Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển qua hàng ngàn
năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn luôn được giữ vững và trau dồi bởi
năm mươi tư dân tộc anh em với lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí.
Nếu như sự thống nhất
do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam thì tính đa dạng
của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn
hóa. Và trong bài tiểu luận này, nhóm xin được trình bày về một
vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với
nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo: Vùng văn hóa Tây Bắc.
Khái quát chung:
Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ
thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới
bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và
độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn
hai mươi dân tộc ấy, trong đó các dân tộc Thái, H’mông, Dao có thể xem là những
đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành văn hóa
của khu vực. Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai dẫn
nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn
piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc với các
loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xòe…
Và bây giờ, chúng ta hãy cùng đi tìm
hiểu chi tiết về vùng văn hóa này từ những khía cạnh cơ bản nhất.
Tổng quan về Tây Bắc:
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây
của miền bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là
một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Mường Lay, Lai
Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối
núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên
Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như
Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được
người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), chính là bức tường thành
phía đông và vùng Tây Bắc.
Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là
sông Đà (tên Thái là Nặm Tè) và sông Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của
sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc, phía Tây tỉnh Sơn La. Các con sông này
không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của các dân tộc nơi đây cũng như nền nông
nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng cho những câu hát và truyền thuyết
của các tộc người Thái, Mường...
Tuy cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới
gió mùa, nhưng do ở một độ cao từ 800-3000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á
nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới. Mặt khác, do địa
hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối, tạo nên những thung
lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên lên Tây Bắc còn
là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. Trong lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta
mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dày mà không khỏi
rét. Nhưng chính vì vậy mà thiên nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều
loại hình. Chính điều này cũng góp phần làm nên những nét đa dạng trong văn hóa
của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân
cư:
Hoạt động kinh tế của Tây Bắc chủ yếu là
nông nghiệp mà cụ thể là trồng lúa nước ở vùng thung lũng, ruộng bậc thang ven
sườn núi, các loại cây như ngô, sắn, đậu tương ở nương, rẫy,…
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để
trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia
súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm...
Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc
đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
Đặc điểm cư trú nổi bật của đồng bào
Thái là dọc các thung lũng vùng thấp, nơi có nhiều sông suối ao hồ, chính vì
thế mà các nhà dân tộc học xếp dân tộc Thái là những cư dân đại diện cho nền
văn minh thung lũng (Valley culture). Trên thực tế, đồng bào Thái ở vùng nào
cũng tỏ ra vừa giỏi chài lưới ngoài sông ngoài suối, lại rất thạo việc đánh bắt
trong ruộng trong đồng. Nhờ vậy, bữa ăn hàng ngày của bà con được tăng cường
nguồn dinh dưỡng một cách đáng kể, do chính các hoạt động sông nước đem lại.
Nguồn sống chính của đồng bào H’Mông là
làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc
thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra còn trồng
lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người
Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là
việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông.
Lịch sử và Dân cư:
Tây Bắc là nơi sinh tụ lâu đời,
ngàn năm của cư dân văn minh đồng thau với hơn 20 tộc người cư trú xen kẽ, bao
gồm các dân tộc: Thái, Dao, H’Mông, Bố Y, Giáy, Há Nhì, Kháng, Máng, Khơ-mu,
Sila, Tày, Xinh-mun, La-ha… với một lịch sử phát triển khá lâu đời.Mật độ
dân ở đây khá số thấp, năm 1978 mới có 59ng/km2. Với tỉ lệ tăng
3,5%/năm cộng với việc di dân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120 người/km2.
Các dân tộc tiêu biểu của vùng như: Thái, H’Mông, Dao.
Tại Việt Nam, theo Tổng điều
tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là 1.328.725 người, chiếm
1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An. Trong đó, tại Tây Bắc số dân cụ thể là: Sơn La có
482.485 người (54,8 % dân số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên)
có 206.001 người (35,1 % dân số).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao)
cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh
Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm
tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày.
Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã
có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm
chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay)
thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho
rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực
tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở
miền Tây Thanh Hóa(tân thanh-thường xuân-thanh hóa), Nghệ An cũng mới từ mạn
Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và
nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện
Biên) đi từ Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm,
nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng
văn hóa Lào.
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau
cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai
Châu (Hòa Bình)
Theo David Wyatt, trong cuốn
"Thailand: A short history", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung
Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như
Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía
đông và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến
Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm
của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh).
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo,
được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó,
như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ
Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa
cai quản châu Mộc ; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu
Thuận ; họ Hoàng ở châu Việt...
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm
La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần
Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ Điện Biên.
Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam
phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên.
Tháng 3-1948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị,
qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để
lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính phủ Việt Minh thành lập Khu
tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và
vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm 1975.
Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng,
người Thái sống chân thật, giản dị và rất hòa thuận. Trong gia đình, trong bản
không bao giờ thấy người ta to tiếng với nhau. Đặc biệt không bao giờ trẻ con
bị mắng mỏ nặng lời, chứ không nói đến việc bị đánh đòn. Trẻ con hiểu nhiệm vụ
của chúng và rất tự giác thực hiện. Chúng có sai sót gì, người lớn chỉ nhắc
nhẹ. Trẻ em rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thân ái. Gặp lúc khó khăn,
đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. Người được hỏi xin sẵn sàng chia
sẻ số lương thực còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ cũng sẽ lâm vào cảnh
thiếu đói và cũng phải lên rừng đào củ mài, củ bới thay cơm. Ngay bây giờ, khi
nền kinh tế thị trường đã có tác động vào đời sống cư dân Tây Bắc, thì phong
tục này vẫn được thực hiện với tấm lòng vị tha và tình nghĩa sâu đậm.
Dân tộc H’Mông:
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân
tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Với số dân 1.068.169 người (ngày 1/4/2009), dân tộc Mông
thuộc dân tộc thiểu số có số lượng cư dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách
các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m
so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn
khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng
Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và
Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La...
Các tài liệu khoa học cũng như các
truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm
nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Mông là tên tự gọi có
nghĩa là người (Môngz). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên
Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ
học, người ta chia tộc Mông ra làm các ngành: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa
(Môngz Lênhx), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen (Môngz Đuz), Mông Xanh (Môngz
Njuôz), Na Miểu (Mèo nước).
Đồng bào Mông cho rằng những người cùng
dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn
luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư
trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung.
Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ,
trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ
trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả
bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và
tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp
đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ cúng
chung thổ thần của bản.
Dân tộc Dao:
Tại Việt Nam, dân số người Dao
theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người. Người Dao còn có các tên gọi
khác là: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu
Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v). Địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao là
biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc
bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên
Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lai Châu, Hòa Bình,vv…
Theo kết quả nghiên cứu của Đề án
"Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao" do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám
đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người
Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt
Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn
(còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng
cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao
đã phải trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt
sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của người Dao và được
ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt
từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di chuyển
theo các hướng khác nhau là:
Theo sông Lô tới Hà Giang hình
thành nên người Dao áo dài.
Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày
nay gọi là Dao Tuyển.
Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập,
Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái),
rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần chẹt ngày nay.
Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc:
Văn hóa nông nghiệp:
Tuy nông nghiệp không phải là một khía
cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu vùng nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc,
đây có thể coi là một yếu tố làm nên nét văn hóa độc đáo của vùng.
Văn hóa nông nghiệp thung lũng
Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ văn vần: "
Mường - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc của, người ta
lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên
"phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là
"mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là
"lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao,
dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi
dài hàng cây số. Người Kinh vùng núi Phú Thọ (cũ) học theo cách làm này và gọi
chệch đi là "lần nước". Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá
ngay trong mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi
trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng
cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng. Và món cá là biểu hiện
lòng hiếu khách:
“Đi ăn cá, về nhà uống rượu
ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm”
Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không
thể thiếu với nơng, đồng bào có lúa, rau quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ,
vừng, kê, ớt,.v..v... Bông và chàm cũng trồng trên nương. Và rừng, rừng bạt
ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt
thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu
họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng. Chẳng phải
vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại. Luật
Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt
là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn.
Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm
nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều này đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm
Tây Bắc những năm qua công nhận và đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét
trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã
so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là “Những bậc thang dẫn lên trời” (Ladder to the sky).
Ẩm thực:
Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu
số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì... Một trong những sắc thái
văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở
vùng này. Người dân Tây Bắc thường thưởng thức những món ăn truyền thống của
mình trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và
đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm mới xuân về.
Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là
thích những gì đậm đà vì vậy phần lớn các món ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc
đểu mang lại cho người thưởng thức những ấn tượng rất khó quên.
Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản
chế biến từ trâu là món canh da trâu:
Da trâu sau khi giết được lột và
thui sạch lông rồi gác trên gác bếp cho khô. Để chế biến món canh nấu với bon,
người Thái lấy số da khô vừa đủ đốt cho cháy sùi ra, cạo sạch đến khi trông
miếng da có màu vàng ươm, mùi thơm phức. Sau khi nướng giòn tan, miếng da
được bẻ thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa cho đến nhừ. Trước khi
bắc xuống người ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canh bon đúng nghĩa là
phải có đủ 30 loại gia vị mang hương vị núi rừng Tây Bắc trong đó gồm những gia
vị dễ nhận biết như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn. Món ăn bổ dưỡng nhưng đậm
đà hương vị núi rừng này để lại cảm giác khó quên cho nhiều thực khách.
Những tấm da trâu - phần không thể thiếu
trong việc chế biến món canh da trâu.
RƯỢU SÂU CHÍT.
Đến với Tây Bắc sẽ là thiếu sót nếu như
không thưởng thức một loại rượu ngon nổi tiếng mà người dân địa
phương gọi nôm na là rượu sâu chít.
Đây là loại rượu phổ biến nhất ở vùng
phía tây bắc tổ quốc...các dân tộc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy…đều sử dụng
nó....
Về tên gọi theo như người dân địa phương
thì Thức uống này còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo.
Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi nôm na đều xuất phát từ một loại
sâu ngâm rượu. Chít là tên một loại sâu sống trong thân cây chít- cây bông đót,
mọc hoang ở các triền núi đá vôi nối tiếp nhau trải dài bất tận ở miền Tây Bắc.
Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong loài cỏ lau. Đông trùng hạ thảo
là loại sâu mùa đông chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ phát
triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây chít để hóa thành bướm,
mở đầu cho một vòng đời mới…
Hương vị của rượu sâu chít không có vị
tanh và cực kì đậm đà. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San
Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay
ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh
thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài.đó là điểm thu hút bất kì
vị khách nào khi thưởng thức nó.
CƠM LAM
Có lẽ những ai đã từng đến Tây Bắc thì
không thể quên được hương vị của cơm lam, một chút nhẹ nhàng
thanh thoát tinh tế khác hẳn cơm lam ở Hà Nội hay đâu đó. Người dân tộc phía
bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam. Ngoài cơm lam, họ còn có cả
cá lam, chim lam, rau quả lam... Phải thừa nhận làm đồ ăn lam là một nghệ thuật
tinh tế đặc biệt.
CHÉO - MÓN ĂN ĐẬM ĐÀ HƯƠNG VỊ TÂY BẮC:
Hầu như không có bữa ăn nào quan trọng
của người Thái lại thiếu được Chéo, giống như một dạng muối vừng với người
Kinh.,1 loại gia vị hấp dẫn Quả Mắc Khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng.
Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm
phức, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. Đó
là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất
cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗ hợp trên thì tạo thành Chéo, một
thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất
núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.
Và còn rất nhiều món thú vị khác
như:
Món cá nướng: Người ta dùng các
loại cá bản to như chép, mè, trôi, trắm..., loại to khoảng 1 đến 1.5kg mổ đằng
lưng, bỏ ruột, để ráo nước, sau đó xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá:
Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất
cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, cá cứng; cặp dọc cá,
nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.
Tục ngữ người Thái có câu: “Pay kin pa,
má kin lẩu” (đi ăn cá, về uống rượu); hàm ý bữa cơm tiễn người đi (chia tay)
thì cần phải có cá, bữa cơm đón người về (sum họp) thì cần phải có rượu. Xem
thế đủ biết những món ăn chế biến từ cá nói chung, món lạp cá nói riêng, có vai
trò nhất định trong đời sống giao tiếp của xã hội Thái. Nó mặc nhiên đi vào vốn
văn hoá dân gian, cả trong văn hoá ngôn ngữ lẫn văn hoá ẩm thực...
Món gà luộc chấm chéo tắp: (gan gà luộc chín
trộn với gia vị, tiêu gừng, muối rang nghiền nát) và bát cáy mọ. Cáy mọ là món
thịt gà tra đủ các thứ gia vị, gói lá nướng vùi tro, miếng ăn thơm mềm, béo
ngậy mà không ngấy.
Trong văn hóa ẩm thực, người Tây
bắc giản dị, không mâm cao, cỗ đầy, không nem công, chả phượng. Người ta
chú ý đến hương vị, cái chất của món ăn mà ít chú ý đến mỹ thuật bày biện, màu sắc
của món ăn. Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt
cộng đồng, không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui làm trọng. Thông qua việc
ăn uống, người Tây Bắc thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng. Ăn
uống là một cách bày tỏ tình cảm, lấy làm nguồn vui trong cuộc sống.
Trang phục:
Dân tộc Thái:
Để tạo ra một bộ y phục Thái, không chỉ
là công sức trồng bông, chăn tằm, dệt vải, nhuộm màu, cắt may, thêu, người Thái
còn phải giỏi nghề kim hoàn tạo ra các đồ trang sức đeo trên người như vòng cổ,
vòng tay, hoa tai, trâm, xà tích, cúc bạc...
Khuyên tai của dân tộc Thái đen
Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục
của phụ nữ Thái thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa dân tộc. Một bộ trang phục nữ
Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt
lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai,
vòng cổ, vòng tay, xà tích..
Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có
hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng
khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ
phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa
cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi
giống.
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là
xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc
phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có
chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài,
may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ
đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng
khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi
chết mới mặc mặt phải.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen
mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ
tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là "piêu" thêu hoa văn nhiều mô-típ
trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái Trắng đã
nói ở trên. Lối để tóc khi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là "Tằng
cẩu";khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy; chưa chồng
không búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui
đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và mô-típ hơn Thái Trắng.
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể
thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu
kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái. Piêu tết 3 sừng là piêu thường
dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường
có hội hè, cưới xin. Khăn Piêu là đặc trưng của người dân tộc Thái với
đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc
sỡ, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính thật quyến rũ.
Chiếc khăn piêu của người thái
So với nữ thì nam phục Thái đơn giản
hơn, ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam
giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo...
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo...
Trang phục Thái phản ánh rõ nét đặc điểm
của cư dân nông nghiệp trồng trọt, sự chinh phục, tìm tòi các nguyên liệu trong
thiên nhiên để tạo ra trang phục đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống. Trang phục vượt
qua cả giá trị vật chất thuần túy của nó thể hiện lối sống, quan niệm thẩm mỹ,
đạo đức, tư tưởng xã hội, tín ngưỡng... Trang phục là sự phát triển rất cao của
trình độ thẩm mỹ dân gian, các hoa văn được tạo hình độc đáo, xử lý màu sắc
tinh tế, hài hòa mang đặc trưng tộc người khiến trang phục người Thái ở bất cứ
nơi đâu cũng có vẻ đẹp riêng. Nó phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và
thiên nhiên, đồng bào Thái nơi đây đã đưa vào trang phục của mình những hoa văn
là cả một thế giới động, thực vật phong phú. Do xen kẽ của các nhóm Thái khác
nhau mà trang phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh hưởng của nhau. Nhưng tất
cả họ đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát
huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Góp phần xây dựng
nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc Dao:
So với các dân tộc khác thì dân tộc Dao
được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc của mình với chất liệu bằng vải bông
nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than hoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội
khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực; Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó
sát vào chân; Dao quần trắng nổi bật là yếm rất to che kín cả ngực và bụng,
ngày cưới cô dâu mặc quần trắng; Dao làn tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ...
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người
Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Duy nhất
trong cộng đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao
Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao Tiền phía nam). Áo của người Dao Tiền
gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà. Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu,
chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa gián tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó
có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc - đã có công giết giặc được vua gả công chúa
cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc Dao ngày nay, áo thường có bộ khuy quý
bằng bạc hình tròn chạm khắc tinh vi. Cổ áo của người phụ nữ Dao được trang trí
bằng núm bông hoa đỏ như nắm tay nổi bật trên nền áo chàm xanh đằm thắm.
Yếm của người Dao khá đơn giản, chỉ là
một vuông lụa trắng đính một miếng vải hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình
hoa văn móc câu hay răng cưa hình chim. Để bộ trang phục thêm hoàn mỹ, họ
thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu (có 3 loại khăn: khăn vuông, khăn chữ nhật
và khăn dài). Trong đám hát ví, họ thường dùng khăn thêu trắng dài chừng 1,2m,
rộng 30-40cm, hai đầu gồm hai mảng hoa văn hình vuông tạo thành cảm giác mềm
mại. Ngoài trang phục chính, người phụ nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho
bộ trang phục của mình thêm sang trọng: Vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ
trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những cô gái Dao đeo 10
chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi
bật trên màu áo chàm.
Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao còn giữ
tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tóc nuột nà, uốn lượn. Đây cũng là một bí
quyết giúp mái tóc của những cô gái Dao khỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi
người. Trong không khí tưng bừng của ngày Tết, lễ hội, người ta dùng điệu hát
lời ca làm cuộc sống thêm thăng hoa. Đáng chú ý là bộ trang phục của cô dâu,
phải mất 3 năm cô gái Dao mới hoàn thành bộ trang phục cho mình. Trang phục chú
rể kín đáo, ít phô bày, thường được may bằng các loại vải màu sậm phần nào thể
hiện nam tính. Riêng trang phục của ông thầy cúng có khác đôi chút, mũ được làm
bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép lại cắt dán theo hình quả núi dài
khoảng 25cm. Áo màu đen được thêu hoa văn màu đỏ.
Dân tộc H’Mông:
Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ,
đa dạng giữa các nhóm. Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt.
Đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.
Trang phục nam Hmông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ
khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết
hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và
đẹp.
Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc
dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn
thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách
phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí loại năm thân được
trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què
ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ
xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc
cổ, có khi không mang.
Trang phục nữ:
Người H’Mông có nhiều nhóm khác nhau,
trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy
phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu
hoặc cho vào trong váy. Ôống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn
ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí
viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ Hmông còn
dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay
áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ
ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có
hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm
Hmông (Hóa, Xanh, Trắng, Đen... ). Đó là các loại váy trắng, váy đen, váy in
hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải
được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề
mang trước bụng phủ xuống chân là 'giao thoa' giữa miếng vải hình tam giác và chữ
nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng
hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Hmông. Phụ nữ
thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao
trên đầu. Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.
Phụ nữ Hmông Trắng trồng lanh, dệt vải
lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để
chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có
thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và
thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm,
in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ
Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn
ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Trang trí trên y phục của người H’Mông
chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình vuông,
hình quả trám, hình chữ thập.
Kiến trúc:
Mô hình nhà người Thái
Trắng (Lai Châu, Việt Nam)
Phòng trưng bày Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nhà sàn của người Thái - “hướn hạn phủ
táy” là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời
cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ
thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa đạt tới trình độ thẩm mỹ
cao.
Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm
số gian lẻ, hai đầu hồi - “tụp cống” khum khum như mai rùa, gắn với truyền
thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “Pua tấu” dạy cho người Thái biết
cách làm nhà theo hình rùa đứng.
Người Thái có câu: “Khửn song phái/ cái
song đay” - tức là mở hai cửa/ đi hai đường. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có
hai cầu thang: “Tang chan” và “Tang quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái
dành cho phụ nữ lên xuống. “Chan” là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời.
Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu
thùa... cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía.
Cầu thang dành riêng cho nam giới -
“tang quản” ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.
Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa
- “Chík pháy”. Bếp lửa phía “tang quản” dành cho người già, bếp chính ở phía
“tang chang” dành cho nữ giới. Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà
sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho
mỗi con người.
Từ bếp dành cho người già đến hết cầu
thanh dành cho nam giới gọi là “quản”. Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ
nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian
thờ tổ tiên - “hỏng hóng” và cột thiêng - “sau hẹ”. Trên cột thiêng treo hình
thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - “sam huống khẩu” và ba nhánh rau thì là - “sam
hóm chík”... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì còn mang bóng
dáng của thuyết thiên - địa - nhân.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang
nhã, vừa chắc chắn: “Hướn đi tẳng cang tèn/ Hướn én tẳng cang vên/ Lốm luông
pặt bấu chại/ Lốm hại pặt bấu pay” - Nghĩa là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ Nhà
đẹp dựng giữa mường/ Gió to thổi không xiêu/ Bão lớn không lay động.
Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn họa
tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa
sổ, trên “khau cút” của nhà người Thái đen. “Khau cút” vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ
vân én/ mái nhà xén bằng dui - “khau cút tẻm lai bua/ sinh dua tẻm lai én/ nhả
ca bén tin con”, đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái
đen Tây Bắc.
“Khau cút” là hai tấm ván đóng chéo nhau
hình chữ X trên đòn nóc - “Tiêu bôn”, trước hết để chắn gió - “pảy lốm” cho mái
tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách
điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên
“khau cút”. Giải thích về biểu tượng “khau cút” có nhiều ý kiến khác nhau như:
Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền văn minh lúa nước, hoặc
đó là những búp cây guột - “cút lo ngong” có nhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc
thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em luôn nhớ về nhau... Dù có cách
giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình “khau cút” trên nóc nhà sàn, là mỗi
người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anh em, bản mường yêu dấu.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi
thuồng luồng - “tô ngựa”, linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh
và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, họa tiết mô
phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như
quả trám, hoa ban - “bók ban”, búp cây guột - “cút lo ngong”... Nhà sàn người
Thái trắng - “Táy khao” thường có lan can xung quanh hoặc trước nhà rất đẹp.
Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ
trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Chẳng những mang sắc thái
dân tộc đậm nét nhà sàn của người Thái Tây Bắc còn là nơi hội tụ những giá trị
vật chất và tinh thần.
Đây là nơi chứng kiến buồn vui của bao
thế hệ để rồi mỗi người hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân
trọng nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần đã trở thành
truyền thống tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.
Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần gia đình
họ tộc quây quần nghe người già hát, ngâm, kể - “khắp” những điều răn dạy về
đạo lý làm người - “Quámk son cốn”, chuyện bản Mường - “Quámk tố mướng”, bước
đường chinh chiến của cha ông - “Táy púk sấc”, Tiễn dặn người yêu - “sống chụ
xon xao”... cùng nồng say trong các điệu “xòe” ngày mừng cơm mới, lên nhà mới,
hội cưới, ngày xuân...
Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát,
thổi khèn, pí... con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa... đã được khái quát trong
câu thơ: Trai biết đan chài/ gái biết dệt vải - “nhinh hụ tháp phải/ trái hụ
san he”.
Các bản Thái thường quần tụ ven suối
chân đồi. Những ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió đồng,
lách cách tiếng thoi đưa, đâu đây da diết một điệu khèn câu khắp, lốc cốc tiếng
mõ trâu đàn về bản... tất cả làm nên một vẻ đẹp trong sáng đậm tình như một bức
tranh sơn thủy, dân dã nguyên sơ của một nền văn hóa.
Nhà sàn Dao:
Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng
núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần
trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân
tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở
nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.
Một kiểu kiến trúc nhà ở của người Dao
Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất
phong phú, tùy nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng
dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa đất được chọn để trưng bày và giới
thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao,
gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi
nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá, không có một chút gạch
ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ quí, có tuổi rất già 80-90
năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá còn những cột cái
bằng gỗ quí có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở
mới.
Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm
bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên
sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần
trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng
nguyên liệu rời. Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép
nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ;
trong nhà thường có hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng
đồi. Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác.
Nhà sàn H’ Mông:
Người H'Mông chỉ ở nhà trệt, làm bằng gỗ
pơ mu, thường có ba gian không có chái. Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn
giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một
dưới.. Công việc làm nhà là của đàn ông. Dân bản thường gíup nhau dựng nhà. Họ
chỉ dùng búa và dao. Hầu hết các bộ phận được liên kết với nhau bằng dây buộc
Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt:
khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ
cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng
ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam
và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành
cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mèo thuộc
loại bếp kín - bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc. Chuồng gia súc đặt trước
mặt nhà. Riêng nhà người Mèo ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn La lại có đặc trưng
riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người Thái Đen. Nóc hình
mai rùa nhưng không có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũng làm theo kiểu
Thái. Duy có cách bố trí trong nhà còn giữ lại hình thức cổ truyền của người
Mèo. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí,
mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh.
Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở
ngay cạnh nhà.
Chuồng gia súc được đặt trước mặt
nhà.lát ván cao ráo, sạch sẽ.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà còn có một
khuôn viên riêng cách nhau bằng bức tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
Nghệ thuật thanh sắc và hình khối:
Như chúng ta đều biết Nghệ thuật thanh
sắc bao gồm các loại hình: ca múa, nhạc kịch....vs đặc điểm chung coi trọng
thanh và sắc.Nghệ thuật hình khối bao gồm hội hạo và điêu khắc....
Ta sẽ phân tích nghệ thuật thanh sắc và
hình khối ở bốn phương diện:
+ Tính biểu trưng
+ Tính biểu cảm.
+ Tính tổng hợp.
+ Tính linh hoạt.
Tính biểu trưng của nghệ thuật thanh sắc
và hình khối:
Cũng dựa trên những đặc điểm về
nghê thuật thanh sắc và hình khối của Việt Nam nói chung, Tây bắc cũng có những
đặc điểm khá thú vị và đáng để lưu tâm. Mục đích của chúng là thông qua những
biểu tượng ước lệ đó để diễn đạt,làm bật nội dung có khi là cảnh sinh hoạt một
lễ hội, một cảnh đi làm đồng ...,chứ không phải hình thức, là cái cốt lõi chứ
không phải cái phụ trợ....
Giống như trong ngôn từ, tính biểu trưng
trong nghệ thuật tranh sắc của vùng Tây Bắc trước hết biểu hiện ở nguyên lí
đối xứng, hài hòa….(điều này cũng nằm trong tính biểu trưng trong nghệ
thuật thanh sắc việt nam)...
Một vài ví dụ điển hình.như ở dân tộc
Thái:
Đồng bào thái đặc biệt thích ca hát .mà
nổi bật trên đó một biểu tượng nổi bật một loại hình sân khấu đặc trưng đó là khắp .
Khắp là một thể loại hát
dân gian nên các điệu khắp, lời khắp cũng từ xưa truyền lại, sau này thế hệ con
cháu phát triển thêm nhiều bài thơ, bài khắp mới làm phong phú thêm kho tàng
văn hóa của dân tộc mình và cũng để biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau,
lứa tuổi khác nhau. Đó là một ví dụ điển hình để thấy được tính biểu trưng của
nghệ thuật thanh sắc và hình khối.
Khắp còn là hình thức đối đáp giữa nam
và nữ rất phổ biến, điều này đã thể hiện được nguyên lí đối xứng hài hòa, một
nam rồi lại một nữ,... Và ngay cả trên lời hát khắp cũng thể hiện rõ điều đó.
Lời hát khắp là những bài thơ, câu nọ vần với câu kia hoặc thể loại văn
vần,từng câu thơ( câu nhạc) cũng thể hiện sự hài hòa trong đó. Câu chẵn nổi
bật là 6-8.
Một điều nổi bật đó là khi hát khắp thì
có thể kết hợp với những điệu múa như như múa xoè, múa sạp, múa quạt độc đáo với
các nguyên lí chính như:
+ Thượng tả tương phù :động tác phải có
trên có dưới gốc ngon đầu đuôi tiến lùi phù hợp vs nhau để tạo nên một chỉnh
thể .
+ Phi sấu tương chế:sự hài hòa còn được
tạo nên bởi sự tương phản giữa động tác rộng và hẹp dày và mỏng
+ Nội ngoại tương quan:phải có sự tương
quan giữa nội tâm và ngoại hình nhân vật giữa ngoại hình vs thiên nhiên xung
quanh
.Và một nguyên lí thiết yếu và làm nên
cái đặc sắc của hát khắp đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguyên lí trên với
nhạc cụ đệm cho lời khắp gồm khèn bè, các loại pí: pí ló, pí pặp, pí thiu, mắc
hính, tính tẩu....hay các dụng cụ hỗ trợ như sạp quạt...
Và cái nội dung chính mà người dân tây
bắc nói chung và người dân tộc Thái nói riêng muốn thể hiện qua hình thức hát
khắp chính là để ca ngợi những nét đẹp của quê hương, đất nước, những công việc
lao động thường ngày, thăm hỏi, chúc tụng và đặc biệt là hát giao duyên.
Nói đến dân tộc Thái ta còn không
thể không kể đến múa xòe…cụ thể hơn là múa xòe nón. Các cô gái Thái trong điệu
xoè nón với chiếc nón trong tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bông
hoa trắng muốt. Có lúc nón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai,
nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xoay tròn trước ngực rồi lại dập dờn như
cánh bướm mùa xuân.một hình tượng đập chất nghệ thuật để biểu thị nội dung ở
đây là cảnh đón xuân.
Trong nghệ thuật hình khối tính
biểu trưng được thể hiện rất đắc lực để nhấn mạnh nội dung, đề tài nhắm đến với
đầy đủ sự trọn vẹn. Điều này được thể hiện rõ qua những họa tiết đặc sắc và
điêu khắc của người dân vùng tây bắc như Thái, Dao, H’mông,…
Ví dụ diển hình là chiếc khăn Piêu
nổi tiếng trong các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc rực rỡ….biểu trưng cho sự
vui vẻ phấn khởi ,có nhiều loại khăn piêu được dùng trong những dịp khác nhau
như dịp đón xuân, thu hoạch mùa màng hay cả ngay trong đời sống mỗi loại khăn
piêu với nhưng họa tiết, hình khối khác nhau…
Hay như dân tộc Dao, trang phục của họ
đậm chất biểu trưng về truyền thống. Ví dụ như Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng,
thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần áo ngắn hoặc dài màu chàm và đầu đội
khăn…,rất sặc sỡ. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào
trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa
văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây..
Trong cấu trúc và hình dáng nhà ở
cũng thể hiện tính biểu trưng về mặt hình khối Ví dụ như với dân tộc Thái. Nhà
người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày - Nùng. Còn nhà Thái Đen lại
gần với nhà của các cư dân Môn - Khơ me. Tuy vậy, nhà Thái Đen lại có những đặc
trưng không có ở nhà của cư dân Môn - Khơ me. Nhà Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm
đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan
can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác
nhau. Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và Khay điêng. Vì khay
điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần
gần lại với kiểu vì nhà người Tày - Nùng.
Bên cạnh tính biểu trưng nói trên, nghệ
thuật thanh sắc vùng Tây Bắc vẫn thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát,tiết tấu nhanh
trọng vui…..lại vừa thể hiện cả yếu tố trữ tình với tốc độ chậm cũng rất
chú trọng đến luyến láy ,gợi tình cảm.vì vậy nó mang cả 2 yếu tố trọng âm và
trọng dương.
Với người Thái điều này được thể hiện rõ
hơn cả. Các điệu hát của dân ca Thái thường dùng tiếng đệm: lả ơi là ha ơi, ây
dơ ây dơ, ia oi I dơ… Giai điệu trong hệ thống thang 3, 4, 5 âm (Do-Fa-Sol,
Do-Re-Fa-Sol, Do-Re-Fa-Sol-La) gần với âm nhạc Miến Điện, Lào. Và thêm vào đó
cái dàn nhạc không đồ sộ như 1 buổi trình diễn của Bettoven, chỉ đơn giản là
những dụng cụ như kèn môi, các loại pí,… Một số điệu múa hát dân tộc Thái được
phổ biến rộng rãi như: Xoè Thái, Ngày Mùa, Múa Sạp… tính chất âm nhạc nhìn
chung trong sáng, vui tươi, trữ tình, tiết điệu rõ ràng, nhịp độ từ vừa phải đến
nhanh,thể hiện trong đó là sự kín đáo của người phụ nữ.(vì mặc đồ truyền thống
khi biểu diễn).
Trong nghệ thuật hình khối, tính
biểu cảm cũng thể hiện khá đậm nét.
Như đã nói ở trên, với dân tộc Dao, dân
tộc Thái hay H’Mông.. họa tiết trên trang phục của họ rất gần với thiên nhiên,
cảnh vật, luôn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ, ngợi ca
cuộc sống,… Vì vậy những sản phảm của họ luôn để lại ấn tượng trong lòng du
khách, và có thể còn có giá trị về mặt kinh tế.
Tính tổng hợp của nghệ thuật thanh sắc
và hình khối.
Khác với phương Tây, trong các loại hình
giải trí không có sự phân biệt các loại hình ca múa nhạc tất cả đều có mặt
trong 1 vở diễn, sân khấu Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung là sự tổng
hợp của mọi thể thơ, mọi loại văn, mọi điệu hát, mọi phong cách ngôn ngữ,…mọi
thứ đan xen với nhau như thực tế ngoài đời…
Một loại hình nghệ thuật là hát then thể
hiện rất rõ đặc trưng này .
Hát then là loại hình diễn xướng dân
gian tổng hợp có từ lâu đời và đặc biệt phổ biến ở vùng dân tộc Tày- Nùng. Đây
là loại dân ca gắn với nghi lễ cúng tế, đậm nét màu sắc tín ngưỡng. Then là
tổng hoà các loại hình nghệ thuật nhạc- hát- múa- mỹ thuật và trò diễn, chịu
nhiều ảnh hưởng của các loại hình dân ca khác như: mo, sli, lượn, phong slư,
tào… Nó thể hiện một sự tổng hợp rất rõ ràng.
Then là thiên (trời), là tiên (bụt) tức
là của nhà trời. Ngày xưa hát then được các bà then, ông then diễn xướng trong
lễ cầu an, sinh nhật, giải hạn, bói toán, cầu mùa, tống tiễn, gọi hồn gọi vía,
mãn tang, thậm chí cả chữa bệnh. Đối với những dịp trọng đại như cấp sắc cho
người làm then hay hội then thì có khi phải kéo dài đến 3 ngày 3 đêm mới xong,
gọi là lẩu then. Làn điệu then không nhiều nhưng lời bài then rất phong phú như
then hát khoăn (vừa hát ngâm nga, vừa đánh đàn tính và xóc nhạc). Có thể xem
hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng tường thuật
lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề
gì đó cho gia chủ. Điều này cũng thể hiện rất rõ tính biểu trưng ,biểu cảm.
Ở nghệ thuật hình khối, ta có sự tổng hợp của cả biểu trưng và biểu cảm…. như việc sử dụng trống đồng trong việc ma chay, lễ “sống chết”,… Người dân Tây Bắc quan niệm rằng khi chết thì người đó sẽ về với mường trời, vì vậy nó là sự tổng hợp của cả biểu trưng và tả thực… người chết cũng có nhà mồ giống như 1 ngôi nhà thật cùng với nhiều biểu tượng khác,…
Ở nghệ thuật hình khối, ta có sự tổng hợp của cả biểu trưng và biểu cảm…. như việc sử dụng trống đồng trong việc ma chay, lễ “sống chết”,… Người dân Tây Bắc quan niệm rằng khi chết thì người đó sẽ về với mường trời, vì vậy nó là sự tổng hợp của cả biểu trưng và tả thực… người chết cũng có nhà mồ giống như 1 ngôi nhà thật cùng với nhiều biểu tượng khác,…
Tính linh hoạt ở nghệ thuật thanh sắc và
hình khối.
Nghệ thuật thanh sắc của vùng Tây bắc
còn cho thấy rõ tính linh hoạt của nó. Điều này được thể hiện ở một số đặc
điểm: Âm nhạc không đòi hỏi mọi nhạc công phải chơi giống hệt nhau….tất cả chỉ
cần theo một quy định nhất định; Chỉ với một loại hình sân khấu là hát khắp
(dân tộc Thái) mà linh hoạt biến hóa trong bất kì trường hợp nào.
Ví dụ như:
Khắp Ỉn Sao: Lối hát đối đáp của thanh
niên nam – nữ Thái trong những đêm trăng sáng, nhàn rỗi để tìm hiểu, tâm sự.
Trong khi hát, nam dùng Pí Pạp (một loại sáo), nữ dùng Hừn Toong (một loại đàn
môi) để đệm theo.
Khắp Kin Lẩu, Kin Khẩu: là lối hát vui
trong các buổi tiệc rượu, cưới hỏi… Có nhiều điệu khác nhau như hát Mời Rượu,
hát Chúc rượu, hát Mời lẩu, hát Sao Sên… tùy theo địa phương. Nội dung trữ
tình, nét nhạc duyên dáng, lối ca dí dỏm, tinh tế.
Khắp Hạn Khuống: là loại dân ca phong
tục, hát trên sàn cao (gần như một loại sân khấu lộ thiên) của thanh niên nam –
nữ. Đây là lối hát đối đáp giữa những cô gái ngồi kéo sợi trên sàn vào các buổi
tối, thanh niên trong bản đem khèn, tính tẩu, pí pặp đến hoà ca và tỏ tình.
Lối hát này có tổ chức gần như hát Quan
Họ của người Kinh, là hình thức sinh hoạt nghệ thuật dân gian do phụ nữ đứng ra
tổ chức. Mỗi hạn khuống có từ 5 đến 10 người, coi như những hội viên chính
thức, gọi là “sao lắc sây”. Hạn khuống do một người phụ nữ giỏi hát, có tài ứng
đối và là người tổ chức của hạn khuống đứng đầu gọi là “Me tổn” hoặc “tổn
khuống”. Khi hạn khuống dựng xong, Me tổn mời dân bản ăn mừng và mời thanh niên
nào hát hay, ứng đối giỏi nhất bản lên hạn khuống hát khai mạc, mở đầu các buổi
tối sinh hoạt ca hát Khắp Hạn Khuống. Mỗi bản có thể có nhiều hạn khuống. Qua
sinh hoạt Hạn khuống, biết được bản to hay nhỏ, giàu hay nghèo, phong trào ca
hát mạnh hay yếu…
Nội dung của Khắp Hạn Khuống là ca ngợi
thiên nhiên, cổ vũ tinh thần yêu lao động, đề cao tính trung thực, khuyên làm
điều lành, tránh cái ác, nói về tình yêu nam nữ… Tính chất âm nhạc trữ
tình, trong sáng.
Khắp Long Tong: là điệu hát khi lao
động, trên ruộng nương, thanh niên nam nữ vừa hát đối đáp vừa làm nương. Tính
chất âm nhạc trữ tình, trong sáng và có ảnh hưởng đến loại hát nghi lễ.
Khắp Xe (hình thức hát Múa): Khắp xe là
loại tình ca, có nhiều điệu khác nhau, khi hát có múa. Nhiều bài ở loại này
được phổ biến rộng rãi như: Tăng Xạ, Inh Lã Ơi, …
Khắp Sên: Khắp Sên là loại hát có tính
chất thờ cúng tôn giáo do các thầy mo, thầy Then chuyên hát mỗi khi có người
mời đến nhà để cúng then. Khi hát thường có Pí mo (hoặc Pí Một Lao – một loại
sáo) đệm theo. Có 4 thứ khắp Sên, mỗi thứ gồm nhiều điệu hát khác nhau:
Khắp Sên Hươu: hát mừng nhà mới.
Khắp Sên Bản hoặc Sên Mường: cầu phúc
cho dân bản thịnh vượng.
Khắp Một Lao: cầu cho người ốm chóng
khỏi, người chết được lên thiên đàng.
Khắp Một Nhinh hoặc Khắp A ni: cầu cho
trẻ nhỏ ốm chóng khỏi, bị chết được lên cõi trên.
Và ngay trong khi hát…vì chủ yếu
là lối hát dao duyên đối đáp vì vậy các nghệ nhân linh hoạt trong việc cho thêm
câu hát hay làn điệu nào đó thể hiện sự ứng phó linh hoạt, vì vậy các loại hình
giống như thế này có rất nhiều các dị bản khác nhau.
Tính linh hoạt còn thể hiện ở chỗ sân
khấu biểu diễn không cầu kì không hoa lệ như phương Tây, sàn diễn của dân tộc
Tây Bắc là bất kì chỗ nào rộng rãi hợp lý với người dân.
Trên đây là tất cả những điểm đáng chú ý
trong nghệ thuật thanh sắc và hình khốí của Tây Bắc. Tuy nằm trong tổng thể
nghệ thuật thanh sắc và hình khối của Việt Nam nhưng có những đặc điểm rất
riêng, làm nên sự đa dạng cho văn hóa dân tộc.
Văn hóa nghệ thuật:
Lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm
mỹ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu
hiệu làm nên đặc trưng văn hóa vùng. Riêng về lĩnh vực này đã phải cần đến một
công trình lớn mới có thể trình bày cho cặn kẽ được. Trong xã hội cổ truyền Tây
Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác học chưa xuất hiện. Ở người Thái tuy đã có một
vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng và mặc dầu dân tộc này có chữ viết
cổ, nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
Mỗi dân tộc trong vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể
loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa
chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức
cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười
v.v... ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như Tiễn dặn người
yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H'mông), Vườn hoa núi Cối (Mường) v.v... Người
Thái còn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc
như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc) hay Lịch
sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát của các Mo-then trong lễ cúng
người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả bằng văn
phong trau chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có những thiên sử thi như ở
Hòa Bình, Thanh Hóa. Ngoài ra, do đã tách ra từ mấy thế kỉ và sống giữa những
cộng đồng tộc người khác, nên người Mường Tây Bắc còn có những áng văn hiếm
thấy ở các vùng Mường như "vườn hoa - Núi cối" chẳng hạn. Các truyền
thuyết của từng dân tộc, một mặt khẳng định nguồn gốc của họ với những nhóm
đồng tộc cư trú ở các vùng văn hóa khác ; mặt khác lại gắn bó với vùng đất và
trình diễn lịch sử của họ trên mỗi đất miền này, và góp phần làm nên dấu hiệu
đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp những truyền thuyết như thế trên
từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì bắn xem tên ai xuyên vào
đá, kia là nơi Nàng Han (một Gianđa Thái) tắm (Suối Nàng Han). Dãy núi ba chỏm
kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình bảo vệ quê hương v.v.. .. Và
đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có và cũng thắm
đượm tình người. "Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành
biểu tượng văn hóa Tây Bắc.
Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàng trai. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Người H'mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Và đến với người Mường thì phải được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng. Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng cũng có Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàng trai. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Người H'mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo. Còn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Và đến với người Mường thì phải được xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ riêng. Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Dường như có một sở thích âm nhạc chung
cho hầu hết các dân tộc Tây Bắc, một sở thích không thấy hoặc ít thấy ở các
vùng khác. Đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc.
Nếu sưu tầm và gộp chung lại thì có đến vài chục loai hình thuộc hệ nhạc cụ
này. Nhiều loại đã được cả nước biết đến như Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn
H'mông. Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng như cây Tính Tảu Thái, đống
ôi Mường, chưn may Khơmú, đàn tròn và đàn ba dây Hà nhì v.v... ở nhiều dân
tộc khác, thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát, chứ không phải để đọc. Những
truyện thơ, những áng sử thi được trình diễn bằng cả những liên khúc âm nhạc mà
nhiều bài trích ra từ đó đã được cả nước biết đến (inh lả ơi).
Người Tây Bắc có sở thích trang trí
trang phục, chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng; rất nhiều màu
đỏ, xen vào với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh
thì phải là xanh da trời tươi. Phải chăng giữa mênh mông xanh lá cây, những màu
ánh lên như những điểm sáng, khẳng định sự có mặt của con người? Còn họa tiết,
bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú, đến nỗi chỉ một
chiếc khăn piêu Thái, một bộ nữ phục H'mông, Lô Lô, Dao đỏ, một mặt chăn Mường,
một điểm màn Kháng cũng đủ tầm cỡ để phải làm riêng một chuyên khảo. Những nét
chung của cả vùng vẫn không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc.
Tôn giáo và tín ngưỡng:
Các dân tộc trong vùng Tây Bắc đều có
tín ngưỡng "mọi vật có linh hồn" (animisme), một loại tín ngưỡng mà
mọi dân tộc. trên hành tinh đều trải qua. Có đủ loại "hồn" và các
loại thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng thiên nhiên như
sấm, chớp, mưa, gió. Các bộ phận trên thân thể con người cũng có hồn. Người
Kinh cho rằng có ba hồn bảy vía (nam) và ba hồn chín vía (nữ). Người Thái có
đến 80 hồn (Xam xếp khoăn mang nả. Hả xếp khoăn mang lăng), như hồn tóc, hồn
lông mày, lông mi, tai, mũi, trán v.v... Người chết không biến mất mà trở về
sống ở bản của tổ tiên. Do chỗ mọi vật đều có hồn, nên cần phải cư xử với chúng
như trong quan hệ với người. Vậy có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác, hồn lành tùy
thuộc vào cách đối xử của người với chúng. Vào hoàn cảnh xã hội cổ truyền thì
đây là cách chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào, với hi vọng có thể
nói chuyện", có thể "thương lượng thậm chí khi cần thì cầu xin chúng.
Bằng cách đó, đồng bào thiết lập được mối quan hệ với mọi vật và với tổ tiên,
đặt con người vào tống thể môi trường không gian và thời gian, tạo nên một cân
bằng trong tâm thức. Con người hội tụ vào cuộc sống hiện hữu của mình các miền
thời gian : quá khứ, hiện tại, tương lai; và các chiều không gian, thiên nhiên,
môi trường, con người, xã hội. Đó chính là mối quan hệ đa diện, đa phương đảm
bảo cho tính hợp lí và sự ổn định tất yếu của cuộc sống con người.
Những dòng suối cũng đóng vai trò quan
trọng trong tâm linh của các dân tộc vùng Tây Bắc. Suối được coi là vật nữ tính
: "con suối" (Me nặm). Suối lại là nơi trú ngụ của thần nước, thường
ở những đoạn nước cuốn thành vực (Vắng năm). Hàng năm, khi làm lễ cúng bản (Xên
bản) vào mùa xuân, người ta tổ chức ngay trên bờ vực nước đó. Có một tâm thức
tín ngưỡng với nước là đặc điểm chung của các tộc người làm nông nghiệp. ở
người Thái, tâm thức đó được thể chế hóa bằng hình tượng thần nước dưới dạng
thuồng luồng và bằng các lễ cụ thể. Con suối và cánh đồng, những sản phẩm sáng
tạo và chiếm lĩnh của con người cũng đã đi vào thơ ca, âm nhạc như những hình
tượng đẹp của cảm xúc thẩm mĩ như lời bài dân ca sau :
Đêm trăng sáng
Tâm hồn em như muốn phiêu diêu
Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng
Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng
Chờ tiếng sáo anh
Luồn qua sương, luồn qua chân núi
Đến với em trong ánh trăng ngời ngài.
Dân tộc Thái:
Người Thái cho rằng sự sống của con
người là do hồn và xác kết hợp với nhau hài hòa, cùng tồn tại. Nếu một trong
hai yếu tố đó mất đi thì không có sự sống. Hồn thì do bà mụ
(me bảu) nặn rồi cho vào khuôn đúc bởi năm chất là: kẻo, kók,sanh,
minh, nén nghĩa là cốt, cách, thế, hồn, mệnh. Còn xác con
người được cấu tạo bởi năm chất: nặm, pháy, đin, cắm, mạy nghĩa
là đất, nước, lửa, vàng, cậy. Khi đúc xong. Khuôn hồn của mỗi người
được gọi là thuổi bảu (bát bảu) được lưu giữ tại nhà kho của
bà mụ nường trời (mướng then). Bà mụ cho hồn xuống trần gian tìm nhập vào xác
dưới hạ giới để thành người với thời hạn là một trăm năm. Và khi bà mụ thả hồn
xuống thì có hồn đi đủng đỉnh, nghỉ ngơi giữa đường, tạt vào quán xá… khi đến
trần gian lại ngao du đó đây chán chê mê mải rồi mới nhập vào xác, vid thế mà
chết yểu, chết non vì đã hết hạn làm người. Có hồn đi thẳng một mạch xuống trần
gian nhập xác đầu thai ngay nên sống một trăm tuổi.
Còn việc sinh ra giới tính, tính tình,
hình thể, tốt xấu thì họ quan niệm: bà mụ lấy năm chất: cốt, cách, thể, hồn,
mệnh để đúc ra hồn của từng người nhưng lại không cân đong, đo đếm cụ thể về tỉ
lệ giữa các chất mà tự làm theo ý thích của mình nên từ đó con người sinh ra có
giới tính (nam, nữ, ái nam, ái nữ), và tâm lí, tính tình, ước vọng,… của mỗi
người khác nhau. Con người không ai giống nhau, dù một cha một mẹ cũng vậy.
Con người có 80 hồn (pét síp khuân): 30
hồn phía trước, 50 hồn phía sau. Nếu hồn ở vị trí nào trên cơ thể xích mích, tự
ái thì con người sinh ra mệt mỏi, buồn phiền. Nếu hồn rời ra khỏi vị trí của nó
thì sinh ra ốm đau. Hồn mà rời hết khỏi xác thì người chết. Hồn người chết gọi
là ma chết (phi tai), hồn rời khỏi xác gọi là ma hồn (phi
khuân).
Hồn người chết chia làm 3 loại:
Loại tốt nhất trở thành đẳm tổ
tiên, có nhiệm vụ trông coi, phù hộ, độ trì cho con cháu, được ăn giỗ, ăn tết
hàng năm.
Loại hồn tốt thứ hai được lên niết
bàn ở mường trời.
Loại hồn xấu thì được dải từ rừng
ma tới dưới niết bàn trở thành ma lang thang (phi ha
phi háo)
Cũng chính vì quan niệm ấy mà người Thái
thờ rất nhiều loại ma, các loại ma ấy, theo nghiên cứu của ông Hoàng Trần
Nghich – nhà Thái học, còn lưu lại trong sổ sách là 123 loại ma.
Những tục thờ cúng:
Xưa kia người Thái không ăn tết, không
có chùa chiền, đình thờ, miếu mạo và cũng không quan tâm đến mồ mả.Người chết
chôn xong được 3 hay trên ba ngày, khi đã gọi hồn về đẳm tổ tiên thì
thôi không dòm ngó, quan tâm đến mồ mả nữa.
Hàng năm, người Thái có 4 ngày cúng, giỗ
lớn là:
Sên huớn: cúng ma nhà, giỗ tổ tiên.
Pạt tống khảu mấu: giỗ cơm mới.
Hổm sánh: chuẩn bị cho tổ tiên chầu
giời.
Sên kẻ: cúng giải tội, giải hạn.
Trong đời sống hàng ngày, người Thái rất
quan trọng ma nhà, ma tổ tiên và linh hồn (phi hướn kắp phi luân). Vì
vậy, cứ 10 ngày cúng tổ tiên một lần, người Thái gọi là Pát tống;
chủ nhà tuy không ốm đau nhưng một năm cũng cúng vía một, hai lần; mỗi khi con
người sầu muộn, mệt mỏi, ốm đau, người ta lại đi xem bói: hồn ra sao? Ma nào
đến đòi ăn? để có hình thức cúng cho phù hợp.
Tóm lại qua số lượng các loại ma (phi),
hồn (khoăn) và các loại cúng giỗ lớn của người Thái, ta có thể thấy hệ thống
tín ngưỡng của dân tộc này vô cùng đa dạng và phức tạp. Bên cạnh những nét đẹp
thể hiện bản sắc riêng của dân tộc Thái, các tín ngưỡng ấy còn có mặt trái với
các hủ tục mê tín ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như mặt tổ chức xã hội của cộng
đồng.
Dân tộc Dao:
Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng
đa thần “vạn vật hữu linh” mang dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo chính thống. Tư
tưởng Nho giáo được thể hiện rõ trong cách phân định tôn ti, trật tự, theo thứ
bậc ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Đồng thời, Đạo giáo ảnh hưởng bao trùm hầu hết
các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên (Bàn Hồ – Bàn Vương), được thể hiện qua
lễ đặt tên cho con trai và cấp sắc cho người làm thầy cúng... Người Dao quan
niệm khi chết thì chỉ chết về thể xác, còn linh hồn mãi mãi bất diệt “quay về
với tiên tổ”.
Đồng bào Dao có nhiều phong tục kỳ lạ
như trong hôn nhân, Nam giới phải ở rể từ hai đến ba năm, có khi ở luôn nhà vợ
(nếu ở luôn nhà vợ thì phải đổi họ bên vợ). Họ còn có tục dùng bạc trắng để
định giá cô dâu, theo nghĩa đen là mua và gả bán, số bạc ấy sau này sẽ là của
đôi vợ chồng trẻ. Ngày cưới, cô dâu trang điểm rất đẹp, đội mũ màu đỏ, có hoa
văn; cổ và tay đeo nhiều vòng bạc. Ngày cưới, đoàn đưa cô dâu, có cả thầy cúng,
và thổi kèn, đánh chiêng, khua trống, rung nhạc. Tới nhà chồng, cô dâu phải qua
nhà tạm, khi được giờ thì mới được vào nhà chồng. Lên tới nhà chồng, cô dâu
phải “rửa tay”, bước qua chậu than hồng và nhiều nghi thức khác... trước sự
chứng kiến của hai họ rồi mới bước qua cửa vào nhà với ý nghĩa là “Từ nay đoạn
tuyệt với con ma họ ngoại và từ nay theo con ma họ nhà nội”. Sau khi vợ chồng
lấy nhau, khi sinh con đầu lòng thì họ đẻ ngay tại buồng ngủ của mình. Ba ngày
đầu, các cửa ra vào đều phải cắm lá kiêng không cho người lạ vào nhà. Gia đình
dân tộc Dao tồn tại bền vững theo chế độ phụ quyền, người con gái không có tên
trong chúc thư, không được thừa kế tài sản của gia đình.
Người H’Mông cũng có phong tục thờ cúng
tổ tiên, đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã chết. Người
ta tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống làm những nghi lễ
cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình và tiến hành những nghi thức
nhằm thờ phụng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường đặt ở vị trí gian giữa, nhiều
dòng họ H’Mmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng tổ tiên chỉ là
một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20- 30cm. Nơi đặt bàn thờ là linh
thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có con
trai mới được đến gần bàn thờ. Người Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ
cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… đối với hồn cụ, ông, cha ở thế giới bên
kia.
Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người H’Mmông
còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái riêng biệt: "Xử
Cả" là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà người Hmông, gắn
liền với sự giàu có, nhất là tiền bạc. Nơi thờ "Xử Cả" ở tấm ván hậu
gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán hai miếng giấy bản màu vàng và bạc cắm 3 hoặc 9
lông gà, bôi ít máu gà. Mỗi năm cúng xử cả một lần vào đêm 30 tết, đồ cúng là
một con gà trống màu đỏ.
"Bùa Đáng" (ma lợn) được thờ ở
cột chính trong nhà, cột tượng trưng cho sự hưng thịnh và vận mệnh của gia
đình. Ma lợn chỉ có chủ gia đình mới được cúng, vật cúng là lợn nái đã đẻ một
lứa. Trong đời một người con trai phải làm lễ cúng cột chính 1 hoặc 2 lần, nhằm
tưởng nhớ và làm tròn đạo hiếu giữa người còn sống đối với người đã chết. Cúng
ma cột chính, theo quan niệm của người Hmông còn nhằm tạ ơn những người xưa kia
đã giúp người Hmông qua hoạn nạn, để tìm chữ viết đã mất.
"Xìa Mình"(ma cửa), có nhiệm
vụ ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn, ngăn
không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của đồng bào, ma
cửa thường ngự ở miếng vải đỏ dán trước cửa chính. Ma cửa thường được cúng vào
dịp tết, khi có người ốm đau hoặc mất tài sản. Lễ vật cúng là con gà trống, khi
có điềm xấu chủ nhà phải cúng ma cửa bằng lợn- gọi là lễ cúng lớn.
"Hú Sinh" (ma bếp) có liên
quan đến việc sinh nở của phụ nữ và phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc. Do đó
kiêng giẫm chân lên bếp lò, kiêng làm hư hại lòng lò bằng đất, không được gõ và
đánh vào bếp cám lợn, lúc lợn chửa kiêng không lấy tro trong bếp lò. Muốn nhấc
chảo cám ra phải để một hòn đá vào giữa bếp, nếu không làm như vậy, gia súc dễ
bị dịch bệnh chết, phụ nữ khó đẻ hoặc đẻ ra quái thai, dị hình.
"Nhìu Đáng" (ma trâu), trong
đời người con trai phải cúng báo hiếu bố mẹ, một lần. Vật cúng là trâu to, lớn,
khoẻ mạnh. Lễ cúng tuỳ từng gia đình, dòng họ qui định, cúng ở trong nhà hay ở
vị trí nào đó ngoài trời. Người cúng phải hiểu lai lịch dòng họ.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên ở người Hmông
đã được hình thành, quan niệm tổ tiên đã mở rộng đến ba đời- quan niệm này gần
gũi với tâm thức thờ cúng tổ tiên của người Tày, người Dao, người Kinh.
Người Hmông thờ cúng thần cộng đồng
"Giao" (thần thổ địa). Thần thổ địa được thờ ở một gốc cây to, hoặc
hòn đá lớn trong một khu rừng cấm. Đồng bào quan niệm thần của
"Giao" chi phối cuộc sống của cộng đồng "Giao". Người dân
trong "Giao" khỏe mạnh, mùa màng bội thu, gia súc nhiều, dân số tăng
là nhờ thần phù hộ. Hàng năm vào ngày Thìn của tháng hai (hoặc ngày mồng 2
tháng 2) đại diện các gia đình các gia đình trong "Giao"
đến khu rừng cấm, nơi thờ thần làm lễ cúng thần, lễ vật cúng là
gà, hoặc lợn và rượu. Người đứng đầu "Giao" trịnh trọng
cầu khấn thần linh phù hộ. Nội dung bài cúng thần tỏ rõ lòng tôn kính nhưng vẫn
thân mật và bình đẳng với thần. Quan hệ người dân với thần như trong cộng đồng
"Giao" bình đẳng, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây thần cũng bình
đẳng như một thành viên của cộng đồng. Thần chưa có sức mạnh siêu phàm tuyệt
đối, chưa đứng trên cộng đồng. Do đó, cộng đồng dâng lễ vật cho thần thì thần
phải có nghĩa vụ phù hộ, bảo vệ cộng đồng "Giao".
Tục ma chay: Trước kia, ma chay
của người Hmông thường được tổ chức kéo dài từ 5 đến 7 ngày, ngày nay giảm xuống
còn từ 2 đến 3 ngày. Khi gia đình có người chết, họ đi mời người (thầy mo) đến
làm thủ tục cúng hát mở đường, sau đó mới tiến hành khâm liệm (áo ngoài bằng
lanh thì mới được đoàn tụ với tổ tiên). Cách hành xử mỗi nơi mỗi khác: có nơi
để người chết trên "cáng" treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt
ngang cửa ra vào. Có nơi người chết được đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp
để dễ dàng xem mặt người chết. Trong lúc hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn
đường cho người chết về với tổ tiên, người ta mang một con gà đã chết để nguyên
lông đặt trong âu bột ngô để phía dưới người chết. Trong đám ma người Hmông
dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn đưa người chết về với tổ tiên được
êm đẹp. Sau khi chôn cất xong, nếu là nam giới, người ta cắm 9 cành lá, nữ giới
cắm 7 cành để đánh lạc hồn người chết không quay về làm hại những người thân
trong gia đình. Lễ cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên sau khi chôn cất hoặc
kéo dài một hay vài năm.
Tục cưới xin: Hôn nhân của người
Hmông thông qua mua bán và có phần tin vào tín ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người
Hmông tin rằng đôi trai gái có hợp nhau hay không là do lễ cúng "xem chân
gà". Người con gái được định giá thông qua giá trị vật chất thịt, rượu,
bạc trắng, thuốc phiện. Mỗi đám cưới thường nhà gái yêu cầu từ 60 đến 120 đồng
bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ 60kg đến 120kg rượu và một số thuốc
phiện. Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu càng nhiều đối với nhà trai thì người
con gái đó càng hoàn hảo về tài sắc. Trong quan hệ hôn nhân con dì, con già,
con cô, con cậu được phép lấy nhau. Điều đặc biệt là con trai cậu được phép lấy
con gái cô, đó là một điều tốt đẹp trong gia đình (nước tốt không để chảy vào
ruộng người) và (vì tôi đã để vật quí ở đây thì phải lấy lại nó). Người Hmông
có phong tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bị chết), ngược lại
chị dâu có quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có trách nhiệm nuôi
dưỡng các cháu của anh trai. Nếu em chồng đã có vợ thì chị dâu chỉ được làm vợ
lẽ. Trong trường hợp gia đình không có em chồng thì chị dâu được phép lấy em
họ. Tục cướp vợ rất phổ biến: một nhóm thanh niên từ 3 đến 5 người, tổ chức họp
nhau đón đường bắt cóc người con gái mang về nhà mình (dù người con gái đó có
bằng lòng hay không bằng lòng). Trong thời điểm người con gái bị cướp mọi người
trong họ hàng, gia đình, anh em không được phép tham gia giải cứu. Sau hai hôm
cướp vợ, nhà trai cử người sang nộp phạt tiền danh dự cướp vợ và báo cho gia
đình nhà gái biết sự việc. Sau đó, hai bên gia đình bàn bạc, ấn định ngày lành
tháng tốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi trai gái. Trong quan hệ hôn nhân giữa
những người trong cùng một dòng họ bị cấm triệt để, không được phép lấy nhau.
Những người không phải là anh em nhưng cùng mang tên dòng họ, hôn nhân diễn ra
cũng rất dè dặt. Người H’Mmông tin rằng quan hệ hôn nhân với dòng họ khác thì
làm ăn mới phát đạt, nòi giống mới phát triển tốt.
Lễ Tết và lễ hội:
Người Thái:
Là một dân tộc đông dân hơn cả của vùng
Tây Bắc, người Thái cũng có rất nhiều lễ hội và lễ Tết mang đặc trưng văn hóa
của dân tộc mình.
Lễ hội "Kin Pang Then":
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội tiêu
biểu của dân tộc Thái trắng ở Quỳnh Nhai. “Then” ở đây là thầy mo được quan
niệm là cao tay hơn cả; thầy mo được coi như người của trời được cử xuống trần
gian để cứu giúp người khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với
thần linh. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các
con nuôi (đó là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh).
Lễ hội “Kin Pang Then” được tổ chức với
quy mô lớn, không những các con nuôi và người trong bản tham gia, mà còn nhiều
dân làng ở bản khác cũng đến tham dự. Thời gian cúng có thể kéo dài từ 3 đến 4
ngày, tuỳ thuộc và số lượng con nuôi đến với “Then” nhiều hay ít. Trong những
ngày diễn ra lễ hội, mọi người trong làng bản cùng dâng lễ cảm tạ đất trời và
cầu xin sang một năm mới mọi điều may mắn và tốt lành đến với bản làng.
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội “Kin
Pang Then” gồm có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ với lối hát
Then truyền thống. Qua lời hát, ông Then cầu cúng cho dân làng trong bản, trong
mường sang một năm mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khoẻ mạnh, no
ấm, cầu cho mưa thuận gió hoà, cho mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn
của con cái đối với cha mẹ. Ngoài ra, “Kin Pang Then” cũng là lễ hội cầu phúc
lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con cháu tạ ơn thầy trong dịp đầu năm
mới. Phần lễ đơn giản nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, không có yếu tố mê
tín dị đoan, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết trong bản, trong
mường.
Phần hội với những lời hát Then, điệu
múa, trò chơi dân gian lành mạnh như Trò mưa đá (là trò chơi ông Then xin trời
cho mưa xuống để cho mùa màng tươi tốt), trò cày bừa, hái nấm, múa khăn, múa
tăng bu tăng bẳng, múa vòng xoè… đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, cuốn
hút dân làng đến tham gia. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để trai gái trong
bản, trong mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu hát, điệu múa. Và sau lễ
hội, nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng.
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh sâu sắc, lễ
hội Kin Pang Then còn nhắc nhở con người phải biết sống đúng đạo lý, gắn bó với
tình làng, nghĩa bản. Trong bài cúng của ông Then có đoạn nhắc nhở và khuyên
nhủ các con cháu rằng:
“…Được ăn ngon đừng quên mình
Được đi ngựa đừng quên thời đi bộ…”
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội mang
tính cộng đồng cao, góp phần tích cực vào việc vun đắp khối đoàn kết dân tộc,
giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi, lành
mạnh. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo,
góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Lễ hội “Xên Mường”, còn gọi là lễ hội
cúng mường, được phục dựng nhằm sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn, giới thiệu lễ hội
truyền thống của dân tộc Thái Đen vùng Mường La đã gần 80 năm nay bị lãng quên.
Lễ hội Xên Mường trước đây cứ 2 năm tổ
chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch xong mùa màng, với quan niệm của
đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mưa thuận
gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết vượt khó khăn, giúp nhau xây
dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là
tại một cánh rừng già được gọi là “Đông Xên”. Lễ vật gồm mổ trâu, lợn, gà, sản
vật, thóc gạo, hoa quả...
Phần lễ trong Xên Mường (cúng bản mường)
gồm ông mo, bà “một” (người khấn vái chính) gọi “mời” các vị thần linh như thần
sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh
hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người
trong bản mường đã mất về dự, “ăn”, nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng
lễ.
Phần hội được diễn ra ngay sau phần cúng
lễ kết thúc, gồm các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, tó má lẹ
(một trò chơi dân gian), trò chơi đánh chân đánh đầu, múa xoè bên đống lửa, tổ
chức dân ca dân vũ, thăm hỏi, chúc tụng nhau (trước đây lễ hội Xên Mường diễn
ra trong 3 ngày).
Lễ hội Xên Mường của người Thái Tây Bắc
được phục dựng lần này nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của
nhân dân. Đây còn là kết quả sưu tầm của các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu dân
tộc học và sự đóng góp của nhân dân nhằm bổ sung vào kho tàng di sản văn hoá
các dân tộc Tây Bắc, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Lễ hội Hoa Ban:
Về loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây
Bắc, truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là
Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn
bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai.
Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo
mường, vốn là một thanh niên lười nhác, lại có tật gù lưng.
Mặc cho cô gái hết lời van xin, người
cha vẫn không từ bỏ ý định, và ông đã bàn bạc cùng với nhà tạo mường sửa soạn
làm lễ cưới cho hai người. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của
Khum gặp chàng để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng
đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc
vào nơi cầu thang nhà người rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng
khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy.
Cuối cùng kiệt sức nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm
xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và
chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng năm cứ mỗi
độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.
Về phần Khum, sau khi về đến nhà, thấy
chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành,
bèn vội vã đi tìm nàng. Dò hỏi bà con bên bản người yêu, Khum biết được là nàng
đã bỏ nhà ra đi, còn đi đâu thì không rõ. Thế là chàng trai lên đường đi tìm
người yêu, đi mãi hết mường này, bản khác mà vẫn không tìm thấy bóng người yêu.
Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hoá thành con chim
sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi
người yêu tha thiết từ năm nào.
Lễ hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ
hội Sên bản, Sên mường) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào
dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt
đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ
tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn.
Từ sáng tinh mơ của ngày hội, tiếng
trống, tiếng chiêng âm vang khắp núi rừng. Các bếp nhà sàn bập bùng lửa đỏ: đồ
xôi, luộc gà, thái măng; có nhà mổ lợn bày cỗ. Rượu cần từng vò lớn, vò nhỏ
được bê ra chuẩn bị đãi khách. Những chàng trai, cô gái áo quần, khăn váy chỉnh
tề, rủ nhau đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở. Họ chọn những cành hoa đẹp
nhất để tặng người yêu và biếu bố mẹ.
Nếu như lễ hội Sên bản (2 năm/ lần) chỉ
diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là “cầu thần phù hộ” và cúng “rửa lá,
xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Sên mường (3 năm/ lần)
lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia.
Lễ hội Sên mường diễn ra trong ba ngày. Phần lễ tưng bừng, trang nghiêm, thành
kính với đám rước và lễ cúng tế trời đất, các thế lực siêu nhiên. Phần hội
chiếm phần lớn thời gian với các cuộc thi bắn súng hoả mai, cung nỏ, ném còn,
chọi gà,… Đặc biệt, trong tiếng trống tiếng chiêng tưng bừng của ngày hội, vòng
người múa xoè hầu như diễn ra liên tục, tưởng như không ngừng nghỉ. Đối với
nam, nữ thanh niên trong mường, đêm cuối hội là đêm vui nhất. Giữa khung cảnh
thơ mộng của núi rừng, các cuộc thi hát giao duyên hoà cùng tiếng khèn, tiếng sáo
kéo dài cho đến tận khuya. Từ cuộc vui này, nhiều mối tình chớm nở và biết bao
đôi trai gái nên vợ chồng. Vì thế, đêm cuối cũng là đêm để lại nhiều kỷ niệm
nhất.
Ngoài hội lễ hoa Ban,
người Thái còn múa xoè. Quan trọng nhất là điệu "xoè vòng", điệu hát
cổ truyền của người Thái. Khi múa xoè những đôi trai gái nắm tay nhau, đi theo
vòng tròn, động tác đơn giản, thân hình nghiêng ngả tự nhiên. Ban đầu còn giữ
bình thản, đến khi rượu đã say, nhập cuộc, trống chiêng thúc giục, không ai còn
giữ được ý tứ nữa, múa xoè khi đó là múa trong tình yêu. Múa xoè kéo dài hết
đêm, đến khi mặt trời mọc mới thôi. Múa xoè có nhiều điệu: múa hái rau, múa mò
ốc, múa xúc tép, múa chọc lỗ tra hạt, múa đập lúa, múa đưa thoi, múa kéo sợi,
múa tắm mát trên ngọn sông Tè. Hết múa xoè đơn đến múa xoè quạt, để diễn tả hết
cảnh Xuân hoa bướm tung tăng. Sau hết là xoè nón, với những động tác cân
đối nhịp nhàng, thân hình uyển chuyển. Xoè được cải biến từng vùng: xoè khăn,
xòe quạt, xoè nhạc, xoè bướm, xoè lòng, xoè đèn, có đến hàng trăm thể điệu, tạo
cho hội Hoa Ban trở thành ngày hội của múa hát mùa Xuân.
Lễ hội Xang Khan:
Lễ hội Xang Khan là lễ hội của người
đồng bào dân tộc Thái. Một số nơi khác gọi là Kin chiêng boóc mạy, Hội Chá
Chiêng... Mục đích và ý nghĩa của nó vẫn là ngày tạ ơn các ông mo đối với tổ
tiên và những người thầy đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu vớt chúng sinh. Là
một lễ hội tín ngưỡng dân gian độc đáo của người Thái, góp phần thỏa mãn nhu
cầu hưởng thụ văn hóa, nhất là văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu
số nói chung và người Thái nói riêng.
Cứ 3 hoặc 5 năm một lần vào khoảng tháng
11 Âm lịch, khi xong mùa vụ trên nương sản phẩm đã thu về nhà. Hoặc tháng 2,
tháng 3 Âm lịch của năm sau là tháng tốt, tháng lành. Thời gian mở hội từ 2 đến
3 ngày.
Chuẩn bị: Những ông mo đã thành
tài có uy tín cứu sống nhiều người qua cơn bệnh hiểm nguy, làm được nhiều việc
tốt cho bản giúp được nhiều việc hay cho mường mới được tổ chức lễ hội. Ba ngày
trước ngày lễ hội, tại nhà ông mo chủ, gái trai tấp nập, tiếng giã gạo tiếng
khua luống ngân vang báo hiệu cho thần rừng, thần núi, thần sông, thần suối
biết làng mình mở hội. Dịp của gái trai gặp gỡ, ngày để dân bản trả ơn thầy mo
đã chữa khỏi bệnh cho mình. Không phải chỉ những người trong bản mà cả du khách
thập phương, già có, trẻ có kéo về dự hội.
Tổ chức: Sau lễ cúng, dân làng
múa hát xung quanh cây hoa, càng về khuya không khí hội càng nhộn nhịp với
những trò diễn độc đáo hài ước đầy ắp tiếng cười, nhộn nhịp hơn là
múa tập thể. Tất cả những người đến dự hội từ già đến trẻ đều vào cuộc múa, múa
hết mình hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng chiêng, trống, tiếng khua
luống, tiếp dập của ống nửa (tẳng bù), tượng trưng cho sấm, mưa cho sự phồn
thực với mong ước của một mùa màng tươi tốt. Hái hoa (Kếp boóc) là phần cuối
của lễ hội Xăng Khan, chủ nhà là người trực tiếp hái hoa đem tặng cho mọi
người, mỗi bông hoa là một phần thưởng tượng trưng cho bổng lộc và sự may mắn
trong cuộc sống. Bằng lời hát chia tay thắm thiết hẹn kỳ hội sau gặp lại, và
lúc này trời cũng vừa sáng, mọi người trở về tiếp tục với công việc hàng ngày
của mình.Những năm sau này, nhiều bản làng Thái không còn lễ hội Xăng Khan nữa,
nguyên nhân thì nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là con người và cách ứng xử của
con người đối với lễ hội.
Lễ hội "Xến Xó Phốn":
Lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội
Xến Xó Phốn) vùng Tây Bắc được ra đời và hình thành cùng kho tàng văn hóa phi
vật thể của người Thái. Qua bao đời chắt lọc, gạn đục khơi trong để có được
tinh hoa, những giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng. Lễ hội cầu mưa ngày
nay mang đủ bản sắc văn hóa của người Thái Tây Bắc.
Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để
cúng thần linh cai quản mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ mượn yếu tố
tâm linh để dạy bảo con người, phần hội tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm
giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền
thống mà người Thái đã có.
Người Thái ở vùng Tây Bắc quan niệm rằng
thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà
cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi
của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ
các vị chủ nước, chủ sông suối (thuồng luồng, tiếng Thái gọi là Tô Ngược) để
mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời trách phạt những
người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Những lời cầu xin, trách móc được
truyền tụng và đúc kết thành các bài cúng và các trò chơi trong lễ hội cầu mưa.
Người đóng vai trò chính trong lễ hội là
bà Mè mải. Mở đầu lễ cầu mưa, đoàn người đi đến các nhà xin lễ vật. Đến
nhà thứ nhất, mè mải nói:
Ở nhà đấy bà thím ơi
Chúng tôi đến xin cơm đấy nhé
Rau chua xiểm cũng xin
Canh khoai nhạt cũng xin
Chủ nhà thứ nhất trả lời:
Ngày cúng chủ nước sông tôi có chút lễ
bằng rau, bằng cỏ để cùng xin cầu mưa
Mè mải đáp lời:
Cảm ơn chủ nhà nhé!
Lời cảm ơn vừa dứt chủ nhà té nước gạo
lên người hoặc dùng hạt bông tung vào đoàn người giả làm mưa.
Đoàn người luôn miệng hô to: “Có mưa
rào, mưa ra gạo ra lúa”. Sau đó đoàn người tiếp tục đến nhà thứ 2, thứ 3… và
lặp lại bài cúng trên. Đến khi đã có đủ lễ vật, đoàn người rước Tô Ngược đến
địa điểm cúng lễ và bà mè mải bắt đầu cúng bài cúng cầu mưa với nội dung mời
chủ nước chủ sông về ăn lễ vật và lắng nghe nguyện vọng của dân bản cầu xin
trời làm mưa cho đến khi sấm sét nổi lên và trời mưa xuống thì chuyển sang phần
hội.
Ở phần hội, cả bản làng cùng chơi ném
còn, uống rượu cần và hát các bài hát về tình yêu đôi lứa… Cùng với Lễ hội
cầu an bản Mường, Lễ hội cầu mưa của người dân tộc Thái miền Tây Bắc là một
sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người dân tộc ở
nơi đây. Lễ hội thường được tổ chức vào đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 10, đầu
tháng 11 âm lịch hàng năm (gần tết Nguyên Đán) được biểu hiện qua tiếng sấm,
tức là lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng...Lễ
hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường,
đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất
trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con dân tộc ở bản,
mường.
Tết của dân tộc Thái:
Sáng ngày 27 hoặc 28, ông trưởng bản chủ
trì tổng vệ sinh cho cả bản. Tối 29 bắt đầu gói bánh chưng. Người Thái thường
gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Để làm bánh màu đen, họ đốt rơm
lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi sàng sẩy sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen.
Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh
chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái chủ yếu để
dâng lên tổ tiên (ma nhà).
Sáng 30, các nhà luộc bánh chưng và thịt
lợn. Tối 30 là bữa cơm tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm
người ta thức uống rượu, nhang không bao giờ tắt. Sau lễ cúng giao thừa bằng
thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc nén..., nhà nào có chiêng hay cồng thì mang ra
gõ tại nhà.
Cũng không thể không nhắc tới phong tục
gọi hồn của người Thái. Vào tối 28, 29 hoặc 30, gia đình người Thái thịt hai
con gà, một để cúng tổ tiên, con còn lại dùng để gọi hồn cho mọi người trong
nhà. Để gọi hồn, thầy cúng lấy của mỗi người một chiếc áo, bó lại một đầu với
nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng
gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa. Xong việc,
thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ
tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.
Sáng mùng một người Thái dậy sớm, múc
nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít, có lẽ để phòng đau bụng! Các
người nữ trong nhà hôm mùng 1 được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma
nhà (bình thường họ không được bén mảng đến khu vực đó!). Sau đó người ta dọn
ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm
thấp cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai lui vào trong để cho phụ
nữ ăn trước, và chỉ như thế mỗi ngày mùng 1 thôi. (Hàng ngày, phụ nữ ăn cùng
hoặc ăn sau đàn ông). Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó
là cá, với các món nướng, chua, khô... Người Kinh mùng 1 kiêng đến nhà, nhưng
người Thái thì mùng 1 đã đi nườm nượp đến nhà nhau chúc Tết. Họ chỉ kiêng vứt
lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng 1. Tối ngày mùng 1 họ đã
làm lễ tạ. Từ chiều mùng 1, thanh niên bắt đầu đi chơi, và muốn đi chơi đến bao
giờ thì đi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới
về. Các trò chơi khá náo nhiệt, gồm đánh cầu lông (cầu lông gà), ném còn; khắc
loỏng...
Dân tộc Dao:
Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng
(mồng 5 Tết), dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng - Lào Cai)
lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.
Đây là hội chơi xuân truyền thống của
đồng bào Dao Đỏ, mục đích của hội là thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng,
đất trời phù hộ cho một năm mới, mở đầu chu kỳ sản xuất mới mưa thuận, gió hoà
mùa màng tốt tươi, người yên vật thịnh, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân…
Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại
diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ các mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng …
Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu đất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy
cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân
làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho con trai làng trên, congái làng
dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…
Sau khi kết thúc phần lễ, diễn ra cuộc
thi văn hoá - văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo
co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn nghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn
nghi lễ cấp sắc người Dao… Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn
bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng
bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ vũ cho các tiết
mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.
Lễ hội nhảy lửa:
Đúng giờ đẹp, giờ tốt, phần chính lễ
được bắt đầu, những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán người Dao đỏ được
bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc
sân rộng. Ngay giữa sân, một đống củi to đã được thanh niên mang đến, xếp gọn
gàng, như đống củi thường đốt trong những đêm lửa trại. Ông chủ lễ bắt đầu ngồi
xuống ghế, niên phụ lễ và bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may
cho một năm mới, một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong "mưa thuận,
gió hoà", muôn nhà khỏe mạnh. Rồi sau đó là nhân ngày đầu xuân, chủ lễ
mong cầu thần lửa mang hơi ấm của mình về sưởi ấm dân làng, về vui cùng lễ hội.
Trong lúc chủ lễ cầu khấn, cũng là lúc người phụ lễ dùng một gióng vầu tre đã
được chuẩn bị từ trước, được chẻ đôi, cầm chặt vào nhau như chưa hề chẻ ra,
gieo xuống bàn hay xuống đất. Hình thể như ông thầy cúng của dân tộc Kinh làm
lễ, "gieo quẻ xin âm dương", khi hai mảnh tre hay vầu cùng ngửa, hay
cùng sấp thì cũng có nghĩa là thần lửa đã đồng ý về vui cùng dân bản, còn một
sấp, một ngửa thi phải xin lại, đến lúc nào được thì thôi.
Bắt đầu vào buổi lễ, cũng là lúc đống
củi được đốt lên, đến khi này, đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng
rực cháy. Những người muốn được nhảy lửa đã ngồi "hầu lễ" từ đầu buổi
lễ, họ lấy que tre gõ liên tục vào những nửa ống vầu đã chuẩn bị sẵn và sẵn
sàng ngồi xin thần lửa cùng vui nhảy lửa, chủ lễ lại tiếp tục "gieo quẻ
xin âm dương", đến khi thần lửa đồng ý. Và thường thì từng đôi một nhảy
lửa, họ đi chân không trên đống than, họ nhảy, họ lăn vòng trên than hồng khi
lửa còn lem lém bốc cháy theo từng bước chân của họ. Và khi những đôi bắt đầu
được thần lửa đồng ý cho nhảy lửa thì cũng là lúc các đôi khác tiếp tục
vào "hầu lễ" để được là người nhảy lửa tiếp theo, cứ đôi nọ,
nối tiếp đôi kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần
đen nhẻm do than để lại. Và cũng thật kỳ lạ, chẳng có ai bỏng chân, tay, cháy
quần áo, mắt ai cũng như say lờ đờ, ánh lửa mùa xuân như vẫn rừng rực cháy trong
lòng họ. Và tình xuân thì đang rực cháy trong hàng trăm đôi mắt các cô gái
người Dao dõi theo những chàng trai chưa có vợ, đang nhảy lửa, để rồi xong hội
xuân, họ tìm đến nhau, nhen nhóm tình yêu, thương trộm, nhớ thầm để rồi nếu hợp
duyên, bén số sẽ nên vợ, nên chồng. Mùa xuân sau, họ lại địu con, theo chồng
xuống cùng lễ hội khai xuân, mong thần lửa mang về cho họ hơi ấm tình yêu, hơi
ấm của mùa màng no ấm, hạnh phúc.
Lễ hội Cầu mùa là một lễ hội của người
Dao Tuyển là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Dao Tuyển, không cầu kỳ
nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng.
Trước khi mở hội người già trong bản,
phân công là những người có uy tín, người cao tuổi làm bàn thờ cho ngày lễ. Cột
bàn thờ được làm bằng bốn cây gỗ, xung quanh đan bằng nan nứa, phía bên trong
đặt ba ống bầu to dùng làm bát hương. Ba bát hương đó thể hiện có trời có đất
có con người, trong có đặt một ít tiền vàng mã. Dưới gầm bàn thờ là một bó ngọn
mía như muốn cho mọi điều ngon ngọt.
Khi vào lễ, bốn người trẻ tuổi ăn mặc
chỉnh tề đội lễ từ bốn hướng đi về nơi được chọn làm lễ. Trên mâm lễ là gà
luộc, bánh chưng, bánh mật, tiền vàng mã. Trong các mâm lễ người ta quan niệm
phải có nam có nữ vì thế nhất thiết là các con gà trên mâm lễ có cả gà trống,
gà mái. Thầy mo đọc bài cầu khấn trời đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt
tươi, bội thu, con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ. Cầu mong mọi sự bình
yên, giảm đói nghèo.
Tất cả mọi người cùng nhau tham gia các
trò chơi dân gian kéo co, đẩy gậy, ném còn. Trong trò chơi ném còn người Dao
quan niệm rằng nếu ai ném quả còn qua vòng đầu tiên trong lễ hội là người đó
gặp nhiều may mắn trong năm.
Dân tộc H’Mông:
Lễ hội Gầu Tào là một lễ hội của người
đồng bào dân tộc H'Mông. Nội dung chính cho lễ hội là cầu phúc hoặc cầu
mệnh. Trong đó:
Hội cầu phúc: Một gia chủ nào đó không
có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thày cúng bói xin cho mở
hội Gầu tào nhằm cầu mong có con.
Hội cầu mệnh: Một gia chủ nào đó bị ốm
đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi
dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu tào.
Thời gian mở hội thường trong khoảng từ
ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm
tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày.
Ngay từ cuối tháng chạp, khi được thầy
cúng bói xin mở hội. Gia đình mở hội cầu phúc hay cầu mệnh, trong gia đình cử
ra một người chặt cây làm cây nêu. Đầu tiên lễ dựng nêu được tổ chức. Nơi
trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội). Cây nêu được chôn nơi cao nhất thường
là đỉnh đồi. Khi dựng xong, gia chủ còn làm lễ cúng ở ngay chân cột nêu mời tổ
tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khỏe mạnh, bằng an kế tục
việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ. Cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa
biết rằng tết năm nay sẽ mở hội Gầu tào. Mọi người đều hiểu chuẩn bị dự hội.
Sau phần của thầy mo, làm những thủ
tục lễ bái, hầu hết là dùng những từ hoa mỹ (pàng lỳ) thanh cao, những câu ví
mỹ miều, những câu tục ngữ (lù txà) khoa trương. Mọi người tụ tập đến bãi mở
hội. Khắp bãi dựng thêm nhiều lều lợp lá cây cho người già ăn uống chúc tụng.
Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay.
Các nơi khác trong bãi, tổ chức các trò
chơi cho ngày hội được quy định trước. Các nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ
sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có
hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với
xừ quan.
Kết thúc lễ hội, chủ nhà làm lễ, cây nêu
được hạ xuống. Thầy mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu
khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thầy lại hấp một ngụm nước phun ra xung quanh.
Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu mong hồng phúc đời đời.
Tết của người H’Mông:
Hàng năm khi hoa đào, hoa mận nở trắng
rừng cũng là lúc người dân tộc H’Mông bắt đầu đón tết. Tết H’Mông rơi vào cuối
tháng một, đầu tháng Chạp âm lịch (30/11 âm lịch). Tết thường kéo dài trong
nhiều ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc H’Mông.
Khác với truyền thống của các dân tộc
khác, người H’Mông không đón giao thừa. Đối với họ, tiếng gà gáy đầu tiên của
sáng sớm mùng Một mới là mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu.
Tối hoặc nửa đêm 30, người ta cúng ma
nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (và phải là gà trống,
mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt (nhà nào
giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một mâm
thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.
Tết của người H’Mông cũng có một vài tục
lệ gần giống người Kinh như: Không quét rác, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày
đầu năm (người Kinh là trong ngày mồng 1), trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi
trẻ nhỏ.
Tuy nhiên người H’Mông cũng có tục lệ
độc đáo khác là: Các bữa ăn trong 3 ngày Tết đều không được có rau mà chỉ có
thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con
gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát văn nghệ
trong các lễ hội.
Trong ngày Tết, bên cạnh nghi lễ tín
ngưỡng còn có nhiều trò chơi dân gian quen thuộc nhưng đầy tính thượng võ như
chơi cù, ném pao, bắn nỏ, đua ngựa, múa khèn, chọi chim họa mi…
Tổng kết:
Tây Bắc, một vùng văn hóa, xứ sở hoa
ban, quê hương xòe hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn
người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm
dâu, một một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Bằng những
nét văn hóa rất riêng ấy, Tây Bắc đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú
của văn hóa Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét