Đường đời của Huyền Giang (*) (1931- 2013) ga đi là chính trị
và ga đến là văn hóa. Trong ngắn ngủi một đời người, quả thực, ít ai làm được
như ông: thay đổi hệ hình tư tưởng đến hai lần: lần trước từ giai cấp sang dân
tộc, lần sau từ dân tộc sang dân chủ.
Có thể sự nhạy cảm và tính trung thực trước “những điều trông
thấy”, cũng có thể những chuyển biến gấp gáp, “một ngày bằng ba thu” của xã hội
Việt Nam thế kỷ XX, cùng với đầu óc thích tìm tòi tư tưởng ở ông đã tạo ra những
bước chuyển tư tưởng này.
GIÃ BIỆT
Trước hết cần khẳng định, trên phương diện tư tưởng, người ta có quyền được thay đổi. Huống hồ sự thay đổi ở Huyền Giang là sự vận động biện chứng, như những đợt sóng gối tiếp, cái sau bao giờ cũng có những mầm mống ủ sẵn từ cái trước. Ở hệ hình tư tưởng dân chủ, Huyền Giang từ bỏ các hoạt động chính trị chuyển sang hoạt động văn hóa, không phải như một sách lược, ẩn mình hay lảng tránh, mà là một chiến lược. Bởi văn hóa ở cấp độ tổng thể là nền tảng cho mọi tư tưởng, kể cả tư tưởng chính trị. Làm văn hóa tuy không có tác động tức thời, thấy được ngay, nhưng có thể ảnh hưởng đến phần chìm, phần định hướng của tảng băng trôi.
Trước hết cần khẳng định, trên phương diện tư tưởng, người ta có quyền được thay đổi. Huống hồ sự thay đổi ở Huyền Giang là sự vận động biện chứng, như những đợt sóng gối tiếp, cái sau bao giờ cũng có những mầm mống ủ sẵn từ cái trước. Ở hệ hình tư tưởng dân chủ, Huyền Giang từ bỏ các hoạt động chính trị chuyển sang hoạt động văn hóa, không phải như một sách lược, ẩn mình hay lảng tránh, mà là một chiến lược. Bởi văn hóa ở cấp độ tổng thể là nền tảng cho mọi tư tưởng, kể cả tư tưởng chính trị. Làm văn hóa tuy không có tác động tức thời, thấy được ngay, nhưng có thể ảnh hưởng đến phần chìm, phần định hướng của tảng băng trôi.
Bởi vậy, Huyền Giang quan tâm đến những tri thức văn hóa cơ bản,
đặc biệt là những vấn đề liên quan đến con người, nhằm giải phóng khỏi cái nhìn
chật hẹp, “chính trị là thống soái”, con người chỉ có một bản chất là bản chất
giai cấp... Xin kể ra đây một vài tác phẩm ông dịch thuộc nhiều lĩnh vực, với
những bút danh khác nhau, thậm chí có cuốn không có tên người dịch: Văn hóa
nguyên thủy của E.B.Tylor, Chủng tộc và lịch sử của Lévi-Strauss, Sự phát triển
siêu cá nhân của R.Assagioli, Đạo giáo và các tôn giáo cổ Trung Quốc của
H.Maspéro, Phê phán tính hiện đại của A.Touraine... Chỉ tính riêng mảng sách dịch,
đến mấy chục tác phẩm kinh điển, với người khác đã có thể làm nên một sự nghiệp,
nhưng với ông chỉ nhẹ nhàng: “vừa là kiếm ẳn [ăn], vừa là phục vu [vụ]”. Mục
tiêu của Huyền Giang là viết, còn dịch chỉ để tạo nền cho viết.
DƯỚI TÊN NGƯỜI KHÁC
Mảng sách thứ hai của Huyền Giang là biên soạn với những cuốn như Cách mạng Pháp 1789, Thế giới thứ ba, Từ điển xã hội học... Có điều sách biên soạn của ông không chỉ giới thiệu tư liệu thuần túy, mà là một trình bày có chủ ý với những diễn giải, bình luận của riêng cá nhân ông nhằm làm sáng tỏ những vấn đề thời cuộc.
Thời ấy với sách dịch thì có thể dùng bút danh, nhưng với sách viết, muốn in được và, quan trọng không kém, lấy được tiền nhuận bút, thì tác giả phải khai báo nhân thân cụ thể, và phải được chấp nhận. Bởi thế, các cuốn sách trên đều mang tên Nguyễn Khắc Viện. Phải nói đó là một nghĩa cử của bác Viện. Dĩ nhiên, bấy giờ với người trong cuộc thì không ai tính toán gì, tất cả chỉ nghĩ đến việc chung. Sau này, trước khi mất, bác Viện có thều thào đọc vào máy ghi âm những sách Huyền Giang viết mà ông phải thế danh, để “những gì của Xê-da trả về cho Xê-da”.
Huyền Giang là người có đầu óc nghiên cứu kể cả khi ông còn làm chính trị. Ngay từ năm 1959 ông đã có sách Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nhân dân trước Cách mạng tháng Tám. Rồi năm 1961 là Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám: tháng Tám 1945 - tháng Chạp 1946... Những năm 90 thế kỷ trước, khi đã chuyển sang nghiên cứu văn hóa là thời kỳ ông viết hào hứng nhất. Thể loại ông chọn là tiểu luận cho dễ cập nhật vấn đề và cũng dễ “xuất bản chuyền tay”. Do lối viết sâu, có đầu có cuối, nên nhiều tiểu luận của ông có dung lượng không kém một chuyên luận. Tuy nhiên, ông viết thanh thoát, dễ hiểu nên đọc ông không biết chán. Điều đáng lưu ý ở đây là các vấn đề tưởng rất “thời sự chính trị”, như Bức tranh thế giới hôm nay, Con người và chủ nghĩa nhân văn mới, Khái niệm xã hội công dân... được Huyền Giang tiếp cận từ góc độ triết học lịch sử nên đều trở thành những vấn đề văn hóa. Một thứ văn hóa vừa như là phạm trù tối hậu ở cấp độ tổng thể toàn nhân loại, vừa như là một lối tiếp cận rất hiện đại.
Mảng sách thứ hai của Huyền Giang là biên soạn với những cuốn như Cách mạng Pháp 1789, Thế giới thứ ba, Từ điển xã hội học... Có điều sách biên soạn của ông không chỉ giới thiệu tư liệu thuần túy, mà là một trình bày có chủ ý với những diễn giải, bình luận của riêng cá nhân ông nhằm làm sáng tỏ những vấn đề thời cuộc.
Thời ấy với sách dịch thì có thể dùng bút danh, nhưng với sách viết, muốn in được và, quan trọng không kém, lấy được tiền nhuận bút, thì tác giả phải khai báo nhân thân cụ thể, và phải được chấp nhận. Bởi thế, các cuốn sách trên đều mang tên Nguyễn Khắc Viện. Phải nói đó là một nghĩa cử của bác Viện. Dĩ nhiên, bấy giờ với người trong cuộc thì không ai tính toán gì, tất cả chỉ nghĩ đến việc chung. Sau này, trước khi mất, bác Viện có thều thào đọc vào máy ghi âm những sách Huyền Giang viết mà ông phải thế danh, để “những gì của Xê-da trả về cho Xê-da”.
Huyền Giang là người có đầu óc nghiên cứu kể cả khi ông còn làm chính trị. Ngay từ năm 1959 ông đã có sách Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nhân dân trước Cách mạng tháng Tám. Rồi năm 1961 là Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám: tháng Tám 1945 - tháng Chạp 1946... Những năm 90 thế kỷ trước, khi đã chuyển sang nghiên cứu văn hóa là thời kỳ ông viết hào hứng nhất. Thể loại ông chọn là tiểu luận cho dễ cập nhật vấn đề và cũng dễ “xuất bản chuyền tay”. Do lối viết sâu, có đầu có cuối, nên nhiều tiểu luận của ông có dung lượng không kém một chuyên luận. Tuy nhiên, ông viết thanh thoát, dễ hiểu nên đọc ông không biết chán. Điều đáng lưu ý ở đây là các vấn đề tưởng rất “thời sự chính trị”, như Bức tranh thế giới hôm nay, Con người và chủ nghĩa nhân văn mới, Khái niệm xã hội công dân... được Huyền Giang tiếp cận từ góc độ triết học lịch sử nên đều trở thành những vấn đề văn hóa. Một thứ văn hóa vừa như là phạm trù tối hậu ở cấp độ tổng thể toàn nhân loại, vừa như là một lối tiếp cận rất hiện đại.
TỰ ĐƯA MÌNH TỚI ÁNH SÁNG
Từ xưa đến nay, từ thế giới vào Việt Nam là tọa độ nghĩ suy của Huyền Giang về văn hóa Việt Nam hôm nay. Trước hết là vấn đề Nho giáo hay Con người cá nhân phương Đông. Nước ta lúc chống Nho thì vẫn giữ tư duy Nho giáo, khi muốn phục hưng Nho thì vẫn chỉ vớt được cái hình nhi hạ. Nho giáo, vì vậy, sẽ là vật cản cho xã hội hóa và cá nhân hóa, hai quá trình đưa dân tộc vào hiện đại. Nhìn sâu vào Thực trạng văn hóa hôm nay, rồi Hiện đại hóa và Tâm lý xã hội trong tiến trình hiện đại hóa, để cuối cùng đưa ra Bản tính tộc người Việt, một vấn đề căn cốt trong nghiên cứu văn hóa tộc Việt và văn hóa Việt Nam. Với các tiểu luận Đời sống tâm linh và tôn giáo, Con người và cái chết và Rồi ai cũng về cõi âm, Huyền Giang khẳng định tâm linh là một chiều kích quan trọng của con người, chiều kích bản thể luận. Điều này lý giải sự tồn tại lâu dài của tôn giáo. Còn cái chết được ông coi là sự tham gia cuối cùng của con người vào đời sống tâm linh, là sự hòa/hóa giải cái bi kịch rất người: một thực thể hữu hạn lại mong muốn hiện hữu vô biên.
Từ xưa đến nay, từ thế giới vào Việt Nam là tọa độ nghĩ suy của Huyền Giang về văn hóa Việt Nam hôm nay. Trước hết là vấn đề Nho giáo hay Con người cá nhân phương Đông. Nước ta lúc chống Nho thì vẫn giữ tư duy Nho giáo, khi muốn phục hưng Nho thì vẫn chỉ vớt được cái hình nhi hạ. Nho giáo, vì vậy, sẽ là vật cản cho xã hội hóa và cá nhân hóa, hai quá trình đưa dân tộc vào hiện đại. Nhìn sâu vào Thực trạng văn hóa hôm nay, rồi Hiện đại hóa và Tâm lý xã hội trong tiến trình hiện đại hóa, để cuối cùng đưa ra Bản tính tộc người Việt, một vấn đề căn cốt trong nghiên cứu văn hóa tộc Việt và văn hóa Việt Nam. Với các tiểu luận Đời sống tâm linh và tôn giáo, Con người và cái chết và Rồi ai cũng về cõi âm, Huyền Giang khẳng định tâm linh là một chiều kích quan trọng của con người, chiều kích bản thể luận. Điều này lý giải sự tồn tại lâu dài của tôn giáo. Còn cái chết được ông coi là sự tham gia cuối cùng của con người vào đời sống tâm linh, là sự hòa/hóa giải cái bi kịch rất người: một thực thể hữu hạn lại mong muốn hiện hữu vô biên.
Có thể nói, Huyền Giang là một trong những gương mặt trí thức
nổi bật của những năm 80, 90 thế kỷ trước. Và, quan trọng hơn, tiếng nói bấy giờ
của ông vẫn còn nguyên nhiệt huyết, sâu sắc, mới mẻ đến bây giờ. Cuộc đời ông
nhiều khổ đau, khuất lấp, nhưng bằng lao động sáng tạo không mệt mỏi, bằng sự
kiếm tìm giá trị và dám trả giá cho các giá trị đó, ông đã tự đưa mình tới ánh
sáng. Sự thay đổi tư tưởng, là sự thay đổi triệt để nhất, vô tư nhất, không vì
quyền lợi, địa vị, mà bất chấp quyền lợi, địa vị. Bởi vậy, viết về Huyền Giang
bàn về văn hóa, mà không nói đến sự vận động tư tưởng của ông, hai lần thay đổi
hệ hình tư tưởng của ông, là một thiếu sót lớn.
Huyền Giang là một nhân cách văn hóa. Cuộc đời ông là một giá
trị văn hóa.
Tựa bài "Đường đến văn hóa": Nhân đọc Huyền Giang bàn về văn hóa, NXB
Hội Nhà Văn, 2017, Hà Nội
(*) Tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, thường gọi Nguyễn Kiến Giang, nguyên ủy viên Ban Biên tập NXB Sự Thật, có nhiều bút hiệu như Kiến Giang, Lê Diên, Lương Dân...
(*) Tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, thường gọi Nguyễn Kiến Giang, nguyên ủy viên Ban Biên tập NXB Sự Thật, có nhiều bút hiệu như Kiến Giang, Lê Diên, Lương Dân...
ĐỖ LAI THÚY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét