trong một buổi liên hoan cuối năm ở trường đã quen một cô gái. Người con gái đó có nụ cười giống như hoa hàm tiếu hé nở trong nắng sớm, cuốn hút đến lạ kì, lại là một người con gái rất thông minh nhạy cảm. Từ giây phút đó, chàng trai đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng con tim. Nhưng anh vẫn giấu kín trong lòng không thổ lộ cùng cô. Bởi vì lúc đó anh đang trải qua giai đoạn học hành vất vả căng thẳng dưới sự quản lý nghiêm khắc của cha mẹ. Vì thế đối với chuyện tình cảm anh không thể tự mình quyết định, chỉ tự nhủ với lòng mình rằng: “Phải cố gắng chờ đợi, khi nào mọi việc hoàn tất, sẽ thổ lộ với cô.
Một năm sau, vào một buổi tối trăng sáng, cuối cùng anh đã lấy hết dũng khí hẹn cô gái ra ngoài, nói với cô tình cảm của mình chôn dấu bấy lâu nay. Nào ngờ, cô không dám nhìn anh, chỉ nói một cách ấp úng: “Em … em nghĩ em không thể nhận lờii với anh …, một tuần trước… em đã … đã chấp nhận tình yêu của một… người con trai khác. Em thật không biết anh… lại có thể yêu em…Nói xong, cô vội vã quay mình bước nhanh vào phòng, tránh để anh không nhìn thấy những giọt nước mắt đã ướt nhòa trong mắt cô.
Sau này, học sinh trong trường đều nhìn thấy anh sánh đôi với một “hoa khôi của trường. Mọi người nghĩ rằng anh đã si mê vẻ đẹp của mĩ nhân nhưng chẳng ai có thể hiểu được, bởi vì “hoa khôi ấy có nụ cười giống như hoa hàm tiếu, có nụ cười của cô gái anh yêu. Không ai có thể hiểu được nỗi khổ tâm của anh, chỉ có anh biết trái tim mình đang nghĩ gì. Và rồi cũng chẳng được bao lâu, anh lại chia tay với cô gái ấy.
Cuộc sống ở trường đại học qua đi thật nhanh.
Sau khi tốt nghiệp, cô gái khoác áo hoa theo người khác về nhà chồng, còn anh vẫn chưa từng yêu một ai. Bởi vì anh hiểu một điều rằng, chỉ có cô ấy mới là tình yêu đích thực của đời anh.
Qua sự giúp đỡ của bạn bè, anh biết được ngày sinh nhật và địa chỉ nơi cô ở. Mỗi khi đến ngày sinh nhật của cô, anh đều gửi tặng cô một bó hoa có chín bông Uất Kim Hương rất đẹp. Bản thân anh không biết cô thích hoa gì, nhưng đó là loài hoa anh thích nhất. Anh cũng biết là cô là người đã có chồng nên không bao gì để lại tên hay số điện thoại liên hệ trong bưu thiếp, anh không muốn tình cảm của mình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy.
Lại vài năm nữa thấm thoát trôi nhanh, anh vẫn một mình đơn chiếc, và vẫn nhớ tặng hoa cho cô mỗi dịp sinh nhật. Một lần, trước sinh nhật của cô hai ngày, anh tham gia một buổi liên hoan họp cựu sinh viên của trường, và được biết rằng, trong mấy năm gần đây cô đã trải qua hai lần li hôn, và đến bây giờ vẫn còn độc thân. Ngực anh bất chợt nói đau, trái tim anh đập rộn rã như lần đầu nhìn thấy cô, anh vừa vui mừng vừa lo sợ, anh thương cảm cho cô nhưng cũng hồi hộp cho chính bản thân mình…
Cuối cùng đã đến ngày sinh nhật của cô! Chàng trai cảm thấy vui mừng khôn xiết. Anh muốn lần này sẽ tự tay mình sẽ tặng hoa cho cô, rồi anh sẽ thổ lộ tình cảm của mình với cô. Và vì thế, anh đã đi lùng sục hết các hàng hoa trong thành phố, cuối cùng mới tìm ra những bông hoa Uất Kim Hương đẹp nhất.
Và khi cô bán hàng bó những bông hoa một cách cẩn thận, chàng trai viết lên trên tấm bưu thiếp những điều anh đã ấp ủ bao lâu nay: “Em có biết anh vẫn còn rất yêu em không? Em nhận lời làm vợ anh nhé! Khuôn mặt đẹp của chàng trai bỗng chốc bừng sáng, trên môi anh luôn thấp thoáng một nụ cười hạnh phúc, trái tim anh ngập tràn hi vọng. Anh sải từng bước dài tiến đến nhà cô gái.
Và trong giây phút đó, một chiếc xe chở hàng đã bất ngờ lao thẳng vào anh …
Khi cô gái nhận được bó hoa Uất Kim Hương đó cũng là lúc nhận được tin báo tử của chàng trai.
Cô đã hiểu ra tất cả, cô nhốt mình trong phòng khóc ròng một đêm. Cô nhớ lại buổi tối nhiều năm trước khi mà chàng trai đến và đã thổ lộ tình cảm với cô. Mà cô cũng không thể biết rằng, trong suốt mười mấy năm đó, người con trai vẫn chỉ si mê yêu và chờ đợi cô! Nghĩ đến điều này, cô càng khóc nức nở hơn, những giọt nước mắt thấm ướt trên những cánh hoa Uất Kim Hương vẫn đang khoe sắc, đẹp đến lạ lùng. Cô biết rằng, cô đã thực sự mất đi một tình yêu chân chính, tình yêu mà không bao giờ cô có thể tìm lại được nữa.
Và người con trai đang yên giấc ngủ ngàn thu kia chắc cũng không thể biết rằng, loài hoa cô gái thích nhất, cũng chính là hoa Uất Kim Hương … ( Hoa tulip)
Hoa Tulip (Uất Kim Hương)
Có một chàng trai, trong một buổi liên hoan cuối năm ở trường đã quen một cô gái. Người con gái đó có nụ cười giống như hoa hàm tiếu hé nở trong nắng sớm, cuốn hút đến lạ kì, lại là một người con gái rất thông minh nhạy cảm. Từ giây phút đó, chàng trai đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng con tim. Nhưng anh vẫn giấu kín trong lòng không thổ lộ cùng cô. Bởi vì lúc đó anh đang trải qua giai đoạn học hành vất vả căng thẳng dưới sự quản lý nghiêm khắc của cha mẹ. Vì thế đối với chuyện tình cảm anh không thể tự mình quyết định, chỉ tự nhủ với lòng mình rằng: “Phải cố gắng chờ đợi, khi nào mọi việc hoàn tất, sẽ thổ lộ với cô.
Một năm sau, vào một buổi tối trăng sáng, cuối cùng anh đã lấy hết dũng khí hẹn cô gái ra ngoài, nói với cô tình cảm của mình chôn dấu bấy lâu nay. Nào ngờ, cô không dám nhìn anh, chỉ nói một cách ấp úng: “Em … em nghĩ em không thể nhận lờii với anh …, một tuần trước… em đã … đã chấp nhận tình yêu của một… người con trai khác. Em thật không biết anh… lại có thể yêu em…Nói xong, cô vội vã quay mình bước nhanh vào phòng, tránh để anh không nhìn thấy những giọt nước mắt đã ướt nhòa trong mắt cô.
Sau này, học sinh trong trường đều nhìn thấy anh sánh đôi với một “hoa khôi của trường. Mọi người nghĩ rằng anh đã si mê vẻ đẹp của mĩ nhân nhưng chẳng ai có thể hiểu được, bởi vì “hoa khôi ấy có nụ cười giống như hoa hàm tiếu, có nụ cười của cô gái anh yêu. Không ai có thể hiểu được nỗi khổ tâm của anh, chỉ có anh biết trái tim mình đang nghĩ gì. Và rồi cũng chẳng được bao lâu, anh lại chia tay với cô gái ấy.
Cuộc sống ở trường đại học qua đi thật nhanh.
Sau khi tốt nghiệp, cô gái khoác áo hoa theo người khác về nhà chồng, còn anh vẫn chưa từng yêu một ai. Bởi vì anh hiểu một điều rằng, chỉ có cô ấy mới là tình yêu đích thực của đời anh.
Qua sự giúp đỡ của bạn bè, anh biết được ngày sinh nhật và địa chỉ nơi cô ở. Mỗi khi đến ngày sinh nhật của cô, anh đều gửi tặng cô một bó hoa có chín bông Uất Kim Hương rất đẹp. Bản thân anh không biết cô thích hoa gì, nhưng đó là loài hoa anh thích nhất. Anh cũng biết là cô là người đã có chồng nên không bao gì để lại tên hay số điện thoại liên hệ trong bưu thiếp, anh không muốn tình cảm của mình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy.
Lại vài năm nữa thấm thoát trôi nhanh, anh vẫn một mình đơn chiếc, và vẫn nhớ tặng hoa cho cô mỗi dịp sinh nhật. Một lần, trước sinh nhật của cô hai ngày, anh tham gia một buổi liên hoan họp cựu sinh viên của trường, và được biết rằng, trong mấy năm gần đây cô đã trải qua hai lần li hôn, và đến bây giờ vẫn còn độc thân. Ngực anh bất chợt nói đau, trái tim anh đập rộn rã như lần đầu nhìn thấy cô, anh vừa vui mừng vừa lo sợ, anh thương cảm cho cô nhưng cũng hồi hộp cho chính bản thân mình…
Cuối cùng đã đến ngày sinh nhật của cô! Chàng trai cảm thấy vui mừng khôn xiết. Anh muốn lần này sẽ tự tay mình sẽ tặng hoa cho cô, rồi anh sẽ thổ lộ tình cảm của mình với cô. Và vì thế, anh đã đi lùng sục hết các hàng hoa trong thành phố, cuối cùng mới tìm ra những bông hoa Uất Kim Hương đẹp nhất.
Và khi cô bán hàng bó những bông hoa một cách cẩn thận, chàng trai viết lên trên tấm bưu thiếp những điều anh đã ấp ủ bao lâu nay: “Em có biết anh vẫn còn rất yêu em không? Em nhận lời làm vợ anh nhé! Khuôn mặt đẹp của chàng trai bỗng chốc bừng sáng, trên môi anh luôn thấp thoáng một nụ cười hạnh phúc, trái tim anh ngập tràn hi vọng. Anh sải từng bước dài tiến đến nhà cô gái.
Và trong giây phút đó, một chiếc xe chở hàng đã bất ngờ lao thẳng vào anh …
Khi cô gái nhận được bó hoa Uất Kim Hương đó cũng là lúc nhận được tin báo tử của chàng trai.
Cô đã hiểu ra tất cả, cô nhốt mình trong phòng khóc ròng một đêm. Cô nhớ lại buổi tối nhiều năm trước khi mà chàng trai đến và đã thổ lộ tình cảm với cô. Mà cô cũng không thể biết rằng, trong suốt mười mấy năm đó, người con trai vẫn chỉ si mê yêu và chờ đợi cô! Nghĩ đến điều này, cô càng khóc nức nở hơn, những giọt nước mắt thấm ướt trên những cánh hoa Uất Kim Hương vẫn đang khoe sắc, đẹp đến lạ lùng. Cô biết rằng, cô đã thực sự mất đi một tình yêu chân chính, tình yêu mà không bao giờ cô có thể tìm lại được nữa.
Và người con trai đang yên giấc ngủ ngàn thu kia chắc cũng không thể biết rằng, loài hoa cô gái thích nhất, cũng chính là hoa Uất Kim Hương … ( Hoa tulip)
TRUYỀN THUYẾT HOA PHONG LAN
Hoa phong lan - biểu tượng vẻ đẹp và sự quý phái
Hoa lan, hay phong lan, cây hoa lan, cây bông lan, cây lan... (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại vùng cao nguyên của dãy Himalaya; hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao (epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte).
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m. Tuy đa số các loại hoa lan tìm thấy trên thị trường thường không có hương thơm, có rất nhiều loại hoa lan có mùi. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mexico; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.
Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn.
Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.
Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.
Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.
Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.
Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.
Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.
Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.
Dincadơvin đau đớn thốt lên:
- Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! – Rồi nàng quay lại hỏi ông thày cúng – Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?
- Cô cô cô! – Tiếng thày cúng thốt lên, có nghĩa là “Cứ sẵn sàng đi!”
Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: “Khô!”
Điều đó có nghĩa là: “Chúng tôi đã sẵn sàng!”
- Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.
Taxan útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.
Mét vét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.
Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn – những người con ưu tú – những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thày cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:
- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.
Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.
Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan.
Hoa phong lan - biểu tượng vẻ đẹp và sự quý phái
Hoa lan, hay phong lan, cây hoa lan, cây bông lan, cây lan... (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại vùng cao nguyên của dãy Himalaya; hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao (epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte).
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m. Tuy đa số các loại hoa lan tìm thấy trên thị trường thường không có hương thơm, có rất nhiều loại hoa lan có mùi. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ Mexico; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.
Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn.
Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.
Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.
Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.
Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.
Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.
Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.
Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.
Dincadơvin đau đớn thốt lên:
- Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! – Rồi nàng quay lại hỏi ông thày cúng – Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?
- Cô cô cô! – Tiếng thày cúng thốt lên, có nghĩa là “Cứ sẵn sàng đi!”
Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: “Khô!”
Điều đó có nghĩa là: “Chúng tôi đã sẵn sàng!”
- Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.
Taxan útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.
Mét vét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.
Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn – những người con ưu tú – những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thày cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:
- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.
Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.
Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét