Tào Tháo làm hai câu thơ lưu danh thiên cổ,
một lưu truyền
trong giới kinh doanh,
một được giới nghiện rượu yêu thích
Thời đại của Tào Tháo đã đi qua được gần 2000 năm
nhưng những câu chuyện của “người đặc biệt” ấy vẫn khiến hậu thế không khỏi cảm
khái, trầm trồ.
Tào Tháo (155 - 220) là một ngôi sao sáng trên vũ đài
lịch sử Trung Hoa, mưu trí hơn người, toàn tài văn võ, một tay chống giữ triều
cương, bình định phản loạn, gây nền thái bình, đặt định thống nhất giang sơn.
Suốt hàng nghìn năm qua, đã có biết bao câu chuyện
xung quanh Tào Tháo, người gọi ông là quân tử, kẻ cho ông là tiểu nhân, người
hâm mộ, kẻ khinh ghét, thực là trăm nhà đua tiếng. Chuyện cũ nghìn năm phủ bụi,
thật giả đôi khi khó tường. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả
hai câu thơ được lưu truyền ngàn năm thiên cổ của ông, một câu được lưu truyền
trong giới nghiện rượu, một câu lại được lưu truyền trong giới doanh
nhân.
Câu thơ được người mê rượu thuộc lòng nghìn năm
“Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang” (Lấy gì giải
sầu, duy chỉ có Đỗ Khang), “Đối tửu đương ca, nhân sinh kỷ hà”
(Trước rượu nên hát, đời người bao lâu?).
Đây chính là hai câu được trích trong bài thơ trứ danh
“Đoản ca hành” của Tào Tháo, cũng là những câu thơ mà không biết bao nhiêu
người dùng để “ép rượu” bạn bè hoặc giả mượn cớ để mình được thỏa thích uống
rượu no nê! Đương nhiên, ý nghĩa của nó đôi khi bị người đời lạm dụng. Thực ra
nội hàm bên trong sâu sắc khó lường.
Bài thơ trứ
danh “Đoản ca hành” của Tào Tháo nội hàm
bên trong sâu sắc khó
lường. (Ảnh: kienthuc.net.vn)
Theo sử sách, “Đoản ca hành” chính là bài thơ Tào Tháo
sáng tác trong đêm tiệc khao chúng tướng trên thuyền trước trận Xích Bích. Bài
thơ thể hiện hùng tâm, tráng chí mong muốn thống nhất Trung Nguyên của Tào
Tháo, vừa bi thương lại vừa khảng khái, tỏ nỗi niềm ưu tư vì đại nghiệp chưa
thành của người anh hùng khi tuổi đã xế chiều. “Đoản ca hành” còn là khát vọng
chiêu tập hiền tài trong thiên hạ về trợ vai giúp sức gây dựng cơ nghiệp,
mang lại ấm no, bình an cho mảnh đất Trung Hoa.
Câu thơ giới doanh nhân coi là lời khích lệ
Ngoài “Đoản ca hành”, Tào Tháo còn có một bài thơ nổi
tiếng khác tên là “Quy tuy thọ” (Rùa tuy già), viết khi ông đã 63 tuổi. Trong
bài có một câu thơ rất đặc sắc, thể hiện rõ hùng tâm bất khuất của Tào Tháo là:
“Lão ký phục lịch, chí tại thiên lý“, tạm dịch là “Ngựa già trong
chuồng, chí ngoài ngàn dặm“.
Câu thơ đã thể hiện khí phách bất khuất của Tào Tháo,
người già mà chí không già. Nó đã trở thành câu danh ngôn bất hủ mà ai ai cũng
biết. Đặc biệt, rất nhiều doanh nhân vẫn thường nhắc tới nó để khích lệ bản
thân mình những lúc gặp gian nan, sóng gió khi tuổi đã ngả bóng hoàng hôn.
Quy tuy thọ
Thần quy tuy thọ
Do hữu cánh thì
Đằng xà thừa vụ
Chung vi thổ hôi
Lão ký phục lịch
Chí tại thiên lý
Liệt sĩ mộ niên
Tráng tâm bất dĩ
Doanh súc chi kỳ
Bất đãn tại thiên
Dưỡng di chi phúc
Khả đắc vĩnh niên
Hạnh thậm chí tai!
Ca dĩ vịnh chí
Do hữu cánh thì
Đằng xà thừa vụ
Chung vi thổ hôi
Lão ký phục lịch
Chí tại thiên lý
Liệt sĩ mộ niên
Tráng tâm bất dĩ
Doanh súc chi kỳ
Bất đãn tại thiên
Dưỡng di chi phúc
Khả đắc vĩnh niên
Hạnh thậm chí tai!
Ca dĩ vịnh chí
Dịch nghĩa:
Thần quy tuy thọ
Cũng phải lìa đời
Rắn bay cỡi gió
Cũng về cát bụi
Ngựa già trong chuồng
Chí ngoài ngàn dặm
Anh hùng bóng xế
Chí vẫn không sờn
Đời người dài ngắn
Chẳng hẳn do trời
Dưỡng tâm dựng phúc
An cảnh lão niên
May mắn lắm thay!
Cất lời ca hát
Cũng phải lìa đời
Rắn bay cỡi gió
Cũng về cát bụi
Ngựa già trong chuồng
Chí ngoài ngàn dặm
Anh hùng bóng xế
Chí vẫn không sờn
Đời người dài ngắn
Chẳng hẳn do trời
Dưỡng tâm dựng phúc
An cảnh lão niên
May mắn lắm thay!
Cất lời ca hát
Đây là bài cổ thi tứ ngôn, giản dị, thông qua những so
sánh mộc mạc, ngắn gọn, hàm súc đã nói lên khí phách hào hùng, tráng kiện của
Tào Thào năm xưa, qua đó mà khích lệ bản thân luôn giữ vững tinh thần tiến thủ.
“Thần quy tuy thọ, do hữu cánh thời. Đằng xà thừa vụ, chung vi thổ hôi”. Thần
quy tuy là trường thọ nhưng có lúc cũng phải lìa đời. Rắn bay tuy có thể cưỡi
mây vượt gió, nhưng cũng có ngày trở thành tro bụi.
Bài thơ là một tiếng nói đầy lạc quan. Tuy biết
rõ đời người hữu hạn và kẻ anh hùng nào rồi cũng về với cát bụi nhưng ý chí
không sờn, vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt để tiến về phía trước mà thoả nguyện
giang sơn đại nghiệp.
Tào Tháo Nam
hạ, chinh phạt Giang Đông vào những năm đã ngoài 50 tuổi. Người ta nói “Ngũ
thập tri thiên mệnh” (50 tuổi biết mệnh trời). Tào Tháo cũng biết mệnh Trời là
thiên hạ chia ba, nhưng chí khí của một người anh hùng không cho phép ông lùi
bước, vẫn phải quyết một trận đại chiến ở bên bờ Trường Giang.
Tào Tháo cũng biết mệnh Trời là thiên hạ chia ba, nhưng chí khí của một người anh hùng không cho phép ông lùi bước, vẫn phải quyết một trận đại chiến ở bên bờ Trường Giang. (Ảnh: esports.vn)
Đến năm 211, khi đã 56 tuổi, Tào Tháo vẫn còn đích thân cầm quân đánh Mã Siêu, chinh phạt Tây Lương xa xôi nghìn dặm. Năm 60 tuổi, Tào Tháo vẫn không chịu già, tiếp tục dẫn quân vào Đông Xuyên bình Trương Lỗ, chiếm lấy một dải Hán Trung. Cả cuộc đời Tào Tháo là chinh chiến trên yên ngựa. Tính ra trước sau ông đã cầm quân đánh dẹp thiên hạ suốt hơn 30 năm, đạp bằng hết các thế lực chư hầu: dẹp Khăn Vàng, diệt Lã Bố, đánh Trương Tú, đuổi Lưu Bị, thảo Viên Thuật, phạt Viên Thiệu, lấy Kinh Châu, bình Mã Siêu, thu hàng Trương Lỗ.
Tào Tháo là một người văn tài võ lược. Ngoài sự nghiệp điều binh khiển tướng hiển hách, tài cao bát đẩu ra thì con đường văn chương của ông cũng hết sức hoa lệ, mỹ diệu. Những sáng tác của ông vô cùng phong phú, ngoài những bài thi phú ra, ông còn có 1 cuốn “Gia truyền”, 10 cuốn “Ngụy chủ tấu sự”, “Ngụy Võ tứ thời thực chế”, 30 cuốn “Ngụy Võ Đế tập”, 10 cuốn “Ngụy Võ Hoàng Đế dật tập”, 10 cuốn “Ngụy Võ Đế tập tân soạn”, 1 cuốn “Ngụy Đế tập bổn”, 3 cuốn “Ngụy Đế tập biên tập bổn”, 9 cuốn “Ngụy Võ Đế lộ bố văn” và còn rất nhiều sách bị thất lạc. Hiện nay chỉ còn khoảng 150 tập đa số là đều là sách giáo dục, số ít là thư biểu.
Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Chu Du, Lưu Bị và Tôn Quyền, 5 nhân vật anh hùng, mỗi người đều mang một vai diễn, một sứ mệnh cho riêng mình trên vũ đài lịch sử, đặt định cho nhân loại chuẩn mực đạo đức làm người. Ở đây chính là sự đặt định nội hàm của chữ “Nghĩa”, vì hậu thế mà lưu lại biết bao câu chuyện truyền kỳ thiên cổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét