Tầm cao trí tuệ - Văn hóa của
đại thi hào Nguyễn Du
Giá như khảo sát riêng tập thơ Bắc hành tạp lục (*), người đọc
có thể nắm bắt khá đầy đủ tầm hiểu biết sâu rộng của Nguyễn Du trên nhiều lĩnh
vực văn hóa xã hội cùng con người Trung Hoa. Hành trình đi sứ vừa đi lẫn về hai
năm tròn cùng đoàn 26 người, trong đó có con trai đầu Nguyễn Tứ. Chặng đường
dài dằng dặc ấy đã để lại nhiều cảm xúc sâu nặng đối với nhà thơ qua nhiều bài
viết tựa như tập Nhật ký bằng Thơ. Và cũng từ đấy bộc lộ rõ tầm cao trí tuệ và
văn hóa của thi hào họ Nguyễn.
Tập thơ gồm 130 bài, phần chú thích đã có hơn 120 bài lấy đề
tài về điển tích lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lý và con người đất nước Trung
Hoa mênh mông từ cổ đại đến đầu thế kỷ XIX. Trước tiên, nói đến văn hóa cổ đại
đất nước này, tất nhiên phải bắt đầu luận về Khuất Nguyên. Vì thế, Tố Như đã viết
hai bài thơ ngợi ca phẩm chất cao đẹp và tài năng tuyệt vời của Khuất Nguyên
(340-278 tr.CN) - bậc danh nhân tiêu biểu khai sáng có tầm ảnh hưởng rộng lớn
suốt chiều dài lịch sử thi ca, chính trị, văn hóa bản địa và lan truyền tới các
nước láng giềng đồng văn, trong đó có Việt Nam. Đi qua thị trấn Tương Đàm ở
phía nam sông Tương, Tố Như điếu vọng Khuất Nguyên bằng hai khổ thơ thất ngôn
bát cú:
I Người ưa đức tốt đã đi hai nghìn năm rồi,
Đất này còn nghe mùi hương của cây lan cây chỉ.
Buồn suốt mười năm bị đày xa tổ quốc,
Muôn đời Sở từ vẫn là áng văn chương hay nhất…
Buồn suốt mười năm bị đày xa tổ quốc,
Muôn đời Sở từ vẫn là áng văn chương hay nhất…
II… Thi bá có thơ Ly Tao nối tiếp thơ Quốc Phong,
Nghìn xưa có ai thương người tỉnh một mình?
Bốn phương biết gửi tấm lòng cô trung vào đâu được…?
Bốn phương biết gửi tấm lòng cô trung vào đâu được…?
(Đến Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu - Khuất Nguyên)
Những ai quan tâm đến văn thơ Trung Hoa đều biết đến tập Sở từ
của Khuất Nguyên gắn liền với tập Ly Tao và Quốc phong trong niềm khâm phục
trân trọng, dù đã cách xa ngày nay hàng ngàn năm. Luận về thân thế và sự nghiệp
của đại thi hào tiền bối này, Lý Bạch đã cảm khái sâu sắc đầy ý nghĩa:
Khuất Bình (Khuất Nguyên) từ phú huyền nhật nguyệt,
Sở vương đài tạ không sơn khâu.
Sở vương đài tạ không sơn khâu.
nghĩa là:
Từ phú Khuất Bình sáng ngời như mặt trăng, mặt trời,
Lâu đài vua Sở hoang phế núi đồi quạnh hiu.
Lâu đài vua Sở hoang phế núi đồi quạnh hiu.
Kê thừa Khuất Nguyên phải nói đến Lý Bạch (701-762). Khi Tố
Như đi qua phía nam sông Trường giang, – nơi nhà thơ họ Lý từng đến thăm đầm
Đào hoa, bỗng nẩy sinh cảm xúc nhớ về thi sĩ này nên viết bài Đào hoa đàm Lý
Thanh Liên cựu tích (Dấu cũ của Lý Bạch ở đầm Đào hoa).
Nước đầm Đào hoa trong suốt nghìn thước,
Cây tùng cây bách trên đầm mùa đông vẫn xanh.
… Đời người mười năm ở quán rượu?
Thiên tử gọi đến còn say nhừ.
Tự nói ta là tiên trong làng rượu.
Coi nhẹ vinh hoa danh tiếng như giày rách.
Danh thắng nghìn năm vì người mà được truyền mãi,
Chứ chẳng phải vì nước đầm man mác ấy.
Nước đầm đến nay vẫn còn trong và gợn sóng.
Con cá con chim đều thành tiên.
Ngậm ngùi không thấy lại người ấy,
Khiến ta từ phương xa lại lòng man mác buồn.
Đường đời bụi bặm thật là ngầu đục,
Chẳng bằng suốt ngày uống tràn mà giữ trọn thiên tính của mình.
Cây tùng cây bách trên đầm mùa đông vẫn xanh.
… Đời người mười năm ở quán rượu?
Thiên tử gọi đến còn say nhừ.
Tự nói ta là tiên trong làng rượu.
Coi nhẹ vinh hoa danh tiếng như giày rách.
Danh thắng nghìn năm vì người mà được truyền mãi,
Chứ chẳng phải vì nước đầm man mác ấy.
Nước đầm đến nay vẫn còn trong và gợn sóng.
Con cá con chim đều thành tiên.
Ngậm ngùi không thấy lại người ấy,
Khiến ta từ phương xa lại lòng man mác buồn.
Đường đời bụi bặm thật là ngầu đục,
Chẳng bằng suốt ngày uống tràn mà giữ trọn thiên tính của mình.
Dường như Tố Như cũng có phần ngậm ngùi “không thấy được người
ấy” và mang thêm ẩn ý vận vào mình khi nghĩ về vị thi bá đời Đường. Bởi Lý Bạch
vốn là nhà thơ cổ điển lãng mạn nổi tiếng giữ vị trí tiên phong trong suối nguồn
phát triển thi ca thời Đường, vừa tỏa sức sáng tạo xuyên suốt nền thi ca hàng
ngàn năm và gắn bó keo sơn cùng các thế hệ sáng tác suốt chiều dài văn hóa
Trung Hoa từ cổ chí kim và tên tuổi khá phổ biến trong giới Nho gia nước Việt.
Từ hình ảnh thi hào họ Lý, nhà thơ nước Việt từ xa đến suy ngẫm về hiện thực
xã hội trước mắt như muốn trò chuyện với bậc thi bá mà bản thân mình hằng ngưỡng
mộ. Mặc dầu đang đảm nhiệm vai Chánh sứ trên đường công vụ, nhưng lòng dạ vẫn
cảm thấy chán ngán cảnh
“Đường đời bụi bặm thật là ngầu đục!
Chẳng bằng suốt ngày uống tràn mà giữ trọn thiên tính của mình”…
Chẳng bằng suốt ngày uống tràn mà giữ trọn thiên tính của mình”…
Rõ ràng là bài thơ đậm nét nhật ký trữ tình vào năm 1813 - đã cách xa thời nhà Đường hơn một ngàn năm -nói lên nỗi niềm tâm sự của chính
mình trước thời cuộc. Làm sao giữ được thiên tính, đó chính là phẩm giá trong
sáng của bản thân Nguyễn Du - một vị thượng quan tại chức, vừa là nhà thơ tràn
đầy tinh thần nhân đạo.
Có lẽ đồng điệu nhất với Tố Như là Đỗ Phủ (712-770) - người đồng
hành cùng Lý Bạch; cả hai đều có công mở đầu cho dòng thơ Đường phát triển rực
rỡ. Ở nước ta các bậc túc nho đều ngợi ca Đỗ Phủ và chính Tố Như cảm thấy gần
gũi đồng thanh cùng nhà thơ hiện thực bình dân, mà ông từng khâm phục qua các
tác phẩm thuở thiếu thời. Không phải ngẫu nhiên khi đặt chân tới Hồ Nam đi qua
Lỗi Dương gặp mộ họ Đỗ, với niềm trìu mến đồng cảm từ lâu, Tố Như viết bài thơ
như một nén tâm hương viếng bậc tài hoa thời Đường với lời ngợi ca thắm thiết vừa
như tâm tình cùng người bạn thơ nghèo đầy bất hạnh này:
- Văn chương lưu truyền muôn đời là bậc thầy của muôn đời.
(Thiên cổ văn chương thiên cổ sư)
Bình sinh ta khâm phục chưa từng xa rời.
Cây tùng cây bách đất Lỗi Dương biết ở chốn nào?…
… Cái chứng lắc đầu cũ chữa khỏi chưa?
Chớ có để dưới đất lũ quỷ nó cười cho.
Cây tùng cây bách đất Lỗi Dương biết ở chốn nào?…
… Cái chứng lắc đầu cũ chữa khỏi chưa?
Chớ có để dưới đất lũ quỷ nó cười cho.
Lời thơ bộc lộ không chỉ niềm kính trọng một bậc thầy của mọi
thời đại, mà còn tỏ niềm cảm xúc thân tình như lời đối thoại qua tiếng cười với
người bạn tri kỷ từ bao giờ.
Bước chân tới đất Thương Ngô tuy không phải quê hương Bạch
Cư Dị, nhưng bỗng nghe tiếng đàn Tỳ bà, nhà thơ nước Việt liên tưởng đến “bản
tình ca Tỳ bà hành” nên viết bài Tức cảnh ở Thương Ngô, trong đó nổi bật lên
hai câu:
… Đành từ tạ từ xa không tìm đến tiếng đàn tỳ bà nữa,
Người áo xanh trên đường nghìn dặm không thể vòng lại được.
Người áo xanh trên đường nghìn dặm không thể vòng lại được.
“Đành từ tạ từ xa… đối với người áo xanh”, tuy không nhắc trực
tiếp “người áo xanh” - hình ảnh viên quan Bạch Cư Dị (772-849) nổi tiếng trên
thi đàn trong bài thơ bất tử Tỳ bà hành. Ở nước ta, tác phẩm trữ tình lãng mạn
này từng được phổ cập rộng rãi không chỉ trong giới trí thức nho giáo, mà còn
được thấm sâu vào lớp đào nương ca trù qua bản dịch tài tình của Phan Huy Thực (?)
(1778-1846) - thân sinh của Phan Huy Vịnh (1890-1870). Ngày nay ở thế kỷ XXI,
tuy đã cách xa hàng ngàn năm, song vẫn có bao người mê ca trù đêm đêm vẫn say
sưa thưởng thức đàn phách “tom chát” réo rắt đầy hấp dẫn đến mê hoặc. Trước
đây, thời kỳ 1945-1954, bài thơ dịch này được đặt trong chương trình học văn nước
ta ở cấp phổ thông cơ sở, có lẽ vì bài thơ quá hay và từng được phổ cập rộng
rãi trong dân gian:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh nhấp cạn, nhớ chiều trúc tơ…
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh nhấp cạn, nhớ chiều trúc tơ…
Không dừng lại đó, Tố Như làm sao quên được danh nhân Liễu
Tôn Nguyên (773-819) - thi sĩ tài hoa đỗ Tiến sĩ - một trong Bát đại gia - ra
làm quan từng có nhiều đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển thơ ca và văn
xuôi đương thời cũng như mai sau. Nhưng ông lại rơi vào vòng xoáy chính trị nên
bị đày đi xa. Dường như cuộc đời sóng gió của nhà thơ này có nét đồng điệu với
số phận của chính mình, nên Tố Như viết hai câu kết bài thơ tựa như lời tự thán
gửi gắm tâm sự với người tri kỷ không quen biết, nhằm bộc lộ rõ tâm trạng nơi
Nhà cũ của Liễu Tư Hậu ở Vĩnh Châu:
Mây nổi trên núi Hành và sóng trên sông Tiêu,
Phải nhà cũ của Liễu Châu ở đây không?
Một thân bị đuổi ra sáu trăm dặm,
Văn chương nghìn xưa ở trong hàng Bát đại gia.
Ngón tay bầm máu và mặt đổ mồ hôi thực là khổ đấy,
Khe trong cây tốt cũng chịu tiếng ngu biết làm sao?
Tuổi trẻ ta cũng là người có tài năng,
Nay bạc đầu chỉ luống những tự than thở trước gió thu.
Mây nổi trên núi Hành và sóng trên sông Tiêu,
Phải nhà cũ của Liễu Châu ở đây không?
Một thân bị đuổi ra sáu trăm dặm,
Văn chương nghìn xưa ở trong hàng Bát đại gia.
Ngón tay bầm máu và mặt đổ mồ hôi thực là khổ đấy,
Khe trong cây tốt cũng chịu tiếng ngu biết làm sao?
Tuổi trẻ ta cũng là người có tài năng,
Nay bạc đầu chỉ luống những tự than thở trước gió thu.
Rõ ràng Tố Như tự đánh giá mình “Tuổi trẻ ta cũng là người có
tài năng”, nhưng rồi phải lâm vào cảnh sống gập ghềnh không lối thoát. Quả là đậm
chất hồi tưởng.
Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ/ Trầm bay nhạt khói,
gió đưa lay rèm. Tranh Tôn Thất Đào.
Một hình ảnh nổi bật khác trong Bát đại gia được Nguyễn Du nhắc
tới là Âu Dương Tu (1007-1072) cũng có vai trò khá nổi bật đối với nền thơ văn
thời Bắc Tống. Hơn nữa, bậc thi sĩ tài hoa này là người có phẩm chất cao đẹp thẳng
thắn nghĩ rằng “cùng tắc minh” (= cùng thì phải kêu lên). Ông cảm thấy bất bình
khi phát hiện thấy nhiều vị quan đạo cao đức trọng bị cách chức vô lý, ông bèn
dâng sớ can vua, liền bị vua trừng phạt cách chức, nhưng rồi lại được phục hồi,
ông vẫn tiếp tục can gián vua. Rất nể trọng tính cách nhân vật tiêu biểu này, Tố
Như viết bài thơ viếng Mộ Âu Dương Văn Trung công:
Tấm bia cao năm thước đứng bên đường,
Mộ xưa triều Tống ghi chữ Âu Dương.
Cả đời nói thẳng không để ân hận,
Nghìn xưa ở chín suối còn có hương thơm…
Mộ xưa triều Tống ghi chữ Âu Dương.
Cả đời nói thẳng không để ân hận,
Nghìn xưa ở chín suối còn có hương thơm…
Song song với tầm bao quát về thơ văn, Tố Như có tầm hiểu biết
sâu rộng về lịch sử, về xã hội Trung Hoa. Ông viết bài Cây liễu cổ ở đến Mạnh Tử
ngợi ca thần tượng cao đẹp đến mức huyền thoại của vị Á thánh văn hóa Trung
Hoa:
… Một đêm gió mưa bay xuống đây
Hóa làm cây liễu trước đền Á thánh.
Cây liễu này cả thảy trăm người ôm,
Nuôi dưỡng thành to lớn như vậy không phải là một buổi.
… Nền tư văn trong thiên hạ dường như ở đây.
Người làng xây hai trụ đá chống đỡ,
Trụ đá đã sâu, rễ cây lại bền.
Không như cây cỏ tầm thường tuổi tác ít.
Nửa mẫu ở trong gió mây tự xưa đến nay.
Cái khí hạo nhiên chẳng phải tầm thường,
Cây lớn sẽ cùng thời đại sống mãi.
Hóa làm cây liễu trước đền Á thánh.
Cây liễu này cả thảy trăm người ôm,
Nuôi dưỡng thành to lớn như vậy không phải là một buổi.
… Nền tư văn trong thiên hạ dường như ở đây.
Người làng xây hai trụ đá chống đỡ,
Trụ đá đã sâu, rễ cây lại bền.
Không như cây cỏ tầm thường tuổi tác ít.
Nửa mẫu ở trong gió mây tự xưa đến nay.
Cái khí hạo nhiên chẳng phải tầm thường,
Cây lớn sẽ cùng thời đại sống mãi.
Mặt khác về phương diện thi pháp, rõ ràng các bậc thi hào thời
Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… đã là suối nguồn văn chương có tác động
sâu rộng đối với các thế hệ nho gia tiền bối Việt Nam trong việc tiếp nhận văn
hóa phương Bắc góp phần dựng xây nên một dòng Đường thi Hán Việt phong phú đậm
sắc màu dân tộc Việt. Suốt chiều dài phát triển thi ca từ thời Lý Trần đến tận
thế kỷ XX Đường thi và các bậc thi gia phương Bắc từng giữ vị trí quan trọng
trong nền giáo dục nước Việt. Tuy vậy mặt khác, từ đất Việt tới tham quan đất
nước “thiên triều”, vị Chánh sứ lại còn nhìn thấu mặt trái đầy mâu thuẫn trong
chuyện tranh giành quyền lực xuyên suốt lịch sử các vương triều Trung Hoa qua
bài Thành Hứa Đô cũ:
Thành Hứa Châu là kinh đô của vua Hán,
Họ Tào cướp cơ đồ nhà Hán ở nơi này.
… Ngụy nhận Hán nhường ngôi, Tấn lại nhận cho Ngụy nhường ngôi.
Trước sau đi ra vẫn theo một đường.
Ngụy mất, Tấn nối thay triều đại,
Từ bấy đến nay mấy ngàn năm.
… Ta là sứ giả ở xa đến phải ngẫm nghĩ nhiều,
Người để thối, người để thơm đều là chuyện xưa nay cả…
Họ Tào cướp cơ đồ nhà Hán ở nơi này.
… Ngụy nhận Hán nhường ngôi, Tấn lại nhận cho Ngụy nhường ngôi.
Trước sau đi ra vẫn theo một đường.
Ngụy mất, Tấn nối thay triều đại,
Từ bấy đến nay mấy ngàn năm.
… Ta là sứ giả ở xa đến phải ngẫm nghĩ nhiều,
Người để thối, người để thơm đều là chuyện xưa nay cả…
Bài thơ không dài, nhưng người đọc thuộc lớp hậu sinh cách xa
hàng ngàn năm vẫn có thể hình dung rõ nét bức tranh chia năm xẻ bảy nóng hổi của
xã hội “Tam quốc – Thủy hử”… thời xa xưa giành giật ngôi báu chốn cung đình
thiên triều!
Quá khứ vang dội qua sách vở thời trai trẻ dường như đang hiện
hình rõ nét trên quá trình chu du của nhà thơ suốt hai năm đi về. Bão táp tranh
chấp quyết liệt của các thế lực xã hội nơi đây không dừng lại trong sách vở năm
xưa, mà dường như đang hiển hiện sống động giữa đời thường qua vó ngựa hành
trình của nhà thơ từ phương Nam tới. Làm sao quên được hình ảnh các nhân vật nổi
tiếng lừng lẫy giữa thời bão táp chiến trường Ngụy-Thục-Ngô tranh Hán đỉnh. Bài
Mộ Chu lang (Chu Du) phơi bày rõ nét bức tranh lịch sử khá quen thuộc đối với
người Việt qua bao trang sử sách:
Thiêu hủy hết trăm vạn binh của họ Tào,
Trượng phu thế là đủ thỏa chí bình sinh.
Kết giao bạn bè cùng lứa với Tôn Sách,
Tri âm trong đời thì có được Khổng Minh.
Đống gạch vụn của cung Ngô tan tành nghiệp đế,
Mồ xưa đầy gai góc còn để lại danh tiếng anh hùng.
Hương cốt hai nàng họ Kiều chôn ở chốn nào?
Mắt ta trông thấy đài Đồng Tước đã đổ một nửa.
Trượng phu thế là đủ thỏa chí bình sinh.
Kết giao bạn bè cùng lứa với Tôn Sách,
Tri âm trong đời thì có được Khổng Minh.
Đống gạch vụn của cung Ngô tan tành nghiệp đế,
Mồ xưa đầy gai góc còn để lại danh tiếng anh hùng.
Hương cốt hai nàng họ Kiều chôn ở chốn nào?
Mắt ta trông thấy đài Đồng Tước đã đổ một nửa.
Với lòng nhân ái bao la, tác giả từng khóc “thập loại chúng
sinh” ngày nào, thì nay dường như lại hiển hiện trước mắt mình hình ảnh chiến
trận Xích Bích từng “thiêu hủy hết trăm vạn binh của họ Tào” và bức tranh “Đống
gạch vụn của cung Ngô tan tành nghiệp đế”. Đúng là cảnh thế sự “thương hải biến
vi tang điền” theo bước thăng trầm của lịch sử và của thời gian đang nối đuôi
nhau hiện về trong thơ Tố Như. Hơn thế nữa, nói đến Chu Du và Tôn Sách, nhà thơ
họ Nguyễn không thể quên hình ảnh Nhị Kiều. Số phận phù hoa và cay đắng của những
người đẹp trên miền đất Tam quốc này được nhà thơ đồng cảm xót thương.
Hương cốt hai nàng họ Kiều chôn ở chốn nào?
Mắt ta trông thấy đài Đồng Tước đã đổ một nửa…
Mắt ta trông thấy đài Đồng Tước đã đổ một nửa…
Hãy đọc thêm một cảnh đồng dạng qua bài Làng cũ Dương Phi,
quê hương của một trong những bậc cung nữ nghiêng nước nghiêng thành đất “thiên
triều”, từng làm tốn bao giấy mực theo chiều dài lịch sử, mà nổi bật nhất là
thi hào Bạch Cư Dị đã làm thơ ngợi ca nàng là người đẹp nhất khiến Đường Minh
Hoàng say đắm, mặc cho quây quần bên Hoàng đế có đến 3.000 cung tần mỹ nữ sẵn
sàng dâng hiến! Đấy là cội nguồn dư luận chính thống cũng như dân gian Trung
Hoa thường vẫn rêu rao rằng, người đẹp Dương Quý Phi là nguồn cội của cảnh suy
vong sụp đổ triều đại nhà Đường trước cuộc nổi loạn An Lộc Sơn. Trong lúc chạy
trốn vào đất Thục, binh lính nổi lên ép buộc nhà vua phải giết người đẹp. Không
còn cách nào khác, Vua Đường đành phải ban cho Quý Phi một dải lụa trắng và lệnh
cho Cao Lực Sĩ thắt cổ người mình yêu thương nhất ở tuổi 38. Khác với chính kiến
của nhiều người thời bấy giờ, Tố Như từ đất Việt đến nơi đây lại nghĩ khác hẳn;
nhà thơ bênh vực Dương Quý Phi và phê phán Hoàng đế nhà Đường khá chính xác rằng,
sau khi tôn vinh người đẹp, lại còn tôn anh em họ hàng người đẹp tới chiếm giữ
nhiều chức vụ trụ cột chốn cung đình, họ chẳng làm nên tích sự gì, mà “đều là
người đứng cho đủ nghi vệ” oai phong, song hoàn toàn thờ ơ trước số phận nghèo
đói của hàng triệu thảo dân biến thành sức mạnh phản kháng của đông đảo quần
chúng bất mãn, dẫn đến bi kịch sụp đổ thảm hại:
Mây núi thưa thớt, hoa trên bờ sông sáng tươi,
Nghe nói Dương Quý Phi ở đất này.
Từ đấy cả triều đều là người đứng cho đủ nghi vệ,
Luống khiến nghìn đời người ta buộc tội người khuynh thành.
Chỗ cung Nam Nội gió veo veo,cỏ bồng cây cao mọc khắp nơi,
Chốn Tây Giao vắng vẻ, gò đống phẳng bằng.
Không tìm đâu thấy những cành hoa hồng tàn rơi bừa bãi,
Dưới thành gió đông thổi tình khôn xiết.
Nghe nói Dương Quý Phi ở đất này.
Từ đấy cả triều đều là người đứng cho đủ nghi vệ,
Luống khiến nghìn đời người ta buộc tội người khuynh thành.
Chỗ cung Nam Nội gió veo veo,cỏ bồng cây cao mọc khắp nơi,
Chốn Tây Giao vắng vẻ, gò đống phẳng bằng.
Không tìm đâu thấy những cành hoa hồng tàn rơi bừa bãi,
Dưới thành gió đông thổi tình khôn xiết.
Tuy là nhật ký đường dài, nhưng thấm đẫm chất trí tuệ - thời
sự không dễ gì sánh kịp so với bao cây viết xu thời nịnh thế xưa nay, kể cả thời
hiện đại.
Trên đây, tôi chỉ nêu một số bài thơ tiêu biểu trong hàng
trăm hình ảnh sinh động để có thể hiểu rõ hơn tầm kiến thức uyên bác của thi
hào Nguyễn Du về văn hóa lịch sử Trung Hoa. Điều thú vị nổi bật là ở chỗ hầu hết
những hiện tượng xã hội đều được trải nghiệm trên thực địa qua cảm xúc sinh động
của chủ thể sáng tạo bằng tư duy hình tượng các nhân vật được thể hiện qua những
vần thơ dài ngắn khác nhau của một bậc thi hào đang đảm nhiệm sứ mệnh ngoại
giao.
Ngày nay, dù đứng ở góc độ nào, người đọc vẫn nhận biết nét
tài hoa của một tâm hồn nghệ sĩ, hòa quyện vào một trí tuệ sáng láng lỗi lạc.
Chẳng phải nhà thơ đã chiêm nghiệm khái quát một nhận xét đậm tính quy luật về
văn hóa nhân sinh, về lẽ sống của con người xa xưa, mà đến tận ngày nay vẫn còn
nóng hổi hơi thở của thời đại mỗi khi đi qua:
Đình Tô Tần:
I… Nhân sinh quyền lợi thành vô vị,
Kim cổ thùy năng phá thử mê?
dịch nghĩa: …
Đời người quyền lợi thật là vô vị,
Xưa nay ai có thể phá được cái mê này?…
Xưa nay ai có thể phá được cái mê này?…
II… Người đời nhiều kẻ đọc truyện Tô Tần.
Còn bị địa vị giàu sang làm hại đời mình…
Lời phê phán thẳng thắn về thói đam mê danh lợi không chỉ nhằm
riêng vào Tô Tần cổ xưa - một chiến lược gia chính trị nổi tiếng thời Chiến quốc
(403-221 - trCN) từng chịu bao nỗi đắng cay nhục nhã đến tột đỉnh trong xã hội
và cả gia đình vì nghèo đói khi chưa được trọng dụng, nhưng rồi bỗng nhiên trở
thành một vị thượng quan thuyết khách sáng láng được trọng đãi qua chiến lược Hợp
Tung sáu nước nhằm chống lại Hoàng đế nước Tần suốt 15 năm. Tuy vậy, thời thế đổi
thay quyết liệt, Tô Tần về sau bị thất sủng. Bài thơ đậm chất triết lý thời sự,
dường như còn vương vất đâu đây hiện tượng đồng dạng, nên tác giả muốn nhắn gửi
cho lớp người cùng thời và cả các thế hệ hậu sinh đang mải mê với chức quyền và
bổng lộc chốn quan trường trong xã hội hiện đại.
Không nghi ngờ gì nữa tầm cao trí tuệ - văn hóa của thi hào
Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc qua Truyện Kiều cùng hàng loạt tác phẩm khác đã
đưa tên tuổi của ông vươn tới tầm cao nhân loại làm rạng rỡ cho non sông nước
Việt ngày nay cùng con cháu muôn đời mai sau…
(*) Theo bản Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nxb. Văn học - HN - 1988+1965. Để giữ đúng ý của tác giả, tôi dẫn theo bản dịch nghĩa, không chọn bản
dịch thơ.
Hà Nội, 1/10/2016
Nguyễn Trường Lịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét