Cà kê… Võ Hồng
Sau khi tạp chí Thư Quán Bản Thảo (TQBT), xuất bản tại Hoa Kỳ,
số 20 chủ đề nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn phát hành, các anh trong nước đề nghị TQBT
làm một số chủ đề: Nhà văn Võ Hồng cho số 21. Ngoài nước, hai anh bạn văn
một thời với chúng tôi (Phạm Văn Nhàn và Trần Hoài Thư) gọi điện thoại về cho
tôi, giục tôi phải về Nha Trang để gặp những bạn bè cũ, để bắt tay thực hiện chủ
đề về Võ Hồng theo yêu cầu.
Thế là tôi thu xếp hành lý, phóng vù về Nha Trang. Cánh cổng
căn nhà 51 Hồng Bàng khép hờ, chỉ cần đẩy cổng bước thẳng lên gác chứ không phải
bấm chuông và đợi như những năm trước. Bước lên mấy bậc cầu thang, đứng trước
cánh cửa gỗ khép hở đã thấy một phụ nữ trạc 50 đang bưng chén cháo ngồi trên ghế
đẩu sát ngay cạnh giường. Ông nằm dán người lên mặt nệm, lép xẹp; đầu trùm chiếc
mũ len tới tận chân mày. Nghe tiếng động, ông mở mắt. Tôi chào ông và người phụ
nữ, rồi “cung khai lý lịch”, nhưng ông không hề nhận biết tôi là ai, mặc dù trước
đó là chỗ thân quen, thường xuyên điện thoại, thư từ thăm hỏi nhau.
Tôi nói rõ mục đích chuyến ghé thăm, trao lại bó hồng của anh
em TQBT với lời chúc sức khỏe và gửi một số tập TQBT tới tận tay ông. Ông vẫn nằm
yên trên giường và nghe và thở nặng nhọc, nói những lời cảm ơn rất nhỏ, phải
chú tâm lắm mới có thể nghe được.
Tôi quay ra ngoài hiên với người phụ nữ. Chị tự giới thiệu là
học trò cũ của ông hồi còn học trường Bồ Đề, Nha Trang, nhà tận cầu Dứa. Có năm
ba học trò cũ trạc tuổi chị thay phiên nhau đến chăm sóc ông, bởi các con ông
thì ở quá xa, còn người giúp việc thì không ai hiểu được tính ông nên hôm trước
hôm sau là bỏ về. Chị không nói tên, nhưng cho biết là “bọn tui đã thay
phiên nhau hơn tháng nay, thầy mỗi ngày mỗi yếu đi”. Và chị lịch sự nói: ”Anh ở
đây nói chuyện với thầy, chắc là lâu. Khoảng 11 giờ có người khác đến thay. Tôi
phải chạy về nhà có chút việc”. Nói và chị thu xếp muỗng chén đặt lên chiếc bàn
con rồi quày quã bước xuống cầu thang. Tôi hơi ngạc nhiên. Có thể chị hiểu công
chuyện của tôi sẽ kéo dài, quá lâu để chị thành người thừa trong cuộc chuyện
trò chẳng mấy liên qun đến chị, hay tôi như một người cũng có trách nhiệm thay
thế trong đám học trò ông, bởi tôi cũng đang xưng “thầy con”.?
Tôi đỡ ông ngồi dậy, dựa lưng vào thành giường, thở dốc một hồi
rồi với tay lấy chiếc kính thứ hai mang lên mắt. Ông giở từng quyển TQBT, lật từng
trang một cách khó khăn, hỏi: “Các toa làm có bán được nhiều không?”. Trả lời:
“Độc giả nhiều, nhưng không thu tiền”. Ông ngó ra một lúc: “Cảm động, thiệt cảm
động”. Tôi nói: “Thầy ăn sáng đi kẻo nguội”, rồi tôi bưng chén súp lên, ông gạt
đi :”Toa để đó cho moa”. Bữa ăn sáng kéo dài gần hai tiếng. Tôi tranh thủ hỏi
ông những gì đã định trong đầu và anh em đã dặn dò, nhưng câu chuyện đưa đẩy hầu
như là ngược lại. Ông hỏi tôi: “Moa muốn về thăm quê một chuyến, liệu tình
hình này này được không?”.
Tôi nói: “Thầy cứ uống thuốc, tịnh dưỡng khi nào thiệt mạnh thầy gọi anh em đón thầy về”. Ông ngồi lặng hồi lâu, rất lâu. Hình như hình ảnh quê hương trong ký ức hiện về làm ông xúc động. Tuổi thơ ông đã bay qua con sông Cái, làng lụa Ngân Sơn, khu Lò Gốm, Chí Thạnh, Đồng Dài… mà hơn 30 năm qua ông chưa từng chạm mặt. 30 năm đối với ông hình như là nỗi hoài nhớ mang mang để ông đắm chìm và thả nỗi nhớ nhung chất ngất đó vào từng trang sách. Ông đưa đẩy nó đi để cảm thấy như ông còn đang gần gũi với quê nhà An Thạch. Ông kể lại những bờ ruộng, con mương, tên người, tên đất như để đánh lừa mình đang gần thật gần với Tuy An, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, từ ấy ra đi trong những cơn mê chếch choáng “back to Sorento”.
Tôi nói: “Thầy cứ uống thuốc, tịnh dưỡng khi nào thiệt mạnh thầy gọi anh em đón thầy về”. Ông ngồi lặng hồi lâu, rất lâu. Hình như hình ảnh quê hương trong ký ức hiện về làm ông xúc động. Tuổi thơ ông đã bay qua con sông Cái, làng lụa Ngân Sơn, khu Lò Gốm, Chí Thạnh, Đồng Dài… mà hơn 30 năm qua ông chưa từng chạm mặt. 30 năm đối với ông hình như là nỗi hoài nhớ mang mang để ông đắm chìm và thả nỗi nhớ nhung chất ngất đó vào từng trang sách. Ông đưa đẩy nó đi để cảm thấy như ông còn đang gần gũi với quê nhà An Thạch. Ông kể lại những bờ ruộng, con mương, tên người, tên đất như để đánh lừa mình đang gần thật gần với Tuy An, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, từ ấy ra đi trong những cơn mê chếch choáng “back to Sorento”.
Khá lâu sau đó, ông phều phào: “Nay toa viết được nhiều không?”.
“Dạ, in ít thôi”. “Moa cũng cố gắng thôi, còn cầm được cây bút ngày nào moi sẽ
viết để trả hiếu cho quê hương”. Không biết là lần thứ mấy mươi và với bao
nhiêu người thân quen ông nhắc lại chữ hiếu. Nó thôi thúc ông, réo gọi ông từ
tâm thức của đứa con xa quê lâu ngày. Nó luôn là nỗi ám ảnh trong ông mỗi khi
được nói, được nghe nói về quê ông. Đó là món bún làm bằng bột bắp, khoanh từng
sợi vàng mịn như tơ nổi bật lên trên màu xanh của miếng lá chuối, ăn với nước mắm
nhỉ lúc xế chiều.
Ông khép mắt mơ màng “Ờ, ờ bún…”. Tranh thủ, tôi dọn dẹp chén đũa mang vào bếp rửa. Quay trở ra định đặt lại mấy tờ báo lên ghế. Nhưng ngó quanh quẩn, chỗ này quyển sách, đầu kia rổ may đựng kim chỉ, giấy bút, chiếc gương soi, dao cạo râu, áo quần, khăn mặt… chúng thật lộn xộn, nhưng chừng như là những nơi cố định của chúng để ông có thể với tới là đụng cái này, nắm lấy cái kia theo thói quen. Loay hoay một lúc và quyết định, thôi cứ để y nguyên, không khéo ông nhìn thấy lại bị “ngầy ngà”.
Ông khép mắt mơ màng “Ờ, ờ bún…”. Tranh thủ, tôi dọn dẹp chén đũa mang vào bếp rửa. Quay trở ra định đặt lại mấy tờ báo lên ghế. Nhưng ngó quanh quẩn, chỗ này quyển sách, đầu kia rổ may đựng kim chỉ, giấy bút, chiếc gương soi, dao cạo râu, áo quần, khăn mặt… chúng thật lộn xộn, nhưng chừng như là những nơi cố định của chúng để ông có thể với tới là đụng cái này, nắm lấy cái kia theo thói quen. Loay hoay một lúc và quyết định, thôi cứ để y nguyên, không khéo ông nhìn thấy lại bị “ngầy ngà”.
Một người phụ nữ khác bước lên cầu thang, trên tay là gói thuốc.
Ngó lên đồng hồ đã 12 giờ. Chúng tôi chào nhau. Chị lại làm công việc mà người
trước đã làm. Ông nằm thiêm thiếp trên giường. Trời nắng chói chang. Căn gác lợp
tôle nóng hầm hập. Ông vẫn nằm dán sát trên giường. Thở nặng nhọc.
Tôi thẫn thờ bước xuống cầu thang với chút bùi ngùi.
Tháng 9.2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét