Phạm Duy Nhượng: Nghệ sĩ tài tử
Là một nhà mô phạm, xuất thân từ một gia đình - gọi là gia
giáo - lại thêm mặc cảm miệng méo từ nhỏ tới lớn, anh Nhượng rất khép kín của
tôi được coi như là một người ngoan hiền và dễ thương… hơn thằng em út là cái
chắc!
Nhưng trong anh cũng như trong anh Khiêm và trong tôi, đã có
sẵn máu văn nghệ của bố chúng tôi, cụ Phạm Duy Tốn, người đã có ít nhiều thành
tích trong làng văn, làng báo Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Máu văn nghệ trong anh
Nhượng sẽ có dịp chảy mạnh khi có cơ hội rời bỏ bảng đen và thước kẻ để cầm đàn
hay dùi trống… như khi cuộc Cách Mạng Mùa Thu năm 45 nổ ra, kéo theo Cuộc Kháng
Chiến năm 46 và Phạm Duy Nhượng đương nhiên trở thành trưởng đoàn văn nghệ học
sinh ở Thái Nguyên.
Cũng như tôi, anh biết đánh đàn và nghe nhạc cổ điển, nhạc
bình dân (POP) của Âu Tây từ ngày còn bé, biết nhạc dân tộc cổ truyền từ khi
hai chị tôi học đàn tranh nơi bà Ấm Chung ở Hà Nội, biết thưởng thức Chèo, Cải
Lương khi ở Hưng Yên. Anh chỉ không có dịp đi sâu vào các loại nhạc dân ca như
Hát Quan Họ, Hát Giặm, Hát Lượn … như tôi khi đi lang thang khắp mọi nơi trong
đất nước.
Lúc anh khởi sự viết ca khúc là lúc tôi ở gần anh, tôi có
kinh nghiệm nào về cách sử dụng nét nhạc, lời ca hay bố cục là tôi đều trao đổi
với cho anh. Thật tiếc cho anh, khi phải chọn nghề giáo là chính, chỉ viết nhạc
bằng tay trái trong những khi rảnh rỗi.
Vì sống với đám môn sinh cho nên luôn luôn phải làm người mô phạm hơn là làm người phóng dật (tôi không cho nghệ sĩ phải là người phóng đãng), vốn là con người khép kín, anh lại càng phải khép kín hơn. Chỉ những khi viết nhạc, nhất là nhạc hài hước, anh mới cho ta thấy anh cũng là con của một người viết nhiều chuyện tiếu lâm. Nhưng bài ca hài hước của anh không dung tục một chút nào. Một câu ca dao ngắn ngủi về mẹ chồng nàng dâu, nhờ Phạm Duy Nhượng đã trở thành bài hát BA BÀ MẸ CHỒNG đầy ý nhị. Hai bài hát thuộc loại nhạc tình cảm của anh cũng không tầm thường như đa số bài hát bình dân trong thời đại anh sống.
Vì sống với đám môn sinh cho nên luôn luôn phải làm người mô phạm hơn là làm người phóng dật (tôi không cho nghệ sĩ phải là người phóng đãng), vốn là con người khép kín, anh lại càng phải khép kín hơn. Chỉ những khi viết nhạc, nhất là nhạc hài hước, anh mới cho ta thấy anh cũng là con của một người viết nhiều chuyện tiếu lâm. Nhưng bài ca hài hước của anh không dung tục một chút nào. Một câu ca dao ngắn ngủi về mẹ chồng nàng dâu, nhờ Phạm Duy Nhượng đã trở thành bài hát BA BÀ MẸ CHỒNG đầy ý nhị. Hai bài hát thuộc loại nhạc tình cảm của anh cũng không tầm thường như đa số bài hát bình dân trong thời đại anh sống.
Trong làng nhạc, có những nhạc sĩ chỉ soạn có một bài hát mà
cũng nổi danh. Anh Nhượng đóng góp vào Tân Nhạc Việt Nam sáu tác phẩm, bài nào
cũng có giá trị và sẽ tồn tại với thời gian, có bài ca sĩ ra tới hải ngoại rồi
mà vẫn còn thu thanh vào đĩa hát thương mại. Sau đây là nhạc mục của ca khúc Phạm
Duy Nhượng :
– Nhạc Ðường Xa
– Chiều Ðô Thị
– Tà Áo Văn Quân
– Ba Bà Mẹ Chồng
– Ai Lên Xe Buýt
– Hài Kịch Sơn Tinh Thủy Tinh.
Phạm Duy
Nguồn: nguoitinhgia.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét