Sắc màu cuộc sống là tập
thơ thứ tư của Nhà thơ - Nhà giáo Trần Ngọc Cư được xuất bản trong vài năm gần
đây. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa các thể loại thơ truyền thống như Đường thi,
cổ thi và Lục bát, tập thơ được phân vùng phân mảng theo những chủ đề tách biệt
nhau, như: Cố hương; Từ mẫu; Lẽ sống; Tình đời; Đời thường… trong những mảng
thơ ấy, có lẽ thành công hơn cả là những bài thơ được hình thành từ cảm xúc về
quê hương và người mẹ. Đây là phần thơ ấn tượng nhất, với những gam màu chủ đạo
đã giúp anh làm nên Sắc màu cuộc sống!
Thấm đẫm trong hồn câu vía
chữ của thơ Trần Ngọc Cư ở tập này là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi của
quê hương và người mẹ. Những con chữ nghiêng nghiêng đọng muôn nét buồn vui của
quê nghèo thân thuộc, đọng dáng mẹ – người mẹ miền Trung nhân hậu tảo tần.
Này đây, một nét thơ từ đại
ngàn xanh, thả về vuông làng cũ nơi miền đất Võ: Thơ ơi, thương lắm vuông
làng cũ/ Câu chữ âm thầm nương mái tranh. (Nhớ quê). Nhà giáo Trần Ngọc Cư sinh
ra ở Bình Định, nhưng định cư ở Tây Nguyên. Hai miền quê ắp đầy văn hóa ấy đã đắp
bồi nuôi nấng nên một miền thơ trong anh: Không gian văn hóa cồng chiêng/ Đã
cho ta hiểu nếp hồn Hoài Ân. (Hồn quê).
Thơ Trần Ngọc Cư xoay quanh
một chữ Tình. Cái tình quê trong thơ anh đậm đà, dung dị lắm, cứ nhẹ nhàng mà
da diết ngấm vào ta bằng những nét thân thuộc trong trẻo của một thời: Ngọt
chua cũng vị quê hương/ Nông sâu thế sự đời thường vẫn quê/ Đã từng mưa nắng
khen chê/ Khúc ru lòng mẹ vỗ về tình con/ Giận thương quên nhớ mỏi mòn/ Hoài Ân
lễ hội mãi còn tháng năm. (Hồn quê).
Hình bóng quê trong thơ anh
hiện lên qua những bức chân dung sống động và chi tiết: Tiếng chim về tổ gọi
bầy/ Nhà ai mái lá thang mây gối sàn/ Thông reo gọi gió về ngàn/ Hoa lau vương
nắng chiều vàng chơi vơi/ Cầu mây ai bắc đỉnh đồi/ Nước reo thác bạc như rơi xuống
chiều. (Nhớ quê).
Sau hình bóng quê là dáng mẹ.
Mẹ là gam màu trầm, để Trần Ngọc Cư làm nền cho những bức chân dung thơ
trong Sắc màu cuộc sống: Tháng ngày thiếu trước hụt sau/ Vách tre,
mái rạ nát nhàu nắng mưa/ Cánh tay làm võng mẹ đưa/ Nhẹ ru con giấc ngủ trưa nắng
hè. (Tình mẹ). Lời ru của mẹ đặt vào tay Trần Ngọc Cư, lời ru ấy dẫn câu chữ
thơ anh theo các chiều xúc cảm khác nhau, kết quả là những câu thơ lấp lánh sắc
màu cổ tích hiện lên: Diệu kỳ thay mỗi lời ru/ Con ong cái kiến đến từ ca
dao/ Con cò con vạc thuở nào/ Lội trên đồng lúa bay vào giấc mơ. (Tình mẹ).
Cảm xúc thơ thăng hoa từ giọt
mồ hôi, từ dòng nước mắt tảo tần của mẹ, những câu thơ của Trần Ngọc Cư khi viết
về người mẹ quê nghèo chắc hẳn sẽ mang đến sự đồng cảm cho rất nhiều thế hệ bạn
đọc: Mẹ đi cấy lúa trời mưa/ Giọt đắng trong mắt những mùa đã qua/ Chân trời
ở tận đằng xa/ Lom khom dáng mẹ nhạt nhòa nhỏ nhoi/ Mẹ ơi, cúi mặt cả đời/ Cấy
vào lòng đất những lời hát ru. (Lòng mẹ). Lòng đất mênh mông sâu thẳm, như
tấm lòng người mẹ một đời vất vả, nhận hết khổ đau về mình, dành cho con tất cả
những gì tươi đẹp nhất, còn gia tài của mẹ là nụ cười an nhiên, hiền hậu, nở bừng
lên suốt bốn mùa sương gió: Nhà quê thêm nhũng hao gầy/ Bao nhiêu nỗi khổ
cứ vây quanh đời/ Quanh năm bùn lấm mặt người/ Mà trong tôi, mẹ vẫn cười bình
yên. (Lòng mẹ).
Những câu thơ của Trần Ngọc
Cư đậm chất truyền thống, có vẻ như cũ càng đấy, tuyến tính đấy, vậy mà sức
nén, sức gợi của câu chữ vẫn tạo ra hiệu ứng và sự liên tưởng mạnh. Đó chính là
cái tình, cái hồn của nhà thơ đã nén căng vào ngôn ngữ thơ, để khi gặp những
tâm hồn đồng điệu, tự nó sẽ tạo ra sự đồng cảm cao nhất nơi người đọc.
Sắc màu cuộc sống là tập
thơ được xây dựng hoàn toàn bằng lối viết truyền thống, dẫu đã được tác giả sắp
đặt hợp lý, hài hòa theo những mạch cảm xúc khác nhau, nhưng ý tứ thơ vẫn còn
đôi chỗ bị gò bó bởi niêm luật, vần điệu… Chút gờn gợn ấy âu cũng là điều dễ
thông cảm và chấp nhận, bởi sự kết hợp giữa Đường thi, cổ thi và Lục bát dù có
hài hòa đến đâu thì vẫn có những xung đột nhất định được tạo ra bởi tính đặc
trưng biệt lập của các thể loại thơ này.
Đọc hết một trăm ba mươi
trang thơ của Sắc màu cuộc sống, đọng lại trong ta là những hình ảnh thân
thuộc, gần gũi mà thiêng liêng về quê hương và mẹ. Thơ ơi, dẫu thơ có hiện đại,
có thay hình đổi dạng đến bao nhiêu, thì cái đích mà thơ phải đến chính là sự đồng
điệu nơi người đọc, là những buồn vui thường nhật của cuộc đời này!
Hà Nội, giáp Tết năm Ất Mùi,
2015
Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên
Chủ nhiệm các dự án xuất bản
Chủ biên Chuyên san Dặm ngàn
Đất Việt
CỐ HƯƠNG
TÌNH QUÊ
Ai đã bảo quê hương tôi
không đẹp
Xin trả lời đẹp nhất quê
hương tôi
Bản đồ đây xin hãy đọc đi
nào
Rằng hơn bốn nghìn năm trong
lịch sử
Quê hương tôi có hoa thơm có
bướm
Vết chân trâu và thảm cỏ
xanh rì
Quê hương tôi có rừng núi điệp
trùng
Có giọt máu của anh hùng du
kích
Giọt máu đào của dòng họ Lạc
Long
Quê hương tôi cờ sao bay phấp
phới
Hàng dừa xanh ngạo nghễ
thách quân thù
Quê hương tôi vẫn một lòng bất
khuất
Kéo cờ lên vùng dậy quét bạo
tàn
Quê hương tôi có trang sử
oai hùng
Khi dựng nước vững vàng như
sắt thép
Không sờn lòng dù gặp phải
gian nguy
Lúc giữ nước cũng vẻ vang
sáng chói
Không bao giờ khuất phục lũ
bạo quân
Quê hương tôi có dòng suối
ngọt ngào
Đang tắm mát cho cánh đồng
trĩu hạt
Quê hương tôi có trận chiến
vang lừng
Đem chiến thắng để làm dày
trang sử
Quê hương tôi lắm hoa rừng
chen nở
Đón đoàn quân mang chiến thắng
trở về
Quê hương tôi nhiều bom đạn
hãi hùng
Bởi nơi đó là thiên đường Cộng
sản
Vì nơi đây xóa hận hai mươi
năm.
1945 -1975
NHỚ QUÊ
I
Quê Hoài Ân không có cây đa
cổ thụ
Không có cổng làng, không miếu
mạo rêu phong
Hoài Ân ơi, những ruộng lúa
xanh màu
Hương cỏ dại giữ những nỗi
niềm luyến nhớ
Quê Hoài Ân chỉ có dòng sông
nho nhỏ
Dòng nước trong xanh đang tưới
mát ruộng đồng
Có những cô gái ngọt ngào da
bánh mật
Làn da thơm tỏa mùi rạ ướt
cõi trần
Mùi bùn đất lẫn mùi mồ hôi
thánh thiện
Quê Hoài Ân có nhiều con đường
sỏi đá
Chạy quanh co sau lũy tre
làng phủ bóng
Cơn gió đi qua lướt nhẹ lá
bay rơi…
Quê Hoài Ân có đồi đất đỏ
xói mòn
Nhiều cây cỏ dại mọc phất
phơ đây đó
Những cây móc, cây chùm
chày, cây mẫn dẽ…
Giữ tuổi thơ trong khắc khoải
trưa hè
Những trái dại luôn thơm
ngát nghĩa tình quê
Thấm vị ngọt của một thời
còn thơ ấu
Quê Hoài Ân là một vùng quê
nghèo khó
Bao năm xa luôn khắc khoải
trong lòng
Nhớ bao người suốt năm tháng
mãi long đong
Lo cái mặc, cái ăn, lo cho từng
bữa
Nhớ mẹ tôi sớm, trưa, tối vẫn
tảo tần
Nuôi các con đều khôn lớn đã
nên người
Có vợ ngoan rể thảo, con
cháu trưởng thành
Quê Hoài Ân giờ đã thay đổi
lắm rồi!
Đường nhựa hóa, nhà xây cao,
mái lợp ngói
Từ cao nguyên thả vần thơ vời
vợi
II
Quê ơi! Thương nhớ lắm Hoài
Ân
Nắng trĩu vàng bông lúa nặng
nhành
Mía ngát đường ngon lòng dịu
ngọt
Thơm lừng hương bưởi, bát
chè xanh
Những trưa nắng trải vàng
khung cửi
Nghe tiếng chim ngân dạ bùi
ngùi
Gợi nhớ quê nhà nao nao bước
Hành trang trĩu nặng những
buồn vui
Tiếng ru của mẹ – con say giấc
Ân Đức quê mình yêu mến ơi!
Ân Thạnh sông ngân câu khoan
gọi
Ân Phong xanh biếc nước hồ
soi
Ân Nghĩa mái đò xuôi Ân Tín
Ân Hữu, Ân Tường xưa chiến
khu
Bến đợi người xưa nay đổi mới
Cầu xây muôn nhịp nối niềm
vui
Dấu chân năm tháng hằn trên
đất
Một mối tình xưa đã nồng sâu
Rừng xanh ươm nắng ong làm mật
Đất liền quê thảo rạng tình
thâm.
III
An Sơn như bức gấm thêu
Ngược về Bôk Tới nhớ chiều
Đăk Mang
Hoàng hôn nhuộm thắm sương
pha
Xanh xanh núi thẳm la đà
bóng mây
Tiếng chim về tổ gọi bầy
Nhà ai mái lá thang mây gối
sàn
Thông reo gọi gió về ngàn
Hoa lau vương nắng chiều
vàng chơi vơi
Cầu mây ai bắc đỉnh đồi
Nước reo thác bạc như rơi xuống
chiều
Rơi vào sóng mắt em yêu
Làm người nghiêng ngả làm
xiêu chợ tình
Ô hay! Mình chạm môi mình
Khèn ai lay động chùng
chình, xôn xao!
Cồng chiêng gửi nụ hôn trao
Rượu cần chưa vít đã trào
men say…
IV
Ngắm cảnh quê hương hóa thị
thành
Chạnh lòng nhớ tới lũy tre
xanh
Chim gù không thấy khi chiều
xuống
Gà gáy chẳng còn lúc chuyển
canh
Tấp nập người xe buôn với
bán
Ồn ào kẻ chợ lợi cùng danh
Thơ ơi, thương lắm
vuông làng cũ
Câu chữ
âm thầm
nương mái tranh.
HỒN QUÊ
I
Quê hương Bình Định thật mến
yêu
Mỗi tháng năm qua thay đổi
nhiều
Đường xá khang trang tầm hiện
đại
Phố phường tươi đẹp hết cô
liêu
Dưới bờ sông thấp mênh mông
lúa
Trên dãy rừng cao bát ngát
điều
Đem lại phồn vinh cho xứ sở
Nặng tình ấp ủ biết bao
nhiêu!
II
Bao tầng văn hóa rạng cao vời
Dạ nhớ quê hương lắm núi đồi
Đất võ lừng danh đường kiếm
sắc
Trời văn tuyệt bút nét duyên
ngời
Tây Sơn, Phù Cát hồn non nước
Thị Nại, Quy Nhơn nghĩa biển
khơi
Muôn thuở Quang Trung lưu sử
sách
Tự hào dấu ấn vị hương đời.
III
Bình Định quê ta đẹp tựa
tranh
Sông dài biển rộng núi xây
thành
Quy Nhơn dấu ấn ân tình nặng
Nét đẹp Tháp Đôi nghĩa mãi
xanh
Xa quê nay đã mấy mươi năm
Ước nguyện trong mơ trở lại
thăm
Thăm mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử
Trăng khuya thao thức mỗi
xuân rằm
Xuân rằm ta lại nhớ mong quê
Bởi kẻ tha hương lạc lối về
Mỗi bước chân xưa nghìn lối
nhỏ
Hồn ta khẽ níu bước chân về
Tết đến xuân về hoa ngát
hương
Anh em bè bạn nghĩa còn
vương
Mải vui ôn chuyện ngàn xưa ấy
Vơi chút lòng ta nỗi nhớ
thương.
Quê ta biển bạc rừng vàng
Hương đồng gió nội lại càng
vấn vương
Bình rượu Bầu Đá mến thương
Định về anh chiếm chẳng nhường
cho ai
Đẹp thay! Cảnh biển ban mai
Tươi hồng mặt nước trải dài
mênh mông
Anh ngồi tàu thủy bềnh bồng
Say câu vọng cổ chiều không
muốn về
Nghiêng đò chân bước lên đê
Ngả vào khách sạn để ghi
thêm bài
Đất sinh em! Rất quý người
Trời yêu tàu cá ra khơi được
mùa
Vì yêu em! Cuộc sống xưa
Quê riêng Bầu Đá chiều vừa
lòng anh.
V
Tôi về thăm lại quê hương
Thăm con sông Lại, mái trường
năm xưa
Chông chênh chiếc sõng đò đưa
Cầu tre lắt lẻo nắng mưa dãi
dầu
Quê hương nghĩa nặng tình
sâu
Có nền văn hóa sinh câu bài
chòi
“Ai về Bình Định mà coi”
Con gái Bình Định cầm roi đi
quyền”
Đồ Bàn cổ tháp Cánh Tiên
Gò Găng nón thượng khắp miền
du chơi
Quê nay đổi mới cuộc đời
Phố cao đường rộng khác thời
khi xưa
Tình quê nói mấy cho vừa
Nỗi lòng man mác hương dừa
Tam Quan.
VI
Ngọt chua cũng vị quê hương
Nông sâu thế sự đời thường vẫn
quê
Đã từng mưa nắng khen chê
Khúc ru lòng mẹ vỗ về tình
con
Giận thương quên nhớ mỏi mòn
Hoài Ân lễ hội mãi còn tháng
năm
Thiết tha câu hát dùng dằng
Thủy chung son sắt chờ trăng
giữa trời
Nhà nhà bếp lửa ngàn đời
Tiếng đàn đánh thức lòng người
rung ngân
Tiếng đàn giục giã bước chân
Cho đôi trai gái hẹn thầm
lương duyên
Không gian văn hóa cồng
chiêng
Đã cho ta hiểu nếp hồn Hoài
Ân!
QUÊ TÔI ĐỔI MỚI
I
Quê tôi Bình Định biển dừa
xanh
Một dải quê hương thắm đượm
tình
Đêm dạo Quy Nhơn xem ánh
nguyệt
Ngày chơi bến cảng tắm bình
minh
Tình xưa cảm mến trao duyên
thắm
Nghĩa cũ thầm yêu gởi mộng
lành
Năm tháng cách chia bao luyến
nhớ
Giờ đây gặp lại rối tơ mành.
II
Anh đưa em về thăm Tam Quan
Có bóng dừa xanh trải ngút
ngàn
Mùa đến quả tròn đầy nước ngọt
Gió thổi xôn xao dệt mộng
vàng
Mây xa bờ tiếp rặng dừa xanh
Đàn én chao nghiêng lượn
vòng quanh
Nắng lên không hẹn mà như hẹn
Sáng đẹp Tam Quan Bắc chuyển
mình
Dòng sông lờ lững biển hiền
hòa
Đất nuôi người nước ngọt phù
sa
Nước dừa thơm nhớ mùi vị mặn
Là cả một thời nắng mưa qua
Tam Quan Nam nắng chiều gió
nhẹ
Cầu qua bờ nối nhịp trong
tay
Anh với em chung dòng suy
nghĩ
Nhìn quê hương khởi sắc đổi
thay.
III
Về thăm làng cũ nếp nhà xưa
Sắc tím hoa xoan rụng gió
lùa
Mép nước dừa xanh hàng liễu
rủ
Bờ ao chuối khóm lá che mưa
Nhài thơm trước ngõ sương
đang đọng
Hương thơm sau nhà gió thoảng
đưa
Lưu luyến tình quê thêm nỗi
nhớ
Ghi sâu nghĩa nặng của ngày
xưa.
IV
Ân Phong một xã vốn thuần
nông
Gieo cấy quanh năm bãi với đồng
Hai vụ lúa vàng bao sát núi
Ba mùa ngô biếc phủ ven sông
Thênh thang đường rộng vui
chân bước
Lộng lẫy nhà cao sướng mắt
trông
Cuộc sống rộn ràng đang đổi
mới
Quê mình bạn thấy đẹp giàu
không!?
V
Đổi mới nông thôn điện sáng
choang
Nông dân hưởng thụ đẹp muôn
ngàn
Làng trên nô nức xây nhà mới
Xóm dưới hân hoan dựng cổng
làng
Cả huyện cờ treo vui tiếng
nhạc
Toàn dân trống nổi hát ca
vang
Nông thôn đổi mới tin theo Đảng
Làng xóm dựng xây thế vững
vàng.
VI
Đất khách quê người kết bạn
xa
Bên nhau ríu rít tựa sơn ca
Khề khà cụng chén vài ly rượu
Thưởng thức nhâm nhi những
tách trà
Thi phú đổi trao bao chuyện
cũ
Thơ văn đối đáp chuyện gần
xa
Tình huynh nghĩa đệ càng
thêm quý
Gắn chặt keo sơn mãi đậm đà!
Trở lại Hoài Ân dệt tác thơ
Từ khi xa cách tới bây giờ
Thuyền buồm chốn cũ còn chờ
gió
Bến bãi năm xưa chẳng hững hờ
Dưới nước tung tăng đàn cá
lượn
Trên bờ náo nức đám ong tơ
Ven đường quán nhỏ thơm mùi
rượu
Có một lữ hành lẩm nhẩm
thơ…!
VIII
Đi rồi mới biết cảnh xa quê
Trăm nhớ nghìn thương khắc
khoải về
Muốn gặp người xưa nên bến đợi
Mong tìm bạn cũ chốn ven đê
Đường chiều ngơ ngẩn chờ
sương hẹn
Nẻo vắng long đong đón gió
thề
Cách trở bao năm lòng trống
trải
Đi rồi mới biết cảnh xa quê!
IX
Thị trấn Tăng Bạt Hổ ơi!
Trước kia hoang vắng của thời
xa xưa
Ngã ba đồng lúa hoang sơ
Sình lầy nước độc nắng mưa bạc
màu
Thị trấn thành lập chưa lâu
Điện, đường, trường, trạm mạnh
giàu hẳn lên
Hai mươi năm ấy chưa quên
Công thương, nông nghiệp lớn
lên từng ngày
Khai phá hoang hóa sình lầy
Nhiều doanh nghiệp lớn đến
đây chào hàng
Quê mới ngày một khang trang
Thị trấn đẹp giữa đồi hoang
đất cằn!
TÂM TƯ
I
Anh dìu em đi ngược chiều
gió mặn
Sóng rì rào Ghềnh Ráng nước
reo vui
Cành dương liễu rủ buồn vang
khúc nhạc
Nước mênh mông tắm mát những
con tàu
Bãi cát mịn sóng liếm bàn
chân yếu
Đôi mi xanh khép kín cả
khung trời
Biển quằn quại uốn mình sâu
thăm thẳm
Con tàu buồn réo gọi xé tâm
tư
Mô đá nhỏ chông chênh bờ
thanh vắng
Chân trời xanh nhả khói giữa
khơi xa
Tầm mắt ngắm thu hình hài bé
nhỏ
Em ơi em! Chân lý hay tình
yêu…
II
Những bước chân nhịp nhàng
trên phố biển
Sóng thì thầm trên bãi cát
hoang vu
Hàng dương xanh thổn thức giữa
mùa thu
Vương nỗi nhớ ngọt mềm nơi
sâu thẳm
Biển Quy Nhơn nắng vàng rơi
say đắm
Mây lững lờ gợi ký ức xa xưa
Con phố quen một thuở vẫn
đón đưa
Tình vụng dại lưu hoài trong
góc nhớ
Biển ồn ào xôn xao đầy trăn
trở
Lúc hiền hòa lúc gào thét bơ
vơ
Giật tung lên trắng xóa rẽ
vào bờ.
Khi im lặng hoàng hôn chiều
xuống thấp
Gởi vào biển niềm tin yêu
tràn ngập
Sóng bạc đầu tha thiết quá
mênh mông
Biển quê hương mãi mãi vỗ
vào lòng
Đêm hứng gió lung linh trăng
huyền dịu
Em bước chậm giữa mùa thu ai
hiểu!
Đôi tay buồn gom lá úa bay
qua
Mở thiên đường qua một khúc
tình ca
Nghe réo gọi vút cao từ gió
biển
Thác Ghềnh Ráng đảo Nhơn
Châu nổi tiếng
Đang trầm mình giữa đợt sóng
dâng cao
Vùng đất thiêng di tích rất
tự hào
Bãi tắm đẹp trước sau đều thật
tuyệt
Chùa Thập Tháp lung linh đầy
truyền thuyết
Đã bao đời lưu lại nét uy
nghiêm
Tượng Quan Âm Bồ Tát rất dịu
hiền
Tòa sen ngát cả vùng trời mơ
mộng
Thăm Phật đài Niết Bàn bao ước
vọng
Chút hương tình theo gió động
trời cao
Tiếng chuông ngân từ tượng
Chúa ngọt ngào
Xoa vết xước một thời quên
và nhớ
Thuyền ngư phủ rộn ràng ngày
hội mở
Cá, tôm, cua, ghẹ, mực ắp đầy
tàu
Quà thiên nhiên Thượng đế đã
gửi trao
Là hạnh phúc của người dân
vùng biển
Thủy triều dâng với tình yêu
miên viễn
Áo thời gian không phai nét
ngọc ngà
Đàn én về chao lượn hát tình
ca
Thu trên biển dát vàng nghe
sóng vỗ.
CHO TÔI VỀ
Cho tôi xin! Về thăm quê
Bình Định
Bao tháng năm lưu lạc tận
Tây Nguyên
Cho tôi ngắm! Miền thùy
dương cát trắng
Quê hương tôi nay vật đổi
sao dời
Cho tôi ôm! Hôn người con Bình
Định
Hoài Ân ơi! Lòng một mực thủy
chung
Lắm gian nan nhưng cũng rất
anh hùng
Sau cơn mưa bầu trời lại bừng
sáng
Tôi cảm nhận! Màu xanh vùng
đất trắng
Đất với người rạng rỡ nét
quê hương
Lối mòn xưa – nay thẳng tắp
con đường
Mang hương vị hè về hoa sen
nở
Tôi lắng nghe! Đôi bờ con
sóng vỗ
Gió rì rào thổi sáo rặng dừa
xanh
Dòng Lại Giang uyển chuyển
lượn uốn quanh
Cho tôi đến! Tổ tông nơi nguồn
cội
Ông cha ta khai lập địa giống
nòi
Cho tôi thơm! Hoài Ân ngát
hương lúa
Chiều chiều về lấp lánh cánh
cò bay
Cho tôi tựa! Tâm hồn nơi yên
tĩnh
Chùa Thập Tháp ngân vọng tiếng
chuông chiều
Cho tôi mơ! Cái thời còn tuổi
trẻ
Cưỡi lưng trâu làm bạn với
cánh diều
Cho tôi thương! Người thôn
quê lam lũ
Nặng nghĩa tình trong một nắng
hai sương
Cho tôi gặp! Người tình hỡi
cố hương
Lòng trĩu nặng tóc xanh đà
điểm bạc.
VỀ QUÊ
Tôi đã về với quê cũ Hoài Ân
Nơi một thời tôi vẫn cứ thầm
yêu
Như sắp gặp một người trong
ước mộng
Tôi bỗng nhiên tự im lặng
hơn nhiều
Tôi muốn đặt trong lòng tay
của bạn
Một chút gì hương vị của quê
hương
Cũng có thể không có gì trao
tặng
Hãy nhận đây nhiều ánh mắt nụ
cười
Tôi sẽ đến nhẹ nhàng thôi! Rất
nhẹ
Khẽ gọi tên không biết bấy
nhiêu người
Và ngắm lặng mỗi hàng cây
góc phố
Tôi muốn sống những tháng
ngày tươi đẹp
Trên mảnh đất thiêng xanh sắc
da trời
Và muốn được vào sâu trong mắt
bạn
Bằng cái nhìn chân chất của
quê hương.
TỰ BẠCH
Chắp tay thắp nén hương trời
Cho con trở lại cái thời tuổi
thơ
Buồn vui con sống trong mơ
Bấm tay con tính rồi chờ rồi
mong
Cả đời dâng hiến tuổi hồng
Con chưa thấu hết tấm lòng
quê hương
Cả đời dạy học vấn vương
Con chưa thắp được nén hương
tạ người
Phút giao duyên giữa đất trời
Cho con xin được làm người
quê hương!
TỪ MẪU
NHỚ MẸ
I
Chiều thu lãng đãng dải mây trôi
Nỗi nhớ tràn vui dáng mẹ ngồi
Năm tháng mỏi mòn trong ánh
mắt
Chờ chồng, con, cháu, rạn
làn môi.
II
Những bữa cơm đầy nhờ có mẹ
Bao năm khổ bệnh xá chi
nghèo
Run chân mò ốc men bờ ruộng
Lấm mặt nhặt rau cạnh lũy
tre
Lửa nhóm nồi lưng lòng quặn
thắt
Bài thi điểm thấp mắt buồn
se
Tri ân thành kính công trời
biển
Mẹ kịp cho con sánh bạn bè.
III
Cả đời mẹ đã cho con
Trời cao biển rộng núi non
mây ngàn
Tình mẹ thắm thiết chứa chan
Nuôi con không kể gian nan
tháng ngày
Cuộc đời trăm đắng nghìn cay
Mẹ ơi! Trung hiếu lòng này
không quên
Công đức nhân nghĩa đáp đền
Chắp thêm đôi cánh vượt lên
dặm ngàn
Xông pha việc lớn luận bàn
Ngòi bút xin chở sẻ san cùng
người
Khó khăn gian khổ vẫn cười
Hiểm nguy hoạn nạn cuộc đời
vẫn tươi
Quê hương giàu đẹp nơi nơi
Là nhờ ơn mẹ trọn đời cưu
mang
Giữa đời tiếng hát ngân vang
Vần thơ dâng mẹ rộn ràng mùa
xuân.
IV
Mẹ chất lên vai cả đất trời
Chiến tranh hai cuộc máu
xương rơi
Còng lưng chống hạn chăm cây
trái
Căng sức đắp đê chắn sóng dồi
Tần tảo nuôi con rèn chí lớn
Ân cần khuyên cháu học nên
người
Chín mươi vẫn chẳng hề ngơi
nghỉ
Mẹ mãi trong con đức sáng ngời!
V
Mẹ đi từ sáng tinh mơ
Mẹ về chỉ có trăng mờ theo
sau
Mẹ ơi! Con thắt lòng đau
Mẹ là tất cả địa cầu của
con…!
TÌNH MẸ
I
Mẹ tôi tần tảo một đời
Cơm khoai lưng chén mẹ ngồi
ru con
Tàn đêm thao thức héo hon
Khung nhà trống vắng chẳng
còn gì đâu
Tháng ngày thiếu trước hụt
sau
Vách tre mái rạ nát nhàu nắng
mưa
Cánh tay làm võng mẹ đưa
Nhẹ ru con ngủ giấc trưa nắng
hè.
II
Những năm nao mẹ còng lưng sớm
tối
Chén cơm vơi thôi thúc mẹ xuống
đồng
Nắng gió mưa thấm lạnh những
chiều đông
Mắt ứa lệ nhìn con nghèo: Mẹ
khóc!
Cuộc chiến tranh bao đau
thương tang tóc
Mẹ gồng mình trong thiếu thốn
lo toan
Chỉ mong sao đất nước được
bình an
Con hiếu học, mẹ vui tràn
khóe mắt
Hôm nay mẹ nằm yên trong
lòng đất
Nghe thì thầm tiếng con gọi:
Mẹ ơi!
Con đi mãi tìm đâu nữa “mẹ
tôi”
Khi đất nước đẩy lùi quân
xâm lược
Mẹ toại nguyện những điều hằng
mong ước
Nay các con đang tiếp bước
vinh quang
Con mong sao đẩy lùi được thời
gian
Để mẹ hưởng được muôn vàn hạnh
phúc!
Lưa thưa rắc hạt mưa trời
Lòng nghe man mác những lời
mẹ ru
Vườn cây úa lá vào thu
Con xa quê tít mây mù Tây
Nguyên
Còn đâu xưa dáng mẹ hiền
Còn ai xoa dịu ưu phiền vuốt
ve
Mẹ như liễu rủ hàng me
Vừa thanh tao tỏa bóng che
cho đời
Viễn phương con viết mấy lời
Tưởng hương linh mẹ một đời
gian nan
Ngày rằm tháng bảy Vu Lan
Hoa hồng màu trắng cài tang
ơn người
Hồn nhiên như đóa hoa tươi
Tóc bạc trắng đỡ nụ cười trẻ
thơ
Mẹ quê khuất bóng trăng mờ
Con không về được chị chờ
anh trông
Mẹ đi trong buổi chiều đông
Vết thương lòng lạnh gieo
không bến bờ
Ruột gan ai xé ai vò
Cù lao chín chữ, thẫn thờ, mẹ
ơi
Ngồi buồn đếm giọt mưa rơi
Mái tranh vò những lệ đời
đau thương
Dân ca câu hát sầu thương
Ngày xưa mẹ hát bên giường
ru con
Trời chiều khuất bóng hoàng
hôn
Lời ru câu hát vẫn còn ầu ơ!
IV
Lời ru từ xửa từ xưa
Đan vào cánh võng gió đưa rì
rào
Lời bà ru mẹ năm nao
Hôm nay mẹ lại ngọt ngào ru
con
Lời ru có nước cùng non
Có thương có nhớ có hòn Vọng
Phu
Diệu kỳ thay mỗi lời ru
Con ong con kiến đến từ ca
dao
Con cò con vạc thuở nào
Lội lên đồng lúa bay vào giấc
mơ
Và rồi lớp lớp trẻ thơ
Lớn lên theo tiếng ầu ơ mặn
nồng.
V
À ơi! Trong gió mùa thu
Tiếng mẹ êm dịu lời ru ngọt
ngào
Bụi sương thấm ướt mái đầu
Bởi thương con trẻ đêm thâu
ru hời!
Tháng ngày lam lũ chẳng ngơi
Mong con khôn lớn sống đời
thanh cao
Dù cho xuôi ngược phương nào
Mẹ nguồn tiếp sức không nao
núng lòng
Tình mẹ như nước biển Đông
Như vầng nhật nguyệt sáng
trong vô bờ
Mẹ là bản nhạc hồn thơ
Cây cao bóng cả cháu chờ con
nương.
LÒNG MẸ
I
Chiều trôi mây trắng trời
quê
Lá tre lác đác trôi về lối
xưa
Tiếng chim hoang đổ giậu
thưa
Cho tơ hồng héo vạt dưa cải
nồng
Im lìm bói cá đầu sông
Mơ màng miệng vực vụt mong
mây trời
Hoàng hôn bàng bạc lưng đồi
Đìu hiu hắt bóng trẻ ngồi
lưng trâu
Đồng xanh dáng mẹ trầu cau
Khói chiều vời vợi mái đầu bạc
phơ
Xói mòn trán mẹ đường mưa
Hiếm hoi hạt nắng mẹ chừa
cho măng
Ngủ ngon đi giấc tròn trăng
Yêu con! Mẹ dệt võng bằng sợi
thương
Trong mơ sen nở trầm hương
Đồng xa gió lật nắm xương bống
già
Vết chân ấm bụi đằng ngà
Đường quê mẹ ngóng la đà trời
thu
Núi trồng tượng đá Vọng Phu
Đất gieo mẹ lượm lời ru ban
đầu
Giấc mơ vỡ lẽ còn đau
Cho con vụng dại reo câu: Mẹ
về!
II
Mẹ đi cấy lúa trời mưa
Giọt đắng trong mắt những
mùa đã qua
Chân trời ở tận đằng xa
Lom khom dáng mẹ nhạt nhòa
nhỏ nhoi
Mẹ ơi cúi mặt cả đời
Cấy vào lòng đất những lời
hát ru
Đã qua nhiều những sương mù
Nắng hồng lại đến giống như
hôm nào
Mẹ ngồi hong giọt ca dao
Bình yên trong mắt nhìn vào
thuở xưa
Mặt trời tỏa bóng hoa mơ
Mẹ đi từ bấy đến giờ vẫn đây
Nhà quê thêm những hao gầy
Bao nhiêu nỗi khổ cứ vây
quanh đời
Quanh năm bùn lấm mặt người
Mà trong tôi, mẹ vẫn cười
bình yên
Nón mê tay hái tay liềm
Tiếng thời gian lại lặng thầm
phía sau
Mẹ vừa khuất bóng mưa mau
Quê mình nước đã trắng phau
cánh đồng.
III
Dẫu bao ngày nắng ngày mưa
Bao năm về lại hồn chưa quên
nhiều
Thoảng nghe trong gió tiếng
diều
Vi vu ca hát như ru tuổi
mình
Đầu làng bến cũ lặng thinh
Mái cao mái thấp đình xưa
đâu rồi?
Hú hồn hú vía thân tôi
Giật mình chạm phải những lời
ru xưa
Ví dầu trời đổ cơn mưa
Thương cho bụi chuối sau hè
nhà tôi
Nhớ thương bên lở bên bồi
Tháng năm xa mẹ không lời hỏi
thăm
Khi về quê đã trăng rằm
Trong con mãi khuyết ăn năn
một đời.
Cầu mong cho mẹ sống lâu
Mai ngày thiếu mẹ, con đau
suốt đời
Nắng mưa là việc của trời
Vui buồn lo lắng muôn đời của
con
Ước gì mẹ mãi còn son
Để con cứ mãi trẻ con, mẹ
chiều!
Mẹ nhìn con lớn bao nhiêu
Thì con lại thấy bao điều mẹ
vui
Mẹ buồn ánh mắt xa xôi
Mẹ vui con cũng thấy vơi nỗi
buồn
Mẹ ơi! Một nắng hai sương
Vai gầy mẹ gánh trăm đường mẹ
lo
Bây giờ tóc mẹ bạc phơ
Rưng rưng mắt mẹ vần thơ con
làm
Món quà tặng mẹ xuân sang
Mẹ thêm tuổi mới con càng lớn
khôn
Cảm ơn mẹ đã sinh con
Mẹ cho con được vuông tròn
hôm nay
Mẹ ngồi têm miếng trầu cay
Gói vào trong đó đủ đầy tình
con!
KHÓC MẸ
Ngăn dòng nước mắt nén
thương đau
Tiễn biệt mẹ sang cõi nhiệm
mầu
Mấy thuở gian nan bên ruộng
lúa
Một thời lận đận cạnh vườn
rau
Nắng mưa sợi tóc càng phai sớm
Sương tuyết mái đầu cũng bạc
mau
Nghĩa nặng tình sâu như biển
cả
Trong con – mẹ sống mãi ngàn
sau!
LẼ SỐNG
VINH DỰ CUỘC ĐỜI
I
Với nước xông pha trọn cuộc
đời
Với dân cống hiến chẳng hề
ngơi
Đường dài nặng gánh vai
không mỏi
Dạy học cả đời vững chí bơi
Bảy chục xuân đời: Tâm – mắt
sáng
Ba mươi tuổi Đảng chí chưa
vơi
Nguồn thơ nét bút vui trang
sách
Cách sống thanh trong đẹp cuộc
đời.
II
Tuổi Đảng xuân này chẵn ba
mươi
Trước sau xin nguyện kính
dâng Người
Phong ba bão táp lòng không
đổi
Giữ trọn lời thề dẫu máu rơi
Huy hiệu Đảng trao trọn đời
quý
Ba mươi năm ấy lắm chông gai
Công danh tiền bạc bao cám dỗ
Vẫn thắm lòng son chẳng chút
phai.
III
Huy hiệu Đảng trao dấu tam
tuần
Hương đời ngào ngạt chặng đường
xuân
Kiên tâm học tập gương liêm
chính
Vững chí luyện tôi tính kiệm
cần
Trọn đạo trung thành cao
nghĩa Đảng
Nặng lòng hiếu thảo vẹn tình
dân
Niềm tin đổi mới ngời tươi
sáng
Tổ quốc thịnh cường mỹ thiện
chân.
IV
Vui mừng huy hiệu Đảng trên
trao
Cảm động đan xen với tự hào
Ba chục năm qua là khoảnh khắc
Công lao đóng góp có là bao
Nước nhà đổi mới nhờ ơn Đảng
Hạnh phúc gia đình thỏa ước
ao
Vào Đảng hiến dâng cho Cách
mạng
Vinh quang được đứng dưới cờ
đào.
V
Đã ngoài bảy mươi mới biết
già
Vui nghề dạy học mãi quên
già
Trải bao thế hệ lo rèn trẻ
Bước áng chương đài vui thú
già
Với Đảng đã tròn ba chục tuổi
Về ngành Giáo dục đến khi
già
Vô tư thanh thản buông tay
phấn
Đã ngoài bảy mươi mới biết
già.
VI
Nay đã đến rồi tuổi bảy mươi
Trọn đời tôi có Đảng trong
người
Vai mang gánh nặng tình non
nước
Chân đạp bụi trần nghĩa núi
sông.
KÝ ỨC THỜI GIAN
I
Kỷ niệm năm xưa lại hiện về
Cả đời nhà giáo vốn chân quê
Bên trang giáo án miệt mài
viết
Sách vở quanh năm mãi mải mê
Lúc trẻ vào ngành nên cống
hiến
Khi già khỏi thẹn với tay
nghề
Làm sao tự giữ lòng trong sạch
Để tuổi về hưu vẫn giữ lề.
II
Làm thầy cô giáo tấm lòng
thương
Vốn có xưa nay – ấy lẽ thường!
Dạy dỗ học trò luôn tiến bộ
Khuyên răn con trẻ bước khôn
lường
Mai sau thành đạt người danh
vọng
Sắp đến tương lai chí quật
cường
Ngày, tháng, năm qua đều học
giỏi
Cuộc đời đạo đức phải khiêm
nhường.
III
Bốn chục năm xưa dạy học trò
Bao nỗi buồn vui nhớ đến giờ
Về hưu trăn trở hồi tưởng lại
Kỷ niệm người thầy đẹp ước
mơ
Bốn mươi năm ấy bao sóng gió
Có lúc thuyền con chẳng tới
bờ
Kình nghê lướt nhẹ tâm sáng
tỏ
Thành đạt ước mơ tâm đức
ghi.
Cầm lái đò ngang đã dạn dày
Bảng đen phấn trắng nghiệp cầm
tay
Ngọn đèn mờ tỏ cùng trang
sách
Nét bút buồn vui với tháng
ngày
Nghĩa cả dâng đời đâu quản
ngại
Tình sâu gửi bạn mãi không
phai
Nhớ mùa hoa phượng xum xuê nở
Bao lứa chim đời cất cánh
bay…!
V
Nhớ xưa lên lớp giảng bài
Tình như biển cả nghĩa đời
vinh quang
Một thời quá khứ tựa vàng
Một thời mãi mãi vẻ vang vô
cùng
Dẫu vất vả vẫn ung dung
Dẫu còn thiếu thốn vẫn không
nề hà
Như con thuyền vượt phong ba
Như tằm nhả kén đậm đà yêu
thương
Đi lên từ những mái trường
Góp phần tô thắm quê hương đẹp
giàu
Đã bao thế hệ trước sau
Rộn ràng nô nức rủ nhau lên
đường
Chim bay tung cánh muôn
phương
Trọn đời nhớ mãi mái trường
thân yêu
Ngày về nhẹ nhõm cánh diều
Tự hào năm tháng bao nhiêu
ánh ngời
Những năm gắn bó với đời
Trào dâng kỷ niệm sáng ngời
tương lai
Nhớ xưa lên lớp giảng bài
Tình như biển cả nghĩa đời
vinh quang.
VI
Tháng tháng năm năm cả một đời
Cần cù giản dị chẳng ham
chơi
Công danh phú quý lòng không
bận
Dạy chữ rèn người – ấy thú
vui!
Thầy vẫn ung dung tự thuở
nào
Sự đời đen bạc vẫn thanh tao
Lòng nhân chí cả rèn đúc trẻ
Trí dũng hiền tài tiếp nối
nhau…
Lớp trước giờ đây đã xứng rồi
Nhân tài nở rộ khắp nơi nơi
Tiếng thơm dành để cho ai đó
Nhớ để dành phần thầy giáo
“tôi”!
Vinh dự nào hơn tạo dựng người
Cây đời hạnh phúc mãi xanh
tươi
Hoa thơm quả ngọt lòng ao ước
Nay bõ công lao đẹp với đời.
VII
Bụi phấn thời gian mãi tới
nay
Chắt văn đọng lại trái tim
này
Tình yêu nghề dạy còn vương
vấn
Phấn bảng đâu rồi một thuở
say…!?
VIII
Thổi hồn giáo án trải muôn
nơi
Đem gửi xuân xanh của một thời
Dẫn lối đàn em qua suối thẳm
Đưa đường lớp trẻ vượt ghềnh
khơi
Gieo mầm tri thức xanh non
nước
Nảy hạt văn hoa thắm đất trời
Ngào ngạt hoa thơm vườn kiến
thức
Của “người gieo chữ” ngát
hương đời!
IX
Về hưu bàn bạc chuyện thơ
văn
Thỉnh thoảng đôi điều với thế
nhân
Nắn nót chữ tình sâu sát
nghĩa
Phơi bày tâm ý chỉnh câu văn
Cợt đùa không thể quên tao
nhã
Châm chọc làm sao tránh vấn
vương
Phong cách hài hoa trong giới
hạn
Kẻ trao người nhận nhẹ lâng
lâng.
X
Phấn trắng một thời với bảng
đen
Cùng tôi gắn bó những ngày
đêm
Mưa rừng xối xả xuyên qua
vách
Gió núi lách luồn rách mái
trên
Trường lớp bền lòng mà khắc
phục
Thầy trò gắng sức để vươn
lên
Đơm hoa kết trái từ gian khổ
Kỷ niệm “trồng người” thật
khó quên!.
NGẪM SUY
I
Mừng xuân bảy chục tuổi vừa
tròn
Đời dẫu phong sương chí chẳng
mòn
Xưa trẻ xông pha rèn lý tưởng
Nay già mẫu mực giữ lòng son
Trên hòa dưới thuận vui gia
cảnh
Khuyên chính phê tà đẹp xóm
thôn
Sống khỏe sống vui niềm ước
vọng
Mong sao nhân nghĩa mãi trường
tồn.
II
Cuộc đời nối tiếp những niềm
vui
Bảy chục mùa xuân vẫn sáng
ngời
Tùng bách lung linh cùng tuế
nguyệt
Quế hòe đông đúc mãi sinh
sôi
Công danh rạng rỡ ơn Tiên tổ
Sự nghiệp thanh cao lộc đất
trời
Bút họa gia phong hòa thắm mực
Vần thơ tự sự nét tinh khôi.
III
Tính đến nay tròn thất thập
xuân
Cuộc đời ngẫm lại lắm gian
truân
Bốn mươi năm dạy không chùn
bước
Hai chục năm sau sống thịnh
hưng
Con cháu trưởng thành nhờ khỏe
mạnh
Mừng lòng thành trẻ lại mùa
xuân
Da nhăn tóc bạc yêu đời mãi
Bạn bè tưởng rằng ở tuổi
xuân.
Đã bảy mươi năm bước giữa đời
Ước gì mạnh khỏe mãi vui
chơi
Có thơ trao đổi cùng bằng hữu
Trút mọi ưu tư với bạn đời
Rung động con tim vì quá khổ
Uổng công rèn luyện bởi vô
thời
Năm nay bảy chục vừa tròn đủ
Góp ý chơi thơ thật tuyệt vời.
CÂY ĐA
I
Hiên ngang vững chãi lá xum
xuê
Đứng gội nắng sương bên lối
về
Gốc tỏa vươn cành vui đón
gió
Rễ dài đưa đẩy giỡn trưa hè
Thân hình vạm vỡ bao trùm đất
Dáng tựa tuổi già sống chốn
quê
Ôm ấp chăm nom đàn cháu nhỏ
Cho đời thêm đẹp mãi tình
quê.
II
Bóng đa rợp mát cả đời con
Sung sướng nghĩa tình với nước
non
Mãi mãi chở che cho sự sống
Luôn luôn chịu đựng đến mai
còm
Cuộc đời biết mấy lần mưa
bão
Lẽ sống nhiều khi gặp gió
tuôn
Hạnh phúc muôn năm lưu hậu
thế
Cây cao bóng cả tấm lòng
son.
III
Như những cây đa giữa núi rừng
Tuổi già cuộc sống vẫn ung
dung
Giữa lòng dân tộc nêu cao cả
Khắp chốn non sông bước tới
cùng
Con cháu nêu gương ngời khí
phách
Cha ông tỏa rạng chí anh
hùng
Như vầng trăng sáng không
mây gợn
Như ánh vầng dương chiếu dặm
trường.
TÌNH ĐỜI
XUÂN KHAI BÚT
I
Xuân đến đầu năm viết mấy
dòng
Ước mơ cuộc sống mãi thong
dong
Ngày ngày bách bộ cùng bè bạn
Sáng sáng thể thao với cộng
đồng
Son trẻ lo toan vui cuộc sống
Tuổi già an hưởng thỏa lòng
mong
Đời người sức khỏe là vàng bạc
Ướm hỏi nàng xuân có phải
không?
II
Xuân cũ qua rồi xuân mới
sang
Muôn hoa đua nở đón xuân
vàng
Nhởn nhơ bướm vẫy đùa trong
nắng
Ríu rít chim vui hót gọi đàn
Đây đó râm ran mừng Tết đến
Xa gần rạo rực đón xuân sang
Trẻ già trai gái đua nhau
chúc
Năm mới an khang phúc lộc
tràn.
III
Xuân đến khoe màu muôn sắc
hoa
Mừng xuân nhấm nhá một chung
trà
Dâng tràn ký ức mơ người ngọc
Đượm ngập tâm hồn tưởng bạn
xa
Mấy độ thăng trầm đời hoạn lộ
Bao phen chìm nổi cảnh phôi
pha
Phải chăng định mệnh trời
kia định
Thôi thế cam đành ta với ta.
IV
Giọt nắng giọt mưa khỏa đất
trời
Xuân sang én lượn khúc chơi
vơi
Nét son bút ngọc xanh hàng
chữ
Ý đậm tình thâm biếc nụ đời
Biển cả dòng sâu miền ký ức
Nhà cao cửa rộng gió mây
trôi
Chén nâng say tỉnh dâng thi
hữu
Ai đó tỉnh say mới thức thời.
V
Xuân đến tình thơ gieo thiết
tha
Nghe mùa én liệng khắp trời
xa
Đào mai nô nức chờ ra nụ
Ong bướm mơ màng ngóng sắc
hoa
Ngân tiếng ca mời xuân mới
nhé!
Xua làn gió tiễn khúc Đông
A!
Chén thù chén tạc cùng nhau
rót
Bạn hữu nào ai vui với ta…
VI
Đông đã đi qua dĩ vãng rồi!
Mừng xuân mới đến mới tinh
khôi
Bốn mùa thời tiết theo quy
luật
Sinh lão bệnh quy cũng thế
thôi
Sống khỏe sống vui sống hữu
ích
Đôi khi gợn sóng giữa dòng đời
Tuổi cao luôn muốn tâm thư
thái
Đừng để sóng ngầm dòng xé
đôi.
VII
Đầu năm khai bút, bút khai
hoa
Mừng thấy non sông chuyển mạnh
đà
Trên dưới đồng lòng tranh thắng
lợi
Trong ngoài nhất trí lướt
phong ba
Nâng cao dân trí lên tầm mới
Bồi dưỡng nhân tài để tiến
xa
Triển vọng tương lai đầy hứa
hẹn
Dân an quốc thái với gia
hòa.
VIII
Tân niên khai bút sáng vần
xuân
Chúc tụng mọi người hưởng lộc
xuân
Hạnh phúc gia đình, văn hóa
mới
Huy hoàng non nước sắc màu
xuân
Thôn quê thịnh vượng vui
ngày Tết
Thị trấn khang trang đẹp cảnh
xuân
Oanh yến dập dìu mừng Đại hội
Vườn đào tình khúc ngát
hương xuân.
I
Bạn đến thăm nhà thật bất ngờ
Mấy năm xa cách biệt tin thơ
Mừng vui lẫn lộn niềm mơ ước
Hớn hở chan hòa nỗi đợi chờ
Chén rượu mâm cơm tuy đạm bạc
Nhà tranh vách đất dẫu đơn
sơ
Đêm qua chạm cốc ta không ngủ
Kể chuyện ngày xưa đến sáng
mờ.
II
Mấy khi bạn ghé đến thăm nhà
Không lẽ chuyện mừng lại nói
ra
Vẫn ngại thế gian lòng ức chế
Còn e thiên hạ ý gièm pha
Ao hồ trống rỗng không tôm
cá
Chuồng trại vắng teo chẳng vịt
gà
Rượu rót đôi lần khô cạn nước
Bạn cười ha hả cũng như ta.
III
Chơi nhà bạn đến tớ xin khao
Mát dạ chè xanh điếu thuốc
lào
Nhạc cổ lai rai ca thánh
thót
Thơ Đường ngẫu hứng vịnh
nghêu ngao
Công danh chẳng sánh nhiều
hay ít
Bổng lộc không so thấp hoặc
cao
Kỷ niệm mất còn thời dạy học
Bình thường nhưng đẹp đẽ làm
sao!
IV
Nhà ở bốn gian nửa cổ kim
Đầu làng không phải mất công
tìm
Khóm đào trước cửa xênh xang
bước
Cây bưởi sau nhà ríu rít
chim
Suốt tháng bình yên hàng bụt
đỏ
Quanh năm phẳng lặng rặng
bìm bìm
Lâu lâu mời bạn qua chơi nhé
Chủ đón ân cần chẳng lặng
im.
ĐỜI THƯỜNG
I
Đêm nay chỉ có một mình
Ta ngồi uống rượu với hình
bóng ta
Bỗng dưng có giọt lệ nhòa
Tan trong chén rượu biết là
vì đâu?
Giọt thương giọt nhớ giọt sầu
Giọt nào cũng mặn từ lâu lắm
rồi!
Nỗi buồn đốt cháy bờ môi
Uống sao cho cạn bóng người
ta yêu
Tương tư chén lệch bình xiêu
Ngoài kia sương lạnh đã nhiều
mưa bay
Cứ gì với rượu mới say
Đêm sắp cạn khuyết một ngày
bên em…!
II
Đêm nay uống rượu ngắm trăng
Một mình bỗng ánh trăng rằm
xuống chơi
Ánh vàng sóng sánh đầy vơi
Đọng nơi ly rượu lơi lơi men
tình
Đêm nay uống rượu một mình
Bỗng đâu thấp thoáng bóng
hình Hằng Nga
Từ trong ly rượu bước ra
Cùng ta uống rượu cùng ta tự
tình
Hỡi người thi sĩ phiêu linh
Giật mình tỉnh dậy ngỡ mình
chiêm bao
Thực hư, hư thực đâu nào
Có hai cánh hạc bay vào trời
xanh.
III
Đêm khuya ngồi uống rượu đào
Chị Hằng vui vẻ bước vào ngồi
bên
Hương đào quấn quýt ban
duyên
Đang ngồi bỗng có thuyền
quyên cùng ngồi
Em thơ cũng đã đến chơi
Hai tay nâng chén rượu mời
làm duyên
Cuộc đời lắm nỗi ưu phiền
Canh khuya chén rượu hàn
huyên giãi bày
Rượu đây hãy uống cho say
Uống thêm chén nữa chén này
nữa thôi!
Uống cho quên hết sự đời
Câu thơ chén rượu thảnh thơi
tuổi già.
IV
Ừ thì xuân đến đây rồi!
Thắm hoa biếc lá cảnh vui
người mừng
Trên tay rượu rót ngập ngừng
Bóng rơi đáy cốc cạn cùng ý
xuân.
V
Rượu xuân ta uống để mừng
xuân
Ngồi ngắm nàng xuân uống rượu
xuân
Hương rượu xuân nàng xuân nựng
má
Đêm xuân có rượu lại càng
xuân.
VI
Mừng xuân chỉ muốn có nàng
hương
Dịu ngọt thơm ngon thật dễ
thương
Vắng vẻ đêm khuya nơi phố
núi
Cùng ai nhấm nháp suốt đêm
trường…!
VII
Khuya về còn lại một mình
tôi
Rừng thức với tôi nâng chén
mãi
Mặc cho nghiêng ngả giữa đất
trời…!
VIII
Ta say mặc kệ đất trời
Đập tan ly rượu cho đời vỡ
toang
Gạt bao thế sự ngổn ngang
Ta đang chuếnh choáng trong
màn sương đêm.
IX
Đầu năm uống chén rượu đào
Tự tay anh rót xuân vào chén
em
Anh ngồi bên cạnh nhìn xem
Tay nâng chén rượu em
thèm như anh.
X
Khi về đếm một ra hai
Đếm ba ra bốn dặm dài phố
khuya
Vầng trăng dày mỏng ô kìa!
Một mình ta với nhân chia
tháng ngày.
XI
Mỗi ngày tôi uống vài ly rượu
Chẳng biết đời cay hay rượu
cay
Đời biết bao nhiêu là thứ bậc
Có thứ bậc nào cho kẻ say…!?
XII
Một túp lều thơ – một tấm
lòng
Một vầng trăng khuyết – cõi
chờ mong
Một ly rượu nhỏ – buồn không
cạn
Một tiếng đời thôi – khó trả
xong.
PHỐ VẮNG EM RỒI
I
Một con phố bóng đổ về phía
nhớ
Để hoàng hôn nhẹ dắt díu
nhau về
Tôi câm lặng giữa dòng đời
mãi vậy
Miệt mài mong gót nhỏ em đi
qua
Phố thì ngắn mà lòng tôi vô
tận
Cho bàn chân đi theo kịp bàn
chân
Lên đến đỉnh vừa kịp nhìn em
khuất
Phố đẩy em xa đâu kịp đến gần
Và cứ thế ngày qua ngày mãi
vậy
Hết giận hờn phố có hiểu cho
tôi
Không phải em! Chắc là tôi vụng
dại
Mãi trốn tìm chuyện em – phố
và tôi
Bởi tôi biết cái ngày em bỏ
phố
Cây buồn nhiều phố vắng gót
kiêu sa
Nên tôi biết cũng tại vì phố
đợi
Khi cô đơn chắc em sẽ quay về!
II
Anh về phố cũ tìm em
Nắng hong mái phố cũ mèm
ngày xưa
Bùi ngùi hương cỏ trong mơ
Phố buồn dịu vợi lối xưa anh
về
Hư không yên giấc ngủ mê
Còn chăng quá vãng ngày về
xót xa
Gió sương thao thức tiếng gà
Xa em phố cũng buồn tha thẩn
buồn!
III
Người xưa trở lại phố xưa
Bao nhiêu quên nhớ bỗng ùa gọi
tên
Hương cà phê thoáng hờn ghen
Khi anh xích lại gần bên em…
và!
IV
Tuổi dại hồn nhiên lắm thú
chơi
Anh tìm em trốn mãi không
thôi
Người thua nũng nịu hờn lên
mắt
Kẻ thắng ngu ngơ nói nghẹn lời
Đông đến bao lần mưa trắng
phủ
Thu tàn mấy độ lá vàng rơi
Bảy mươi năm lẻ sương pha
tóc
Ta vẫn tìm nhau giữa cuộc đời.
Nguyễn Thế Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét