Vầng trăng khuyết
Đầu hè, vườn hoa trước nhà bà Nghiên thi nhau khoe sắc. Những
khóm đồng tiền tròn xoe, rực rỡ cùng những luống hoa cúc đủ màu vẫn còn ngậm
sương đêm. Bà Nghiên cẩn thận cắt những cành hoa đẹp nhất, một phần để ở giỏ
phía trước, còn lại bà chằng gọn gàng sau xe đạp, thêm một bó rơm nếp, một tập
báo cũ. Bà đạp xe đi chợ sớm, hy vọng bán hết thật nhanh vì hôm nay là ngày rằm.
Bà sẽ mua đồ ăn sáng về cho chồng và cô cháu gái, cái Nguyệt. Ông Năm, chồng bà
thích món bánh cuốn nóng còn Nguyệt thích nhất món bánh rán ở chợ huyện. Lúc bà
ra khỏi nhà, hai ông cháu vẫn còn chưa dậy. Trên đường đi chợ, bà Nghiên còn dự
định sẽ mua cho Nguyệt một bộ quần áo mới. Dạo này con bé tăng cân trông thấy,
quần áo cũ có vẻ ngắn và chật khiến nó cử động không được thoải mái.
Bán hết hoa, mua được đồ ăn sáng và quần áo cho Nguyệt, mặc dù còn sớm nhưng bà Nghiên không dám la cà như mọi bận. Ruột gan bà bỗng nóng ran như có lửa đốt. Không hiểu ở nhà có chuyện gì nên hai bàn chân bà nhấn mạnh trên pê đan xe đạp. Trong lòng phấp phỏng, vừa đạp xe bà vừa nghĩ đến đứa cháu gái tội nghiệp. Năm nay, Nguyệt đã 9 tuổi rồi mà nó chỉ ngồi một chỗ. Con bé bị liệt hai chân từ nhỏ. Bố mẹ nó đã tìm cách chạy chữa khắp nơi, hết bệnh viện nhỏ đến bệnh viện lớn, hết thuốc Tây lại thuốc Nam, châm cứu đủ kiểu, tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức nhưng hai chân con bé vẫn không cử động được. Bố mẹ nó mệt mỏi, đau buồn sinh ra bẳn gắt, trách móc lẫn nhau. Nhiều bận Nguyệt cũng bị mắng oan. Nó biết thân biết phận chỉ tủi thân khóc thầm rấm rứt ở góc nhà. Từ khi mẹ nó sinh đôi hai đứa em gái, công việc bề bộn, nó càng trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Thương con, thương cháu, bà Nghiên đề nghị đón Nguyệt sang ở với ông bà để ông bà chăm nom giúp. Hơn nữa, có Nguyệt ông bà cũng thấy vui cửa vui nhà. Hồi ấy Nguyệt mới lên ba tuổi. Mọi việc vệ sinh, tắm gội của nó một tay bà Nghiên lo hết. Con bé không đi được nhưng bù lại nó rất lẻo miệng, cứ ríu ra ríu rít suốt ngày như chim hót. Nó thèm ăn gì, uống gì cũng hỏi bà rất ý tứ chứ không bao giờ vòi vĩnh. Mới hôm qua thôi, Nguyệt nhắc khéo bà nội:
- Bà ơi! Bà có thèm ăn bánh rán không? Nếu bà ăn thì bà cho con một chiếc nhé!
Nó hỏi thế thì bà nào mà từ chối được.
Ông trời không cho Nguyệt đôi chân lành lặn nhưng bù lại nó rất sáng dạ. Nó khao khát học chữ nên bà Nghiên dạy chữ nào, nó thuộc chữ ấy. Bà kể chuyện gì chỉ một lần là nó có thể kể lại vanh vách. Nhưng hễ bà thuyết phục Nguyệt đến trường để nó không thiệt thòi so với chúng bạn thì nó giãy nảy lên, cương quyết:
- Không! Con không đi đâu hết. Bà dạy con biết đọc, biết viết. Ông dạy con làm toán cộng, trừ, nhân, chia. Con chỉ cần thế thôi.
- Nhưng ông bà già rồi, lạc hậu rồi, làm sao bằng thầy cô ở trường. Với lại con cũng cần phải có bạn bè chứ.
Mỗi lần bà Nghiên nhắc đến hai tiếng “bạn bè” là Nguyệt lại úp mặt vào hai bàn tay nức nở. Biết cháu gái tự ti, mặc cảm, bà Nghiên đành lảng sang chuyện khác. Nếu bà cố nài ép, con bé sẽ bỏ cơm. Cái cách nó dỗi làm bà phát sợ.
Hôm trước, không hiểu do sức bà Nghiên yếu hơn hay bởi Nguyệt tăng cân mà bà không thể bế nó một mạch vào nhà tắm. Bà phải nhờ ông phụ giúp. Ông Năm đang tưới vườn hoa, chạy vào, bực bội:
- Bà cứ nuông chiều nó quá thì bao giờ nó tự vệ sinh cá nhân được. Thôi! Từ mai mua xe lăn, vận động cho quen đi, chứ ông bà có sống mãi mà phục vụ được đâu.
Vào nhà tắm, chỉ còn hai bà cháu, Nguyệt ôm cổ bà Nghiên, năn nỉ:
- Bà ơi! Con không ngồi xe lăn đâu. Ngồi xe lăn hóa ra con là người tàn tật à? - nghe câu hỏi ngây thơ của cháu, bà Nghiên cảm thấy nghẹn ứ nơi cổ họng. Bà xẵng giọng để át đi những giọt nước mắt sắp trào ra:
- Chả tàn tật thì sao.
Nguyệt lặng thinh không nói. Bà Nghiên không hiểu nó nghĩ gì. Từ hôm đó con bé hay kêu đau đầu nhưng không cho bà đánh gió như mọi bận mà nhờ bà mua thuốc cảm. Bà mua cho Nguyệt cả vỉ thuốc cảm để ở đầu giường, dặn nó hễ đau đầu thì ăn no mới được uống một viên. Nghĩ đến những viên thuốc tròn, màu trắng, ruột gan bà Nghiên như cuộn lên, ngực trái đau tức. Linh cảm có chuyện chẳng lành, bà càng dồn sức đạp xe nhanh hơn.
Ngôi nhà ba gian có vườn hoa rực rỡ hiện ra trước mắt. Ông Năm đang lúi húi nhặt cỏ, bắt sâu. Bà Nghiên dựng xe đầu cổng, không kịp đánh tiếng, hấp tấp chạy vào căn buồng bên phải. Bà vội tốc chiếc chăn mỏng khỏi người Nguyệt. Con bé nằm im, bất động. Bà cuống cuồng thét lên:
- Nguyệt! Nguyệt ơi! Con làm sao thế này? Nguyệt ơi! Ông Năm nghe tiếng gọi cháu thất thanh của bà Nghiên cũng cuống cuồng chạy vào:
- Làm sao? Làm sao? Tôi tưởng con bé thèm ngủ nên không đánh thức. Giời ơi là giời…
Bà Nghiên vội lật đầu giường. Vỉ thuốc cảm đã biến mất. Bà cứ tự đấm ngực thùm thụp rồi lại gọi tên cháu:
- Nguyệt ơi! Dậy đi! Dậy đi! Bánh rán của con đây. Quần áo mới của con đây. Sao lại ra nông nỗi này?
Ông Năm gọi hàng xóm đưa Nguyệt đi viện cấp cứu. Đứng ngoài hành lang bệnh viện, bà Nghiên cứ bồn chồn, bụng dạ rối như tơ vò. Vừa thấy con trai và con dâu, bà cứ tự trách mình:
- Tại mẹ! Tại mẹ hết
Bác sĩ an ủi bà Nghiên:
- Cũng may là bà phát hiện sớm. Cháu nó bị say thuốc, đã qua cơn nguy kịch rồi.
Khi Nguyệt tỉnh lại, bà Nghiên cứ ôm nó khóc rưng rức:
- Con không được dại dột nghe chưa? Không có con, bà làm sao sống nổi.
Không biết bác sĩ đã nói những gì với Nguyệt nhưng sau biến cố ấy, nó thay đổi hẳn. Ra viện, bố mẹ muốn đón Nguyệt về ở cùng hai em nhưng nó nhất quyết ở với ông bà nội. Nó đồng ý ngồi xe lăn, học cách tự vệ sinh cá nhân và còn học làm việc nhà. Không lâu sau, nó có thể giúp bà nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, quét dọn và tưới hoa. Thi thoảng nó cũng tự đi xe lăn ra cổng để xem các bạn cùng xóm chơi đùa. Thời gian rảnh rỗi, nó thường chăm chỉ đọc sách. Con bé khéo tay lạ thường. Nó có thể thêu thùa, đan len hay làm những đồ thủ công rất tinh xảo. Nó bắt đầu kiếm được thu nhập phụ giúp ông bà trang trải cuộc sống hàng ngày.
Bán hết hoa, mua được đồ ăn sáng và quần áo cho Nguyệt, mặc dù còn sớm nhưng bà Nghiên không dám la cà như mọi bận. Ruột gan bà bỗng nóng ran như có lửa đốt. Không hiểu ở nhà có chuyện gì nên hai bàn chân bà nhấn mạnh trên pê đan xe đạp. Trong lòng phấp phỏng, vừa đạp xe bà vừa nghĩ đến đứa cháu gái tội nghiệp. Năm nay, Nguyệt đã 9 tuổi rồi mà nó chỉ ngồi một chỗ. Con bé bị liệt hai chân từ nhỏ. Bố mẹ nó đã tìm cách chạy chữa khắp nơi, hết bệnh viện nhỏ đến bệnh viện lớn, hết thuốc Tây lại thuốc Nam, châm cứu đủ kiểu, tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức nhưng hai chân con bé vẫn không cử động được. Bố mẹ nó mệt mỏi, đau buồn sinh ra bẳn gắt, trách móc lẫn nhau. Nhiều bận Nguyệt cũng bị mắng oan. Nó biết thân biết phận chỉ tủi thân khóc thầm rấm rứt ở góc nhà. Từ khi mẹ nó sinh đôi hai đứa em gái, công việc bề bộn, nó càng trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Thương con, thương cháu, bà Nghiên đề nghị đón Nguyệt sang ở với ông bà để ông bà chăm nom giúp. Hơn nữa, có Nguyệt ông bà cũng thấy vui cửa vui nhà. Hồi ấy Nguyệt mới lên ba tuổi. Mọi việc vệ sinh, tắm gội của nó một tay bà Nghiên lo hết. Con bé không đi được nhưng bù lại nó rất lẻo miệng, cứ ríu ra ríu rít suốt ngày như chim hót. Nó thèm ăn gì, uống gì cũng hỏi bà rất ý tứ chứ không bao giờ vòi vĩnh. Mới hôm qua thôi, Nguyệt nhắc khéo bà nội:
- Bà ơi! Bà có thèm ăn bánh rán không? Nếu bà ăn thì bà cho con một chiếc nhé!
Nó hỏi thế thì bà nào mà từ chối được.
Ông trời không cho Nguyệt đôi chân lành lặn nhưng bù lại nó rất sáng dạ. Nó khao khát học chữ nên bà Nghiên dạy chữ nào, nó thuộc chữ ấy. Bà kể chuyện gì chỉ một lần là nó có thể kể lại vanh vách. Nhưng hễ bà thuyết phục Nguyệt đến trường để nó không thiệt thòi so với chúng bạn thì nó giãy nảy lên, cương quyết:
- Không! Con không đi đâu hết. Bà dạy con biết đọc, biết viết. Ông dạy con làm toán cộng, trừ, nhân, chia. Con chỉ cần thế thôi.
- Nhưng ông bà già rồi, lạc hậu rồi, làm sao bằng thầy cô ở trường. Với lại con cũng cần phải có bạn bè chứ.
Mỗi lần bà Nghiên nhắc đến hai tiếng “bạn bè” là Nguyệt lại úp mặt vào hai bàn tay nức nở. Biết cháu gái tự ti, mặc cảm, bà Nghiên đành lảng sang chuyện khác. Nếu bà cố nài ép, con bé sẽ bỏ cơm. Cái cách nó dỗi làm bà phát sợ.
Hôm trước, không hiểu do sức bà Nghiên yếu hơn hay bởi Nguyệt tăng cân mà bà không thể bế nó một mạch vào nhà tắm. Bà phải nhờ ông phụ giúp. Ông Năm đang tưới vườn hoa, chạy vào, bực bội:
- Bà cứ nuông chiều nó quá thì bao giờ nó tự vệ sinh cá nhân được. Thôi! Từ mai mua xe lăn, vận động cho quen đi, chứ ông bà có sống mãi mà phục vụ được đâu.
Vào nhà tắm, chỉ còn hai bà cháu, Nguyệt ôm cổ bà Nghiên, năn nỉ:
- Bà ơi! Con không ngồi xe lăn đâu. Ngồi xe lăn hóa ra con là người tàn tật à? - nghe câu hỏi ngây thơ của cháu, bà Nghiên cảm thấy nghẹn ứ nơi cổ họng. Bà xẵng giọng để át đi những giọt nước mắt sắp trào ra:
- Chả tàn tật thì sao.
Nguyệt lặng thinh không nói. Bà Nghiên không hiểu nó nghĩ gì. Từ hôm đó con bé hay kêu đau đầu nhưng không cho bà đánh gió như mọi bận mà nhờ bà mua thuốc cảm. Bà mua cho Nguyệt cả vỉ thuốc cảm để ở đầu giường, dặn nó hễ đau đầu thì ăn no mới được uống một viên. Nghĩ đến những viên thuốc tròn, màu trắng, ruột gan bà Nghiên như cuộn lên, ngực trái đau tức. Linh cảm có chuyện chẳng lành, bà càng dồn sức đạp xe nhanh hơn.
Ngôi nhà ba gian có vườn hoa rực rỡ hiện ra trước mắt. Ông Năm đang lúi húi nhặt cỏ, bắt sâu. Bà Nghiên dựng xe đầu cổng, không kịp đánh tiếng, hấp tấp chạy vào căn buồng bên phải. Bà vội tốc chiếc chăn mỏng khỏi người Nguyệt. Con bé nằm im, bất động. Bà cuống cuồng thét lên:
- Nguyệt! Nguyệt ơi! Con làm sao thế này? Nguyệt ơi! Ông Năm nghe tiếng gọi cháu thất thanh của bà Nghiên cũng cuống cuồng chạy vào:
- Làm sao? Làm sao? Tôi tưởng con bé thèm ngủ nên không đánh thức. Giời ơi là giời…
Bà Nghiên vội lật đầu giường. Vỉ thuốc cảm đã biến mất. Bà cứ tự đấm ngực thùm thụp rồi lại gọi tên cháu:
- Nguyệt ơi! Dậy đi! Dậy đi! Bánh rán của con đây. Quần áo mới của con đây. Sao lại ra nông nỗi này?
Ông Năm gọi hàng xóm đưa Nguyệt đi viện cấp cứu. Đứng ngoài hành lang bệnh viện, bà Nghiên cứ bồn chồn, bụng dạ rối như tơ vò. Vừa thấy con trai và con dâu, bà cứ tự trách mình:
- Tại mẹ! Tại mẹ hết
Bác sĩ an ủi bà Nghiên:
- Cũng may là bà phát hiện sớm. Cháu nó bị say thuốc, đã qua cơn nguy kịch rồi.
Khi Nguyệt tỉnh lại, bà Nghiên cứ ôm nó khóc rưng rức:
- Con không được dại dột nghe chưa? Không có con, bà làm sao sống nổi.
Không biết bác sĩ đã nói những gì với Nguyệt nhưng sau biến cố ấy, nó thay đổi hẳn. Ra viện, bố mẹ muốn đón Nguyệt về ở cùng hai em nhưng nó nhất quyết ở với ông bà nội. Nó đồng ý ngồi xe lăn, học cách tự vệ sinh cá nhân và còn học làm việc nhà. Không lâu sau, nó có thể giúp bà nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, quét dọn và tưới hoa. Thi thoảng nó cũng tự đi xe lăn ra cổng để xem các bạn cùng xóm chơi đùa. Thời gian rảnh rỗi, nó thường chăm chỉ đọc sách. Con bé khéo tay lạ thường. Nó có thể thêu thùa, đan len hay làm những đồ thủ công rất tinh xảo. Nó bắt đầu kiếm được thu nhập phụ giúp ông bà trang trải cuộc sống hàng ngày.
Dạo này, bà Nghiên không ngạc nhiên khi thấy Nguyệt tỏ ra người lớn bởi bà nhận
ra cháu gái đã bước vào tuổi thiếu nữ. Gương mặt tròn như trăng rằm. Mái tóc cắt
ngắn ngang vai, dày và đen nhánh càng tôn lên nước da trắng hồng của Nguyệt. Từ
ngày bố mẹ dành dụm mua cho Nguyệt cái máy vi tính và nối mạng để cô giao tiếp
với thế giới bên ngoài rồi tự học tiếng Anh, cô vui vẻ khác thường. Hễ cập nhật
được tin tức nào mới, đọc bài báo nào hay, Nguyệt đều kể cho ông bà nghe. Vui
nhất là lần Nguyệt vô tình mở xem video cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”. Cô
cứ xem đi xem lại, đến lúc đi ngủ thì thủ thỉ với bà:
- Bà ơi! Lần sau con sẽ đăng ký dự thi bà nhé!
Bà Nghiên ôm Nguyệt, động viên:
- Ừ! Cháu bà vừa đẹp vừa giỏi! Phải cố gắng lên con nhé!
Nguyệt nằm im trong vòng tay bà. Cô nhớ lại người bác sĩ đã trực tiếp cấp cứu cho cô hồi cô lên 9 tuổi. Người bác sĩ ấy có một chiếc chân giả. Tai nạn giao thông khủng khiếp đã cướp đi một phần cơ thể của ông khi ông đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Nhưng ông đã không đầu hàng số phận, miễn là chiến thắng được tử thần. Chỉ cần được sống thì dù có đi ăn mày ông cũng sẵn sàng làm lại từ đầu. Vậy mà đã có lúc Nguyệt nghĩ quẩn, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, là cái “nợ đời” của ông bà. Hôm nay được xem các thí sinh tham dự cuộc thi sắc đẹp dành cho người khuyết tật, Nguyệt càng ao ước được thể hiện mình. Giấc ngủ đến với Nguyệt một cách nhẹ nhàng, êm đềm hơn bao giờ hết.
Khi Nguyệt tỉnh dậy, chim chóc đã ríu rít đầu hồi. Mở máy vi tính ra, cô tủm tỉm cười vì nhận được tin nhắn của một người bạn qua Facebook:
- Chào buổi sáng! Bạn ngủ có ngon không?
Nguyệt lướt nhanh những ngón tay mềm mại trên bàn phím:
- Chúc một ngày tốt lành. Mình ngủ ngon lắm. Còn bạn thì sao?
Hai người nhắn tin qua lại một hồi, cho đến khi bà Nghiên giục Nguyệt đi ăn sáng thì cô mới chào tạm biệt và tắt máy.
Gần đây, bà Nghiên thấy cháu gái hay tư lự, ánh mắt xa xăm, thoáng buồn, nhất là khi vừa nói chuyện với bạn trên máy tính. Bà gặng hỏi xem có chuyện gì thì Nguyệt chỉ cười trừ, không nói. Chăm sóc Nguyệt 15 năm nay, những thay đổi nhỏ nhặt của cháu gái, bà đều tinh ý nhận ra.
- Có phải người bạn ấy muốn gặp con không? Và con chưa sẵn sàng? - bà Nghiên đã đoán trúng “tim đen” của Nguyệt.
Biết không thể giấu bà chuyện gì, Nguyệt bèn nhờ bà làm quân sư:
- Con không muốn gặp đâu bà ơi, vì anh ấy vẫn nghĩ con là một cô gái bình thường, xinh đẹp, thông minh. Nếu gặp con, anh ấy sẽ thất vọng và tình bạn đẹp của tụi con sẽ tan vỡ. Con sẽ mất một người bạn để tâm sự, sẻ chia. Bà bảo con phải làm thế nào bây giờ?
Bà Nghiên khuyên: - Con cứ gặp đi, tình cảm phải được thử thách thì mới bền vững được. Chứ cứ nói chuyện qua lại trên máy thôi thì hóa ra các con sống ảo à?
Nghe lời bà, Nguyệt lấy hết can đảm để đến gặp người bạn trai mà bấy lâu nay cô vẫn nhắn tin mỗi tối, mỗi sáng. Hai người hẹn nhau ở quán cà phê Đôi Bờ gần chợ huyện. Vì đã biết mặt nhau qua ảnh đại diện trên Facebook nên họ dễ dàng nhận ra nhau. Cả hai cùng sững sờ, kinh ngạc, không thốt lên lời. Nguyệt không thể tin vào mắt mình bởi chàng trai ấy cũng đang ngồi trên xe lăn. Qua giây phút bối rối, hai người cùng bật cười, như thể đã thân quen từ lâu lắm rồi. Hóa ra chàng trai kia cũng muốn làm một phép thử, để rồi họ vui vẻ trước những điều bất ngờ thú vị như thế này.
Buổi tối hôm ấy, trăng đầu tháng lấp ló cuối trời xa. Vầng trăng khuyết như lưỡi liềm đang nhô dần, nhô dần lên cao. Nguyệt ngồi bên ly cà phê lách tách từng giọt chậm rãi và tâm sự với người bạn bằng xương bằng thịt cùng cảnh ngộ chứ không phải là ảo ảnh. Bao dự định đang ấp ủ trong cô, như những nụ hoa nơi mảnh vườn của bà Nghiên chỉ chờ bình minh lên là bung tỏa dưới màu nắng mới.
- Bà ơi! Lần sau con sẽ đăng ký dự thi bà nhé!
Bà Nghiên ôm Nguyệt, động viên:
- Ừ! Cháu bà vừa đẹp vừa giỏi! Phải cố gắng lên con nhé!
Nguyệt nằm im trong vòng tay bà. Cô nhớ lại người bác sĩ đã trực tiếp cấp cứu cho cô hồi cô lên 9 tuổi. Người bác sĩ ấy có một chiếc chân giả. Tai nạn giao thông khủng khiếp đã cướp đi một phần cơ thể của ông khi ông đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Nhưng ông đã không đầu hàng số phận, miễn là chiến thắng được tử thần. Chỉ cần được sống thì dù có đi ăn mày ông cũng sẵn sàng làm lại từ đầu. Vậy mà đã có lúc Nguyệt nghĩ quẩn, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, là cái “nợ đời” của ông bà. Hôm nay được xem các thí sinh tham dự cuộc thi sắc đẹp dành cho người khuyết tật, Nguyệt càng ao ước được thể hiện mình. Giấc ngủ đến với Nguyệt một cách nhẹ nhàng, êm đềm hơn bao giờ hết.
Khi Nguyệt tỉnh dậy, chim chóc đã ríu rít đầu hồi. Mở máy vi tính ra, cô tủm tỉm cười vì nhận được tin nhắn của một người bạn qua Facebook:
- Chào buổi sáng! Bạn ngủ có ngon không?
Nguyệt lướt nhanh những ngón tay mềm mại trên bàn phím:
- Chúc một ngày tốt lành. Mình ngủ ngon lắm. Còn bạn thì sao?
Hai người nhắn tin qua lại một hồi, cho đến khi bà Nghiên giục Nguyệt đi ăn sáng thì cô mới chào tạm biệt và tắt máy.
Gần đây, bà Nghiên thấy cháu gái hay tư lự, ánh mắt xa xăm, thoáng buồn, nhất là khi vừa nói chuyện với bạn trên máy tính. Bà gặng hỏi xem có chuyện gì thì Nguyệt chỉ cười trừ, không nói. Chăm sóc Nguyệt 15 năm nay, những thay đổi nhỏ nhặt của cháu gái, bà đều tinh ý nhận ra.
- Có phải người bạn ấy muốn gặp con không? Và con chưa sẵn sàng? - bà Nghiên đã đoán trúng “tim đen” của Nguyệt.
Biết không thể giấu bà chuyện gì, Nguyệt bèn nhờ bà làm quân sư:
- Con không muốn gặp đâu bà ơi, vì anh ấy vẫn nghĩ con là một cô gái bình thường, xinh đẹp, thông minh. Nếu gặp con, anh ấy sẽ thất vọng và tình bạn đẹp của tụi con sẽ tan vỡ. Con sẽ mất một người bạn để tâm sự, sẻ chia. Bà bảo con phải làm thế nào bây giờ?
Bà Nghiên khuyên: - Con cứ gặp đi, tình cảm phải được thử thách thì mới bền vững được. Chứ cứ nói chuyện qua lại trên máy thôi thì hóa ra các con sống ảo à?
Nghe lời bà, Nguyệt lấy hết can đảm để đến gặp người bạn trai mà bấy lâu nay cô vẫn nhắn tin mỗi tối, mỗi sáng. Hai người hẹn nhau ở quán cà phê Đôi Bờ gần chợ huyện. Vì đã biết mặt nhau qua ảnh đại diện trên Facebook nên họ dễ dàng nhận ra nhau. Cả hai cùng sững sờ, kinh ngạc, không thốt lên lời. Nguyệt không thể tin vào mắt mình bởi chàng trai ấy cũng đang ngồi trên xe lăn. Qua giây phút bối rối, hai người cùng bật cười, như thể đã thân quen từ lâu lắm rồi. Hóa ra chàng trai kia cũng muốn làm một phép thử, để rồi họ vui vẻ trước những điều bất ngờ thú vị như thế này.
Buổi tối hôm ấy, trăng đầu tháng lấp ló cuối trời xa. Vầng trăng khuyết như lưỡi liềm đang nhô dần, nhô dần lên cao. Nguyệt ngồi bên ly cà phê lách tách từng giọt chậm rãi và tâm sự với người bạn bằng xương bằng thịt cùng cảnh ngộ chứ không phải là ảo ảnh. Bao dự định đang ấp ủ trong cô, như những nụ hoa nơi mảnh vườn của bà Nghiên chỉ chờ bình minh lên là bung tỏa dưới màu nắng mới.
TRẦN THÚY LÀNH
Theo http://www.baohaiduong.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét