Từ lúc đọc tác phẩm Nhánh rong phiêu bạt của nhà
văn, nhà giáo Võ Hồng, một tác phẩm được dùng làm phần thưởng trong các kỳ thi
Đố vui để học cho học sinh trước năm 1975, Thúy không còn thấy tên mình chỉ là
thị Thúy, cụt ngủn, bình dân; không đẹp như Quỳnh Hoa, Thu Vân, Thanh Thủy...,
không kiêu sa như Tố Nga, Đài Trang, Huyền Trân...Mà ngược lại Thúy tự hào là
tên mình đã được nhà văn Võ Hồng đưa vào văn học sử qua Nhánh rong phiêu bạt.
Nhân vật chính của Nhánh rong phiêu bạt cũng tên Lê Thị Thúy, cũng 12 tuổi như chúng tôi lúc đó, vào những ngày cuối của chiến tranh.
Không phải mỗi Thúy, cũng xinh đẹp, cũng con nhà giàu như nhân vật Lê Thị Thúy, mà cả lớp đều mơ có ngày được gặp và nghe nhà văn Võ Hồng dạy dỗ như ông đã từng dạy nhiều thế hệ ở các trường Trung học ở Nha Trang.
Ước mơ nhỏ nhoi, rất dễ thực hiện vì nhà văn Võ Hồng, thuộc thế hệ của ông bà chúng tôi, ở đường Hồng Bàng, một con đường nhỏ, yên tỉnh, gần biển Nha Trang. Vậy mà vĩnh viễn chẳng bao giờ đạt được.
Hồi đó, chúng tôi đạp xe đi qua, đi lại nhà ông ít nhất là mỗi tháng một lần, cả chục cặp mắt cùng nhìn vào cổng nhà ông. Căn nhà nhỏ ẩn mình sau hàng rào hoa tóc tiên như một tấm lá chắn thiên nhiên che chở bảo vệ nhà văn trước một xã hội đảo lộn sau tháng 4 năm 1975.
Một vài lần chúng tôi dừng xe trước cổng nhà ông, định kéo chuông gọi ông như mấy chữ ghi bằng sơn đen trên một tấm thiếc nhỏ bằng nửa cuốn sách treo lủng lẳng bên lề cổng "kéo dây gọi Võ Hồng". Miếng thiếc được treo bằng một sợi dây dù chạy từ cái cổng nhỏ bò qua những nhánh cây lêkima vào đến cửa sổ nhà; đầu dây bên kia là 3 cái lon sữa bò rỗng cột vào nhau.
Nhiều lần như vậy, nhưng chưa lần nào chúng tôi dám "kéo dây gọi Võ Hồng" vì nếu có hân hạnh được ông cho vào nhà, cũng chỉ chào mà không biết nói chuyện gì với một nhà giáo, nhà văn kỳ cựu đáng tuổi ông ngoại của mình.
Văn phong của Võ Hồng là ngôn ngữ của một nhà giáo. Dưới cả hai thể loại truyện ngắn và truyện dài, ông gởi những lời khuyên của một nhà mô phạm đến độc giả. Có những chuyện ngắn về khu rừng với đủ muôn thú sư tử, cọp, nai, sóc… người đọc thấy rõ xã hội loài người với đủ cá tính, đủ trình độ. Có một truyện ngắn về cỏ và cây, nhưng người đọc thấy rõ cây bách tùng được ông gởi gắm hình ảnh một người lãnh đạo, cây chùm rụm (chùm ruột?) mang tính cách của một công dân bình thường lặng lẽ góp phần xây dựng đất nước...
Truyện ngắn "Vĩnh biệt cây trứng cá" lấy được những giọt nước mắt của tôi. Câu chuyện rất đơn giản: có một cậu bé lớn lên cùng với cây trứng cá, một loại cây rất sai trái ăn không ngon nhưng trái non màu xanh có thể làm đồ chơi cho trẻ con. Tuổi thơ của cậu bé êm đềm bình yên dưới bóng mát to rộng của cây trứng cá. Cây trứng cá chứng kiến cậu lớn lên với một tuổi thơ bình yên, hạnh phúc; như một chứng nhân, một người bạn trung thành của cậu. Lúc cây trứng cá bị đốn đi, cậu âm thầm khóc như mất đi một người thân. Tôi mê nhất truyện này vì chừng như nhà văn nghe tôi kể lại tâm trạng khi tôi chia tay với cây trứng cá, rồi giúp tôi trải lòng trên trang sách. Còn hơn thế, tuổi thơ hạnh phúc với bóng râm của cây trứng cá với bóng mát chở che của Ba Mẹ luôn luôn nằm trong lòng tôi mặc dù tôi đã phải vĩnh biệt cả Ba lẫn cây trứng cá.
Mỗi một truyện ngắn của ông trang trải nỗi lòng tâm sự của ai đó. Có lẽ vì vậy ai đã từng đọc qua một tuyển tập truyện ngắn của Võ Hồng đều thấy NHÀ VĂN rất tinh tế và mặc dù chỉ sống trong góc một căn phòng nhỏ nằm trên đường Hồng Bàng ở Nha Trang, ông đã viết giùm được tâm trạng của cả người Việt trong nước lẫn người Việt lưu vong.
Ngẫu nhiên, ông đã tài tình thấy được Lê Thị Thúy của chúng tôi sẽ trở thành Nhánh rong phiêu bạt. Chỉ có khác là "nhánh rong" trên trang sách của Võ Hồng phiên bạt từ tuổi 12 và chấm dứt phiêu bạt trong vòng vài năm. Nhánh rong của chúng tôi, và cả chính tôi, cùng cả triệu người Việt Nam trở thành những "nhánh rong phiêu bạt" cả nhiều thập niên, không biết đến bao giờ mới hết đời phiêu bạt?
Võ Hồng không chỉ thành công trong vai trò một nhà văn, mà những tác phẩm để lại của ông sẽ làm cho Thầy Võ Hồng là một nhà giáo có đông học trò nhất. Không một hội cựu học sinh sinh viên nào lưu lạc ở ngoại quốc không biết đến tự truyện Nửa chữ cũng Thầy của Võ Hồng. Và đã theo gương ông, theo những lời dạy của của ông trải dài trên những trang sách. Ngày nào nhà văn Võ Hồng còn có thêm độc giả, ngày đó nhà giáo Võ Hồng còn có thêm học trò mới.
Cuối tháng 3 năm nay chia tay ông, văn học Việt Nam mất đi một nhà văn mô phạm và chúng tôi mất đi một bậc thầy khả kính trong văn học lẫn đời sống.
Nhân vật chính của Nhánh rong phiêu bạt cũng tên Lê Thị Thúy, cũng 12 tuổi như chúng tôi lúc đó, vào những ngày cuối của chiến tranh.
Không phải mỗi Thúy, cũng xinh đẹp, cũng con nhà giàu như nhân vật Lê Thị Thúy, mà cả lớp đều mơ có ngày được gặp và nghe nhà văn Võ Hồng dạy dỗ như ông đã từng dạy nhiều thế hệ ở các trường Trung học ở Nha Trang.
Ước mơ nhỏ nhoi, rất dễ thực hiện vì nhà văn Võ Hồng, thuộc thế hệ của ông bà chúng tôi, ở đường Hồng Bàng, một con đường nhỏ, yên tỉnh, gần biển Nha Trang. Vậy mà vĩnh viễn chẳng bao giờ đạt được.
Hồi đó, chúng tôi đạp xe đi qua, đi lại nhà ông ít nhất là mỗi tháng một lần, cả chục cặp mắt cùng nhìn vào cổng nhà ông. Căn nhà nhỏ ẩn mình sau hàng rào hoa tóc tiên như một tấm lá chắn thiên nhiên che chở bảo vệ nhà văn trước một xã hội đảo lộn sau tháng 4 năm 1975.
Một vài lần chúng tôi dừng xe trước cổng nhà ông, định kéo chuông gọi ông như mấy chữ ghi bằng sơn đen trên một tấm thiếc nhỏ bằng nửa cuốn sách treo lủng lẳng bên lề cổng "kéo dây gọi Võ Hồng". Miếng thiếc được treo bằng một sợi dây dù chạy từ cái cổng nhỏ bò qua những nhánh cây lêkima vào đến cửa sổ nhà; đầu dây bên kia là 3 cái lon sữa bò rỗng cột vào nhau.
Nhiều lần như vậy, nhưng chưa lần nào chúng tôi dám "kéo dây gọi Võ Hồng" vì nếu có hân hạnh được ông cho vào nhà, cũng chỉ chào mà không biết nói chuyện gì với một nhà giáo, nhà văn kỳ cựu đáng tuổi ông ngoại của mình.
Văn phong của Võ Hồng là ngôn ngữ của một nhà giáo. Dưới cả hai thể loại truyện ngắn và truyện dài, ông gởi những lời khuyên của một nhà mô phạm đến độc giả. Có những chuyện ngắn về khu rừng với đủ muôn thú sư tử, cọp, nai, sóc… người đọc thấy rõ xã hội loài người với đủ cá tính, đủ trình độ. Có một truyện ngắn về cỏ và cây, nhưng người đọc thấy rõ cây bách tùng được ông gởi gắm hình ảnh một người lãnh đạo, cây chùm rụm (chùm ruột?) mang tính cách của một công dân bình thường lặng lẽ góp phần xây dựng đất nước...
Truyện ngắn "Vĩnh biệt cây trứng cá" lấy được những giọt nước mắt của tôi. Câu chuyện rất đơn giản: có một cậu bé lớn lên cùng với cây trứng cá, một loại cây rất sai trái ăn không ngon nhưng trái non màu xanh có thể làm đồ chơi cho trẻ con. Tuổi thơ của cậu bé êm đềm bình yên dưới bóng mát to rộng của cây trứng cá. Cây trứng cá chứng kiến cậu lớn lên với một tuổi thơ bình yên, hạnh phúc; như một chứng nhân, một người bạn trung thành của cậu. Lúc cây trứng cá bị đốn đi, cậu âm thầm khóc như mất đi một người thân. Tôi mê nhất truyện này vì chừng như nhà văn nghe tôi kể lại tâm trạng khi tôi chia tay với cây trứng cá, rồi giúp tôi trải lòng trên trang sách. Còn hơn thế, tuổi thơ hạnh phúc với bóng râm của cây trứng cá với bóng mát chở che của Ba Mẹ luôn luôn nằm trong lòng tôi mặc dù tôi đã phải vĩnh biệt cả Ba lẫn cây trứng cá.
Mỗi một truyện ngắn của ông trang trải nỗi lòng tâm sự của ai đó. Có lẽ vì vậy ai đã từng đọc qua một tuyển tập truyện ngắn của Võ Hồng đều thấy NHÀ VĂN rất tinh tế và mặc dù chỉ sống trong góc một căn phòng nhỏ nằm trên đường Hồng Bàng ở Nha Trang, ông đã viết giùm được tâm trạng của cả người Việt trong nước lẫn người Việt lưu vong.
Ngẫu nhiên, ông đã tài tình thấy được Lê Thị Thúy của chúng tôi sẽ trở thành Nhánh rong phiêu bạt. Chỉ có khác là "nhánh rong" trên trang sách của Võ Hồng phiên bạt từ tuổi 12 và chấm dứt phiêu bạt trong vòng vài năm. Nhánh rong của chúng tôi, và cả chính tôi, cùng cả triệu người Việt Nam trở thành những "nhánh rong phiêu bạt" cả nhiều thập niên, không biết đến bao giờ mới hết đời phiêu bạt?
Võ Hồng không chỉ thành công trong vai trò một nhà văn, mà những tác phẩm để lại của ông sẽ làm cho Thầy Võ Hồng là một nhà giáo có đông học trò nhất. Không một hội cựu học sinh sinh viên nào lưu lạc ở ngoại quốc không biết đến tự truyện Nửa chữ cũng Thầy của Võ Hồng. Và đã theo gương ông, theo những lời dạy của của ông trải dài trên những trang sách. Ngày nào nhà văn Võ Hồng còn có thêm độc giả, ngày đó nhà giáo Võ Hồng còn có thêm học trò mới.
Cuối tháng 3 năm nay chia tay ông, văn học Việt Nam mất đi một nhà văn mô phạm và chúng tôi mất đi một bậc thầy khả kính trong văn học lẫn đời sống.
Nguyễn Hương
Thân phụ chị Võ Thị Diệu Hằng
Người điều hành trang Vietsciences, đã từ trần
vào lúc 14g ngày 31.3.2013 tại Nha Trang, thọ 93 tuổi.
Gia đình cho biết ông ra đi đột ngột và nhẹ nhàng trong giấc
ngủ trưa. Lễ khâm liệm sẽ diễn ra lúc 8g sáng 1/4, di quan lúc 15g chiều 4-4
(24-2 âm lịch), an táng tại nghĩa trang Suối Đá (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh
Khánh Hòa).
Diễn Đàn xin thành thực chia buồn với chị Diệu Hằng cùng
toàn thể gia đình.
Tiểu sử nhà văn Võ Hồng
Võ Hồng lấy tên thật làm bút danh, sinh ngày 5-5-1921 (1) tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Còn nhỏ học ở
trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường
Trung học Qui Nhơn. Năm 1940 học ban tú tài ở Hà Nội. Dưới thời chính phủ Trần
Trọng Kim Ông làm bí thư tòa Tổng Ðốc 4 tỉnh miền nam Trung Việt đóng tại Ðà Lạt.
Trong thời kháng chiến Ông cùng Vợ dạy học ở Trung Học Lương Văn Chánh (Phú
Yên) sau Ông làm hiệu trưởng trường này. Năm 1953 bị bệnh xin nghỉ dài hạn. Năm
1954 đưa gia đình về sống ở Ðà Lạt. Từ năm 1956 về sống ở Nha Trang, dạy học ở
các trường tư thục và nghỉ hưu năm 1982. Vợ Ông, cô bé Marie Phan Diệu Báu xinh
xắn ngày nào của xứ hoa Anh đào, đã cùng chồng dấn thân trong ngành giáo dục.
Cuộc kháng chiến kham khổ đã làm hao mòn sức lực. Năm 1957 Bà sớm lìa trần vì bệnh
tim, để lại cho Võ Hồng 3 đứa con nhỏ . Cuộc sống đơn chiếc đã đeo đuổi Ông từ
ngày ấy và mái gia đình trọn vẹn sum họp đã trở thành một dĩ vãng xa xôi.
Từ khi các con Ông lần lượt rời bỏ ngôi nhà sinh trưởng, cuộc sống của Ông chỉ còn là hiu quạnh. Vắng bóng người Vợ, xa cách những đứa con và thiếu thốn những quây quần Ông cháu. Ðó là tóm tắt cuộc đời quạnh quẽ trong căn phòng nhỏ của Ông. Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt được đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi Ông còn là học sinh đệ tam niên (3e année). Mãi đến năm 1959 Ông mới thật thụ gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân. Sau 1975 trong một hoàn cảnh xã hội phân cực trầm trọng (trong và ngoài nước), muốn tiếp tục giữ vững ngòi bút độc lập của mình và tránh mọi thị phi hiểu lầm Võ Hồng đã giới hạn sinh hoạt văn nghệ của mình nơi địa phương Khánh Hòa, giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ, giữ cuộc sống trầm lặng ẩn dật.
Cũng trong thời gian này Nhà văn đã
phải ẩn mình dưới 2 bút hiệu khác Võ An Thạch (2) và Võ Tri Thủy (3). Cho đến
nay Ông đã cho ra đời ngoài 8 tiểu thuyết và truyện dài, trên 70 truyện ngắn,
nhiều tập tùy bút, bút ký, các tập truyện viết cho thiếu nhi, hơn 40 bài viết,
bài khảo cứu, phê bình. Văn nghiệp của Ông sống qua mọi thời đại vì nó luôn gắn
chặt với quê hương, với người dân quê mộc mạc Phú Yên của Ông.
Từ khi các con Ông lần lượt rời bỏ ngôi nhà sinh trưởng, cuộc sống của Ông chỉ còn là hiu quạnh. Vắng bóng người Vợ, xa cách những đứa con và thiếu thốn những quây quần Ông cháu. Ðó là tóm tắt cuộc đời quạnh quẽ trong căn phòng nhỏ của Ông. Võ Hồng sớm cầm bút, truyện ngắn đầu tay Mùa gặt được đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy, Hà Nội năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn, khi Ông còn là học sinh đệ tam niên (3e année). Mãi đến năm 1959 Ông mới thật thụ gia nhập làng văn với tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân. Sau 1975 trong một hoàn cảnh xã hội phân cực trầm trọng (trong và ngoài nước), muốn tiếp tục giữ vững ngòi bút độc lập của mình và tránh mọi thị phi hiểu lầm Võ Hồng đã giới hạn sinh hoạt văn nghệ của mình nơi địa phương Khánh Hòa, giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ, giữ cuộc sống trầm lặng ẩn dật.
(1) Ðây là ngày ghi trong giấy khai sinh, Võ Hồng sinh vào
ngày 5 tháng Chạp năm Nhâm tuất tức vào ngày chủ nhật 21.01.1923.
(2) Sau 1975 trong những sinh hoạt với Hội Văn Nghệ địa phương Võ Hồng dùng bút hiệu này "để đề phòng ngòi bút biên tập thường tự ý sửa" - như lời giải thích của Nhà văn - Sau năm 1990 khi tờ Tuổi trẻ Chủ Nhật "bật mí" bút hiệu này Nhà Văn đành lấy lại bút hiệu Võ Hồng.
(3) Vào những năm đầu sau 1975 việc ấn bản tác phẩm của một nhà văn Miền Nam là một việc không tưởng. Vì thế năm 1984. tác phẩm "Ông Cháu" của nhà văn Võ Hồng đã được in tại nước ngoài với bút hiệu "Võ Tri Thủy", lấy tên người con gái Út của Ông. Mãi đến năm 1988 "Thiên đường ở trên cao" mới được phép xuất bản trong nước như tác phẩm đầu tiên của ông sau 1975.
(2) Sau 1975 trong những sinh hoạt với Hội Văn Nghệ địa phương Võ Hồng dùng bút hiệu này "để đề phòng ngòi bút biên tập thường tự ý sửa" - như lời giải thích của Nhà văn - Sau năm 1990 khi tờ Tuổi trẻ Chủ Nhật "bật mí" bút hiệu này Nhà Văn đành lấy lại bút hiệu Võ Hồng.
(3) Vào những năm đầu sau 1975 việc ấn bản tác phẩm của một nhà văn Miền Nam là một việc không tưởng. Vì thế năm 1984. tác phẩm "Ông Cháu" của nhà văn Võ Hồng đã được in tại nước ngoài với bút hiệu "Võ Tri Thủy", lấy tên người con gái Út của Ông. Mãi đến năm 1988 "Thiên đường ở trên cao" mới được phép xuất bản trong nước như tác phẩm đầu tiên của ông sau 1975.
Nguồn: trang mạng Võ Hồng, ảnh từ trang Vietsciences
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét