Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Nhà văn không cần "đóng thùng"

Nhà văn không cần "đóng thùng"
"Đã có nhiều quan điểm cứng nhắc khi cho rằng "sex" trong văn học là sự suy đồi về đạo đức. Tôi không nghĩ như vậy và thấy buồn cười. Hoa hậu Thái Lan được trao danh hiệu hoa hậu mặc trang phục dân tộc đẹp nhất không phải vì nó đặc trưng cho đất nước của cô mà theo đánh giá của Ban giám khảo nó là trang phục truyền thống nhưng rất "sex" (trang phục truyền thống mở).
Vậy thì tại sao lại bắt các nhà văn hôm nay viết văn mà vẫn phải  "đóng thùng"? 
 

Ý kiến trên đây là của Tuyết Trinh góp ý cho tiểu thuyết "Chiều không tắt nắng" của blogger Xuân Thu. Nó gợi cho tôi tò mò và tìm đọc. Tôi đã đọc một mạch cuốn tiểu thuyết do Nhà xuất bản quân đội nhân dân vừa ấn hành.
Đề tài tam nông thời hậu chiến vốn không mới. Các trang gọi là "sex" trong cuốn này cũng không nhiều đột phá. Nếu không tính đoạn tả con Nòi (lợn đực giống của cá thể) giao phối với con nái Móng Cái (của trại chăn nuôi hợp tác) thì trong tiểu thuyết này có cả thảy 3 chỗ "nhạy cảm".
Để các bạn có cái nhìn khách quan tôi xin bắt chước anh Cua trích ra đây mấy chỗ được gọi là "hot" nhất.

Nhà văn Xuân Thu
Trang 50 sau khi giúp cho 2 con lợn giao phối chị Huê chạy ra đống rơm gọi anh Dụ nhờ sửa giúp cái phéc mơ tuya: 
"Hỏng đâu mà hỏng" Dụ chỉ kịp nghĩ vậy thì Huê đã ôm chầm lấy anh. Cô khuỵu xuống kéo theo cả người Dụ đổ ập lên người mình. Mọi lý thuyết đối với Huê bây giờ đều là mây khói. "Anh Dụ...em yêu anh Dụ ơi !". Tiếng Huê thì thầm hụt hơi đứt quãng. Sau phút do dự Dụ chồm lên lao tới ngấu nghiến. Hai người quấn quýt lăn lộn với nhau mặc cho rơm rạ vương khắp trên người. Con Nòi từ xa trông thấy thế rống lên "ịt ịt". Đàn gà con theo mẹ đang bới ăn quanh gốc cây rơm bị hai người chiếm mất chỗ cũng táo tác kêu toáng lên".

Trang 116 tả cảnh đêm trước người lính lên đường ra trận:
"Anh nhìn đắm đuối vào mắt Loan. Lại hôn như mưa. Vũ điệu ánh trăng lặp lại. Lần này dữ dội hơn. Loan ngả vào lòng Việt. Họ cùng nhau ngã xuống vạt cỏ. Không còn gì để giữ. Bàn tay Việt mơn trớn khắp thân thể ngồn ngộn của Loan. Ánh trăng như cũng đồng tình với họ. Anh hôn mọi chỗ có thể trên người Loan. Loan đờ đẫn rên rỉ. Cô nắm tay Việt thì thầm: "Đừng...Đừng anh...Việt...Việt...! Đừ...ừ...ng...". Miệng nói vậy nhưng Loan vẫn chờ đợi và đón nhận. Ngày mai xa nhau rồi biết đâu...? Dâng hiến. Tận hưởng. Hạnh phúc. Cứ thế Việt đi vào trong Loan lúc nào không biết. Phút giây họ trở thành đàn ông đàn bà thật tự nhiên".
Và đoạn cuối trang 181 sau khi rình nhìn trộm Huê tắm tại trại chăn nuôi hợp tác:
"Dụ ghì chặt lấy Huê hôn lấy hôn để khắp người cô rồi bế xốc cô lên chạy phăng phăng vào phòng. Quăng Huê lên giường Dụ đè lên ngấu nghiến. Huê giãy giụa cười sằng sặc vì buồn.
- Từ từ đã xem có ai không nào?
- Mặc kệ. Chẳng có ma nào đâu.
Dụ vừa nói vừa hấp tấp cởi quần áo. Hai thân thể quấn lấy nhau. Háo hức. Hùng hục. Hổn hển. Họ như tan vào trong nhau".
Sau khi có dư luận e ngại về những cảnh "gay cấn" trên đã có những ý kiến chính thức trên blog.
blogger Xuân Thu (áo trắng) & blogger Tânart
tại Hội văn học NT Phú Thọ
Blogger Hồng Chính viết: "Chiều không tắt nắng" của tác giả Đỗ Xuân Thu là cuốn tiểu thuyết hấp dẫn nhất là những cảnh về nông thôn đặc biệt là tính cách các nhân vật ấn tượng rất nông thôn. Tôi thích phong cách viết văn của anh. Chân thật giản dị nhiều tư liệu cuộc sống điều độ. Ngay cả trong những cảnh tả "hot" của tiểu thuyết cũng điều độ không phản cảm. Theo tôi đó là cách diễn tả cuộc sống bằng nghệ thuật một cách tươi mới để cuộc đời thêm đẹp. Trong phim ảnh ngày nay vẫn có những cảnh "hot" như trong phim: "Cô gái xấu xí" chẳng hạn...
Còn văn chương thì nhiều như nữ văn sỹ Vệ Tuệ (Trung Quốc) "I am... đàn bà" của Y Ban tiểu thuyết "Người trong cõi người"... Hy vọng rằng tác giả Xuân Thu sẽ cống hiến cho độc giả những cuốn tiểu thuyết như vậy. Chúc "bút lực" của anh phải thoáng hơn đừng "đóng thùng" như một số người khác".
Tuyết Trinh thì cho rằng: viết mà để người đọc có cảm xúc thấy mình đang sống trong nhân vật thì đâu phải là xấu. Chúc mừng anh với tác phẩm "Chiều không tắt nắng" của mình. Anh là một nghệ sỹ lao động với tinh thần thực sự nghiêm túc. Tôi rất trân trọng anh ở điều đó.
Họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội VHNT Phú Thọ viết: "tiểu thuyết "Chiều không tắt nắng" lôi cuốn với những nhân vật có tính cách những tình tiết rất đời thường mà thú vị".
Họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng đang sáng tác
Nhà thơ nhà báo Nguyễn Anh Nông (Điện ảnh quân đội) gửi thư cho tác giả Xuân Thu: "Thú thực không ngờ anh lại có vốn sống về nông thôn và người lính thời hậu chiến và viết hay thế. Mấy nhân vật rất đạt: Dụ Loan Huê Việt.... viết rất hay. Anh nên phát triển thành dài tập. Và nên cộng tác với Nông để chuyển thể tiểu thuyết này thành phim nhiều tập anh nhé. Đề tài rất thích".
Điểm lại vài ý kiến để chia sẻ với blogger Xuân Thu rằng: đứa con tinh thần của anh đã có người quan tâm. Khen chê là chuyện thường. Đến kiệt tác "Truyện Kiều"  còn có người kết tội là "dâm thư";  Vũ Trọng Phụng còn bị úp lên cái mũ "nhà văn dâm ô lưu manh" nữa là!
Vì thế Xuân Thu đừng ngại. Đi họp thì cổ buộc cavát quần áo "đóng thùng". Còn khi ngồi viết văn thì không nhất thiết. Nếu có "nóng" một chút thì mới có "Chiều không tắt nắng" chứ. Không thì nguội ngắt!.
dhq
 Theo http://xuanthu.vnweblogs.com/





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...