Thơ thới một "Miền xanh"
Nhà thơ Cầm Sơn tại ngã ba Đồng Lộc
(tháng 6-2010)
Tôi vừa được anh Cầm Sơn giám
đốc Công ty lâm nghiệp Tam Sơn tặng tập thơ mới có tên là "Miền
xanh". Đây là tập thơ thứ ba của anh sau "Tình rừng" rồi đến
"Tình núi". Đúng là cái nghề cái nghiệp đã ngấm vào máu thịt của anh
nên những đứa con tinh thần của anh cũng mang tên của rừng của núi cả tập thơ mới
nhất này cũng vậy.
Tập
thơ khá dày dặn - 114 trang với đúng 50 bài thơ do nhà thơ Trần Quang Quý phó
giám đốc nhà xuất bản Hội nhà văn viết lời giới thiệu. Với tôi dày mỏng không
thành vấn đề ai viết lời giới thiệu cũng không quan trọng. Quan trọng hơn cả
"vấn đề" hơn cả đó là những tác phẩm ở trong cuốn sách. Và tôi lại
say sưa đọc như đã đọc hai tập thơ trước của anh. Cuối cùng trong tôi chẳng còn
giám đốc công ty lâm nghiệp Tam Sơn nữa mà thay vào đó là thi sĩ Cầm Sơn là một
miền xanh thi ca đang trải rộng dài trước mặt để cho hồn tôi nhẹ cánh lâng lâng
cùng thăng hoa với anh.
Trước
hết phải nói luôn rằng chất lượng tập thơ này của Cầm Sơn đã khá hơn hai tập
trước rất nhiều. Phải chăng anh đã có thời gian lùi lại để chiêm nghiệm để chắt
lọc thơ mình. Chất nghệ sĩ vốn đã rất rõ nét trong cuộc sống của anh thì nay đã
được "thơ hóa" được chắp cánh bay lên. "Có gã đầu bạc ngu ngơ/
Dang tay ôm cả trời mưa giữa rừng". Tôi đồ rằng và tưởng tượng trước
mắt tôi đó là gã Cầm Sơn giám đốc Cầm Sơn đi thăm rừng thấy cảnh đẹp quá nên
thơ quá "giang sơn" của công ty mình hùng vĩ quá đã một mình đứng dưới
trời mưa dang tay giữa "Mưa mát núi mưa giăng đồi/ Miền xanh ngút ngát bật
chồi non tơ" để hét toáng lên rằng "tôi yêu quá đời này!".
Thơ Cầm
Sơn thiên về triết lý nhân sinh ngẫm ngợi sự đời. Bệnh này nói chung là bệnh của
thi sỹ. Thương thay khóc mướn đa sầu đa cảm toàn lo những việc đâu đâu của
thiên hạ. Mượn chanh chua ớt cay mướp đắng chén rượu tiếng chim từ quy... để
bàn luận sự đời.
"Người
đời ví với cơn ghen/ Mang hình dáng ngọn lửa đèn lung linh/ Mỡ màu bóng bẩy nhỏ
xinh/ Mà sao cay đến tội tình ớt ơi!". Ví quả ớt với ngọn đèn là một
cách nhìn mới. "Trả đời gia vị mềm môi/ Bao giờ cho được đổi đời nhà nông/
Lấm lem bùn đất ruộng đồng/ Không nhuộm mà vẫn cứ hồng sắc tươi" (Cay).
Đêm
không ngủ được anh làm thơ rồi bất chợt nghe tiếng chim từ quy da diết để
thương ai đó gọi nhau chờ nhau mãi mà không trả lời. "Trách ai ai giận ai
chờ/ Tiếng từ quy vọng vào thơ não lòng/ Bạn tình có ở bên song/ Với ai ai nữa
mà không trả lời/ Ngoài kia trời sắp sáng rồi..." (Từ quy).
Bài
"Phóng sinh" cũng là một bài thơ hay. Tuy chỉ có bốn câu nhưng vấn đề
đặt ra lại không nhỏ. "Trong nhà làm lễ hạ phóng sinh/ Ngoài sân lại có kẻ
theo rình/ Chim thú sổ lồng còn ngơ ngác/ Bẫy đâu đã dập bất thình lình".
Bài
"Chọi" cũng tương tự như thế. "Hai trâu hùng dũng đứng gườm
nhau/ Lừa miếng khóa sừng hung hăng đấu/ Thắng thua rồi cũng ra là mỗ/ Rượu vui
hay rượu đắng đối đầu?". Câu cuối hình như cứ day dứt mãi nỗi lòng
tác giả. Trong chén rượu đắng ấy trong sự thắng thua ấy là cái gì? Sao con người
lại có cái trò ác đến vậy?
Trong
cuộc sống vui người ta tìm đến rượu buồn người ta cũng tìm đến rượu. Cầm Sơn uống
rượu với bạn mà phơi bày cõi lòng nài nỉ bạn uống rượu mượn rượu để dốc bầu tâm
sự để tri kỷ tri âm mà tâm giao. Bài "Chén cạn" là bài thơ lục bát rất
nhuyễn và hay của tập thơ này. "Ừ thì một chén nữa thôi/ Mộng mơ bay bổng
bồi hồi lâm li" và "Uống đi bạn uống đi anh/ Uống thêm chén nữa
để thành người tiên". Vâng thành "người tiên" chứ không phải
bi lụy sầu não như một số người dùng rượu để giải khuây. Đây là thú "thưởng
rượu" tao nhã đấy chứ.
Cầm
Sơn quan niệm hạnh phúc thật giản dị. Hạnh phúc là những việc làm bình thường
hàng ngày mang đến niềm vui cho người khác. "Hôm qua gặp kẻ ăn mày/ Hắn
reo: gặp bác cháu may lắm rồi/ Chuyện này thực chuyện nhỏ nhoi/ Cũng làm tôi một
chút vui ngày thường". Tính anh vốn thế quảng giao xởi lởi thương người
cả tin và hào phóng. Anh thường nói với tôi: "Các cụ dạy "Xởi lởi giời
để cho" tớ suốt đời sống theo lời răn ấy". Quả thực Cầm Sơn hào phóng
và quảng giao lắm. Tiếp xúc với anh nghe tiếng cười như vỡ chợ của anh thì mới
thấy được Cầm Sơn đúng là như thế. "Cái duyên cái nợ cái tình/ Nâng niu
gìn giữ trung trinh vẹn tròn" (Giận dỗi).
Hạnh
phúc với Cầm Sơn còn là niềm vui với cha mẹ vợ con với các cháu và với bạn bè.
"Cháu con yêu quý ông bà/ Cha mẹ hòa thuận ấy là niềm vui/ Màn chi mây
gió xa xôi/ Hạnh phúc ngay ở vòng nôi gia đình". Có vẻ hơi ca dao như
lại rất vào lòng người đọc. Hay như "Bấy giờ lắm đón nhiều đưa/ Tiệc tùng
bù khú say sưa tối ngày/ Trăm phần trăm chạm lây phây/ Vật ngon món lạ bầy nầy
chiếu son" để rồi "Chợt thèm rau muống tương cà/ Cháu con bố
mẹ ông bà bên nhau".
Cũng
chủ đề hạnh phúc bài "Cháu ngoại" cũng là một bài thơ hay. Anh nói hộ
nỗi lòng "sốt ruột" của bao người có con gái lấy chồng xa chờ đợi
"ra hoa kết trái" nhà người. Chỉ ai qua "đận" này mới hiểu
được nỗi niềm đó. "Một năm con về nhà chồng/ Cha thầm theo dõi vẫn không
thấy bầu/ Lòng cha thắc thỏm lo âu/ Duyên trời kiếp định biết đâu chẳng thành/
Không còn hạnh phúc mong manh/ Cơm canh liệu có ngọt lành được không?" để
rồi "Òa vui cái buổi hôm nay/ Đầu tháng mười một vào ngày sáu dương/ Con
trở dạ vào nhà thương/ Sinh cháu nối nghiệp từ đường nhà con/ Mười giờ bốn mươi
phút tròn/ Thỏa lòng mong đợi mỏi mòn mẹ cha"... "Oà vui"
là chính xác. Nỗi niềm chờ đợi được dịp bung ra. Anh chi tiết đến cả giờ phút
đón cháu ngoại thì chứng tỏ nỗi mong đợi và mừng vui đến nhường nào. Hạnh phúc
đấy chứ còn đâu nữa?
Trong
"Miền xanh" có tới bốn bài thơ "tình": Tình cây Tình rừng
Tình sông Tình đời mỗi bài một giọng điều khác nhau nhưng tự trung là... bao la
tình. Thì anh chẳng đã có hai tập thơ Tình rừng Tình núi đấy là gì. Đến tập thơ
này vẫn còn những bài "tình lẻ" nữa thì chẳng bao la tình là gì?
Cùng với
những bài thơ viết về người thân trong gia đình Cầm Sơn có một loạt bài viết tặng
riêng các nhà văn nhà thơ lớn và bạn bè. "Viếng mộ Hàn Mặc Tử"
"Viếng mộ cha con Tống Nhạc Phi" "Ừ thì" (tặng nhà thơ đặng
Vương Hưng) "Gửi bác Sao Mai" "Mười bông hoa trắng" (viết về
10 cô gái ngã ba Đồng Lộc) "Mầm" (tặng giám đốc công ty A Mai)
"Tình rừng (tặng Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu) "Hổ xanh mừng thọ"
(tặng bác Nguyễn Cao Trường 70 tuổi) "Tình sông" (tặng Phó Tổng giám
đốc Tổng Công ty Giấy). Riêng tôi vinh hạnh được anh tặng tới 2 bài thơ nhân đọc
tập thơ "Khúc đồng dao" và tiểu thuyết "Hoàng hôn xanh" của
tôi. Thật trân trọng tình cảm đó của anh. Phải sống hết mình với cuộc đời với
bè bạn mới có được những bài thơ như thế.
Thể
thơ lục bát chiếm ưu thế trong "Miền xanh". Tuy vậy những bài thơ tự
do cũng khắc họa được nhiều dấu ấn trong tôi. "Chợ tình" "Hà Nội
trong tôi" "Tây Hồ" "Mười bông hoa trắng"... là những
bài thơ như thế. Tôi đặc biệt thích bài "Chợ tình" ở dạng này. "Chẳng
biết có say/ Vòng tay anh chặt thế/ Khép bờ mi/ Mặc kệ/ Khép em rồi! Rượu thắng
cố chỉ là thắng cố thôi/ Men tình mới làm ta rối bời/ Gió cao nguyên cứ thổi/
Quay tít điệu khèn/ Đàn môi chao nghiêng/ Chợ tình lúng liếng/ Đồng bạc gắn áo
em xủng xiểng/ Sắp sáng rồi/ Tmủa ơi!". Chắc phải "Sơn La
cao" mới viết được như thế.
Đáng
chú ý trong "Miền xanh" có bài "Cáo bạn" như một thông điệp
gửi đến độc giả. "Còn ba năm nữa thì hưu/ Xem ra công việc bận nhiều hơn
xưa" và "Cùng bạn đọc" là lời ngỏ của anh đầu tập thơ. Anh
quyết định nghỉ hưu trước tuổi không phải chờ đến ba năm nữa. Nghỉ hưu ở ngay
cái tuổi 57 của anh và khi Công ty đang ở đỉnh cao của sự trưởng thành. 15 năm
làm giám đốc Nguyễn Đức Sơn (tên thật của anh) đã đưa công ty lâm nghiệp Tam
Sơn (trước là ba lâm trường làm ăn thua lỗ sáp nhập lại) trở thành có tên tuổi
và vị thế. Chính phủ tặng Bằng khen Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
công ty là đơn vị văn hóa cấp tỉnh doanh nghiệp văn hóa UNESCO doanh nghiệp
tiêu biểu toàn quốc năm 2009 đảng bộ 10 năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững
mạnh... và bản thân anh cũng giành nhiều danh hiệu sáng giá: doanh nhân văn hóa đất Việt. Được tin anh xin nghỉ hưu trước tuổi nhiều người không khỏi ngỡ
ngàng. Có kẻ bảo anh là... dại đang "ăn nên làm ra" tội gì mà nghỉ?
Không anh bảo "Tớ đã là doanh nhân văn hóa đất Việt" phải xử sự cho
văn hóa chứ. Về hưu cho cánh trẻ nó lên làm. Nghỉ giữa lúc cao trào này mới
khoái chứ để người ta chán quá mong cho mình về thì còn gì là Cầm Sơn. Về hưu tớ
sẽ tha hồ thời gian làm thơ và sáng tác truyện giao du bạn bè. "Miền
xanh" cũng là thông điệp này đấy chú ạ". Và anh ngâm "Về quê
gieo một luống thơ/ Ươm giàn mướp đắng đợi chờ mùa sang" rồi cười
sang sảng.
Ôi giời!
Đúng là bệnh thâm căn cố đế của thi sĩ. Thì thế mới là Cầm Sơn. Nghe đâu thương
thảo mãi giám định mãi cấp trên mới chịu đồng ý với nguyện vọng của anh. Chắc
chắn thời gian tới trang blog có địa chỉ http://dsơn.vnwelogs.com/ sẽ
tưng bừng nhộn nhịp khách cho mà xem. Chúc mừng tập thơ mới Miền xanh và cuộc sống
mới "Thường Dân" của anh. Hy vọng anh sẽ có nhiều tác phẩm hay hơn nữa.
Đỗ Xuân Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét