Nhà văn Võ Hồng từ trần lúc 2 giờ chiều ngày 31 tháng 3 năm
2013 tại nhà riêng 53 Hồng Bàng, Nha Trang, hưởng thọ 93 tuổi. An táng
tại nghĩa trang Suối Đá, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Bài
viết này đã viết trước đây. Để tưởng nhớ nhà giáo, nhà văn Võ Hồng đã ra
người thiên cổ, nay đăng lại - VTrD
Võ Hồng, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1923 (ngày 5 tháng Chạp năm
Nhâm Tuất) nhưng ghi trên giấy tờ ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Ngân Sơn,
xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Trong bài Mái Chùa Xưa của ông có đề cập
đến nơi chôn nhau cắt rún: “Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp
Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm... Chùa Châu Lâm có một
cái tên nôm là Chùa Đồn Mạ”. Ông là anh cả trong gia đình có hai em trai
và bốn em gái. Mồ côi mẹ lúc mười một tuổi, được thân phụ nuôi dưỡng, cho học
hành thành tài.
Thuở nhỏ, ông theo học ở trường làng Ngân Sơn, rồi đến trường
phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, và học trường Trung học Qui Nhơn. Năm 1940,
ông đỗ bằng Thành Chung, ra Hà Nội học ban tú tài và học thêm Nhật ngữ.
Năm 1943, chiến cuộc leo thang trước sự xâm chiếm của Nhật tại Đông Dương, ông
trở lại quê nhà.
Năm 1945, dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim (chỉ trong 4
tháng) ông làm Bí thư tòa Tổng Đốc 4 tỉnh miền nam Trung Việt tại Đà Lạt. Thời
gian làm việc ở Đà Lạt, ông gặp cô nữ sinh đang theo học trường Couvent des
Oiseaux: Marie Phan Diệu Báu. Cuộc tình nẩy nở thì bị chia cách bởi thời cuộc,
tháng 9 năm 1945, ông chạy về quê nhà, trên đoạn đường lưu lạc, ông gặp lại
người tình ở Phan Rang, ông đưa về Ngân Sơn, tổ chức Hôn Lễ. Cả hai bước chân
vào ngành giáo dục, dạy học ở trường Trung học Lương Văn Chánh, Phú Yên, và
sau đó, ông làm Hiệu trưởng trường này.
Năm 1953 bị bệnh xin nghỉ dạy. Năm 1954 đem gia đình trở lại
Đà Lạt, năm 1956 về sống ở Nha Trang, năm 1957 bà Phan Diệu Báu qua đời vì bệnh
tim, ông sống trong hoàn cảnh gà trống nuôi 3 đứa con nhỏ: Võ Thị Diệu Hằng, 8
tuổi, Võ Diệu Hảo, 6 tuổi và Võ Thị Tri Thủy, 3 tuổi. Đồng nghiệp cảm mến nhân
cách nhà giáo Võ Hồng, giới thiệu “bạn đời” cho ông nhưng ông từ chối để tôn thờ
hình ảnh người vợ hiền và dành thời giờ dạy dỗ con cái. Sau nầy, 3 đứa con của
ông đều được du học ở Đức và Pháp. Ông là con một gia đình điền chủ, mồ côi mẹ
từ nhỏ nên cảm nhận được hình ảnh mẹ hiền trong tâm khảm, vì vậy khi các con
ông mồ côi mẹ, ông mang hình ảnh người mẹ hiền gần gũi với con trong suốt cuộc
đời.
Ở Nha Trang, ông dạy học tại các trường trung học Lê Quý Đôn,
Bồ Đề... và được nhiều trường khác mời dạy thêm các môn học Quốc Văn, Pháp Văn,
Sử Địa, Công Dân. Đầu thập niên 1970, ông được cử làm hội viên Hội đồng Văn Hóa
Giáo Dục. Sau tháng 4 năm 1975, ông được “lưu dung” cho đến năm 1882 thì về
hưu. Căn nhà 51 Hồng Bàng thuộc Xóm Mới, Nha Trang gắn liền với cuộc đời ông
trong tháng ngày gà trống nuôi con cho đến khi con cái du học và tháng ngày còn
lại tuổi già.
Trong bài Nửa Chữ Cũng Thầy, ông bày tỏ lòng tôn kính với vị
thầy và ghi lại quảng thời gian từ ấu thơ đến khi trở thành nhà giáo: “Năm
1936, tôi học thầy ở lớp Nhất trường Tiểu học Sông Cầu. Thuở ấy toàn tỉnh chỉ
có hai trường Tiểu học, một ở Tuy Hòa, một ở Sông Cầu. Trường Tiểu học Sông Cầu
là trường tỉnh lỵ mà chỉ có một lớp Năm, một lớp Tư, một lớp Ba, một lớp Nhì A
(chính danh là Cours Moyen de 1ère Année), một lớp Nhì B và một lớp Nhất... Mới
biết là hồi đó sự học quả thật là quí. Với một dân số 20 vạn dân cư mà hằng năm
toàn tỉnh chỉ chọn khoảng một 100 đứa trẻ khá nhất để cho vào học lớp Nhì thì
có khác nào sâm nhung chỉ dành cho tì vị kẻ giàu sang. Tôi học lớp Năm và lớp
Tư ở trường làng Ngân Sơn. May mắn đưa đẩy, tôi được vào học lớp Ba ở trường Phủ
Tuy An. Và lại cũng may mắn xô tới mà tôi được vào lớp Nhì trường Tỉnh...
... Đậu Tiểu học xong, tôi giã từ Sông Cầu đi Qui Nhơn học
Trung học. Rồi cứ thế con đường học vấn dẫn tôi đi càng xa, những cảnh mới Hà Nội,
Đà Lạt, Sài Gòn, nguy nga nhộn nhịp càng làm tôi yêu cái vắng lặng hiền hòa của
Sông Cầu, như yêu người bạn gái đầu tiên ngây thơ, ít nói. Mười lăm năm sau, ngẫu
nhiên tôi được điều động về dạy tại trường Trung học Lương Văn Chánh nơi thầy
làm Hiệu trưởng. Rồi lại ngẫu nhiên, ba năm sau thầy đi nhậm chức Trưởng ty
Giáo dục, tôi thay thầy làm hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh. Sau hiệp định
Genève lại thêm một sự ngẫu nhiên thứ ba: thầy ở Sài Gòn, tôi ở Nha Trang đều
đi dạy thuê ở các trường tư thục.”
Tùy bút Tay Cầm Viên Phấn của ông đề cập đến vai trò nhà
giáo: “Tôi chính thức làm nghề thầy giáo năm 1949, dạy ở một trường trung học
thuộc vùng kháng chiến, tỉnh Phú Yên. Toàn tỉnh chỉ có một truờng trung học nên
mỗi lần đọc tên học sinh kèm theo tên sinh quán là tâm hồn tôi êm đềm liên tưởng
đến một miền quen thuộc, trí óc nhảy vọt từ Cù Mông đầu tỉnh đến Hòa Xuân cuối
tỉnh, từ Sơn Long đầu nguồn đến An Chấn sát biển... Học sinh là những đứa con
quí của các gia đình thuộc tầng lớp trên trong khắp tỉnh. Cả trường chỉ có hai
lớp đệ Tứ, dưới 30 học sinh thì coi như xã chỉ chọn gởi tới một người. Cả trường
chỉ có hai lớp đệ Ngũ, 80 học sinh thì coi như mỗi xã được chọn gởi chỉ hai học
sinh xuất sắc nhất. Học sinh của trường học giỏi là lẽ tất nhiên. Hôm nay, số học
sinh cấp II của nhiều xã không thua bao nhiêu so với số học sinh toàn trường
dành cho cả tỉnh ngày đó”.
Mẫu người dong dỏng cao, trán hơi hói, từ tốn và khiêm
nhường, với thiên chức nhà giáo ông đã truyền đạt tận tâm công việc giảng dạy
qua bao thế hệ, và hình ảnh thầy Võ Hồng đáng kính như tấm gương sáng vẫn mãi
in sâu trong lòng hàng nghìn học sinh.
Năm tháng ông dạy học, viết văn, cuộc sống của ông với con
cái: “Thường thì cứ ăn tối xong là khoảng 19 giờ rưỡi, tôi nghe đài thế giới nửa
giờ, cũng có hôm cha con rủ nhau vào giường ngồi đánh bài. Cha con tôi thướng
đánh bài các-tê, bộ bài 52 lá, ăn thua bằng kẹo hoặc bằng hột dưa, chủ yếu là dịp
để cha con vui đùa... Vui đùa như thế đến 20 giờ, sau đó thì con lo học bài phần
con, phần cha lo vào phòng riêng, chấm bài cho học sinh, soạn bài để dạy ngày
mai, và viết văn cho đến khi nào buồn ngủ...”.
Bước vào lãnh vực văn chương, Võ Hồng cầm bút rất sớm, năm
1939, khi học đệ tam niên (3è Annneé), truyện ngắn đầu tay Mùa Gặt với bút hiệu
Ngân Sơn được đăng tải trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Hà Nội. Thỉnh thoảng, ông có
làm thơ nhưng từ năm 18 tuổi đến già ông mới ấn hành được thi phẩm Thời Gian
Mây Bay.
Hồi học tiểu học, tôi không có năng khiếu đặc biệt gì về Việt
văn hết. Hồi đó Pháp văn được coi là tiếng mẹ đẻ, được dùng làm chuyển ngữ,
chúng tôi phải làm luận bằng Pháp văn hồi mới lên lớp nhì. Nhưng tôi có cái
duyên may là được đọc tuần san Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Ích Hữu do môi giới người
chị một anh bạn tôi. Lên trung học, giáo sư dạy Luận quốc văn một hôm có ban
cho tôi một lời khen sau khi chấm bài luận: “Tôi nhận thấy có vài đóa hoa trong
bài của anh”. Tôi không sung sướng nhiều lắm bởi vài đóa hoa vu vơ nào đó,
trong khi các bạn tôi lại tỏ ra vui vẻ một cách hăng hái thay tôi. Họ bày làm
thủ báo (báo viết tay) và bắt tôi phải góp bài. Bài viết xong, một bản tôi đưa
đăng trên báo nhà, một bản tôi gởi ra tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bảy ở phố Hàng
Bông Hà Nội: Tòa soạn chẳng thư từ liên lạc gì với tôi hết, nhưng chừng một
tháng sau tôi bỗng thấy bài đó được đăng. Đầu đề của truyện là Mùa Gặt. Dưới
bút hiệu là Ngân sơn (Ngân Sơn là tên làng của tôi. Năm đó tôi học troisième
année (tương đương với lớp Tám thời nay). Buổi chiều thấy bài mình và tên mình
được đăng trên báo, tối đó tôi đi lang thang khắp các phố, đi đến mỏi chân. Sướng
quá hóa dại. Ngồi trong nhà chịu không được. Mà đi thì rốt cuộc cũng chẳng làm
biết làm gì. Đó, tôi bắt đầu làm quen với thế giới truyện ngắn một cách khá ngớ
ngẩn như vậy.
Võ Hồng lấy tên thật làm bút hiệu khi bước chân vào văn đàn
Việt Nam. Tập truyện đầu tay Hoài Cố Nhân, NXB Ban Mai, Sài Gòn 1959, cho đến
năm 1971, tập truyện thiếu nhi Mái Của Xưa, NXB Lá Bối, Sài Gòn; các tác phẩm
đã được xuất bản: Vết Hằn Năm Tháng (1965), Con Suối Mùa Xuân (1966), Khoảng
Mát (1966), Hoa Bươm Bướm (1966), Người Về Đầu Non (1968),
Bên Kia Đường (1968), Gió Cuốn (1969), Những Giọt Đắng (1969), Áo Em Cài
Hoa Trắng (1969), Nhánh Rong Phiêu Bạt (1970), Trận Đòn Hòa Giải (1970),
Trầm Mặc Cây Rừng (1971), Xuất Hành Năm Mới (1971), Như Cánh Chim
Bay (1971)...
Sau tháng 4-1975, tác phẩm của ông không được phép ấn hành,
cho đến năm 1987, truyện dài Thiên Đường Trên Cao được ấn hành (tác phẩm nầy được
hoàn thành năm 1974 và NXB An Tiêm ấn hành năm 1975 nhưng chưa phát hành), rồi
sau đó nhiều tác phẩm của ông lần lượt ra mắt độc giả: Tập truyện Trong Vùng
Rêu Im Lặng năm 1988, truyện thiếu nhi Chia Tay Người Bạn Nhỏ năm 1990, tập
truyện Vẫy Tay Ngậm Ngùi năm 1992, thi phẩm Hồn THiên Tuổi Ngọc năm 1993, tập
truyện Thương Mái Trường Xưa năm 1993, Võ Hồng, Truyện Ngắn Chọn Lọc năm 1994,
tiểu phẩm Một Bông Hồng Cho Cha năm 1994, tiểu luận Trâm Tư năm 1995, tập truyện
Vùng Trời Thơ Ấu, thi phẩm Ngàn Năm Mây Bay năm 1996... Tác phẩm “Ông Cháu” của
ông đã được xuất bản ở hải ngoại với bút hiệu “Võ Tri Thủy”, lấy tên người con
gái út của ông. Và từ đó, tên tuổi nhà văn Võ Hồng mới được sống lại qua các
bài viết và tác phẩm của ông được chọn lọc.
Trong tác phẩm Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Võ Phiến phân định
các khuynh hướng và Võ Hồng thuộc về khuynh hướng luân lý. Nhận xét về ngòi bút
của ông qua các tác phẩm, Võ Phiến viết: “Người dân quê, không phải họ mất cái
nhìn cảm tình của các nhà văn nhưng họ vắng bóng dần dần trên sách báo. Những
tiểu thuyết gia thuộc giai đoạn 54-63 có viết về dân quê, và đa số các người
dân quê được nói đến trong các tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng...
đều đáng yêu”.
Trong cuộc phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh trên tạp chí Văn, số
209, ra ngày 1-9-1972, Võ Hồng bày tỏ: “Thế hệ của chúng tôi bị chiến tranh
tàn phá quá nhiều, một số lớn đã chết, những nếp sống cũ lần lần bị xóa đi,
thay thế bắng nếp sống mới. Tôi nghĩ rằng nếu tôi dâng trọn cả cuộc đời tôi để
dựng lại cái dĩ vãng đó cũng vẫn còn chưa đủ... Tôi muốn các thế hệ đàn em có dịp
để thiết tha gắn bó với quê hương hơn”.
Trong bài Nửa Chữ Cũng Thầy, ông bày tỏ lòng tôn kính với vị
thầy và ghi lại quảng thời gian từ ấu thơ đến khi trở thành nhà giáo: “Năm
1936, tôi học thầy ở lớp Nhất trường Tiểu học Sông Cầu. Thuở ấy toàn tỉnh chỉ
có hai trường Tiểu học, một ở Tuy Hòa, một ở Sông Cầu. Trường Tiểu học Sông Cầu
là trường tỉnh lỵ mà chỉ có một lớp Năm, một lớp Tư, một lớp Ba, một lớp Nhì A
(chính danh là Cours Moyen de 1ère Année), một lớp Nhì B và một lớp Nhất... Mới
biết là hồi đó sự học quả thật là quí. Với một dân số 20 vạn dân cư mà hằng năm
toàn tỉnh chỉ chọn khoảng một 100 đứa trẻ khá nhất để cho vào học lớp Nhì thì
có khác nào sâm nhung chỉ dành cho tì vị kẻ giàu sang. Tôi học lớp Năm và lớp
Tư ở trường làng Ngân Sơn. May mắn đưa đẩy, tôi được vào học lớp Ba ở trường Phủ
Tuy An. Và lại cũng may mắn xô tới mà tôi được vào lớp Nhì trường Tỉnh...
... Đậu Tiểu học xong, tôi giã từ Sông Cầu đi Qui Nhơn học
Trung học. Rồi cứ thế con đường học vấn dẫn tôi đi càng xa, những cảnh mới Hà Nội,
Đà Lạt, Sài Gòn, nguy nga nhộn nhịp càng làm tôi yêu cái vắng lặng hiền hòa của
Sông Cầu, như yêu người bạn gái đầu tiên ngây thơ, ít nói. Mười lăm năm sau, ngẫu
nhiên tôi được điều động về dạy tại trường Trung học Lương Văn Chánh nơi thầy
làm Hiệu trưởng. Rồi lại ngẫu nhiên, ba năm sau thầy đi nhậm chức Trưởng ty
Giáo dục, tôi thay thầy làm hiệu trưởng trường Lương Văn Chánh. Sau hiệp định
Genève lại thêm một sự ngẫu nhiên thứ ba: thầy ở Sài Gòn, tôi ở Nha Trang đều
đi dạy thuê ở các trường tư thục.”
Tùy bút Tay Cầm Viên Phấn của ông đề cập đến vai trò nhà
giáo: “Tôi chính thức làm nghề thầy giáo năm 1949, dạy ở một trường trung học
thuộc vùng kháng chiến, tỉnh Phú Yên. Toàn tỉnh chỉ có một trường trung học nên
mỗi lần đọc tên học sinh kèm theo tên sinh quán là tâm hồn tôi êm đềm liên tưởng
đến một miền quen thuộc, trí óc nhảy vọt từ Cù Mông đầu tỉnh đến Hòa Xuân cuối
tỉnh, từ Sơn Long đầu nguồn đến An Chấn sát biển... Học sinh là những đứa con
quí của các gia đình thuộc tầng lớp trên trong khắp tỉnh. Cả trường chỉ có hai
lớp đệ Tứ, dưới 30 học sinh thì coi như xã chỉ chọn gởi tới một người. Cả trường
chỉ có hai lớp đệ Ngũ, 80 học sinh thì coi như mỗi xã được chọn gởi chỉ hai học
sinh xuất sắc nhất. Học sinh của trường học giỏi là lẽ tất nhiên. Hôm nay, số học
sinh cấp II của nhiều xã không thua bao nhiêu so với số học sinh toàn trường dành
cho cả tỉnh ngày đó”...
Nhà văn Võ Hồng đã viết truyện ngắn như thế nào?
Ông chia sẻ những điều qua cuộc phỏng vấn:
“Hồi học tiểu học, tôi không có năng khiếu đặc biệt gì về Việt
văn hết. Hồi đó Pháp văn được coi là tiếng mẹ đẻ, được dùng làm chuyển ngữ,
chúng tôi phải làm luận bằng Pháp văn hồi mới lên lớp nhì. Nhưng tôi có cái
duyên may là được đọc tuần san Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Ích Hữu do môi giới người
chị một anh bạn tôi. Lên trung học, giáo sư dạy Luận quốc văn một hôm có ban
cho tôi một lời khen sau khi chấm bài luận: “Tôi nhận thấy có vài đóa hoa trong
bài của anh”. Tôi không sung sướng nhiều lắm bởi vài đóa hoa vu vơ nào đó,
trong khi các bạn tôi lại tỏ ra vui vẻ một cách hăng hái thay tôi. Họ bày làm
thủ báo (báo viết tay) và bắt tôi phải góp bài. Bài viết xong, một bản tôi đưa
đăng trên báo nhà, một bản tôi gởi ra tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bảy ở phố Hàng
Bông Hà Nội: Tòa soạn chẳng thư từ liên lạc gì với tôi hết, nhưng chừng một
tháng sau tôi bỗng thấy bài đó được đăng. Đầu đề của truyện là Mùa Gặt. Dưới
bút hiệu là Ngân sơn (Ngân Sơn là tên làng của tôi. Năm đó tôi học troisième
année (tương đương với lớp Tám thời nay). Buổi chiều thấy bài mình và tên mình
được đăng trên báo, tối đó tôi đi lang thang khắp các phố, đi đến mỏi chân. Sướng
quá hóa dại. Ngồi trong nhà chịu không được. Mà đi thì rốt cuộc cũng chẳng làm
biết làm gì. Đó, tôi bắt đầu làm quen với thế giới truyện ngắn một cách khá ngớ
ngẩn như vậy...
“Thời tiền chiến, trong nhóm Tự lực văn đoàn có Khái
Hưng, Thạch Lam, trong nhóm Tân Dân có Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan.
Thời hậu chiến, số nhà văn đông đảo hơn nên những người viết truyện ngắn hay
cũng nhiều hơn. Bạn mới tập viết có thể học cách bố cục tình tiết một truyện
nơi ông Bình Nguyên Lộc, ông Nguyễn Mạnh Côn, ông Hoàng Hải Thủy, học cách phân
tích tâm lý nơi ông Võ Phiến, ông Dương Nghiễm Mậu, ông Nguyễn Đình Toàn, học
cách sử dụng ngôn ngữ nơi bà Túy Hồng, ông Mai Thảo, ông Sơn Nam. Đó là những
nhà văn trong danh sách Tuổi Ngọc đã chọn để phỏng vấn lần này. Còn nhiều vị viết
hay nữa, mỗi người một vẻ”.
Sau năm 1975, tác phẩm của ông cũng như hầu hết các nhà văn
miền Nam đều bị cấm lưu hành. Năm 1984. tác phẩm Ông Cháu của ông đã được in tại
hải ngoại với bút hiệu Võ Tri Thủy, lấy tên người con gái Út của ông. Mãi đến
năm 1988 tác phẩm Thiên Đường Ơû Trên Cao mới được phép xuất bản trong nước như
tác phẩm đầu tiên của ông sau 1975.
Trải qua 38 năm nhà văn Võ Hồng sống đơn độc ở căn nhà xưa tại
Nha Trang. Tâm sự của ông được bày tỏ qua bài thơ Quạnh Hiu:
Năm giờ sáng mở mắt
Nhìn quanh: chỉ ghế bàn
Thèm thấy một khuôn mặt
Thèm nghe tiếng dịu dàng
Mười giờ đêm thâm u
Bóng tối như cõi chết
Tình yêu, tìm nơi đâu
Hạnh phúc, chào vĩnh biệt
Vậy đó, ngày bắt đầu
Vậy đó, ngày kết thúc
Những ngày nặng buồn đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét