Định luật 1 2 3 Newton:
Newton là nhà vật lý, toán học người Anh, được mệnh danh là
người sáng lập ra vật lý học cổ điển. Ông đã tìm ra ba định luật Newton mà hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu, đặc biệt chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về định luật
1 2 3 Newton bởi đây là một trong những định luật quan trọng xuất hiện
trong hầu hết những bài toán vật lý lớp 10.
Định luật 1 Newton
Nội dung định luật
Định luật 1 Newton còn được gọi định luật quán tính.
Định luật quán tính nói về khuynh hướng giữ nguyên trạng thái
chuyển động của vật, được đặc trưng bởi vận tốc.
Nội dung của định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng
của lực nào hoặc chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực bằng không thì một vật đang
đứng yên sẽ chỉ mãi đứng yên, và một vật đang trạng thái chuyển động sẽ chuyển
động thẳng đều mãi mãi.
+ Lực không phải là nguyên nhân chính gây ra chuyển động của
vật, ở đây lực chỉ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động của
một vật.
Ý nghĩa của định luật 1 Newton
- Mọi vật đều có khả năng bảo toàn vận tốc gọi là quán tính,
quán tính có hai biểu hiện sau:
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái v =0→ Tính ì
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều→ Tính đà
- Định luật 1 Niutơn là định luật về tính bảo toàn vận tốc của
vật nên còn được gọi là định luật quán tính.
- Chuyển động của một vật không chịu tác dụng lực gọi là chuyển
động theo quán tính.
Định luật 2 Newton
Nội dung định luật
Nội dung định luật: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng
hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn
của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Công thức định luật 2 Newton
- Biểu thức:
- Độ lớn của lực: F = m.a
+ Lực tác dụng lên vật khối lượng m gây ra cho nó gia tốc a
thì có độ lớn bằng tích m.a
- Điểm đặt của lực: Là vị trí mà lực tác dụng lên vật.
- Phương và Chiều của lực: Là phương và chiều của
gia tốc mà lực gây ra cho vật
- Định nghĩa đơn vị của lực: 1N là lực truyền cho vật có khối
lượng 1 kg một gia tốc 1m/s^2
Ý nghĩa định luật 2 Newton
Định luật 2 Newton có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn
- Áp dụng trong công nghiệp sản xuất máy móc, dụng cụ có khối
lượng hợp lý
- Giảm ma sát khi cần thiết
Định luật 3 Newton
Nội dung định luật
Nội dung định luật: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực,
thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực có cùng phương nhưng ngược chiều nhau
Công thức định luật 3 Newton
- Biểu thức:
- Lực và phản lực:
+ Trong sự tương tác giữa hai vật với nhau, một lực gọi là lực
tác dụng, còn lực kia được gọi là phản lực
+ Đặc điểm:
Luôn xuất hiện đồng thời
Là hai lực trực đối
Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
Trong ba định luật Newton chúng ta cần lưu ý về công thức của định
luật 2 Newton vì các bài tập dạng này mà các em gặp thường sẽ liên quan tới
công thức này, và ứng dụng vào một số bài tập thực tế khó hơn. Để không bị lúng
túng trong những trường hợp như vậy, các em nên luyện tập nhiều để biến đổi nó
một cách linh hoạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét