Lúc còn nhỏ, tôi mê đọc truyện Khái Hưng. Những tác phẩm như
Cái ấm đất, Cây tre trăm đốt, Ông đồ bể, Cóc tía, Lưu Bình Dương Lễ... cho đến Gánh hàng hoa, Hồn bướm mơ tiên... là một số trong loại
sách gối đầu giường của tôi. Đặc biệt là truyện "Bông cúc đen".
Không hiểu vì sao cái "bông cúc đen" này cứ đi theo tôi từ thuở còn
thơ cho đến bây giờ.
Truyện kể về một hoàng tử bị dì ghẻ ám hại. Bà tâu với vua cha là ở một miền xa có loại bông cúc đen quý giá và chàng đã phải lên đường đi tìm bông cúc màu đen. Không làm sao tìm ra, cuối cùng chàng mơ thấy những nàng tiên giáng trần đáp xuống khu vườn hoa muôn sắc trong một đêm trăng sáng. Có một nàng tiên sau khi hiểu nỗi lòng của chàng, bèn giúp chàng bằng cách cởi chiếc áo choàng đen của mình khoác lên một bông cúc trắng. Khi tỉnh giấc, chàng nhìn thấy một bông cúc đen thật sự.
Truyện kể về một hoàng tử bị dì ghẻ ám hại. Bà tâu với vua cha là ở một miền xa có loại bông cúc đen quý giá và chàng đã phải lên đường đi tìm bông cúc màu đen. Không làm sao tìm ra, cuối cùng chàng mơ thấy những nàng tiên giáng trần đáp xuống khu vườn hoa muôn sắc trong một đêm trăng sáng. Có một nàng tiên sau khi hiểu nỗi lòng của chàng, bèn giúp chàng bằng cách cởi chiếc áo choàng đen của mình khoác lên một bông cúc trắng. Khi tỉnh giấc, chàng nhìn thấy một bông cúc đen thật sự.
Hoa Uất kim hương đen (google.com)
Lớn hơn, tôi được đọc truyện "Uất kim
hương đen" (La tulipe noire) của Alexandre Dumas (père), một tác phẩm
lãng mạn đầy những cuộc phiêu lưu hấp dẫn, âm mưu thâm độc, chiến tranh chết
chóc và tình yêu nồng thắm. Lại mơ màng đến bông hoa uất kim hương đen. Về
sau này tôi được biết là người ta đã trồng được loại hoa đó.
Còn "Bông cúc đen" dường như vẫn còn nằm mãi trong câu chuyện
thần tiên của Khái Hưng.
Vào những ngày hè, tôi được cha mẹ cho đi Đà Lạt nghỉ mát với chị, có khi ở đó suốt mùa hè. Chúng tôi có một người dì sống cùng các con gái ở Trại Hầm, nhà trên đồi cao và phía sau là một thung lũng. Khu vườn lớn sau nhà bà trồng nhiều mận. Đến mùa hoa mận nở trắng thật đẹp. Cũng có mảnh vườn trồng các loại hoa hồng, cúc, thược dược, mâm xôi (hortensia) v.v... Hầu như trên tất cả những con đường thanh vắng đi về trung tâm thành phố Đà Lạt, hai bên lề đường luôn có nhiều hoa cúc dại, loại hoa marguerite trắng có nhụy màu tím, rồi hoa bướm bay, hoa quỳ vàng... Trong nắng ấm ban mai những ngày có mặt trời, tôi sung sướng vừa đi vừa ngắm hoa. Tôi cũng thích cả những nụ tầm xuân hay ti gôn mọc dại trên các hàng rào, bờ tường. Đặc biệt, loại hoa tượng trưng của Đà Lạt là mimosa. Có vài con đường ngập tràn mimosa hai bên lối đi. Biết bao nhiều bài thơ, bài hát đã được sáng tác từ những cánh hoa mimosa ấy. Nói chung, hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó.
Vào những ngày hè, tôi được cha mẹ cho đi Đà Lạt nghỉ mát với chị, có khi ở đó suốt mùa hè. Chúng tôi có một người dì sống cùng các con gái ở Trại Hầm, nhà trên đồi cao và phía sau là một thung lũng. Khu vườn lớn sau nhà bà trồng nhiều mận. Đến mùa hoa mận nở trắng thật đẹp. Cũng có mảnh vườn trồng các loại hoa hồng, cúc, thược dược, mâm xôi (hortensia) v.v... Hầu như trên tất cả những con đường thanh vắng đi về trung tâm thành phố Đà Lạt, hai bên lề đường luôn có nhiều hoa cúc dại, loại hoa marguerite trắng có nhụy màu tím, rồi hoa bướm bay, hoa quỳ vàng... Trong nắng ấm ban mai những ngày có mặt trời, tôi sung sướng vừa đi vừa ngắm hoa. Tôi cũng thích cả những nụ tầm xuân hay ti gôn mọc dại trên các hàng rào, bờ tường. Đặc biệt, loại hoa tượng trưng của Đà Lạt là mimosa. Có vài con đường ngập tràn mimosa hai bên lối đi. Biết bao nhiều bài thơ, bài hát đã được sáng tác từ những cánh hoa mimosa ấy. Nói chung, hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó.
Mimosa và vườn hoa Thung lũng vàng Đà Lạt
Tôi bắt đầu tập trồng hoa, dù nhà tôi lúc đó ở Qui
nhơn không có vườn, không phải là thành phố có khí hậu lý tưởng cho hoa. Từ những
balcon nhỏ có chút đất, tôi ươm những hạt giống violette, penseé... Lúc nhìn thấy
những bông hoa đầu tiên hé nở, lòng tôi cảm thấy thật sung sướng. Tôi không
thích hái hoa đem vào nhà cắm trong bình, dù điều đó có thể làm cho căn phòng của
mình tươi tắn hơn, vì tôi thấy rằng hoa chỉ đẹp khi rung rinh ngoài vườn, đẫm
mình khoe sắc trong nắng sớm khi hạt sương đêm vẫn còn long lanh trên cánh
hoa, hay kiêu sa về đêm làm cho người ta phải hồi hộp đợi chờ giờ hoa nở
như dạ quỳnh.
Những bông hoa dường như là thế giới của những bé gái, thiếu nữ xuân thì và hoa đi theo người phụ nữ đến suốt cuộc đời. Không biết tự bao giờ những người đàn ông đã biết tặng hoa cho người bạn gái mà anh ta yêu mến? Không biết tự bao giờ, và bắt nguồn từ đâu người phụ nữ được ví von như những bông hoa? Một ý tưởng thật hay mà sao quý bà không dành một ngày nào đó trong năm để .. biểu dương tính "nịnh đầm" ngẫu nhiên nhưng mà có thật đến trở thành "truyền thống" đó của quý ông?.
Những bông hoa dường như là thế giới của những bé gái, thiếu nữ xuân thì và hoa đi theo người phụ nữ đến suốt cuộc đời. Không biết tự bao giờ những người đàn ông đã biết tặng hoa cho người bạn gái mà anh ta yêu mến? Không biết tự bao giờ, và bắt nguồn từ đâu người phụ nữ được ví von như những bông hoa? Một ý tưởng thật hay mà sao quý bà không dành một ngày nào đó trong năm để .. biểu dương tính "nịnh đầm" ngẫu nhiên nhưng mà có thật đến trở thành "truyền thống" đó của quý ông?.
Hoa cẩm tú cầu (Hortensia)
Nhan sắc, tuổi tác, tính cách người phụ nữ cũng ít nhiều được
gắn liền với các loài hoa. Có khi nàng là "nụ tầm xuân nở ra xanh biếc"
để khi "em có chồng anh tiếc lắm thay" từ thuở ca dao. Có khi
nàng "như một nụ hồng, cầu mong chẳng lạnh lùng" (Ngô Thụy
Miên). Hay nàng là "ngọc lan, dòng suối tơ vương, mắt thu hồ dịu ánh
vàng" (Dương Thiệu Tước) hoặc huyền diệu như đóa "quỳnh hương" nở "trong
vườn trăng vừa khép những đóa môi hôn" (Trịnh Công Sơn) ...
Từ người thiếu nữ thơ ngây e lệ như "hoa trinh nữ" cũng có khi được ví yếu đuối như "tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"... hay người đàn bà sắc sảo như "bông hồng có gai"... liền kề với sự ghen tuông dữ dội khi ví von nàng như ... trái ớt! "Ớt nào mà ớt chẳng cay"...
Ôi thật đáng yêu mà cũng đáng thương cho thân phận người phụ nữ! Tôi lại thắc mắc vì sao phụ nữ và hoa có mối tương quan. Quan niệm này hẳn bắt nguồn từ hình ảnh những đóa hoa nở thắm tươi trong vườn xuân được các chú chàng ong và bướm bu đến hút nhụy, rồi khi hoa đã tàn, nhụy đã tan, chẳng con ruồi nào .. đậu, theo quy trình cuộc sống!
Từ người thiếu nữ thơ ngây e lệ như "hoa trinh nữ" cũng có khi được ví yếu đuối như "tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"... hay người đàn bà sắc sảo như "bông hồng có gai"... liền kề với sự ghen tuông dữ dội khi ví von nàng như ... trái ớt! "Ớt nào mà ớt chẳng cay"...
Ôi thật đáng yêu mà cũng đáng thương cho thân phận người phụ nữ! Tôi lại thắc mắc vì sao phụ nữ và hoa có mối tương quan. Quan niệm này hẳn bắt nguồn từ hình ảnh những đóa hoa nở thắm tươi trong vườn xuân được các chú chàng ong và bướm bu đến hút nhụy, rồi khi hoa đã tàn, nhụy đã tan, chẳng con ruồi nào .. đậu, theo quy trình cuộc sống!
Nếu mỗi người đàn bà là một thế giới riêng không ai giống ai,
thì bông hoa cũng có cuộc đời của nó. Có hoa chỉ nở vào mùa xuân thì cũng
có hoa mùa hạ, hoa mùa thu và hoa mùa đông. Trong mỹ thuật dân gian Việt Nam,
tranh tứ bình "Mai, Lan, Cúc, Trúc" tượng trưng cho bốn mùa trong
năm. Mùa xuân là hoa mai, mùa hạ là hoa sen, mùa thu là hoa cúc, và mùa đông là
cây trúc. Các loại hoa ảnh hưởng từ văn hóa Trung quốc như mẫu đơn, phù dung,
tượng trưng cho vẻ đẹp cao sang quyền quý. Hoa, cũng như người phụ nữ,
luôn là đề tài bất tận được khai thác trong thi văn, nhạc họa. Thử tưởng tượng
cuộc đời này không có Hoa, hẳn buồn và trống vắng biết bao!.
Ghi chú:
Ghi chú:
Ảnh 1: Google.com
và Ảnh 2,3,4,5,6,7,8,9,10: Diệu Tâm
NGUYỄN DIỆU TÂM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét