Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Văn học Việt Nam và sự thể hiện con người

Văn học Việt Nam và sự thể hiện con người
Do đặc điểm lịch sử xã hội, ý thức cộng đồng, trách nhiệm chung luôn được con người Việt Nam đề lên hàng đầu. Nội dung và hình tượng văn học nổi bật về con người xã hội, con người không xuất hiện ở ngôi thứ nhất số ít đã thường xuyên có mặt trong đa phần thời gian phát triển của văn học. Một chủ nghĩa “diệt tôi”, diệt dục, xem nhẹ vật chất, tình cảm cá nhân, chỉ biết sống vì đạo nghĩa, lí tưởng đã xuyên suốt vài trăm năn như thế.
Một sự thức tỉnh thực sự về cá nhân - “cái thuộc về cá nhân”  được đề cao chỉ bắt đầu từ cuối XVIII, trong văn học. Tiếng than của người chinh phụ, người cung nữ, tiếng nói trực diện, mạnh mẽ của nàng xuân nữ, niềm đồng cảm, bản hiến chương đòi quyền sống, tình yêu, hạnh phúc đã cất lên trên cuộc đời, số phận buồn thương của những kiếp hồng nhan. Rồi cả những đòi hỏi, những hưởng thụ trần tục thật sự... Nhưng tất cả vẫn trong khuôn khổ giáo điều phong kiến, thi pháp văn chương trung đại. Bà Hồ Xuân Hương, đêm đêm ngậm ngùi cho cái “hồng nhan trơ với nước non” vẫn “giữ tấm lòng son”. Cô Kiều dám “băng lối vườn khuya một mình” đến với người yêu, nhưng “bên tình, bên hiếu” đã chọn chữ “hiếu”, quyết “lấy hiếu làm trinh”. Nguyễn Du sảng khoái khi viết những câu ca ngợi con người tự do Từ Hải, phải để người anh hùng ấy chết, dẫu là chết đứng. Đến như Nguyễn Công Trứ, vị tổng đốc, đi vãn cảnh chùa giám đem theo sau “đủng đỉnh một đôi dì” cũng có thái độ rất nghiêm khắc: Không quân thần, phụ tử đếch ra người.  
Cứ dùng dằng như thế mãi, cách nay khoảng 70 năm “Thời đại của chữ Tôi” mới bắt đầu với Tự lực văn đoàn, Thơ mới và văn học hiện thực phê phán. Những cung bậc tình cảm riêng tư, những khía cạnh của cuộc sống cá nhân, những tính cách của con người này (không phải con người chung chung) mới được rung lên mạnh mẽ, khắc hoạ đậm nét. Trên con đường xã hội, bấy giờ ta mới thấy tác giả văn chương - “Tôi trịnh trọng rước Tôi ra đường” (Nguyễn Tuân). Nhưng, lại 30 năm nữa, Cái Tôi trong văn học  chấp nhận hi sinh vì cái tôi trong cuộc đời đang phải làm một viên gạch cùng bao viên gạch khác xây bức tường thành chống ngoại xâm. Vẻ đẹp của cái ta, cái tôi trong cái ta lại sáng lên rực rỡ bởi sự đòi hỏi của tổ quốc, dân tộc. Nó đã sống hết mình trong lời ru “Một ngôi sao chẳng sống đêm; Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ; Một người đâu phải nhân gian ; Sống chăng, chỉ đốm lửa tàn mà thôi!” ( Tố Hữu). Từ thời kì đổi mới đến nay, trong văn học, cái tôi mới bắt đầu trở lại và đang thể nghiệm.
  Tuy nhiên, tìm ra mình, thể nghiệm gì đi chăng nữa trong bối cảnh siêu hiện đại, cái tôi lần này vẫn phải đáp ứng được mĩ cảm  từ ngàn năm nay - Một Cái Tôi Việt Nam.
  Như Hoàng Hưng, một trong những tên tuổi đổi mới, tuyển thơ Hành trình (1995-2005, NXB Hội Nhà văn-2005)) của ông vừa được Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2006 là một ví dụ. Ông sang Mĩ, gặp nhà thơ Việt nương thân xứ người, đã cảm thương thân phận, cảm khái nỗi niềm bạn mà viết: "Ta là ai trên xứ sở này/ Vì sao ta tới đây? Ta tìm gì?/ Ta muốn gì? Hương nếp mới nghẹn ngào người xa xứ/ Trưa Cali thơ Nguyễn Trãi lặng người/ "Đất hứa" phục những đòn bẩm tím/ Chết không xong thì phải sống thôi". Những vần thơ như thế, đổi mới nhưng không ra ngoài quỹ đạo dân tộc từ bao đời thì mới lay động lòng người.
Theo  http://www.soanbai.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thẻ nhớ vô tri

Thẻ nhớ vô tri Anh bạn thẻ nhớ từ ngày mua về đến giờ, cứ bị nhốt suốt trong máy ảnh, hôm nay mới được ra ngoài, tung tảy, tự mình nhìn ng...