Có những câu chuyện mùa xuân trong âm nhạc Việt ít khi được
nói tới, mặc dù những tác phẩm này đã trở nên đại chúng hoặc làm thay đổi số phận
người khác khiến các tác giả cũng hết sức bất ngờ.
Mùa xuân, mùa của các đôi uyên ương về bên nhau. Không hiểu
sao trong không ít đám cưới Việt, người ta vẫn xài các bài hát "Tây"
được hát bằng lời Việt. Nhạc Việt viết về đám cưới Việt thuần túy thì nhiều,
nhưng số phận đưa đẩy để trở thành một "quốc ca" của 1.001 đám cưới
thì phải nói bài Mùa xuân cưới em của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân.
Món quà cưới cho vô vàn hôn lễ
Mặc Thế Nhân là một trong những cây cổ thụ của dòng nhạc trữ tình miền Nam, với vô vàn những bài hát lừng danh như Cho vừa lòng em, Em về với người, Tương tư 4... Người nhạc sĩ đang chuẩn bị đón mùa xuân 2012 và bước vào tuổi 75 này vẫn tràn ngập sức sống và yêu đời.
Mặc Thế Nhân là một trong những cây cổ thụ của dòng nhạc trữ tình miền Nam, với vô vàn những bài hát lừng danh như Cho vừa lòng em, Em về với người, Tương tư 4... Người nhạc sĩ đang chuẩn bị đón mùa xuân 2012 và bước vào tuổi 75 này vẫn tràn ngập sức sống và yêu đời.
Bước vào tuổi 75, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân vẫn
tràn đầy sức sống
và chuẩn bị cho các tác phẩm mới
Ảnh nhân vật cung cấp
|
Chuyện được kể rằng khi thấy đám cưới Việt cứ phải sử dụng
nhiều bài hát Tây, Mặc Thế Nhân, khi ấy còn rất trẻ, đã mơ ước viết một bài hát
hoàn toàn Việt Nam cho mọi cô dâu chú rể Việt Nam có thể khăn đóng áo dài hát
ca tự nhiên, không cần vay mượn bất cứ ai.
Và rồi bài hát đó ra đời, năm 1972. Ca sĩ Trúc Mai là người đầu tiên thể hiện và thu âm thành công, khiến cho Mùa xuân cuới em nhanh chóng xuất hiện trong mọi cuộc vui đôi lứa. Giai điệu mộc mạc và ngọt ngào của Mùa xuân cưới em đã khiến ai ai nghe một lần cũng thấy nhớ và thương hình ảnh Việt Nam hơn bao giờ hết.
Và rồi bài hát đó ra đời, năm 1972. Ca sĩ Trúc Mai là người đầu tiên thể hiện và thu âm thành công, khiến cho Mùa xuân cuới em nhanh chóng xuất hiện trong mọi cuộc vui đôi lứa. Giai điệu mộc mạc và ngọt ngào của Mùa xuân cưới em đã khiến ai ai nghe một lần cũng thấy nhớ và thương hình ảnh Việt Nam hơn bao giờ hết.
"Mùa xuân này anh sẽ cưới em. Lũ bạn xa chắc không kịp mời.
Đường chim trời đây đó bốn phương. Đưa đầu non giữa đêm vượt suối. Nhờ mây trời
rồi mình đưa tin...".
Bài hát của niềm vui rộn ràng nhưng vẫn nhiều lắng đọng. Hình
ảnh một quê hương Việt Nam đơn giản nhưng dịu dàng khiến ai cũng nao lòng
"Trong ngày vui áo em màu hồng. Màu hi vọng tô thắm áo anh. Màu tình yêu
ngát trên đồng lúa. Màu huy hoàng dịu dàng quê hương...".
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, cái tên với ý nghĩa là "giọt mực của thế gian", tâm sự rằng trong đời ông đã làm được một điều độc đáo là tạo nên một món quà cưới thầm lặng cho vô vàn những hôn lễ, cho những niềm hạnh phúc có bóng dáng quê hương.
Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, cái tên với ý nghĩa là "giọt mực của thế gian", tâm sự rằng trong đời ông đã làm được một điều độc đáo là tạo nên một món quà cưới thầm lặng cho vô vàn những hôn lễ, cho những niềm hạnh phúc có bóng dáng quê hương.
Không ít lần đi dự đám cưới, nhạc sĩ Mặc Thế Nhân đã nghe ca
sĩ, ban nhạc hát bài hát này, thậm chí có lúc bài hát được hát mà người ta
không hề biết tác giả là ai hoặc đang ngồi bên dưới. Và những lúc như vậy ông
chỉ cười sảng khoái.
Quốc Dũng thời nhạc trẻ miền Nam: 60 năm tuổi đời
và 40 năm
sáng tác, Quốc Dũng từng được nhạc sĩ
Phạm Duy đánh giá là “một tài năng hiếm
có
của nhạc Việt” - Ảnh nhân vật cung cấp
|
Ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa của nhạc sĩ Quốc
Dũng lại có một số phận khá độc đáo chưa từng được kể ra. Nhạc sĩ Quốc Dũng,
tay nhạc trẻ cựu trào lừng danh của thập niên 1960-1970, cho biết trong vô số
bài hát về mùa xuân mà ông từng viết, ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa là bài
ông tâm đắc nhất, gắn bó với nhiều kỷ niệm trong ông nhất.
Ít ai biết được nhạc sĩ Quốc Dũng đã viết bài này trong sáu năm. Năm 11 tuổi, tự mình viết nên giai điệu của bài hát nhưng còn quá trẻ, vốn sống và cuộc đời khiến ông không thể ép nổi bất kỳ kiểu lời nào vào chuỗi giai điệu hết sức buồn bã này.
Ít ai biết được nhạc sĩ Quốc Dũng đã viết bài này trong sáu năm. Năm 11 tuổi, tự mình viết nên giai điệu của bài hát nhưng còn quá trẻ, vốn sống và cuộc đời khiến ông không thể ép nổi bất kỳ kiểu lời nào vào chuỗi giai điệu hết sức buồn bã này.
Nhạc sĩ Bảo Chấn trong một cuộc trà đàm đã bình luận rằng nốt
treo của hợp âm 9 trong lời bài hát đầu tiên "Một vầng mây trắng..."
nghe thê lương như tiếng sói tru cô độc giữa đêm trăng.
Năm 16 tuổi, cuộc tình thiếu niên đầu tiên phải chịu sự chia cách. Cô gái mà chàng nhạc sĩ trẻ đem lòng thương mến đã phải chia tay Sài Gòn và cùng gia đình về miền Trung.
Năm 16 tuổi, cuộc tình thiếu niên đầu tiên phải chịu sự chia cách. Cô gái mà chàng nhạc sĩ trẻ đem lòng thương mến đã phải chia tay Sài Gòn và cùng gia đình về miền Trung.
Trong cuộc chia ly không biết bao giờ có thể gặp lại, nhạc sĩ
Quốc Dũng đã bật ra toàn bộ lời cho bài hát này, chỉn chu như một người đã trưởng
thành đến mức đáng khâm phục.
Mơ làm những làn mây trắng bay đi tìm người yêu, rồi bỗng Quốc
Dũng dừng sững lại mọi thứ trong sự buồn bã khôn cùng "vì mình xa nhau nên
em chưa biết xuân về đấy thôi".
Ba năm sau khi bài hát hoàn thành, năm 19 tuổi, nhạc sĩ Quốc
Dũng mới đưa bài hát này ra. Ngay trong lần trình bày đầu tiên của ca sĩ Dạ
Hương, nhóm Shotgun, Em đã thấy mùa xuân chưa được đón nhận nồng nhiệt.
Bài hát mùa xuân buồn bã này với những ngữ điệu luân chuyển độc
đáo đã trở thành bài hát hành trang của tất cả các ca sĩ phòng trà. Thế nhưng
cũng vì sự não nùng của nó mà trong suốt gần 20 năm, không ai chịu chọn Em
đã thấy mùa xuân chưa vào các chương trình băng đĩa nhạc xuân.
"Vì nó buồn quá, mà có một thời gian dài người nghe chỉ
thích những bài hát mùa xuân rộn ràng vui vẻ thôi" - nhạc sĩ Quốc Dũng nhớ
lại.
Nhưng rồi cuộc đời đổi thay, đột nhiên một lúc nào đó người nghe, các nhà sản
xuất chợt nhận ra rằng mùa xuân không chỉ có niềm vui.
Em đã thấy mùa xuân chưa lại được gọi mời, và người ta lại
nhận ra một lần nữa rằng dù có hay không một mùa xuân ở ngoài đời thì câu chuyện
mùa xuân và tình yêu của nhạc sĩ Quốc Dũng vẫn mãi hát về một ước mơ cho mùa
xuân ký ức, một mùa xuân mãi không bao giờ đến.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung - Ảnh: Gia Tiến
Một câu chuyện mùa xuân khác đẹp như cổ tích giữa đời thường
thuộc về bài hát Hãy mang đến mùa xuân của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung.
Bài hát mùa xuân nổi tiếng một thời này từng làm mưa làm gió
trên các chương trình radio Làn sóng xanh, trong giai đoạn nhạc trẻ Việt Nam
bùng dậy sau một thời gian dài im ắng, được nhiều ca sĩ chọn trình bày trên các
sân khấu ca nhạc.
Nhưng năm 1990, khi bài hát đó ra đời giữa cao nguyên đầy gió bao quanh các lán trại của thanh niên xung phong, ca sĩ duy nhất đi biểu diễn khắp các đội là chính tác giả Nguyễn Đức Trung.
Nhưng năm 1990, khi bài hát đó ra đời giữa cao nguyên đầy gió bao quanh các lán trại của thanh niên xung phong, ca sĩ duy nhất đi biểu diễn khắp các đội là chính tác giả Nguyễn Đức Trung.
Với cây đàn thùng và giọng hát truyền cảm, lối nói chuyện gần
gũi, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung đã khiến không biết bao nhiêu con người đột nhiên
nhớ nhà, nao lòng với cái lạnh se sắt và suy ngẫm nhiều về tình yêu đời mình.
"Hãy mang đến những mùa xuân cho anh em ơi, để anh không
thấy cô đơn chiều nay lang thang công viên...".
Trong một lần trình diễn đơn sơ như vậy, đột nhiên nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung nhận ra một cô gái ngồi trong góc, cứ kéo nón dần xuống mặt để che giọt nước mắt. Hình ảnh đó khiến nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung suýt hát không được vì phân tâm.
Trong một lần trình diễn đơn sơ như vậy, đột nhiên nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung nhận ra một cô gái ngồi trong góc, cứ kéo nón dần xuống mặt để che giọt nước mắt. Hình ảnh đó khiến nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung suýt hát không được vì phân tâm.
Chưa hết bài hát, đột nhiên cô gái lùi dần và sau đó biến mất.
Sự chia sẻ im lặng và bí mật giữa nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung và cô gái dừng ở đó,
với sự hụt hẫng và một thắc mắc không biết làm sao có thể giải đáp.
Khoảng 5-6 năm sau, khi đã về thành phố, một ngày cuối đông nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung bất ngờ đón những vị khách lạ: đôi vợ chồng trẻ và đứa bé trên tay - cô gái năm xưa đã có gia đình. Bài hát trong buổi tối mùa xuân cô đơn đã đánh thức câu chuyện riêng mà cô âm thầm chôn kín.
Khoảng 5-6 năm sau, khi đã về thành phố, một ngày cuối đông nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung bất ngờ đón những vị khách lạ: đôi vợ chồng trẻ và đứa bé trên tay - cô gái năm xưa đã có gia đình. Bài hát trong buổi tối mùa xuân cô đơn đã đánh thức câu chuyện riêng mà cô âm thầm chôn kín.
Đứng trước một cuộc tình không đồng đẳng về gia thế và nhiều
tổn thương, cô quyết định đi thanh niên xung phong để trốn tránh mọi thứ, bất
chấp người yêu mình tìm kiếm khắp nơi.
Nhưng chính bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung trong khoảnh
khắc đã bất ngờ lay động, thúc giục cô quay về, cùng người yêu vượt qua mọi định
kiến để sống bên nhau.
Khi cuộc đời nở nụ cười, đôi vợ chồng trẻ quyết định tìm đến
nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung để nói một lời cảm ơn bí mật suốt bao năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét