Đêm giao thừa có trăng
Đã ai từng thấy ánh trăng vào đêm ba mươi chưa? Mà lại là đêm
giao thừa, thời điểm thiên địa giao hòa, thần linh động đậy trao đổi nhiệm sở,
trời tối đen như như mõm chó.
Vậy mà, tôi đã từng nhìn thấy ánh trăng.
Đó là giao thừa năm một nghìn chín trăm chín bảy. Tôi vẫn nhớ rõ năm đó, bởi đằng sau tấm ảnh tôi chụp hoa mai vẫn còn ghi. Hồi đó, tôi mới học đại học năm thứ nhất và đang trong mối tình đầu với cô gái cùng lớp mắt một mí, đầy vẻ kín đáo huyền hoặc. Nhà nàng ở khu tập thể xây những năm sáu mươi trên đường Giảng Võ, còn nhà tôi tận một làng nhỏ ven thị xã S, cách Hà Nội sáu chục kilômét. Tết năm ấy, gần ba tuần nghỉ về quê, tôi vô cùng buồn và nhớ nàng. Vườn nhà tôi trồng mấy cây mai. Mai trắng, tết nào cũng nở hoa, đầu nụ chúm chím tim tím hồng đỏ, khi nở, cánh xoè ra trắng muốt tinh khiết, dịu dàng. Vừa đầy đặn, vừa mong manh, lại mạnh mẽ vô ngần giữa ngày mưa ủ ê cắt ruột. Như mọi năm, mai nở đúng dịp tết, rực rỡ sáng loá góc vườn. Nhìn hoa, bao nhiêu nỗi nhớ cứ dày lên. Thế là tôi nảy ra ý định ngông cuồng, sẽ đem một cành mai xuống Hà Nội để tặng nàng, mà phải tặng đúng phút giao thừa, cái giây phút làm tất cả những người Việt trên mảnh đất hình con cá ngựa này xốn xang.
Ý định có từ trưa ba mươi tết, sau bữa tối thì tôi chất đủ quyết tâm. Khoảng tám giờ tối, tôi cắt một nhánh mai đẹp nhất, còn chúm chím đẫm bụi sương mưa, thủ vào ngực áo khoác rồi dắt xe ra cổng. Mẹ tôi dặn, nhớ về sớm đón giao thừa, đừng có đi qua mười hai giờ... (Nếu qua 12 giờ mới về, sẽ là người “xông” nhà, đem may mắn hoặc tai họa cho gia đình cả năm). Tôi vâng dạ đạp xe đi. Quốc lộ vắng tanh. Gió lạnh thổi vi vút, nhưng tôi không dám co mình hay cựa mạnh vì sợ dập cành mai. Tôi không nhớ mình đạp xe có lâu không vì tôi đi trong mơ màng của tình yêu. Xuống đến Hà Nội, đèn đường ở Cầu Giấy, cửa ngõ phía Tây thành phố sáng trưng. Đến nhà nàng thì chỉ còn chừng mươi phút nữa sẽ giao thừa. Tôi dựng xe ở chân cầu thang, tim gõ lắc cắc trong ngực lúc bước qua khoảng cầu thang tối - nơi tôi đã trao nàng nụ hôn đầu tiên để lên căn hộ tầng hai của nàng. Mấy bông hoa mai sáng lên nhờ nhờ khi tôi lôi nó ra từ trong ngực áo dù cánh đã hơi héo. Tôi chợt ớ ra, làm sao để tặng nàng đây? Vào thì không được, gọi lại càng không. Nghĩ một chút, tôi quyết định gài lên khe cửa, thuận tay gõ nhẹ vài cái hi vọng nàng sẽ nghe thấy để ra mở rồi chạy ào xuống cầu thang lên xe đạp phóng ra phố. Tôi đang ngây ngất vì đã thực hiện xong một hành động “lãng mạn”. Tôi tròn hai mươi tuổi và đang yêu. Hỏi ai có thể giàu có, quyền lực và hạnh phúc hơn? Lòng sang trọng như một ông hoàng, tôi lững thững vừa đạp xe vừa ngắm phố xá thênh thang náo nức. Bên đường, những người công nhân dọn rác lúc đó vẫn phải làm việc vì mai mồng một tết, người ta kiêng không quét nhà, sợ đổ của ra cửa nên tối ba mươi ai cũng vứt hết rác ra đường. Nhìn tốp công nhân khoảng chục người đang vội vã chuyển rác từ những chiếc xe đẩy tay lên xe tải, tôi chợt nảy ra ý định muốn chúc tết họ. Nghĩ là làm, tôi xuống xe chầm chậm dắt đến gần rồi dừng lại dõng dạc: “Em xin chúc tết tất cả mọi người ở đây, sức khoẻ và hạnh phúc”. Cả tốp công nhân bất ngờ không hiểu chuyện gì. Đi qua rồi, tôi mới thấy tiếng cười nổ ra sau lưng, chắc họ tưởng tôi là một thằng điên. Nhưng không sao, lòng tôi đang phơi phới mà. Tôi đạp quanh một vòng Hồ Gươm xem mọi người đón tết rồi đi về theo phố Hàng Bông. Đến đường Kim Mã, thấy một cô gái đi bộ trên phố, ăn mặc diêm dúa, trát phấn dày cộp, giày cao gót, có vẻ như gái bán hoa. Tôi lại hứng chí dừng xe nói câu chúc. Cô gái làng chơi ngạc nhiên quá, bước vấp chân xuống đường tí ngã.
Lần này, tôi nhận được câu chúc tết đáp lại của cô.
Trên đường về, tôi đạp xe khá nhanh. Lúc đó khoảng một giờ đêm, trời tạnh mưa. Từ đầu cửa ngõ phía Tây thành phố tới nhà, phải đi qua những đoạn rất vắng, hai bên là cánh đồng. Khoảng giữa, có một cái miếu nhỏ đổ nát, bên trong không còn gì, bên ngoài là tượng đá hai ông tướng canh miếu nhưng đã bị chém cụt đầu tự bao giờ. Bọn sinh viên chúng tôi đi học đạp xe về quê thường nghỉ chân ở đây, đứng sau lưng ông tướng, thò đầu ra, chụp ảnh. Đạp tới cái miếu đó, tôi thoáng thấy bóng người, rồi có tiếng đàn ông gọi với theo. “Anh gì ơi, cho em đi nhờ với”. Tôi dừng lại, không hiểu người muốn đi nhờ là ai nên hơi e ngại. Khi người đó đi tới, tôi nhận ra chiếc khăn quấn trên cổ lờ mờ trắng trong bóng tối. Cái ba lô đằng sau có vẻ khá nặng, vì nó khiến anh ta phải cúi gập về phía trước. Mặt anh ta đen kịt, nhòa vào bóng tối. Anh ta nói mình tên Hùng, người ở S, đi lính đóng quân trong Nam, lâu quá không về thăm nhà, nay mới tích đủ tiền. Anh bay ra Hà Nội trong chuyến cuối cùng, xuống sân bay đã muộn lắm rồi, định chơi ngông bắt taxi hoặc xe ôm về cho kịp đón giao thừa, nhưng không xe nào chịu đi xa, trả tới bốn trăm ngàn mà họ vẫn lắc, chắc sợ cướp. (Tôi xin được nói thêm, trên con đường này hồi đó rất hay xảy ra cướp. Cách đó hơn một tháng, một người xe ôm bị cướp đập búa vào đầu nát cả mũ bảo hiểm rồi nhận xác xuống mương, công an vẫn chưa tìm ra thủ phạm). Thế là anh đành đi xe bus từ sân bay Nội Bài về thành phố, rồi cuốc bộ về quê, đã được hai mươi cây số rồi. Anh hỏi xin đi nhờ. Tôi nhìn kĩ (thực ra cũng không kĩ được vì trời tối quá), phân vân một chút, rồi đồng ý, nhưng bắt anh lính phải đèo. Ban tối trước khi đi, tôi có lận một con dao Thái trong người. Giờ đây, nó chợt cồm cộm sau lưng khiến tôi vững tâm hơn.
Tôi nhấc ba lô, khoác lên vai. Đúng là ba lô nặng trĩu, thắt chặt, chật cứng đồ đạc ở bên trong. Anh ta đạp, còn tôi ngồi sau thò chân về trước “đạp guồng”. Đi một đoạn, anh lính rướn người cố đạp thật nhanh. Tôi bảo, cứ từ từ thôi, đằng nào cũng qua giao thừa mất rồi, về làm khách nhà mình năm mới. Mình là con trong nhà, mà lại là người “xông” nhà, chắc chẳng “dông” đâu mà lo.
Anh lính nghe tôi, đạp chậm lại.
Vừa đạp xe, chúng tôi vừa nhẩn nha nói chuyện. Anh lính biết nhiều chuyện trong Nam. Tôi chưa biết miền Nam ra sao, nên tò mò hỏi han liên hồi. Anh lính kể rằng mình đóng quân ở Biên Hoà, chưa có vợ, mẹ anh giục lâu rồi nhưng vì đi suốt nên không có thời gian để cưa cẩm một cô đúng theo ý mẹ. “Nhưng tôi đã từng có một cô bồ gần đơn vị sinh đúng năm 1975”. Rồi anh kể, bố cô ấy là sĩ quan chế độ cũ nên mỗi lần anh đến chơi, ông không dám ngồi nói chuyện, cứ loanh quanh ngoài bếp hay dưới sân. Anh phải bảo cô bồ rằng, em ơi mời bố vào đây, đừng như thế làm anh ngại. Lúc ấy ông bố mới dám vào, nhưng thái độ cứ khép na khép nép. Có một lần nhà không có người, cô bồ lấy ảnh ông bố cho anh xem. Tấm ảnh chụp ông hồi trẻ, đã đóng tới “lon” trung uý, mặc đồ rằn ri, đeo súng lục trễ hông, trông rất ngầu. Anh lính biết việc cưới cô bồ là thật khó, vì lí lịch nọ kia, nhưng lại mãi không bỏ được. “Vì bồ anh xinh lắm (anh ta đổi giọng xưng anh, bởi hỏi tuổi hóa ra tôi ít hơn nhiều). Người cô ấy vừa ấm vừa mềm vừa thơm vừa nhẵn, như trái vú sữa. Cậu đã ăn trái vú sữa bao giờ chưa, chưa hả, nắn một hồi rồi vỏ trái mọng nứt, sữa tứa ra thơm nức…”.
Lúc đó còn khoảng hơn hai mươi cây số nữa thì tới S, đường đi ngang qua một đập nước, trên con đê “bối” (đê bọc đằng sau lưng đê chính). Đoạn này rất vắng, một bên hồ, một bên cánh đồng ngô đã bẻ bắp, chết khô. Gió thổi hun hút sởn da gà. Tự nhiên tôi nghĩ đến ma, bèn hỏi: “Đợt này anh về Bắc lâu không? Mà anh đã thấy ma bao giờ chưa?”.
Không thấy anh ta trả lời, nhưng guồng chân chợt chậm lại. Im lặng khá lâu anh lính mới trả lời vế thứ hai rằng đã thấy ma nhiều rồi, ma có thật. Rồi anh giải thích, khi ta chết, thì chưa phải đã chết hẳn. Vẫn còn hồn - một dạng lỏng của sự sống, đợi đầu thai. Nếu có biến cố gì đó, ví dụ một vụ nổ bom nhiệt hạch cực mạnh, thì không những người sống, mà cả hồn cũng chết. Đó là cái chết lần thứ hai của con người. Hồn chết lần thứ hai nhẹ hơn, loãng hơn hồn lần thứ nhất. Nếu cứ chết mãi đến bảy lần như vậy thì hồn hoá thành thể rắn như cục đá, như xỉ than. Đấy là anh nghe một người lính gốc Khơ-me dưới quyền nói vậy. Anh còn quả quyết rằng mình tin điều đó với giọng rất nghiêm trọng. Tôi thì vừa nghe vừa buồn cười và tưởng tượng người chết lần đầu tiên hoá thành thứ gì đó như bột sắn quấy, hay chè Huế. Hồn chết lần hai hoá thành trà đặc, lần ba thành nước cống, mãi mới thành nước trắng, sau khi biến thành hơi nước mới thành mây. Chết nhiều lần thế mất thì giờ quá, bao giờ xuống đi học sẽ kể chuyện này cho cô bạn gái nghe cho cô ấy cười tít mắt. Cô gái tôi yêu, có cái kiểu cười như vậy khi nghe người khác kể chuyện, làm bất kể thằng ngốc nào cũng tưởng mình thông minh lắm. Nghĩ vậy, nhưng tôi chỉ cười thầm khe khẽ, không dám cười to vì người bạn đồng hành kể một cách nghiêm trang giữa màn đêm đen gần như tuyệt đối, linh thiêng quá đỗi.
Vậy mà, tôi đã từng nhìn thấy ánh trăng.
Đó là giao thừa năm một nghìn chín trăm chín bảy. Tôi vẫn nhớ rõ năm đó, bởi đằng sau tấm ảnh tôi chụp hoa mai vẫn còn ghi. Hồi đó, tôi mới học đại học năm thứ nhất và đang trong mối tình đầu với cô gái cùng lớp mắt một mí, đầy vẻ kín đáo huyền hoặc. Nhà nàng ở khu tập thể xây những năm sáu mươi trên đường Giảng Võ, còn nhà tôi tận một làng nhỏ ven thị xã S, cách Hà Nội sáu chục kilômét. Tết năm ấy, gần ba tuần nghỉ về quê, tôi vô cùng buồn và nhớ nàng. Vườn nhà tôi trồng mấy cây mai. Mai trắng, tết nào cũng nở hoa, đầu nụ chúm chím tim tím hồng đỏ, khi nở, cánh xoè ra trắng muốt tinh khiết, dịu dàng. Vừa đầy đặn, vừa mong manh, lại mạnh mẽ vô ngần giữa ngày mưa ủ ê cắt ruột. Như mọi năm, mai nở đúng dịp tết, rực rỡ sáng loá góc vườn. Nhìn hoa, bao nhiêu nỗi nhớ cứ dày lên. Thế là tôi nảy ra ý định ngông cuồng, sẽ đem một cành mai xuống Hà Nội để tặng nàng, mà phải tặng đúng phút giao thừa, cái giây phút làm tất cả những người Việt trên mảnh đất hình con cá ngựa này xốn xang.
Ý định có từ trưa ba mươi tết, sau bữa tối thì tôi chất đủ quyết tâm. Khoảng tám giờ tối, tôi cắt một nhánh mai đẹp nhất, còn chúm chím đẫm bụi sương mưa, thủ vào ngực áo khoác rồi dắt xe ra cổng. Mẹ tôi dặn, nhớ về sớm đón giao thừa, đừng có đi qua mười hai giờ... (Nếu qua 12 giờ mới về, sẽ là người “xông” nhà, đem may mắn hoặc tai họa cho gia đình cả năm). Tôi vâng dạ đạp xe đi. Quốc lộ vắng tanh. Gió lạnh thổi vi vút, nhưng tôi không dám co mình hay cựa mạnh vì sợ dập cành mai. Tôi không nhớ mình đạp xe có lâu không vì tôi đi trong mơ màng của tình yêu. Xuống đến Hà Nội, đèn đường ở Cầu Giấy, cửa ngõ phía Tây thành phố sáng trưng. Đến nhà nàng thì chỉ còn chừng mươi phút nữa sẽ giao thừa. Tôi dựng xe ở chân cầu thang, tim gõ lắc cắc trong ngực lúc bước qua khoảng cầu thang tối - nơi tôi đã trao nàng nụ hôn đầu tiên để lên căn hộ tầng hai của nàng. Mấy bông hoa mai sáng lên nhờ nhờ khi tôi lôi nó ra từ trong ngực áo dù cánh đã hơi héo. Tôi chợt ớ ra, làm sao để tặng nàng đây? Vào thì không được, gọi lại càng không. Nghĩ một chút, tôi quyết định gài lên khe cửa, thuận tay gõ nhẹ vài cái hi vọng nàng sẽ nghe thấy để ra mở rồi chạy ào xuống cầu thang lên xe đạp phóng ra phố. Tôi đang ngây ngất vì đã thực hiện xong một hành động “lãng mạn”. Tôi tròn hai mươi tuổi và đang yêu. Hỏi ai có thể giàu có, quyền lực và hạnh phúc hơn? Lòng sang trọng như một ông hoàng, tôi lững thững vừa đạp xe vừa ngắm phố xá thênh thang náo nức. Bên đường, những người công nhân dọn rác lúc đó vẫn phải làm việc vì mai mồng một tết, người ta kiêng không quét nhà, sợ đổ của ra cửa nên tối ba mươi ai cũng vứt hết rác ra đường. Nhìn tốp công nhân khoảng chục người đang vội vã chuyển rác từ những chiếc xe đẩy tay lên xe tải, tôi chợt nảy ra ý định muốn chúc tết họ. Nghĩ là làm, tôi xuống xe chầm chậm dắt đến gần rồi dừng lại dõng dạc: “Em xin chúc tết tất cả mọi người ở đây, sức khoẻ và hạnh phúc”. Cả tốp công nhân bất ngờ không hiểu chuyện gì. Đi qua rồi, tôi mới thấy tiếng cười nổ ra sau lưng, chắc họ tưởng tôi là một thằng điên. Nhưng không sao, lòng tôi đang phơi phới mà. Tôi đạp quanh một vòng Hồ Gươm xem mọi người đón tết rồi đi về theo phố Hàng Bông. Đến đường Kim Mã, thấy một cô gái đi bộ trên phố, ăn mặc diêm dúa, trát phấn dày cộp, giày cao gót, có vẻ như gái bán hoa. Tôi lại hứng chí dừng xe nói câu chúc. Cô gái làng chơi ngạc nhiên quá, bước vấp chân xuống đường tí ngã.
Lần này, tôi nhận được câu chúc tết đáp lại của cô.
Trên đường về, tôi đạp xe khá nhanh. Lúc đó khoảng một giờ đêm, trời tạnh mưa. Từ đầu cửa ngõ phía Tây thành phố tới nhà, phải đi qua những đoạn rất vắng, hai bên là cánh đồng. Khoảng giữa, có một cái miếu nhỏ đổ nát, bên trong không còn gì, bên ngoài là tượng đá hai ông tướng canh miếu nhưng đã bị chém cụt đầu tự bao giờ. Bọn sinh viên chúng tôi đi học đạp xe về quê thường nghỉ chân ở đây, đứng sau lưng ông tướng, thò đầu ra, chụp ảnh. Đạp tới cái miếu đó, tôi thoáng thấy bóng người, rồi có tiếng đàn ông gọi với theo. “Anh gì ơi, cho em đi nhờ với”. Tôi dừng lại, không hiểu người muốn đi nhờ là ai nên hơi e ngại. Khi người đó đi tới, tôi nhận ra chiếc khăn quấn trên cổ lờ mờ trắng trong bóng tối. Cái ba lô đằng sau có vẻ khá nặng, vì nó khiến anh ta phải cúi gập về phía trước. Mặt anh ta đen kịt, nhòa vào bóng tối. Anh ta nói mình tên Hùng, người ở S, đi lính đóng quân trong Nam, lâu quá không về thăm nhà, nay mới tích đủ tiền. Anh bay ra Hà Nội trong chuyến cuối cùng, xuống sân bay đã muộn lắm rồi, định chơi ngông bắt taxi hoặc xe ôm về cho kịp đón giao thừa, nhưng không xe nào chịu đi xa, trả tới bốn trăm ngàn mà họ vẫn lắc, chắc sợ cướp. (Tôi xin được nói thêm, trên con đường này hồi đó rất hay xảy ra cướp. Cách đó hơn một tháng, một người xe ôm bị cướp đập búa vào đầu nát cả mũ bảo hiểm rồi nhận xác xuống mương, công an vẫn chưa tìm ra thủ phạm). Thế là anh đành đi xe bus từ sân bay Nội Bài về thành phố, rồi cuốc bộ về quê, đã được hai mươi cây số rồi. Anh hỏi xin đi nhờ. Tôi nhìn kĩ (thực ra cũng không kĩ được vì trời tối quá), phân vân một chút, rồi đồng ý, nhưng bắt anh lính phải đèo. Ban tối trước khi đi, tôi có lận một con dao Thái trong người. Giờ đây, nó chợt cồm cộm sau lưng khiến tôi vững tâm hơn.
Tôi nhấc ba lô, khoác lên vai. Đúng là ba lô nặng trĩu, thắt chặt, chật cứng đồ đạc ở bên trong. Anh ta đạp, còn tôi ngồi sau thò chân về trước “đạp guồng”. Đi một đoạn, anh lính rướn người cố đạp thật nhanh. Tôi bảo, cứ từ từ thôi, đằng nào cũng qua giao thừa mất rồi, về làm khách nhà mình năm mới. Mình là con trong nhà, mà lại là người “xông” nhà, chắc chẳng “dông” đâu mà lo.
Anh lính nghe tôi, đạp chậm lại.
Vừa đạp xe, chúng tôi vừa nhẩn nha nói chuyện. Anh lính biết nhiều chuyện trong Nam. Tôi chưa biết miền Nam ra sao, nên tò mò hỏi han liên hồi. Anh lính kể rằng mình đóng quân ở Biên Hoà, chưa có vợ, mẹ anh giục lâu rồi nhưng vì đi suốt nên không có thời gian để cưa cẩm một cô đúng theo ý mẹ. “Nhưng tôi đã từng có một cô bồ gần đơn vị sinh đúng năm 1975”. Rồi anh kể, bố cô ấy là sĩ quan chế độ cũ nên mỗi lần anh đến chơi, ông không dám ngồi nói chuyện, cứ loanh quanh ngoài bếp hay dưới sân. Anh phải bảo cô bồ rằng, em ơi mời bố vào đây, đừng như thế làm anh ngại. Lúc ấy ông bố mới dám vào, nhưng thái độ cứ khép na khép nép. Có một lần nhà không có người, cô bồ lấy ảnh ông bố cho anh xem. Tấm ảnh chụp ông hồi trẻ, đã đóng tới “lon” trung uý, mặc đồ rằn ri, đeo súng lục trễ hông, trông rất ngầu. Anh lính biết việc cưới cô bồ là thật khó, vì lí lịch nọ kia, nhưng lại mãi không bỏ được. “Vì bồ anh xinh lắm (anh ta đổi giọng xưng anh, bởi hỏi tuổi hóa ra tôi ít hơn nhiều). Người cô ấy vừa ấm vừa mềm vừa thơm vừa nhẵn, như trái vú sữa. Cậu đã ăn trái vú sữa bao giờ chưa, chưa hả, nắn một hồi rồi vỏ trái mọng nứt, sữa tứa ra thơm nức…”.
Lúc đó còn khoảng hơn hai mươi cây số nữa thì tới S, đường đi ngang qua một đập nước, trên con đê “bối” (đê bọc đằng sau lưng đê chính). Đoạn này rất vắng, một bên hồ, một bên cánh đồng ngô đã bẻ bắp, chết khô. Gió thổi hun hút sởn da gà. Tự nhiên tôi nghĩ đến ma, bèn hỏi: “Đợt này anh về Bắc lâu không? Mà anh đã thấy ma bao giờ chưa?”.
Không thấy anh ta trả lời, nhưng guồng chân chợt chậm lại. Im lặng khá lâu anh lính mới trả lời vế thứ hai rằng đã thấy ma nhiều rồi, ma có thật. Rồi anh giải thích, khi ta chết, thì chưa phải đã chết hẳn. Vẫn còn hồn - một dạng lỏng của sự sống, đợi đầu thai. Nếu có biến cố gì đó, ví dụ một vụ nổ bom nhiệt hạch cực mạnh, thì không những người sống, mà cả hồn cũng chết. Đó là cái chết lần thứ hai của con người. Hồn chết lần thứ hai nhẹ hơn, loãng hơn hồn lần thứ nhất. Nếu cứ chết mãi đến bảy lần như vậy thì hồn hoá thành thể rắn như cục đá, như xỉ than. Đấy là anh nghe một người lính gốc Khơ-me dưới quyền nói vậy. Anh còn quả quyết rằng mình tin điều đó với giọng rất nghiêm trọng. Tôi thì vừa nghe vừa buồn cười và tưởng tượng người chết lần đầu tiên hoá thành thứ gì đó như bột sắn quấy, hay chè Huế. Hồn chết lần hai hoá thành trà đặc, lần ba thành nước cống, mãi mới thành nước trắng, sau khi biến thành hơi nước mới thành mây. Chết nhiều lần thế mất thì giờ quá, bao giờ xuống đi học sẽ kể chuyện này cho cô bạn gái nghe cho cô ấy cười tít mắt. Cô gái tôi yêu, có cái kiểu cười như vậy khi nghe người khác kể chuyện, làm bất kể thằng ngốc nào cũng tưởng mình thông minh lắm. Nghĩ vậy, nhưng tôi chỉ cười thầm khe khẽ, không dám cười to vì người bạn đồng hành kể một cách nghiêm trang giữa màn đêm đen gần như tuyệt đối, linh thiêng quá đỗi.
Minh họa: Phạm Hà Hải
Chúng tôi nói chuyện vãn, không để ý tới cái xe cà khổ cà tàng của tôi tự nhiên
phát ra tiếng phật, phật, lạch cạch phía bánh trước. Tôi hốt hoảng bảo anh lính
dừng xe lại xem sao. Bỏ cái ba lô xuống, tôi mò mò sờ vào bánh trước rồi than:
“Chết cha, có lẽ gãy tanh rồi anh ạ”. “Thế à, gay nhỉ”. Anh lính dựng chân chống
xe, rồi cũng lần lần tìm bánh trước. Đứng lên, anh vỗ bẹt bẹt cho sạch bùn bám
vào tay rồi kết luận: “Gãy tanh, với lốp mòn quá, có chỗ gần thủng rồi, anh ấn
mềm lắm, sờ thấy cả săm. Nó mà thủng ra thì mình bỏ mẹ!”. Tôi gãi đầu lo lắng.
Chợt anh lính hỏi: “Có cái dây to bản nào không? Dây chun chẳng hạn, buộc vào
đi tạm”. “Không có, mọi khi vẫn chằng một cái sau xe. Nhưng hôm nay đi chơi, em
tháo ra”.
Cả hai lúng túng một lúc. Anh lính bảo: “Anh cũng không có dây trong ba lô… Thôi được rồi, cắt cha cái này ra”. Anh ta nghiêng người, cởi cởi cái nút ở cổ. Tôi giật mình. “Dây gì đó anh?”. “Anh bị thương, đây là dây băng gạc. Nhưng cuốn dày lắm, cắt ra một đoạn được. Ối chà, anh không có dao”. “Em có dao ở đây, nhưng tháo ra thế có làm động vết thương không. Mà anh làm sao lại bị thương ở cổ?”. Anh lính không trả lời mà chìa tay ra. “Đưa dao đây cho anh”. Tôi thò ra sau lưng, rút con dao Thái. Anh lính lắc đầu cởi luôn vài vòng dây nữa, cái dây dài ra, lúc lắc như con rắn trắng gần chạm đất rồi cầm lấy con dao, tì tay cắt xoẹt một cái, khoác đầu dây lên vai, thò tay gài đầu nút lại vào cổ. “Làm sao anh bị thương, khỏi chưa?”. Tôi hỏi lại. Anh lính vẫn như không nghe thấy, cầm đoạn dây đã cắt cúi xuống sờ lần cái lốp xe quấn quấn. Một lúc sau, anh xoa tay đứng lên. “Xong, chắc có thể đi tạm về đến nhà. Nghỉ làm điếu thuốc cho ấm nhỉ?”. “Vâng, anh hút đi, em không biết hút”. Anh lính lục ba lô, lôi ra một gói thuốc và bật lửa, bật lên hút, rít vài hơi, thở ra rất mạnh vẻ sảng khoái rồi ngồi thụp xuống đường. Tôi cũng ngồi xổm xuống đối diện duỗi chân cho đỡ mỏi. “Em có người yêu chưa?”. Anh lính hỏi, đầu điếu thuốc sáng lên. “Ừm, nói thế nào nhỉ, em có rồi, mà cũng coi như chưa”. Tôi đáp lời, tự nhiên muốn kể “chiến công” nhảm nhí của mình hồi tối. Anh lính nghe chăm chú, liên tục rít thuốc. Điếu thuốc cứ lấp lóe sáng giữa màn đêm đen.
Tôi bỗng thấy buồn ngủ, ngáp một cái rõ dài định bảo rằng có lẽ nên đi thôi. Đúng lúc ấy, một cảnh tượng kì quặc hiện ra. Vì tôi ngồi đối diện với anh lính, quay lưng về phía Hà Nội, nên trước mặt tôi là núi Ba Vì. Tự nhiên, phía đó chợt xuất hiện thứ ánh sáng nhàn nhạt. Lúc đầu, tôi không để ý cho tới khi ánh sáng rõ dần. Tôi xòe bàn tay ra và thấy cả màu da. “Ơ, có trăng à?”. Anh lính đang lúi húi châm một điếu thuốc khác, nghe vậy, ngẩng đầu lên, ngoảnh trước ngoảnh sau rồi cũng nói. “Ừ, lạ nhỉ, trời sáng lên mới lạ chứ”.
Tôi không tin vào mắt mình nên ngoái nhìn xung quanh. Cái xe đạp, những chỗ mạ kim loại ánh lên. Hai bên đường là cánh đồng, bên phải là đê sông Hồng… Tất cả hiện lên kì vĩ nhưng lành lạnh trong ánh nguyệt bạch mơ hồ. Quầng sáng dị kì ấy, trông như trăng hạ huyền lấp phía sau ba ngọn Tản Viên nở ra. Sau này nghĩ lại, hoặc lúc đó tôi thông minh và biết suy xét hơn một chút, hoặc là một người từng trải hơn, ắt hẳn đã phải cảm thấy rất kinh hoảng vì một điều kì lạ như thế. Nhưng lúc đó tôi chỉ hơi ngạc nhiên. Không thể hiểu tại sao tôi quên rằng đó là đêm giao thừa, trời đen tối, không thể nào sáng được. Những năm trước đó, giao thừa người ta đốt pháo các loại, tôi đứng trong nhà nhìn ra cũng thấy sáng một góc trời như thế. Nhưng pháo bị cấm đã ba năm rồi, không thể có ánh sáng như vậy. Mà lại sáng rất lâu.
Cơn buồn ngủ tiếp tục quay lại dù ở kí túc, có khi tôi thức học hoặc đọc sách thâu đêm mà chẳng sao. Tôi thụp xuống, hai bàn tay kẹp đầu gối cho đỡ cóng, gà gật, đầu nặng như búa bổ.
Dáng ngồi trước mặt tôi cứ nhập nhà nhập nhoạng, thì thào nói cái gì đó. Mắt tôi càng cố nhướng lên thì càng bị kéo sụp xuống. Tiếng thì thào dần trở thành léo nhéo, sôi như sóng radio kém tín hiệu, lại như tiếng rên rỉ mê hoặc của các cặp tình nhân. Một thứ thanh âm im ắng nhẹ bẫng, hoang đường. Tôi như toát hết hơi ra ngoài, từng lỗ chân lông mở to, đầu ong ong rần rần. Tay chân run lẩy bẩy, tôi soài ra mặt đường trong cơn chập chờn tỉnh thức. Đốm lửa từ điếu thuốc của anh lính nở to như một đóa hoa đỏ trước mắt tôi. Thế rồi, hình như anh lính đứng dậy, vứt mẩu thuốc sang vệ đường (không rõ là có đúng thế không). Tôi bị vỗ một cái thật mạnh lên vai, rồi nghe rõ ràng tiếng anh lính trở lại bình thường: “Đáng lẽ em không nên đi như thế này. Đừng ngủ nữa, đứng dậy về thôi”.
Tôi chợt tỉnh hẳn, ánh sáng lúc nãy đã biến mất, xung quanh tối đen, tôi nhận ra mình đang nằm phục giữa đường nhựa như một con nghê đá, tay chân lạnh cóng. Tôi đứng dậy, không nhớ mình đã ngủ bao lâu, đầu óc đầy nghi hoặc. Tôi chỉ nhớ cái đốm đỏ đầu điếu thuốc và một thanh âm léo nhéo rì rào… “Lên xe đi, ông em”. “Vâng” - tôi đáp, bước lại gần cái xe đạp, nhấc cái ba lô của anh lính khoác lên vai. Ngồi lên xe, thò chân vào đạp guồng, đầu óc vẫn láng máng chuyện của vài phút trước.
Quãng đường còn lại, tôi và anh lính trò chuyện rất ít. Cũng bởi sau mấy phút chợp mắt đó, tỉnh lại, tôi rơi vào một trạng thái lơ mơ nhẹ. Chân tay trở nên linh hoạt như chưa từng bị lạnh cóng bao giờ. Tôi hỏi mình ngủ gật lâu không thì anh lính ừ ào bảo rằng khoảng năm phút gì đó. Tôi vẫn nghi hoặc nhưng không dám hỏi, cái bánh xe buộc chằng bằng dây vải cứ khực lên trong mỗi vòng quay miên man.
Đã thấy ánh đèn huỳnh quang yếu ớt ở con phố đầu cửa ngõ vào thị xã, cả anh lính và tôi nhổm người lên vui vẻ, đạp nhanh hơn. “Nhà anh ở ngay đầu phố đây thôi, vào uống chén nước cho ấm bụng rồi hẵng về nhé. Quả thực là anh rất cảm ơn em. Không gặp em chắc đến sáng mới đi bộ về đến nhà mất”. Tôi lưỡng lự một chút rồi nói vâng. Nhà ở rìa thị xã lơ thơ chứ không sát cạnh nhau, đằng sau, hai bên nhà vẫn là vườn, đồng lúa, cứ vài chục mét, lại có một ngọn đèn đường nhỏ lù mù dựng trên cột tre. Anh lính và tôi dừng lại trước một căn như thế, không có cổng, ánh sáng từ cái cột đèn gần đó hắt lại, tôi nhìn thấy hình như trước sân còn có một khoảnh đất trồng rau. Anh lính thở thật mạnh, bảo: “Thế là về đến nhà rồi”.
Tôi đứng lại thả cái ba lô xuống nền sân. Anh lính gõ cửa nhè nhẹ gọi: “Mẹ ơi, con Hùng đây. Mẹ ơi, mở cửa…”.
Hơn một phút, căn nhà vẫn im ỉm.
“Chắc là mẹ anh ngủ ở phòng trong, cụ già nên nghễnh ngãng rồi, không nghe thấy. Em đợi một chút, anh đi vòng ra cửa sổ đằng sau gọi”.
Anh lính bảo tôi vậy, rồi đi ra đầu chái nhà, phía không có đèn đường. Tôi nghe tiếng bước giầy lịch kịch rồi im bặt.
Một lúc không thấy động tĩnh gì, tôi ra ngó, chỉ thấy khoảnh vườn đen kịt, tối om. Tôi sốt ruột, lại gần cái ba lô và chợt phát hiện nó bị chùn xuống, bẹt ra như đựng nước bên trong. Xoay người để ánh đèn đường rọi vào, tôi nhìn kĩ lại lần nữa. Đúng là nó tự lả xuống, bẹt ra thật. Lấy chân di di thử bên ngoài thấy mềm mềm, tôi chợt rùng mình, lại chạy ra chái nhà ngó về phía anh lính đi vào hồi nãy. Khoảng tối vẫn im bặt. Tôi gọi một tiếng, không thấy trả lời. Rùng mình lạnh toát cả người, tôi hốt hoảng quay nghiêng xe đạp, nhảy lên, phóng qua khoảnh sân rồi phi xuống vỉa hè. Đạp vài chục mét, ngoảnh lại, căn nhà vẫn đứng sững như thế, cái ba lô tôi để trước cửa như một giọt mực đen sì trên khoảnh sân xi măng trắng toát dưới ánh đèn vàng vọt.
Tôi cắm đầu cắm cổ, đạp thục mạng. Dọc đường, những cơn rùng mình toát mồ hôi lạnh làm tôi ướt cả áo. Về đến nhà, tôi mở khóa căn bếp, dắt xe vào đó, để cả quần áo đi ngủ luôn.
Sáng muộn hôm sau, bố ngồi đầu giường đánh thức tôi dậy, hỏi nhẹ nhàng rằng hôm qua đi đâu mà giao thừa không về. Đầu nặng trịch, ngơ ngác một chút, tôi ú ớ nói dối rằng đêm qua ra thị xã chơi, hỏng xe. “Chiều qua bố đem xe đi sửa hết, thay cả lốp cho con rồi, hỏng làm sao hả con?”.
Câu nói ấy làm tôi giật thót mình, tỉnh hẳn.
Tôi dụi mắt vội vã bật dậy, cái xe đạp dựng tối qua ở cửa bếp, lốp trước còn mới tinh! Chuyện đêm qua, tôi nhớ rõ mồn một, anh lính với cái cổ quấn băng trắng, cái ba lô, ánh sáng như ánh trăng, cuộc trò chuyện, cái dây vải ngoằn ngoèo buộc lốp… Tôi nhìn vào bên trong áo khoác, vẫn còn một nụ mai, cánh mỏng tang tím héo, đó là nụ mai trên nhành mai tôi đem xuống tặng người yêu tối qua. Cả con dao Thái vẫn còn đây.
Thế là thế nào?
Sáng mùng hai, tôi đạp xe một mình ra thị xã S. Qua dãy phố cửa ngõ vào thị xã, tôi nhìn thấy căn nhà mình đã đến đêm giao thừa. Trước sân vẫn là vườn rau, có một lối đi đổ xi măng dẫn đến cửa, nơi tôi thả cái ba lô xuống đất. Cửa chính, cửa sổ căn nhà đóng im ỉm, không có vẻ gì là tết. Tôi đạp xe lượn một vòng rồi quyết định vào căn nhà chếch phía mặt đường đối diện để hỏi thăm.
Cửa để ngỏ, nhìn vào, thấy bên cạnh bàn nước lưa bừa hạt dưa cắn dở, đĩa kẹo ngổn ngang, một người đàn ông mặc áo đại cán, tóc muối tiêu, đang gối đầu lên thành giường ngáy khò khò. Nghe tiếng tôi gọi, ông bật dậy, xỏ dép loẹt xoẹt đi ra, giọng ngà ngà say, mời tôi vào nhà. Không để tôi nói, ông bảo, vào đây uống chén rượu tết với tao, Nam nó đi chơi từ sáng sớm chưa về (chắc ông tưởng tôi là bạn của con ông). Tôi ngồi uống cùng ông ly rượu xuân, chúc tết, hỏi thăm… rồi như tiện thể hỏi. - Cái nhà bên kia là nhà ai, sao ngày tết mà đóng cửa im ỉm thế hả bác?
- À, nhà bà Ngõa, bà ấy mới mất cách đây hơn một tháng.
Tôi giật mình, nói, thế ạ.
- Cũng tội bà ấy, có mỗi một thằng con trai, đi lính, hi sinh cách đây mấy năm rồi.
- Anh con trai tên gì hả bác?
- Nó là thằng Hùng,… bố nó là ông Hải, đi lính hồi chống Mĩ với tao, cũng hi sinh, và vẫn chưa tìm được hài cốt khi giải phóng miền Nam. Uống nốt đi, làm chén nữa nhé?
Hai tai ù đặc, tôi cảm thấy hoang vắng, như vừa chứng kiến một vụ tai nạn giao thông kinh khủng. Ông đại cán không biết, vẫn cứ khề khà kể, rằng thằng Hùng ấy, cái thằng rất ngoan, chưa vợ. Nó học sĩ quan công binh ở Bình Dương rồi về một đơn vị, hình như Biên Hòa thì phải, lên tới đại úy rồi đấy, thế mà đùng một cái, có tin nó hi sinh...
- Thời bình sao mà lại hi sinh được? Giọng tôi run run.
- Thì thế! Ai cũng nghĩ vậy, thế mà vẫn có đầy người hi sinh đấy! Tao nghe mấy thằng nhập ngũ với nó về kể, trong lần rà mìn ở một khu vực mà trước đây lính Mĩ đóng quân để giải phóng mặt bằng cho một trường học thì một quả mìn phát nổ, thằng Hùng dính trọn cú đó. Có một mảnh văng vào cổ, cứa quá sâu nên không cứu được. Sau khi hi sinh, vì xa xôi nên thằng Hùng được an táng tại nghĩa trang Biên Hòa. Bà Ngõa buồn lắm, mộ cả chồng và con đều ở trong Nam, chưa đưa về được. Bà ấy mới chết tháng trước, chính tay tao liệm cho bà ấy đấy. Nhà ấy giờ chẳng còn ai, có đứa cháu nó trông hộ, và sắp sửa bán thì phải… À mà sáng qua tao đi dạo phố, thấy đứa nào nghịch ngợm bỏ cái ba lô rách trước cửa, trong toàn đất, tao vứt xuống ao rồi...
Sau tết, tôi xuống học trở lại, gặp người yêu. Cô bạn ríu rít vui kể cho tôi một chuyện kì khôi. Ấy biết không, đêm giao thừa, không biết ai gài vào cửa nhà tớ một cành mai. Tớ ra mở thấy, nghĩ trẻ con tầng trên nghịch, định vứt đi thì mẹ tớ bảo đó là lộc ai đem cho đấy, tớ bảo lộc phải tươi chứ đây héo rồi mẹ ạ. Mẹ tớ bảo không sao, rồi đem cắm nó vào cốc nước ở bàn. Đêm giao thừa cả nhà tớ đi chơi về, cành mai vẫn héo. Thế nào mà sáng hôm sau thấy nó tươi lại ấy ạ, thế mới tài. Bố mẹ tớ bảo đùa, chắc đó là điềm năm nay nhà tớ được chia đất, khỏi phải ở nhà tập thể đây.
Nghe bạn kể, tôi cũng chỉ ồ à cho qua, không cười gượng nổi, không dám khoe rằng “cành lộc” đó là của tôi, cũng không kể lại được cho cô bạn nghe chuyện xảy ra trên đường về đêm giao thừa. Tôi giữ kín chuyện đó trong lòng, bởi những điều tôi chứng kiến trong đêm đó thật bình thường mà kì quái hết sức, có nói ra cũng không ai tin cả.
Cả hai lúng túng một lúc. Anh lính bảo: “Anh cũng không có dây trong ba lô… Thôi được rồi, cắt cha cái này ra”. Anh ta nghiêng người, cởi cởi cái nút ở cổ. Tôi giật mình. “Dây gì đó anh?”. “Anh bị thương, đây là dây băng gạc. Nhưng cuốn dày lắm, cắt ra một đoạn được. Ối chà, anh không có dao”. “Em có dao ở đây, nhưng tháo ra thế có làm động vết thương không. Mà anh làm sao lại bị thương ở cổ?”. Anh lính không trả lời mà chìa tay ra. “Đưa dao đây cho anh”. Tôi thò ra sau lưng, rút con dao Thái. Anh lính lắc đầu cởi luôn vài vòng dây nữa, cái dây dài ra, lúc lắc như con rắn trắng gần chạm đất rồi cầm lấy con dao, tì tay cắt xoẹt một cái, khoác đầu dây lên vai, thò tay gài đầu nút lại vào cổ. “Làm sao anh bị thương, khỏi chưa?”. Tôi hỏi lại. Anh lính vẫn như không nghe thấy, cầm đoạn dây đã cắt cúi xuống sờ lần cái lốp xe quấn quấn. Một lúc sau, anh xoa tay đứng lên. “Xong, chắc có thể đi tạm về đến nhà. Nghỉ làm điếu thuốc cho ấm nhỉ?”. “Vâng, anh hút đi, em không biết hút”. Anh lính lục ba lô, lôi ra một gói thuốc và bật lửa, bật lên hút, rít vài hơi, thở ra rất mạnh vẻ sảng khoái rồi ngồi thụp xuống đường. Tôi cũng ngồi xổm xuống đối diện duỗi chân cho đỡ mỏi. “Em có người yêu chưa?”. Anh lính hỏi, đầu điếu thuốc sáng lên. “Ừm, nói thế nào nhỉ, em có rồi, mà cũng coi như chưa”. Tôi đáp lời, tự nhiên muốn kể “chiến công” nhảm nhí của mình hồi tối. Anh lính nghe chăm chú, liên tục rít thuốc. Điếu thuốc cứ lấp lóe sáng giữa màn đêm đen.
Tôi bỗng thấy buồn ngủ, ngáp một cái rõ dài định bảo rằng có lẽ nên đi thôi. Đúng lúc ấy, một cảnh tượng kì quặc hiện ra. Vì tôi ngồi đối diện với anh lính, quay lưng về phía Hà Nội, nên trước mặt tôi là núi Ba Vì. Tự nhiên, phía đó chợt xuất hiện thứ ánh sáng nhàn nhạt. Lúc đầu, tôi không để ý cho tới khi ánh sáng rõ dần. Tôi xòe bàn tay ra và thấy cả màu da. “Ơ, có trăng à?”. Anh lính đang lúi húi châm một điếu thuốc khác, nghe vậy, ngẩng đầu lên, ngoảnh trước ngoảnh sau rồi cũng nói. “Ừ, lạ nhỉ, trời sáng lên mới lạ chứ”.
Tôi không tin vào mắt mình nên ngoái nhìn xung quanh. Cái xe đạp, những chỗ mạ kim loại ánh lên. Hai bên đường là cánh đồng, bên phải là đê sông Hồng… Tất cả hiện lên kì vĩ nhưng lành lạnh trong ánh nguyệt bạch mơ hồ. Quầng sáng dị kì ấy, trông như trăng hạ huyền lấp phía sau ba ngọn Tản Viên nở ra. Sau này nghĩ lại, hoặc lúc đó tôi thông minh và biết suy xét hơn một chút, hoặc là một người từng trải hơn, ắt hẳn đã phải cảm thấy rất kinh hoảng vì một điều kì lạ như thế. Nhưng lúc đó tôi chỉ hơi ngạc nhiên. Không thể hiểu tại sao tôi quên rằng đó là đêm giao thừa, trời đen tối, không thể nào sáng được. Những năm trước đó, giao thừa người ta đốt pháo các loại, tôi đứng trong nhà nhìn ra cũng thấy sáng một góc trời như thế. Nhưng pháo bị cấm đã ba năm rồi, không thể có ánh sáng như vậy. Mà lại sáng rất lâu.
Cơn buồn ngủ tiếp tục quay lại dù ở kí túc, có khi tôi thức học hoặc đọc sách thâu đêm mà chẳng sao. Tôi thụp xuống, hai bàn tay kẹp đầu gối cho đỡ cóng, gà gật, đầu nặng như búa bổ.
Dáng ngồi trước mặt tôi cứ nhập nhà nhập nhoạng, thì thào nói cái gì đó. Mắt tôi càng cố nhướng lên thì càng bị kéo sụp xuống. Tiếng thì thào dần trở thành léo nhéo, sôi như sóng radio kém tín hiệu, lại như tiếng rên rỉ mê hoặc của các cặp tình nhân. Một thứ thanh âm im ắng nhẹ bẫng, hoang đường. Tôi như toát hết hơi ra ngoài, từng lỗ chân lông mở to, đầu ong ong rần rần. Tay chân run lẩy bẩy, tôi soài ra mặt đường trong cơn chập chờn tỉnh thức. Đốm lửa từ điếu thuốc của anh lính nở to như một đóa hoa đỏ trước mắt tôi. Thế rồi, hình như anh lính đứng dậy, vứt mẩu thuốc sang vệ đường (không rõ là có đúng thế không). Tôi bị vỗ một cái thật mạnh lên vai, rồi nghe rõ ràng tiếng anh lính trở lại bình thường: “Đáng lẽ em không nên đi như thế này. Đừng ngủ nữa, đứng dậy về thôi”.
Tôi chợt tỉnh hẳn, ánh sáng lúc nãy đã biến mất, xung quanh tối đen, tôi nhận ra mình đang nằm phục giữa đường nhựa như một con nghê đá, tay chân lạnh cóng. Tôi đứng dậy, không nhớ mình đã ngủ bao lâu, đầu óc đầy nghi hoặc. Tôi chỉ nhớ cái đốm đỏ đầu điếu thuốc và một thanh âm léo nhéo rì rào… “Lên xe đi, ông em”. “Vâng” - tôi đáp, bước lại gần cái xe đạp, nhấc cái ba lô của anh lính khoác lên vai. Ngồi lên xe, thò chân vào đạp guồng, đầu óc vẫn láng máng chuyện của vài phút trước.
Quãng đường còn lại, tôi và anh lính trò chuyện rất ít. Cũng bởi sau mấy phút chợp mắt đó, tỉnh lại, tôi rơi vào một trạng thái lơ mơ nhẹ. Chân tay trở nên linh hoạt như chưa từng bị lạnh cóng bao giờ. Tôi hỏi mình ngủ gật lâu không thì anh lính ừ ào bảo rằng khoảng năm phút gì đó. Tôi vẫn nghi hoặc nhưng không dám hỏi, cái bánh xe buộc chằng bằng dây vải cứ khực lên trong mỗi vòng quay miên man.
Đã thấy ánh đèn huỳnh quang yếu ớt ở con phố đầu cửa ngõ vào thị xã, cả anh lính và tôi nhổm người lên vui vẻ, đạp nhanh hơn. “Nhà anh ở ngay đầu phố đây thôi, vào uống chén nước cho ấm bụng rồi hẵng về nhé. Quả thực là anh rất cảm ơn em. Không gặp em chắc đến sáng mới đi bộ về đến nhà mất”. Tôi lưỡng lự một chút rồi nói vâng. Nhà ở rìa thị xã lơ thơ chứ không sát cạnh nhau, đằng sau, hai bên nhà vẫn là vườn, đồng lúa, cứ vài chục mét, lại có một ngọn đèn đường nhỏ lù mù dựng trên cột tre. Anh lính và tôi dừng lại trước một căn như thế, không có cổng, ánh sáng từ cái cột đèn gần đó hắt lại, tôi nhìn thấy hình như trước sân còn có một khoảnh đất trồng rau. Anh lính thở thật mạnh, bảo: “Thế là về đến nhà rồi”.
Tôi đứng lại thả cái ba lô xuống nền sân. Anh lính gõ cửa nhè nhẹ gọi: “Mẹ ơi, con Hùng đây. Mẹ ơi, mở cửa…”.
Hơn một phút, căn nhà vẫn im ỉm.
“Chắc là mẹ anh ngủ ở phòng trong, cụ già nên nghễnh ngãng rồi, không nghe thấy. Em đợi một chút, anh đi vòng ra cửa sổ đằng sau gọi”.
Anh lính bảo tôi vậy, rồi đi ra đầu chái nhà, phía không có đèn đường. Tôi nghe tiếng bước giầy lịch kịch rồi im bặt.
Một lúc không thấy động tĩnh gì, tôi ra ngó, chỉ thấy khoảnh vườn đen kịt, tối om. Tôi sốt ruột, lại gần cái ba lô và chợt phát hiện nó bị chùn xuống, bẹt ra như đựng nước bên trong. Xoay người để ánh đèn đường rọi vào, tôi nhìn kĩ lại lần nữa. Đúng là nó tự lả xuống, bẹt ra thật. Lấy chân di di thử bên ngoài thấy mềm mềm, tôi chợt rùng mình, lại chạy ra chái nhà ngó về phía anh lính đi vào hồi nãy. Khoảng tối vẫn im bặt. Tôi gọi một tiếng, không thấy trả lời. Rùng mình lạnh toát cả người, tôi hốt hoảng quay nghiêng xe đạp, nhảy lên, phóng qua khoảnh sân rồi phi xuống vỉa hè. Đạp vài chục mét, ngoảnh lại, căn nhà vẫn đứng sững như thế, cái ba lô tôi để trước cửa như một giọt mực đen sì trên khoảnh sân xi măng trắng toát dưới ánh đèn vàng vọt.
Tôi cắm đầu cắm cổ, đạp thục mạng. Dọc đường, những cơn rùng mình toát mồ hôi lạnh làm tôi ướt cả áo. Về đến nhà, tôi mở khóa căn bếp, dắt xe vào đó, để cả quần áo đi ngủ luôn.
Sáng muộn hôm sau, bố ngồi đầu giường đánh thức tôi dậy, hỏi nhẹ nhàng rằng hôm qua đi đâu mà giao thừa không về. Đầu nặng trịch, ngơ ngác một chút, tôi ú ớ nói dối rằng đêm qua ra thị xã chơi, hỏng xe. “Chiều qua bố đem xe đi sửa hết, thay cả lốp cho con rồi, hỏng làm sao hả con?”.
Câu nói ấy làm tôi giật thót mình, tỉnh hẳn.
Tôi dụi mắt vội vã bật dậy, cái xe đạp dựng tối qua ở cửa bếp, lốp trước còn mới tinh! Chuyện đêm qua, tôi nhớ rõ mồn một, anh lính với cái cổ quấn băng trắng, cái ba lô, ánh sáng như ánh trăng, cuộc trò chuyện, cái dây vải ngoằn ngoèo buộc lốp… Tôi nhìn vào bên trong áo khoác, vẫn còn một nụ mai, cánh mỏng tang tím héo, đó là nụ mai trên nhành mai tôi đem xuống tặng người yêu tối qua. Cả con dao Thái vẫn còn đây.
Thế là thế nào?
Sáng mùng hai, tôi đạp xe một mình ra thị xã S. Qua dãy phố cửa ngõ vào thị xã, tôi nhìn thấy căn nhà mình đã đến đêm giao thừa. Trước sân vẫn là vườn rau, có một lối đi đổ xi măng dẫn đến cửa, nơi tôi thả cái ba lô xuống đất. Cửa chính, cửa sổ căn nhà đóng im ỉm, không có vẻ gì là tết. Tôi đạp xe lượn một vòng rồi quyết định vào căn nhà chếch phía mặt đường đối diện để hỏi thăm.
Cửa để ngỏ, nhìn vào, thấy bên cạnh bàn nước lưa bừa hạt dưa cắn dở, đĩa kẹo ngổn ngang, một người đàn ông mặc áo đại cán, tóc muối tiêu, đang gối đầu lên thành giường ngáy khò khò. Nghe tiếng tôi gọi, ông bật dậy, xỏ dép loẹt xoẹt đi ra, giọng ngà ngà say, mời tôi vào nhà. Không để tôi nói, ông bảo, vào đây uống chén rượu tết với tao, Nam nó đi chơi từ sáng sớm chưa về (chắc ông tưởng tôi là bạn của con ông). Tôi ngồi uống cùng ông ly rượu xuân, chúc tết, hỏi thăm… rồi như tiện thể hỏi. - Cái nhà bên kia là nhà ai, sao ngày tết mà đóng cửa im ỉm thế hả bác?
- À, nhà bà Ngõa, bà ấy mới mất cách đây hơn một tháng.
Tôi giật mình, nói, thế ạ.
- Cũng tội bà ấy, có mỗi một thằng con trai, đi lính, hi sinh cách đây mấy năm rồi.
- Anh con trai tên gì hả bác?
- Nó là thằng Hùng,… bố nó là ông Hải, đi lính hồi chống Mĩ với tao, cũng hi sinh, và vẫn chưa tìm được hài cốt khi giải phóng miền Nam. Uống nốt đi, làm chén nữa nhé?
Hai tai ù đặc, tôi cảm thấy hoang vắng, như vừa chứng kiến một vụ tai nạn giao thông kinh khủng. Ông đại cán không biết, vẫn cứ khề khà kể, rằng thằng Hùng ấy, cái thằng rất ngoan, chưa vợ. Nó học sĩ quan công binh ở Bình Dương rồi về một đơn vị, hình như Biên Hòa thì phải, lên tới đại úy rồi đấy, thế mà đùng một cái, có tin nó hi sinh...
- Thời bình sao mà lại hi sinh được? Giọng tôi run run.
- Thì thế! Ai cũng nghĩ vậy, thế mà vẫn có đầy người hi sinh đấy! Tao nghe mấy thằng nhập ngũ với nó về kể, trong lần rà mìn ở một khu vực mà trước đây lính Mĩ đóng quân để giải phóng mặt bằng cho một trường học thì một quả mìn phát nổ, thằng Hùng dính trọn cú đó. Có một mảnh văng vào cổ, cứa quá sâu nên không cứu được. Sau khi hi sinh, vì xa xôi nên thằng Hùng được an táng tại nghĩa trang Biên Hòa. Bà Ngõa buồn lắm, mộ cả chồng và con đều ở trong Nam, chưa đưa về được. Bà ấy mới chết tháng trước, chính tay tao liệm cho bà ấy đấy. Nhà ấy giờ chẳng còn ai, có đứa cháu nó trông hộ, và sắp sửa bán thì phải… À mà sáng qua tao đi dạo phố, thấy đứa nào nghịch ngợm bỏ cái ba lô rách trước cửa, trong toàn đất, tao vứt xuống ao rồi...
Sau tết, tôi xuống học trở lại, gặp người yêu. Cô bạn ríu rít vui kể cho tôi một chuyện kì khôi. Ấy biết không, đêm giao thừa, không biết ai gài vào cửa nhà tớ một cành mai. Tớ ra mở thấy, nghĩ trẻ con tầng trên nghịch, định vứt đi thì mẹ tớ bảo đó là lộc ai đem cho đấy, tớ bảo lộc phải tươi chứ đây héo rồi mẹ ạ. Mẹ tớ bảo không sao, rồi đem cắm nó vào cốc nước ở bàn. Đêm giao thừa cả nhà tớ đi chơi về, cành mai vẫn héo. Thế nào mà sáng hôm sau thấy nó tươi lại ấy ạ, thế mới tài. Bố mẹ tớ bảo đùa, chắc đó là điềm năm nay nhà tớ được chia đất, khỏi phải ở nhà tập thể đây.
Nghe bạn kể, tôi cũng chỉ ồ à cho qua, không cười gượng nổi, không dám khoe rằng “cành lộc” đó là của tôi, cũng không kể lại được cho cô bạn nghe chuyện xảy ra trên đường về đêm giao thừa. Tôi giữ kín chuyện đó trong lòng, bởi những điều tôi chứng kiến trong đêm đó thật bình thường mà kì quái hết sức, có nói ra cũng không ai tin cả.
Mười năm sau, chuyện đêm giao thừa đó tôi cũng ít khi nhớ lại.
Cô bạn gái mối tình đầu tôi ngỡ đẹp hơn cả hoa mai ấy cũng đã lấy người khác.
Nhưng có một lần, đúng vào ngày tết dương lịch, một người bạn rủ tôi lên chùa
chơi. Ngôi chùa này nghe nói có lịch sử hai nghìn tuổi. Người bạn “quảng cáo”
sư trụ trì là người cùng quê với anh ta, một thiền sư chính cống, tuy có uống
bia và nghiện thuốc lá Vinataba. Ngôi chùa khá cổ kính, giữ được sự thanh bạch,
không phù phiếm như đa số chùa đền bây giờ. Ông sư hiệu là Đảm, Thích Nhất Đảm,
tu theo dòng Mật Tông. Người bạn của tôi khúm núm xưng là “cụ”, mặc dù ông sư mới
chỉ hơn bốn mươi. Mặt ông điềm đạm, có đôi mắt rất dài. Ông nói chuyện với
chúng tôi hay đệm “dạ, dạ”, nghe rất buồn cười.
Trước cửa căn nhà tăng là một khu vườn nhỏ. Một nửa trống hoang, rẫy sạch cỏ, lác đác có ba bốn viên đá sa thạch to, hình thù tự nhiên. Một nửa trồng toàn mai trắng sít liền nhau, hoa rụng tơi tả. Vị sư rải chiếu ra thềm gạch, rồi mời chúng tôi uống bia, hút thuốc, trò chuyện. Uống bia say, nhìn hoa mai tươi sáng, ngà ngà, tôi bèn kể lại chuyện cũ cho ông sư và anh bạn nghe.
Nghe xong, anh bạn tôi cười cười ý bảo tôi bịa. Anh ta là một tay buôn nước bọt rất giỏi, lí trí và vật chất từ đầu đến chân, hắn nể sợ ông sư và hay lên đây nửa thật, nửa vờ vịt nhờ xem hộ ngày lành tháng tốt để làm ăn (mặc dù thâm tâm anh ta cũng chẳng tin, nhưng rất chịu khó tuân thủ, bởi anh ta biết buôn bán là may rủi). Còn ông sư nghe xong vẫn thản nhiên hút thuốc, thậm chí còn chúm môi phả khói hình chữ o, chữ a. Rồi ông chậm rãi bảo, trong một văn bản cổ của Phật giáo Tây Tạng viết rằng, những ngọn núi thiêng là “linh sơn” của một vùng đất, thì cứ độ vài trăm năm hay một nghìn năm có một đêm sẽ toát ra linh khí và ánh sáng, gọi nôm na là một nhịp “núi thở”. Trong quãng thời gian ấy, linh hồn người chết có cơ hội sống dậy bằng việc hấp thu khí núi để cô đặc mình, tìm thân xác khác để trở lại dương gian. Cũng trong thời gian ấy, các linh hồn đang ở rất xa quê, không về được, sẽ theo ánh sáng ấy để về với mẹ. Cái thứ ánh sáng giống như trăng thanh nhàn nhạt mà tôi từng nhìn thấy ấy, có lẽ là khí núi “thở” ra đó chăng? Và linh hồn anh lính kia, đã theo đó để về?
Tôi không biết nói gì thêm, nhìn sư. Vị thiền sư dùng bia, đốt thuốc liên tục này nói xong im lặng nhìn ra khoảnh đất để trống rải vài viên đá, và vườn hoa mai. Có thể tôi đã mang nhánh hoa mai tuyệt sắc, nhánh hoa của tình yêu, và nó đã thu hút sự chú ý của linh hồn người lính từ trong Nam ra trong đêm “núi thở”? Hoa mai, ôi hoa mai, loài hoa trắng ấy, đẹp vì nó chính là nụ cười của những thiên thần sắp sửa hoài thai.
Chợt đầu óc tôi bừng sáng. Tôi nhìn sang bộ mặt nhăn nhó “bất khả tri” của người bạn trước câu chuyện, lòng thốt nhiên vui vẻ.
Thấy nét mặt tôi rạng rỡ, ông sư khẽ cười nụ, như đọc thấu những gì tôi đang nghĩ trong đầu. Vị thiền sư nói ề à nho nhỏ, như ngâm như nga: “Đi sâu vào đời thường thì cũng gặp nhiều việc diệu kì, diệu kỳ lắm… dạ, thế đấy ạ”.
Gã bạn tôi vẫn nhăn nhó tỏ vẻ chẳng hiểu, rồi xì một cái ra vẻ hắn chẳng thèm quan tâm chuyện ngớ ngẩn của tôi, và câu trả lời của vị sư.
Có lẽ hắn thấy chúng tôi thật đáng thương.
Trước cửa căn nhà tăng là một khu vườn nhỏ. Một nửa trống hoang, rẫy sạch cỏ, lác đác có ba bốn viên đá sa thạch to, hình thù tự nhiên. Một nửa trồng toàn mai trắng sít liền nhau, hoa rụng tơi tả. Vị sư rải chiếu ra thềm gạch, rồi mời chúng tôi uống bia, hút thuốc, trò chuyện. Uống bia say, nhìn hoa mai tươi sáng, ngà ngà, tôi bèn kể lại chuyện cũ cho ông sư và anh bạn nghe.
Nghe xong, anh bạn tôi cười cười ý bảo tôi bịa. Anh ta là một tay buôn nước bọt rất giỏi, lí trí và vật chất từ đầu đến chân, hắn nể sợ ông sư và hay lên đây nửa thật, nửa vờ vịt nhờ xem hộ ngày lành tháng tốt để làm ăn (mặc dù thâm tâm anh ta cũng chẳng tin, nhưng rất chịu khó tuân thủ, bởi anh ta biết buôn bán là may rủi). Còn ông sư nghe xong vẫn thản nhiên hút thuốc, thậm chí còn chúm môi phả khói hình chữ o, chữ a. Rồi ông chậm rãi bảo, trong một văn bản cổ của Phật giáo Tây Tạng viết rằng, những ngọn núi thiêng là “linh sơn” của một vùng đất, thì cứ độ vài trăm năm hay một nghìn năm có một đêm sẽ toát ra linh khí và ánh sáng, gọi nôm na là một nhịp “núi thở”. Trong quãng thời gian ấy, linh hồn người chết có cơ hội sống dậy bằng việc hấp thu khí núi để cô đặc mình, tìm thân xác khác để trở lại dương gian. Cũng trong thời gian ấy, các linh hồn đang ở rất xa quê, không về được, sẽ theo ánh sáng ấy để về với mẹ. Cái thứ ánh sáng giống như trăng thanh nhàn nhạt mà tôi từng nhìn thấy ấy, có lẽ là khí núi “thở” ra đó chăng? Và linh hồn anh lính kia, đã theo đó để về?
Tôi không biết nói gì thêm, nhìn sư. Vị thiền sư dùng bia, đốt thuốc liên tục này nói xong im lặng nhìn ra khoảnh đất để trống rải vài viên đá, và vườn hoa mai. Có thể tôi đã mang nhánh hoa mai tuyệt sắc, nhánh hoa của tình yêu, và nó đã thu hút sự chú ý của linh hồn người lính từ trong Nam ra trong đêm “núi thở”? Hoa mai, ôi hoa mai, loài hoa trắng ấy, đẹp vì nó chính là nụ cười của những thiên thần sắp sửa hoài thai.
Chợt đầu óc tôi bừng sáng. Tôi nhìn sang bộ mặt nhăn nhó “bất khả tri” của người bạn trước câu chuyện, lòng thốt nhiên vui vẻ.
Thấy nét mặt tôi rạng rỡ, ông sư khẽ cười nụ, như đọc thấu những gì tôi đang nghĩ trong đầu. Vị thiền sư nói ề à nho nhỏ, như ngâm như nga: “Đi sâu vào đời thường thì cũng gặp nhiều việc diệu kì, diệu kỳ lắm… dạ, thế đấy ạ”.
Gã bạn tôi vẫn nhăn nhó tỏ vẻ chẳng hiểu, rồi xì một cái ra vẻ hắn chẳng thèm quan tâm chuyện ngớ ngẩn của tôi, và câu trả lời của vị sư.
Có lẽ hắn thấy chúng tôi thật đáng thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét