Trước Cách mạng, nhắc
tới những đại diện tiêu biểu ở mảng thơ tình, thường người ta vẫn kể tên hai
thi nhân Xuân Diệu và Nguyễn Bính. Sau này, bên cạnh tên tuổi Xuân Diệu, người
ta nhắc tới Xuân Quỳnh. Vẫn biết, ngoài hai tác giả nói trên, ở ta còn không ít
người làm thơ tình hay, song về cơ bản, ai nấy đều thừa nhận Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh là hai tiếng thơ có sức chinh phục đông đảo bạn đọc. Cả Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh đều giống nhau ở giọng thơ nồng nàn, da diết và đều có chung tâm trạng lo
lắng, cuống quít như thể tình yêu chỉ là một thứ bong bóng mong manh dễ vỡ.
Năm 1962, Xuân Diệu có
bài “Biển”. Một năm sau, Xuân Quỳnh cũng lại có “Thuyền và biển”. Đó là hai bài
thơ tình thuộc loại nổi tiếng nhất của hai người. Chúng có cấu tứ tương đối
giống nhau. Trong bài thơ của mình, Xuân Diệu ví người con trai như biển, người
con gái là bờ, còn Xuân Quỳnh thì ngược lại: “Những đêm trăng hiền từ/ Biển
như cô gái nhỏ/ Thầm thì gửi tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ”. Bài thơ của
Xuân Diệu có chỗ gào thét, trào dâng nhục cảm: “Cũng có khi ào ạt/ Như
nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến/ Ngập bến của ngày đêm”. Xuân Quỳnh
cũng đề cập tới chuyện này, nhưng là phụ nữ, chị kín đáo hơn: “Cũng có khi
vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền/ (Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên)”.
Thật khó so sánh cái
hơn, cái kém giữa hai bài thơ. Xuân Diệu kết thúc bài “Biển” bằng một hình ảnh
có sức bung phá, rất tạo ấn tượng: “Để những khi bọt tung trắng xóa/ Và gió
về bay tỏa nơi nơi/ Như hôn mãi ngàn năm không thỏa”, kèm đó là một tiếng
kêu thống thiết: “Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi”. Xuân Quỳnh không biểu lộ
tình cảm bộc trực như vậy. Chị không dùng chữ “yêu” nhưng các hình ảnh nhắc tới
ở phần kết bài vẫn đủ giúp chị gửi đi thông điệp tình yêu của mình: “Những
ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng
thuyền đau rạn vỡ/ Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách
xa anh/ Em chỉ còn bão tố”. Cái hay ở đây là Xuân Quỳnh có cách liên tưởng
vừa giàu biểu cảm vừa đảm bảo yếu tố khoa học. “Những ngày không gặp nhau/
Lòng thuyền đau rạn vỡ”. Những ai theo nghề đi biển hẳn sẽ thấm thía cái
hiện thực này: Khi thuyền phải nán lại trên bờ, không được “ăn muối”, ngâm
nước, lại phơi mình trước nắng gió, nó rất dễ bị nứt nẻ. “Nếu từ giã thuyền
rồi/ Biển chỉ còn sóng gió”. Đúng vậy, người đi thuyền chỉ ngừng ra
khơi trong những ngày biển động. Còn nói“Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn
bão tố” thì cách nói ấy không chỉ đúng với quy luật tình cảm mà còn đúng
với quy luật tự nhiên: Hầu hết mọi cơn bão đều bắt đầu được hình thành từ biển.
Sau “Thuyền và biển”,
như chưa thỏa với những gì mình muốn gửi gắm, Xuân Quỳnh viết tiếp bài “Sóng”.
Cùng thể thơ ngũ ngôn, bài này khá giống “Thuyền và biển” ở cả giọng điệu lẫn
cấu tứ. Bài thơ hẳn sẽ có vị trí riêng trong sự nghiệp thơ của Xuân Quỳnh nếu
nó không làm người đọc nhớ tới “Thuyền và biển” (có cảm tưởng như “Sóng” là một
nhánh phụ của “Thuyền và biển”). Đã có lúc tôi chợt nghĩ: Giá như tác giả dồn
hai bài làm một, biết đâu chị sẽ có một thi phẩm qui mô và đặc sắc hơn?
Vẫn như ở “Thuyền và
biển”, trong bài “Sóng”, Xuân Quỳnh không nhận mình là bờ. “Làm sao được tan
ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”.
Nghĩa là trong tình yêu, chị sẵn sàng ở thế chủ động. Đây là một nét đáng quý
của người phụ nữ thời đại mới. Người phụ nữ đó dám “rủ” người mình yêu: “Anh
có đi cùng em/ Đến những miền đất lạ…”(bài “Mùa hoa doi”), biết nhắc người
mình thương: “Sao không cài khuy áo lại anh/ Trời lạnh đấy, hôm nay trời trở
rét” (bài “Trời trở rét”) và biết “dọa” người mình đang “kết”: “Nếu đời
anh đã xếp thành ngăn/ Em sẽ đảo tung lề thói cũ/ Điều đơn giản anh hiểu ra tất
cả/ Rằng tình yêu không thể tách rời/ Khi ấy em là cơ thể anh rồi/ Nếu cắt đi
anh sẽ ngàn lần đau đớn” (bài “Thơ viết cho mình và những người con gái
khác”). Yêu thơ Xuân Quỳnh, trước nhất là chúng ta yêu một con người, một con
người có tâm hồn đa cảm, giàu nghị lực và luôn cháy bỏng khát vọng yêu
thương...
Một nhà văn phương Tây
có nói đại ý: “Nếu một người nào đó không có cái gì là của riêng mình thì có
nghĩa là họ không có một cái gì hết”. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thấy hầu như tác
giả luôn viết cho một đối tượng cụ thể (chứ không phải cho “số đông” chung
chung nào đó). Bởi có đối tượng cụ thể để mà giãi bày, để mà “trút bầu tâm sự”
nên giọng thơ Xuân Quỳnh thường thủ thỉ tâm tình chứ không… lên gân. Nhà phê
bình văn học Lưu Khánh Thơ nhận xét: “Đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta không có cảm
giác tác giả “cố ý” làm thơ”. Nhiều người cũng có chung ý nghĩ như vậy. Nếu như
ngoài đời, Xuân Quỳnh thường hay dị ứng, giễu cợt sự “long trọng hóa” vấn đề
thì trong việc làm thơ, chị cũng không mấy quan tâm tới những đề tài được xem
là “lớn” nhưng xa lạ với thế giới nội tâm của mình. Thơ Xuân Quỳnh đi vào những
đề tài hẹp nhưng có tính “muôn thuở”. Số phận đưa đẩy Xuân Quỳnh có một đời
sống riêng rất dích dắc. Người chồng sau của chị - nhà thơ, nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ - kém chị tới 6 tuổi, từng có một đời vợ và có con riêng. Vậy là có
lúc, trong nhà Xuân Quỳnh đủ cả “con anh, con tôi và con chúng ta”. Bằng trái tim
nhân hậu, trĩu nặng yêu thương, Xuân Quỳnh đã bứt lên hoàn cảnh, giải quyết ổn
thỏa mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ mẹ kế con chồng, thậm chí còn đưa
được những tình cảm ấy vào thơ (vốn dĩ, đây là những chủ đề nhạy cảm, khó nói -
ca dao xưa từng viết: “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ lại thương
con chồng”). Các bài “Mẹ của anh”, “Cắt nghĩa” đã xóa đi mặc cảm (và ác
cảm) của bao người tự bao đời về các bà mẹ chồng, mẹ ghẻ. Không những vậy,
trong kho tàng thi ca Việt Nam, có thể xem “Mẹ của anh” là bài thơ hay hiếm hoi
về chủ đề mẹ chồng - nàng dâu.
Là người dám sống hết
mình cho tình yêu, Xuân Quỳnh đồng thời cũng là người rất biết vun vén cho hạnh
phúc gia đình. Có điều gì đó hơi mâu thuẫn ở người đàn bà này? Thông minh mà
thật thà, hồn nhiên và sâu sắc. Đúng là “trái tim có mắt”, đọc thơ Xuân Quỳnh,
bạn đọc luôn sửng sốt trước cách thể hiện tình cảm hết sức bất ngờ và giàu cảm
xúc của chị:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(bài “Sóng”)
Chắt chiu từ những ngày
xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ
cho em
(bài “Mẹ của anh”)
Con thức ban ngày, mẹ
che chở cho con
Khi con mơ mẹ làm sao
che chở
Trong giấc mơ chỉ mình
con bé nhỏ
Chỉ mình con chống chọi
với quân thù
(bài “Dải đất thuộc về
tôi”).
Đó là những câu thơ
không cần trang sức của ngôn từ. Nó được diễn đạt một cách trụi trần và đi
thẳng tới trái tim người đọc. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng nêu nhận xét: “Thơ
Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, chị dùng tứ để bộc lộ chủ đề”. Theo tôi, cũng có
khi cái tứ ấy được tác giả gói lại trong một bài thơ dài, nhưng cũng không hiếm
khi chỉ vài ba câu thơ như trên đã đủ dệt thành một tứ thơ nho nhỏ. Thế mới có
chuyện, đọc mấy câu sau đây của Xuân Quỳnh (bài “Em có đem gì theo đâu” viết về
những ngày Hà Nội gồng mình chống lại bom đạn Mỹ): “Em có đem gì theo đâu/
Em để lại cho anh tất cả/ Thành phố tuổi thơ gạch vỉa hè đã cũ/ Thành phố tuổi
thanh niên hầm hố mới đào/ Còi báo động len vào từng ngõ nhỏ/ Phút lặng im trên
các nóc nhà cao/ Người thủ đô gặp nhau ít hỏi chào/ Nhưng ai đó cũng đều quen
cả/ Với người này từng xếp hàng mua cá/ Với người kia cãi vã lúc đâm xe…”,
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phải chép miệng than tiếc rằng mình không biết làm
thơ. Bởi chỉ một đoạn ngắn ấy thôi mà “nói” được những điều cả cuốn tiểu thuyết
dày chưa chắc nói được.
Đọc thơ Xuân Quỳnh, ai
cũng thấy chị là người cả nghĩ. Và điều chị nghĩ nhiều nhất, xoáy sâu nhất vẫn
là về lẽ sống, về tình yêu, hạnh phúc và ý nghĩa của đời người. Ngay từ trẻ chị
đã vậy: “Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh; em/ Em nghĩ về biển lớn/
Từ nơi nào sóng lên” (bài “Sóng”); mà đến khi có tuổi rồi, chị vẫn không
thôi trăn trở: “Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn/ Hôm nay yêu mai có thể xa rồi/
Niềm đau đớn tưởng như vô tận/ Bỗng có ngày thay thế một niềm vui” (bài
“Nói cùng anh”).
Chính sự cả nghĩ ấy, cộng cách diễn đạt rõ ý, rõ tứ và khuynh hướng sáng tác luôn gắn với đời thường đã giúp cho thơ Xuân Quỳnh có được một sự gần gũi, thiết thực với đông đảo bạn đọc, nhất là những bạn đọc nữ ít nhiều có sự trải nghiệm trong cuộc sống gia đình. Đây là một đóng góp nổi trội của Xuân Quỳnh so với các nữ đồng nghiệp cùng thế hệ. Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt: Bởi quá nệ vào hiện thực (có người nhận xét: qua thơ Xuân Quỳnh có thể biết được nhiều chuyện riêng của đời chị), lại chăm chút nhiều hơn cho việc lập tứ, Xuân Quỳnh có lúc gần như quên bẵng việc kỳ ảo hóa câu chữ cũng như ít chú ý tạo sức “bay” cho giai điệu của bài thơ. Điều này dẫn tới việc: Bên cạnh những bài thơ ấn tượng và lôi cuốn cả về ý tưởng lẫn giai điệu, tạo nên được một hiệu ứng cảm xúc trẻ trung, khoáng đạt nơi người đọc (như “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Hoa cỏ may”), những bài thâm thúy lẽ đời và chan chứa tình yêu thương (như “Mẹ của anh”, “Bàn tay em”, “Con yêu mẹ”, “Thời gian trắng”), Xuân Quỳnh cũng còn không ít bài luẩn quẩn về đề tài, lụn vụn trong triết lý và mạch thơ thì khá…dềnh dang (thậm chí có chỗ còn…hụt hơi). Đọc những câu “Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc/ Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa/ Chi chút thời gian từng phút từng giờ/ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt/ Tôi biết chắc mùa xuân rồi sẽ hết/ Hôm nay non mai cỏ sẽ già/ Tôi đã đi mấy chặng đường xa/ Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển/ Niềm mơ ước gửi vào trang viết/ Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư” (bài “Có một thời như thế”), ta thấy cái cách viết nặng về kể lể rườm rà như thế này xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Quỳnh, nó khiến bài thơ rơi vào tình cảnh không…nhạt nhưng mà…tẻ.
Chính sự cả nghĩ ấy, cộng cách diễn đạt rõ ý, rõ tứ và khuynh hướng sáng tác luôn gắn với đời thường đã giúp cho thơ Xuân Quỳnh có được một sự gần gũi, thiết thực với đông đảo bạn đọc, nhất là những bạn đọc nữ ít nhiều có sự trải nghiệm trong cuộc sống gia đình. Đây là một đóng góp nổi trội của Xuân Quỳnh so với các nữ đồng nghiệp cùng thế hệ. Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt: Bởi quá nệ vào hiện thực (có người nhận xét: qua thơ Xuân Quỳnh có thể biết được nhiều chuyện riêng của đời chị), lại chăm chút nhiều hơn cho việc lập tứ, Xuân Quỳnh có lúc gần như quên bẵng việc kỳ ảo hóa câu chữ cũng như ít chú ý tạo sức “bay” cho giai điệu của bài thơ. Điều này dẫn tới việc: Bên cạnh những bài thơ ấn tượng và lôi cuốn cả về ý tưởng lẫn giai điệu, tạo nên được một hiệu ứng cảm xúc trẻ trung, khoáng đạt nơi người đọc (như “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Hoa cỏ may”), những bài thâm thúy lẽ đời và chan chứa tình yêu thương (như “Mẹ của anh”, “Bàn tay em”, “Con yêu mẹ”, “Thời gian trắng”), Xuân Quỳnh cũng còn không ít bài luẩn quẩn về đề tài, lụn vụn trong triết lý và mạch thơ thì khá…dềnh dang (thậm chí có chỗ còn…hụt hơi). Đọc những câu “Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc/ Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa/ Chi chút thời gian từng phút từng giờ/ Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt/ Tôi biết chắc mùa xuân rồi sẽ hết/ Hôm nay non mai cỏ sẽ già/ Tôi đã đi mấy chặng đường xa/ Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển/ Niềm mơ ước gửi vào trang viết/ Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư” (bài “Có một thời như thế”), ta thấy cái cách viết nặng về kể lể rườm rà như thế này xuất hiện khá nhiều trong thơ Xuân Quỳnh, nó khiến bài thơ rơi vào tình cảnh không…nhạt nhưng mà…tẻ.
Mặc dù đã được bù đắp
bằng một số thành công cụ thể, song nhìn tổng thể thì cách làm thơ thiên về…
nghĩ và nặng về… ý cũng khiến một nữ tác giả mạnh về cảm hứng đời sống hơn là
cảm hứng sách vở như Xuân Quỳnh gặp phải không ít khó khăn (có lẽ loại thơ này
chỉ thật thích hợp với những tạng người như Chế Lan Viên, một nhà thơ sắc sảo,
uyên bác, ưa suy luận và sự suy luận ấy luôn được hỗ trợ bởi một trí tưởng
tượng siêu phàm). Thơ Xuân Quỳnh thường dài, lại nặng về ý nên đây đó đã có
hiện tượng lặp ý, thậm chí có chỗ chồng ý, khiến tứ thơ ít nhiều bị phân tán.
Bài “Thơ tình cuối mùa thu” là một ví dụ. Tác giả có cách mở bài rất gợi: “Cuối
trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/ Mùa thu đi
cùng lá/ Mùa thu ra biển cả/ Theo dòng nước mênh mang/ Mùa thu vào hoa cúc/ Chỉ
còn anh và em”. Nói “Mùa thu đi cùng lá” là một cách nói hay, vừa
gọn vừa gợi. Cũng vậy, “Mùa thu vào hoa cúc”, để lại bên lề đời “Chỉ
còn anh và em” - một đôi tình nhân tự thấy mình đã trưởng thành lên nhiều
sau bao thăng trầm, trải nghiệm - những câu thơ như thế này dễ làm xao động
trái tim của những người đứng tuổi còn nặng lòng yêu. Vậy mà thật tiếc khi ở
khổ thơ gần kết bài, tác giả lại thả xuống những câu mòn sáo, vô vị: “Thời
gian như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em”.
Không chỉ có sự trùng lặp về ý so với đoạn mở bài, mà cách diễn đạt cũng lộn
xộn, tối nghĩa. Đã viết “Mùa thu đi cùng lá” rồi còn viết “Mùa đi
cùng tháng năm” làm gì nữa. Vả chăng, nói mùa thu đi qua cũng có nghĩa là
nói năm tháng đi qua, vậy nói “Mùa đi cùng tháng năm” là…
thừa. “Tuổi theo mùa đi mãi” cũng là một cách viết…lười. “Thơ tình cuối mùa thu” đáng ra có thể trở thành một thi phẩm hay, rất tiếc là ở hai khổ thơ cuối, tác giả đã tỏ ra đuối sức, hụt hơi…Thật ra, việc dựng nên một bài thơ từ dày đặc các ý nghĩ là một việc làm “liều lĩnh”, bởi để có được những ý nghĩ kết nối với nhau một cách lôgíc, lại mới mẻ, độc đáo đâu phải dễ. La Bruyère - nhà thơ Pháp thế kỷ XVII chẳng đã phải thốt lên: “Tất cả đã được nói hết rồi, và chúng ta đến quá muộn. Từ 4000 năm nay đã có những con người, và họ suy nghĩ”.
thừa. “Tuổi theo mùa đi mãi” cũng là một cách viết…lười. “Thơ tình cuối mùa thu” đáng ra có thể trở thành một thi phẩm hay, rất tiếc là ở hai khổ thơ cuối, tác giả đã tỏ ra đuối sức, hụt hơi…Thật ra, việc dựng nên một bài thơ từ dày đặc các ý nghĩ là một việc làm “liều lĩnh”, bởi để có được những ý nghĩ kết nối với nhau một cách lôgíc, lại mới mẻ, độc đáo đâu phải dễ. La Bruyère - nhà thơ Pháp thế kỷ XVII chẳng đã phải thốt lên: “Tất cả đã được nói hết rồi, và chúng ta đến quá muộn. Từ 4000 năm nay đã có những con người, và họ suy nghĩ”.
Ở trên tôi đã nhắc tới
trường hợp Chế Lan Viên. Điều thú vị là - theo như “bật mí” của nhà phê bình
văn học Vương Trí Nhàn (sách “Cây bút, đời người”, NXB Trẻ, 2002) - mặc dù được
xem là “người tiếp tục giọng thơ Xuân Diệu”, song trong việc làm thơ, Xuân
Quỳnh tìm tòi học hỏi nhiều ở Chế Lan Viên chứ không phải ở Xuân Diệu. Kể thì
việc này cũng đễ hiểu. Thơ Chế Lan Viên mạnh về ý, về tứ. Nếu ai nghiên cứu kỹ
quá trình Chế Lan Viên hoàn thiện “Di cảo thơ”, hẳn sẽ nhận thấy cách thức của
ông như sau: Khi trong đầu nảy ra những ý hay, ông tạm ghi ra giấy, rồi trên
cái nền đó, ông xoay xỏa tìm cách dồn chúng vào một khuôn thơ nào đó, cốt sao
vừa có vần có điệu vừa giữ được cơ bản ý thơ. Xuân Quỳnh cũng làm thơ theo qui
trình này. Chị từng thổ lộ với Vương Trí Nhàn: “Lúc viết những dòng này, tôi
như người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ đang ào ào kéo đến
trong đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc
ấy đơn giản hơn”.
Thơ trọng ý, trọng tứ
là thứ thơ ít bị hư hao, “thất thoát” khi chuyển sang một ngôn ngữ khác. Trong
quá khứ, thơ Xuân Quỳnh từng được dịch in ở Nga, Đức, Pháp…Thiết nghĩ, với
những câu: “Con thức ban ngày, mẹ che chở cho con/ Khi con mơ mẹ làm sao che
chở” thì dịch thế nào cũng vẫn gây được xúc động nơi người đọc. Thậm chí,
với một bài được viết bằng thể thơ lục bát thấm đẫm hồn cốt dân tộc như “Mẹ của
anh” thì những ý thơ hay như “Bây giờ tóc mẹ trắng phau/ Để cho mái tóc trên
đầu anh đen”, qua bản dịch vẫn đủ sức chinh phục người đọc. Đó là cái hay
được gây dựng từ sự đối lập của hai mái tóc đen, trắng. Lẽ nào, độc giả Việt
Nam từng yêu thích câu thơ của thi sĩ Pháp Louis Aragon “Đêm hết đen thì tóc
bạc trên đầu” mà độc giả Pháp lại không yêu thích câu thơ nói trên của nữ
thi sĩ Việt Nam Xuân Quỳnh?.
28-8-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét