Hình ảnh người lính khác,
trong nhạc Nguyễn Văn Đông
Chúng ta có thể nói mà, không sợ sai lắm rằng, dân tộc nào
cũng có cho riêng mình, một bài “Chiêu hồn tử sĩ.” Tử sĩ, những người lính trải
qua nhiều thời kỳ, chết cho quê hương, tổ quốc họ. Do đó, ngay cả thời bình,
hình ảnh người lính cũng xuất hiện rất thường, trong thi ca và, trong âm nhạc.
Huống hồ chi, nếu đất nước đó, lại là một đất nước chìm, đắm triền miên trong
chiến tranh.
Chân dung người lính, nói một cách đơn giản; hoặc còn được gọi một cách văn vẻ là “chinh phu,” “chinh nhân” hoặc, “chiến sĩ”… được mô tả như thế nào(?) ra sao(?) thì, chúng tùy thuộc cảm quan từng tác giả. Chúng không nhất thiết phải giống nhau, hay chỉ có một diện mạo. Thí dụ nhạc sĩ Lê Thương, người đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, một trường ca bất tử: Trường ca “Hòn vọng phu.”
Với trường ca này, chính họ Lê cho biết, được gợi hứng từ tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của bà Đoàn Thị Điểm. Nên, người lính trong “Hòn vọng phu” của Lê Thương là một “chinh phu.”
Ở một số nhạc phẩm của nhiều nhạc sĩ khác, thì người lính trong ca khúc của họ, lại được gọi một cách dung dị, là “binh sĩ.” Thí dụ hình ảnh người lính trong ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Một ca khúc như viên ngọc quý, càng ngày càng “lên nước” với thời gian. Trong ca khúc mà chúng ta thường được nghe trong mỗi độ xuân về, họ Phạm cũng đã dành một vị trí trân trọng cho người lính, qua câu nhạc:“… Rót thêm tràn đầy chén quan san/ chúc người binh sĩ lên đàng/ chiến đấu công thành/ sáng cuộc đời lành/ mừng người vì Nước quên thân mình.” (1)
Một trong những bất hạnh lớn của dân tộc và, đất nước Việt Nam là thường xuyên chìm, đắm trong chiến tranh, ly tán! Vì thế, hầu như nhạc sĩ nào của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, ít hay nhiều, cũng đã ghi nhận hình ảnh người lính. Hình ảnh ấy có thể thấp thoáng hoặc, rõ nét. Đích danh.
Vì vai trò của người lính ở đâu, giai đoạn nào, cũng vẫn là cái nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ nòi giống; nên chân dung người lính thường được mô tả một cách hào hùng, lẫm liệt như hình ảnh người lính trong ca khúc “Biệt kinh kỳ” (nhạc Minh Kỳ, lời Hoài Linh):“Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên tôi/ đời tôi lính chiến cánh chim tung trời/ ngày nào khi đất nước hết binh đao/ giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu/ trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.”
Hoặc lãng mạn, mang tính biểu tượng cực tả, như hình ảnh người lính, trở thành thương binh, trong ca khúc “Ngày trở về” của Phạm Duy:“Ngày trở về có anh nông phu chống nạng cầy bừa/ vì thương yêu anh nên ngày trở về/ có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…”
Ở một cực khác, cực đối nghịch, cũng với Phạm Duy, trong ca khúc “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương,) thì, chân dung người lính lại là:
“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại/ xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về / anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime/ hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã/ anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngả/ anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa/ anh trở về trên chiếc băng ca/ trên trực thăng sơn màu tang trắng/.../ Anh trở về chiều hoang trốn nắng/ Poncho buồn liệm kín hồn anh/ anh trở về bờ tóc em xanh/ chít khăn sô lên đầu vội vã… em ơi!”
Trong 20 năm tân nhạc miền Nam, Việt Nam, Nguyễn Văn Đông cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng không chỉ với một hai ca khúc viết về người lính mà, với hầu hết những ca khúc ông viết về đề tài này.
Những ca khúc làm thành tên tuổi ông như ca khúc “Phiên gác đêm xuân,” ông sáng tác đêm giao thừa 1956, khi đang đóng quân ở khu 9, Đồng Tháp Mười. Hai ca khúc nổi tiếng khác của họ Nguyễn cũng được ra đời sau đó, là ca khúc “Chiều mưa biên giới,” khi ông đóng quân gần biến giới Việt – Miên và “Mấy dặm sơn khê,” khi đồn trú ở vùng cao nguyên trung phần.
Nhưng chân dung hay, hình ảnh người lính trong các ca khúc vừa kể của Nguyễn Văn Đông, tuy cũng đậm tính thơ mộng… Nhưng đó là cái thơ mộng dung dị, nhân bản, gần với đa số, với đám đông, những người lính vô danh.
Ông không vẽ chân dung người lính của ông bằng hình ảnh hào hùng lẫm liệt, như hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Người lính trong ca khúc của Nguyễn Văn Đông có thể đi ở hàng… cuối chót, của đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô - Thậm chí, họ cũng có thể vắng mặt trong những cuộc duyệt binh, mừng thắng trận; khi ông viết:“Đón giao thừa một phiên gác đêm/ chào xuân đến súng xa vang rền/ xác hoa tàn rơi trên báng súng/ ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi/…? Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu/ vì mơ ước trắng như mây chiều/ tủi duyên người năm năm tháng tháng/ mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi/ Chốn biên thuỳ này xuân tới chi?/ tình lính chiến khác chi bao người/ nếu xuân về tang thương khắp lối/ thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi! (Trích “Phiên gác đêm xuân.”)
Chân dung người lính, nói một cách đơn giản; hoặc còn được gọi một cách văn vẻ là “chinh phu,” “chinh nhân” hoặc, “chiến sĩ”… được mô tả như thế nào(?) ra sao(?) thì, chúng tùy thuộc cảm quan từng tác giả. Chúng không nhất thiết phải giống nhau, hay chỉ có một diện mạo. Thí dụ nhạc sĩ Lê Thương, người đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, một trường ca bất tử: Trường ca “Hòn vọng phu.”
Với trường ca này, chính họ Lê cho biết, được gợi hứng từ tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của bà Đoàn Thị Điểm. Nên, người lính trong “Hòn vọng phu” của Lê Thương là một “chinh phu.”
Ở một số nhạc phẩm của nhiều nhạc sĩ khác, thì người lính trong ca khúc của họ, lại được gọi một cách dung dị, là “binh sĩ.” Thí dụ hình ảnh người lính trong ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Một ca khúc như viên ngọc quý, càng ngày càng “lên nước” với thời gian. Trong ca khúc mà chúng ta thường được nghe trong mỗi độ xuân về, họ Phạm cũng đã dành một vị trí trân trọng cho người lính, qua câu nhạc:“… Rót thêm tràn đầy chén quan san/ chúc người binh sĩ lên đàng/ chiến đấu công thành/ sáng cuộc đời lành/ mừng người vì Nước quên thân mình.” (1)
Một trong những bất hạnh lớn của dân tộc và, đất nước Việt Nam là thường xuyên chìm, đắm trong chiến tranh, ly tán! Vì thế, hầu như nhạc sĩ nào của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, ít hay nhiều, cũng đã ghi nhận hình ảnh người lính. Hình ảnh ấy có thể thấp thoáng hoặc, rõ nét. Đích danh.
Vì vai trò của người lính ở đâu, giai đoạn nào, cũng vẫn là cái nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ nòi giống; nên chân dung người lính thường được mô tả một cách hào hùng, lẫm liệt như hình ảnh người lính trong ca khúc “Biệt kinh kỳ” (nhạc Minh Kỳ, lời Hoài Linh):“Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên tôi/ đời tôi lính chiến cánh chim tung trời/ ngày nào khi đất nước hết binh đao/ giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu/ trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.”
Hoặc lãng mạn, mang tính biểu tượng cực tả, như hình ảnh người lính, trở thành thương binh, trong ca khúc “Ngày trở về” của Phạm Duy:“Ngày trở về có anh nông phu chống nạng cầy bừa/ vì thương yêu anh nên ngày trở về/ có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…”
Ở một cực khác, cực đối nghịch, cũng với Phạm Duy, trong ca khúc “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương,) thì, chân dung người lính lại là:
“Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại/ xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về / anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime/ hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã/ anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngả/ anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa/ anh trở về trên chiếc băng ca/ trên trực thăng sơn màu tang trắng/.../ Anh trở về chiều hoang trốn nắng/ Poncho buồn liệm kín hồn anh/ anh trở về bờ tóc em xanh/ chít khăn sô lên đầu vội vã… em ơi!”
Trong 20 năm tân nhạc miền Nam, Việt Nam, Nguyễn Văn Đông cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng không chỉ với một hai ca khúc viết về người lính mà, với hầu hết những ca khúc ông viết về đề tài này.
Những ca khúc làm thành tên tuổi ông như ca khúc “Phiên gác đêm xuân,” ông sáng tác đêm giao thừa 1956, khi đang đóng quân ở khu 9, Đồng Tháp Mười. Hai ca khúc nổi tiếng khác của họ Nguyễn cũng được ra đời sau đó, là ca khúc “Chiều mưa biên giới,” khi ông đóng quân gần biến giới Việt – Miên và “Mấy dặm sơn khê,” khi đồn trú ở vùng cao nguyên trung phần.
Nhưng chân dung hay, hình ảnh người lính trong các ca khúc vừa kể của Nguyễn Văn Đông, tuy cũng đậm tính thơ mộng… Nhưng đó là cái thơ mộng dung dị, nhân bản, gần với đa số, với đám đông, những người lính vô danh.
Ông không vẽ chân dung người lính của ông bằng hình ảnh hào hùng lẫm liệt, như hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Người lính trong ca khúc của Nguyễn Văn Đông có thể đi ở hàng… cuối chót, của đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô - Thậm chí, họ cũng có thể vắng mặt trong những cuộc duyệt binh, mừng thắng trận; khi ông viết:“Đón giao thừa một phiên gác đêm/ chào xuân đến súng xa vang rền/ xác hoa tàn rơi trên báng súng/ ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi/…? Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu/ vì mơ ước trắng như mây chiều/ tủi duyên người năm năm tháng tháng/ mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi/ Chốn biên thuỳ này xuân tới chi?/ tình lính chiến khác chi bao người/ nếu xuân về tang thương khắp lối/ thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi! (Trích “Phiên gác đêm xuân.”)
Ông cũng không khẳng định người lính của ông phải là người tạo
được những chiến thắng lẫy lừng, như chiến thắng Pleime, Đức Cơ… mà, chỉ là những
cá nhân bình thường, với những tâm tình, những khát khao, nhớ thương đời thường:“Về
đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay/ Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng/ đường rừng chiều
cô đơn chiếc bóng/ người tìm về trong hơi áo âm/ gợi niềm xa xăm/ Người đi khu
chiến thương người hậu phương/ thương màu áo gửi ra sa trường/ lòng trần còn tơ
vương khanh tướng/ thì đường trần còn mưa bay gió cuốn/ còn nhiều anh ơi!”
(Trích “Chiều mưa biên giới.”)
Ông cũng không quả quyết rằng, người lính của ông sẽ trở về bằng một chiếc quan tài có “cài hoa.” Mà, chân dung người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông là một chân dung bình dị, không quá đặc biệt. Không ngoại lệ. Đó là một con người như bất cứ một con người nào thuộc về đám đông. Vì ngoài bổn phận người lính, thì trong thẩm sâu của tâm hồn người lính, vẫn là một con người (như mọi người,) với cá tính, rung động, cảm nhận chân thật khi đối đầu, cọ sát với thực tế và vận mệnh chung của dân tộc:“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng/ ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê/ non nước ơi, hồn thiêng của núi sông/ kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa/ Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng/ chờ mùa xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang/ anh đến đây rồi anh như bóng mây/ chốn phương trời ấm lạnh, hoà chung mái nhà tranh/ Anh như làn gió, ham ngược xuôi theo đường mây/ tóc tơi bời lộng gió bốn phương/ nước non còn đó, một tấc lòng/ không mờ xoá cùng năm tháng/ mấy ai ra đi hẹn về/ dệt nốt tơ duyên…” (Trích “Mấy dặm sơn khê.”)
Giải thích về hình ảnh người lính trong âm nhạc của mình, một người lính bình thường, đầy nhân bản, tác giả “Phiên gác đêm xuân” cho biết:
Ra trường cấp Thiếu úy, ông được tung ngay vào đơn vị tác chiến. Khi là Đại đội trưởng của Tiểu Đoàn khinh binh 68, ông cùng Tiểu đoàn hành quân suốt chiều dài Nam bộ từ Miền Đông sang Miền Tây. Quần thảo với địch từ Cà Mau, Năm Căn, U Minh lầy lội nắng cháy đến vùng đồi núi chập chùng Thất sơn vùng bảy núi hiểm yếu, Châu Đốc đến Hà Tiên… ông cùng đồng đội đã lao mình trong lửa đạn, trải qua những trận đánh ác liệt vô cùng tàn nhẫn. Ông chứng kiến tận mắt, sự hy sinh, mất mát của đồng đội! Trước những cái chết thật thê thảm bất ngờ ấy, ông có cái nhìn thực tế, rất riêng về lính trong tác phẩm của mình. Nó rất khác với các nhạc sĩ viết cùng đề tài này.
Lại nữa, khi còn là Tiểu Đoàn Trưởng Trọng Pháo 553 yểm trợ cho đơn vị bạn hành quân, ông phải chứng kiến bao cảnh biển máu, thây phơi đầy trận địa do pháo dập từng hồi… ông không khỏi nao lòng trước những thân xác hấp hối, nhờ chuyển lời trăn trối đến người thân, người yêu!
“Tôi tự hỏi, trước những cái chết đau đớn, lặng lẽ của những người lính kia, không mấy người biết đến sự hy sinh thầm lặng họ?” Họ Nguyễn tâm sự.
Chưa hết, khi là Trưởng phòng hành quân của Chiến khu Đồng Tháp Mười, ông cùng đoàn trinh sát - thám báo xẻ dọc vùng Đồng Tháp Mười (nơi truyền tụng huyền thoại về giống “lúa ma” nuôi quân đánh giặc Pháp thời Thiên Hộ Vương vào thế kỷ 19.) Từ tuyến lửa Thông Bình Cái Cái, qua Gảy Cờ Đen đến trận đánh Ấp Bắc lừng danh thế giới, vùng Tam Giác Sắc máu lửa, đâu đâu ông cũng thấy máu người lính ngã xuống ở tuổi thanh xuân, đỏ đất, đỏ rạch!
Rồi ông hồi tưởng đến những giờ phút đăng quang, có diễn binh long trọng; có vòng hoa chiến thắng; có huy chương, có kèn trống… Nhưng với ông, đó chỉ là những hào quang phù phiếm đối trước sự hy sinh mạng sống của những người lính đã nằm xuống nơi chiến địa mà thôi…
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, một người gắn bó với sinh hoạt âm nhạc tự những năm giữa thập niên 1950, khi ông còn rất nhỏ, cho biết, người đầu tiên trình bày ca khúc “Chiều mưa biên giới” của Nguyễn văn Đông là ca, nhạc sĩ Trần Văn Trạch. Họ Trần mang ca khúc này qua Pháp trình diễn. Khi trở về Saigòn, vào đầu năm 1960, tại rạp Hưng Đạo, cùng với nữ ca sĩ Thái Thanh, ông đã trình bày ca khúc ấy với ban Đại Hòa Tấu do nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi điều khiển.
Bên cạnh đó, theo một bản tin được phổ biến trên trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì, sau khi hai ca khúc “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được bằng hữu trong giới, trân trọng giới thiệu với quần chúng, tác giả đã gặp nhiều khó khăn từ Bộ Thông Tin Saigòn… Cụ thể, năm 1961, bộ này đã ra quyết định cấm phổ biến hai ca khúc vừa kể với lý do: Nội dung “phản chiến!” Có thể đưa tới sự sa sút tinh thần của những người lính trấn đóng ở những vùng hẻo lánh, núi non, biên giới…
Ông cũng không quả quyết rằng, người lính của ông sẽ trở về bằng một chiếc quan tài có “cài hoa.” Mà, chân dung người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông là một chân dung bình dị, không quá đặc biệt. Không ngoại lệ. Đó là một con người như bất cứ một con người nào thuộc về đám đông. Vì ngoài bổn phận người lính, thì trong thẩm sâu của tâm hồn người lính, vẫn là một con người (như mọi người,) với cá tính, rung động, cảm nhận chân thật khi đối đầu, cọ sát với thực tế và vận mệnh chung của dân tộc:“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng/ ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê/ non nước ơi, hồn thiêng của núi sông/ kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa/ Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng/ chờ mùa xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang/ anh đến đây rồi anh như bóng mây/ chốn phương trời ấm lạnh, hoà chung mái nhà tranh/ Anh như làn gió, ham ngược xuôi theo đường mây/ tóc tơi bời lộng gió bốn phương/ nước non còn đó, một tấc lòng/ không mờ xoá cùng năm tháng/ mấy ai ra đi hẹn về/ dệt nốt tơ duyên…” (Trích “Mấy dặm sơn khê.”)
Giải thích về hình ảnh người lính trong âm nhạc của mình, một người lính bình thường, đầy nhân bản, tác giả “Phiên gác đêm xuân” cho biết:
Ra trường cấp Thiếu úy, ông được tung ngay vào đơn vị tác chiến. Khi là Đại đội trưởng của Tiểu Đoàn khinh binh 68, ông cùng Tiểu đoàn hành quân suốt chiều dài Nam bộ từ Miền Đông sang Miền Tây. Quần thảo với địch từ Cà Mau, Năm Căn, U Minh lầy lội nắng cháy đến vùng đồi núi chập chùng Thất sơn vùng bảy núi hiểm yếu, Châu Đốc đến Hà Tiên… ông cùng đồng đội đã lao mình trong lửa đạn, trải qua những trận đánh ác liệt vô cùng tàn nhẫn. Ông chứng kiến tận mắt, sự hy sinh, mất mát của đồng đội! Trước những cái chết thật thê thảm bất ngờ ấy, ông có cái nhìn thực tế, rất riêng về lính trong tác phẩm của mình. Nó rất khác với các nhạc sĩ viết cùng đề tài này.
Lại nữa, khi còn là Tiểu Đoàn Trưởng Trọng Pháo 553 yểm trợ cho đơn vị bạn hành quân, ông phải chứng kiến bao cảnh biển máu, thây phơi đầy trận địa do pháo dập từng hồi… ông không khỏi nao lòng trước những thân xác hấp hối, nhờ chuyển lời trăn trối đến người thân, người yêu!
“Tôi tự hỏi, trước những cái chết đau đớn, lặng lẽ của những người lính kia, không mấy người biết đến sự hy sinh thầm lặng họ?” Họ Nguyễn tâm sự.
Chưa hết, khi là Trưởng phòng hành quân của Chiến khu Đồng Tháp Mười, ông cùng đoàn trinh sát - thám báo xẻ dọc vùng Đồng Tháp Mười (nơi truyền tụng huyền thoại về giống “lúa ma” nuôi quân đánh giặc Pháp thời Thiên Hộ Vương vào thế kỷ 19.) Từ tuyến lửa Thông Bình Cái Cái, qua Gảy Cờ Đen đến trận đánh Ấp Bắc lừng danh thế giới, vùng Tam Giác Sắc máu lửa, đâu đâu ông cũng thấy máu người lính ngã xuống ở tuổi thanh xuân, đỏ đất, đỏ rạch!
Rồi ông hồi tưởng đến những giờ phút đăng quang, có diễn binh long trọng; có vòng hoa chiến thắng; có huy chương, có kèn trống… Nhưng với ông, đó chỉ là những hào quang phù phiếm đối trước sự hy sinh mạng sống của những người lính đã nằm xuống nơi chiến địa mà thôi…
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, một người gắn bó với sinh hoạt âm nhạc tự những năm giữa thập niên 1950, khi ông còn rất nhỏ, cho biết, người đầu tiên trình bày ca khúc “Chiều mưa biên giới” của Nguyễn văn Đông là ca, nhạc sĩ Trần Văn Trạch. Họ Trần mang ca khúc này qua Pháp trình diễn. Khi trở về Saigòn, vào đầu năm 1960, tại rạp Hưng Đạo, cùng với nữ ca sĩ Thái Thanh, ông đã trình bày ca khúc ấy với ban Đại Hòa Tấu do nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi điều khiển.
Bên cạnh đó, theo một bản tin được phổ biến trên trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì, sau khi hai ca khúc “Chiều mưa biên giới” và “Mấy dặm sơn khê” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được bằng hữu trong giới, trân trọng giới thiệu với quần chúng, tác giả đã gặp nhiều khó khăn từ Bộ Thông Tin Saigòn… Cụ thể, năm 1961, bộ này đã ra quyết định cấm phổ biến hai ca khúc vừa kể với lý do: Nội dung “phản chiến!” Có thể đưa tới sự sa sút tinh thần của những người lính trấn đóng ở những vùng hẻo lánh, núi non, biên giới…
Hôm nay, nhìn lại, người ta thấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
không chỉ cho những người yêu nhạc của ông, một chân dung khác về người lính miền
Nam Việt Nam, 20 năm. Mà, ở nhiều ca khúc còn lại, ông vẫn trung thành với cảm
nhận rất nhân bản, rất con người của mình. Dù cho hình ảnh hay, chân dung của
người lính, trong ca khúc của họ Nguyễn, không được chính quyền thời đó, chấp
nhận.
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.
Điển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều mưa biên giới” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiều mưa biên giới” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch, lần đầu tiên, trình bày ca khúc ấy tại “Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp, thu “play back.” (2)
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.
Điển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều mưa biên giới” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. Âm vang của ca khúc “Chiều mưa biên giới” lại được khuếch tán thêm nữa, khi cũng trong năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch, lần đầu tiên, trình bày ca khúc ấy tại “Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam” với dàn nhạc của Đài Truyền Hình Pháp, thu “play back.” (2)
Tôi cho họ Nguyễn là một trường hợp đặc biệt của giới văn nghệ
sĩ miền Nam Việt Nam, 20 năm. Khi, một mặt, ông vẫn chu toàn nhiệm vụ “người
lính gác giặc” của mình. Mặt khác, ông vẫn can đảm cất lên tiếng nói của lương
tri. Tiếng nói của một kẻ sĩ trước thời cuộc. Những ghi nhận từ đáy tầng khát
khao của dân tộc, đất nước…
Vì thế, ngay khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được báo chí thời đó đăng tải nơi trang nhất thì dư luận quần chúng khắp nơi đã đồng loạt phản ứng. Họ bênh vực họ Nguyễn, như bênh vực người phát ngôn trung thực nhất, về những mơ ước, khát khao thầm kín của họ. Phản ứng bất ngờ của đám đông cũng khiến nhiều cơ quan ngôn luận nhập cuộc. Lên tiếng bênh vực. Ủng hộ tinh thần tác giả “Chiều mưa biên giới.”
Sự kiện vừa kể, cách gì, cũng không cứu được tác giả thoát khỏi 15 ngày trọng cấm! Lệnh phạt theo quân kỷ. Ban hành bởi Bộ Quốc Phòng. Lý do:
“Đương sự đã không tuân hành huấn lệnh quy định rằng, bất cứ một quân nhân nào, khi sáng tác thơ, văn, âm nhạc… trước khi phổ biến cho công chúng, phải được nhân viên hữu trách của Bộ Quốc Phòng duyệt trước và, cấp giấy cho phép!...”
Lệnh phạt ấy còn kèm theo một điều khoản trói tay, triệt tiêu nỗ lực phát triển tài hoa, nghệ thuật của họ Nguyễn. Đó là điều khoản:
“… Đương sự không được phép xuất hiện trong mọi sinh hoạt ca nhạc nơi công cộng!”
Mặc dù khi ấy, với cấp bậc đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đảm nhiệm nhiều chức vụ khá quan trọng như: Bí thư Tổng giám đốc Cảnh sát, Công an và, Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Hồi tưởng thời điểm này, tác giả “Phiên gác đêm xuân” có lần đã tâm sự với một số người thân của ông rằng: Trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ nói chung, là một trở ngại lớn cho ông, trên bước đường binh nghiệp. Bởi vì những cấp Bộ có trách nhiệm thăng chức đều không tin tưởng giới nghệ sĩ. Họ quan niệm nghệ sĩ là giới ăn chơi, hút xách, lãng mạn, tính khí thất thường… không thích hợp với vai trò điều quân khiển tướng. Mặc dù ngay tự khởi đầu binh nghiệp, họ Nguyễn đã chứng tỏ ông có đầy đủ uy tín, thành tích và, thâm niên để được đề bạt vào những chức vụ quan trọng hơn…
Trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiến không ít người liên tưởng tới trường hợp của cố đại tá Anh Việt/ Trần văn Trọng - Tác giả những ca khúc nổi tiếng như “Bến cũ,” “Thơ ngây”… Tuy ông không bị nhiều khó khăn, gập ghềnh như trường hợp họ Nguyễn; nhưng với thâm niên quân vụ như họ Trần, cuối cùng, chức vụ cao nhất mà nhạc sĩ Anh Việt được giao phó, cũng chỉ là Cục trưởng cục Quân Cụ mà thôi.
Về mặt trái của tấm huy chương hay sự nổi tiếng, theo ghi nhận của tác giả ca khúc “Về mái nhà xưa” là, phản ứng đố kỵ, dèm pha của những người cùng ngành nghề! Khi họ thấy, một sớm, một chiều, chỉ với một ca khúc thôi, Nguyễn Văn Đông đã được quần chúng nhiều giới khác nhau, ái mộ, như ái mộ một thần tượng mà họ chờ đợi đã từ rất lâu.
Vì thế, ngay khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được báo chí thời đó đăng tải nơi trang nhất thì dư luận quần chúng khắp nơi đã đồng loạt phản ứng. Họ bênh vực họ Nguyễn, như bênh vực người phát ngôn trung thực nhất, về những mơ ước, khát khao thầm kín của họ. Phản ứng bất ngờ của đám đông cũng khiến nhiều cơ quan ngôn luận nhập cuộc. Lên tiếng bênh vực. Ủng hộ tinh thần tác giả “Chiều mưa biên giới.”
Sự kiện vừa kể, cách gì, cũng không cứu được tác giả thoát khỏi 15 ngày trọng cấm! Lệnh phạt theo quân kỷ. Ban hành bởi Bộ Quốc Phòng. Lý do:
“Đương sự đã không tuân hành huấn lệnh quy định rằng, bất cứ một quân nhân nào, khi sáng tác thơ, văn, âm nhạc… trước khi phổ biến cho công chúng, phải được nhân viên hữu trách của Bộ Quốc Phòng duyệt trước và, cấp giấy cho phép!...”
Lệnh phạt ấy còn kèm theo một điều khoản trói tay, triệt tiêu nỗ lực phát triển tài hoa, nghệ thuật của họ Nguyễn. Đó là điều khoản:
“… Đương sự không được phép xuất hiện trong mọi sinh hoạt ca nhạc nơi công cộng!”
Mặc dù khi ấy, với cấp bậc đại úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đảm nhiệm nhiều chức vụ khá quan trọng như: Bí thư Tổng giám đốc Cảnh sát, Công an và, Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Hồi tưởng thời điểm này, tác giả “Phiên gác đêm xuân” có lần đã tâm sự với một số người thân của ông rằng: Trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ nói chung, là một trở ngại lớn cho ông, trên bước đường binh nghiệp. Bởi vì những cấp Bộ có trách nhiệm thăng chức đều không tin tưởng giới nghệ sĩ. Họ quan niệm nghệ sĩ là giới ăn chơi, hút xách, lãng mạn, tính khí thất thường… không thích hợp với vai trò điều quân khiển tướng. Mặc dù ngay tự khởi đầu binh nghiệp, họ Nguyễn đã chứng tỏ ông có đầy đủ uy tín, thành tích và, thâm niên để được đề bạt vào những chức vụ quan trọng hơn…
Trường hợp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiến không ít người liên tưởng tới trường hợp của cố đại tá Anh Việt/ Trần văn Trọng - Tác giả những ca khúc nổi tiếng như “Bến cũ,” “Thơ ngây”… Tuy ông không bị nhiều khó khăn, gập ghềnh như trường hợp họ Nguyễn; nhưng với thâm niên quân vụ như họ Trần, cuối cùng, chức vụ cao nhất mà nhạc sĩ Anh Việt được giao phó, cũng chỉ là Cục trưởng cục Quân Cụ mà thôi.
Về mặt trái của tấm huy chương hay sự nổi tiếng, theo ghi nhận của tác giả ca khúc “Về mái nhà xưa” là, phản ứng đố kỵ, dèm pha của những người cùng ngành nghề! Khi họ thấy, một sớm, một chiều, chỉ với một ca khúc thôi, Nguyễn Văn Đông đã được quần chúng nhiều giới khác nhau, ái mộ, như ái mộ một thần tượng mà họ chờ đợi đã từ rất lâu.
Bên cạnh đó, họ Nguyễn cũng kể lại một câu chuyện điển hình
cho cái mà, ông gọi là “tai họa” cho bất cứ một nghệ sĩ nào, nếu may mắn có được
một vị trí tương đối, trong guồng máy chính quyền hay, quân đội. Đó là sự kiện
một số không nhỏ những người thân quen, nhân danh “tình nghĩa nghệ sĩ” xin ông
can thiệp để họ được làm lính kiểng, lính ma; hoặc, vận động, chạy chọt cho họ
được thuyên chuyển từ các đơn vị tác chiến, tiền đồn về văn phòng hay, hậu cứ!
Và, khi bị từ chối thì, cũng chính đám người đó, lại là những người tìm mưu, lập
kế ám hại ông nhiều nhất.
Tác giả “Hải ngoại thương ca” nhớ lại: “Có lần Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi tôi vào dinh Độc Lập, trình diện ông. Ông bảo: ‘Anh bị rất nhiều người tố cáo rằng anh lợi dụng danh tiếng nhạc sĩ đi hại đời con gái người ta! Anh đã phá hoại gia cang nhiều gia đình người khác! Anh cũng bị tố là ăn chơi sa đọa, đơn tố cáo chất chồng ở đây… Anh phải stop ngay vì uy tín của quân đội…’ ”
Dù thường xuyên bị đe dọa bởi những cơn bão lớn, nhiều lúc tưởng chừng con đường binh nghiệp có thể bị cắt ngang, thậm chí rơi vào vòng lao lý, nhưng giữa hai con người quân nhân và nghệ sĩ, thời gian đã cho thấy họ Nguyễn vẫn chọn nghiêng nặng về phía con người nghệ sĩ. Phải chăng, từ sâu thẳm tâm hồn mình, ông từng tự nhắc nhở mình rằng: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng - thì đường trần mưa bay gió cuốn - còn nhiều anh ơi”?
Tôi nghĩ, ý niệm “khanh tướng” này của tác giả, nhiều phần đi ra từ câu thơ cổ “nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Tác giả “Hải ngoại thương ca” nhớ lại: “Có lần Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi tôi vào dinh Độc Lập, trình diện ông. Ông bảo: ‘Anh bị rất nhiều người tố cáo rằng anh lợi dụng danh tiếng nhạc sĩ đi hại đời con gái người ta! Anh đã phá hoại gia cang nhiều gia đình người khác! Anh cũng bị tố là ăn chơi sa đọa, đơn tố cáo chất chồng ở đây… Anh phải stop ngay vì uy tín của quân đội…’ ”
Dù thường xuyên bị đe dọa bởi những cơn bão lớn, nhiều lúc tưởng chừng con đường binh nghiệp có thể bị cắt ngang, thậm chí rơi vào vòng lao lý, nhưng giữa hai con người quân nhân và nghệ sĩ, thời gian đã cho thấy họ Nguyễn vẫn chọn nghiêng nặng về phía con người nghệ sĩ. Phải chăng, từ sâu thẳm tâm hồn mình, ông từng tự nhắc nhở mình rằng: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng - thì đường trần mưa bay gió cuốn - còn nhiều anh ơi”?
Tôi nghĩ, ý niệm “khanh tướng” này của tác giả, nhiều phần đi ra từ câu thơ cổ “nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Vì thế, sau hai ca khúc bị cấm phổ biến là “Chiều mưa biên giới”
và “Mấy dặm sơn khê,” nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn tiếp tục sáng tác những ca
khúc mang tính “phản chiến” như các bài “Lá thư người lính chiến.” Bài này bị bộ
Thông Tin cấm lưu hành vì các câu: “Mẹ ơi! Cầu xin cho xóm làng quê hương xóa mờ
chiến trường - Đồng bào ta cùng thương nhau xóa hận thù đi - xóa đi đường ranh
giới…” Mặc dù, hai câu chót, trong phần ca từ của bài này, ghi rõ rằng: “Mẹ ơi
và con trai của mẹ ngày mai sẽ về… sẽ về - Mẹ ơi! Mẹ hiền ơi! Chớ buồn vì con,
nước non chưa tròn…”
Cách khác, dù mong mỏi hòa bình đến cho dân tộc, nhưng không vì thế mà tác giả từ chối nhiệm vụ của một người lính.
Ca khúc nhan đề “Anh trước tôi sau,” Nguyễn Văn Đông viết để tưởng niệm người bạn thuở cùng học với ông ở trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tầu: Cố Thiếu tướng Trương Quang Ân, Tư lệnh sư đoàn bị bắn rớt máy bay, tử nạn khi ông mới 37 tuổi, cũng bị xếp vào loại nhạc “phản chiến.” Nội dung ca khúc này chỉ muốn nói, là những quân nhân đã tự nguyện hiến mình cho tổ quốc thì, cái chết là điều đương nhiên sẽ phải đến với người lính. Khác nhau chăng chỉ là thời gian. Sớm, muộn!
Riêng ca khúc “Anh” tức “Anh nhớ gì không anh” của họ Nguyễn thì bị cấm vì các câu như: “Nước mắt dân Hời, thành quách một thời tan tành hệ bởi đâu? Sao ta nỡ xa ta, xẻ chia sơn hà cho Bắc Nam mình xa cách nhau!”
Như đã nói, cái tinh thần kẻ sĩ, cái ý thức đất nước, dân tộc, khiến Nguyễn Văn Đông chấp nhận thua thiệt trong binh nghiệp, nhưng bảo vệ được khí tiết của một kẻ sĩ thao thức, trằn trọc trước tang thương đất nước. Nhưng đó là sự lên tiếng của một người lính tự nguyện. Một người lính vẫn làm tròn bổn phận của một công dân thời đất nước binh đao, ly loạn… Sự kiện này vẫn khác, hoàn toàn khác với những nhạc sĩ cũng giương cao ngọn cờ phản chiến; nhưng lại là những người từ chối trách nhiệm của một công dân trước thời cuộc.
Hơn một lần, nhạc sĩ Hoàng Thi Thao từng nói với tôi: “Về phương diện nhạc chống chiến tranh thì, Nguyễn Văn Đông là người thứ nhất, người đầu tiên xông xáo vào con đường nhậy cảm và, gai góc này.”
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy cần phải ghi nhận một cách công bình rằng, tiếng nói của Nguyễn Văn Đông, cách gì, cũng vẫn là tiếng nói phản ảnh tâm tư của một nghệ sĩ đau đáu trước những đau thương, tang chế của đất nước - Song song với con người chọn con đường binh nghiệp khi còn rất trẻ. Đó là sự khác biệt to lớn, giữa một người đứng trong lửa đạn và, những người đứng ngoài, với những kêu đòi vô trách nhiệm.
Cách khác, dù mong mỏi hòa bình đến cho dân tộc, nhưng không vì thế mà tác giả từ chối nhiệm vụ của một người lính.
Ca khúc nhan đề “Anh trước tôi sau,” Nguyễn Văn Đông viết để tưởng niệm người bạn thuở cùng học với ông ở trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tầu: Cố Thiếu tướng Trương Quang Ân, Tư lệnh sư đoàn bị bắn rớt máy bay, tử nạn khi ông mới 37 tuổi, cũng bị xếp vào loại nhạc “phản chiến.” Nội dung ca khúc này chỉ muốn nói, là những quân nhân đã tự nguyện hiến mình cho tổ quốc thì, cái chết là điều đương nhiên sẽ phải đến với người lính. Khác nhau chăng chỉ là thời gian. Sớm, muộn!
Riêng ca khúc “Anh” tức “Anh nhớ gì không anh” của họ Nguyễn thì bị cấm vì các câu như: “Nước mắt dân Hời, thành quách một thời tan tành hệ bởi đâu? Sao ta nỡ xa ta, xẻ chia sơn hà cho Bắc Nam mình xa cách nhau!”
Như đã nói, cái tinh thần kẻ sĩ, cái ý thức đất nước, dân tộc, khiến Nguyễn Văn Đông chấp nhận thua thiệt trong binh nghiệp, nhưng bảo vệ được khí tiết của một kẻ sĩ thao thức, trằn trọc trước tang thương đất nước. Nhưng đó là sự lên tiếng của một người lính tự nguyện. Một người lính vẫn làm tròn bổn phận của một công dân thời đất nước binh đao, ly loạn… Sự kiện này vẫn khác, hoàn toàn khác với những nhạc sĩ cũng giương cao ngọn cờ phản chiến; nhưng lại là những người từ chối trách nhiệm của một công dân trước thời cuộc.
Hơn một lần, nhạc sĩ Hoàng Thi Thao từng nói với tôi: “Về phương diện nhạc chống chiến tranh thì, Nguyễn Văn Đông là người thứ nhất, người đầu tiên xông xáo vào con đường nhậy cảm và, gai góc này.”
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy cần phải ghi nhận một cách công bình rằng, tiếng nói của Nguyễn Văn Đông, cách gì, cũng vẫn là tiếng nói phản ảnh tâm tư của một nghệ sĩ đau đáu trước những đau thương, tang chế của đất nước - Song song với con người chọn con đường binh nghiệp khi còn rất trẻ. Đó là sự khác biệt to lớn, giữa một người đứng trong lửa đạn và, những người đứng ngoài, với những kêu đòi vô trách nhiệm.
Trong đời nhạc Nguyễn Văn Đông, tình yêu tổ quốc luôn nồng
nàn, như thể đó là tình yêu thứ nhất của đời ông:
“Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi - Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy - Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay - Đời dâng cho núi sông - Lòng này thách với tang bồng - Đừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi!...” (Trích “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”.)
Hoặc:
“Người về đây giữa non sông này - Hội trùng dương hát câu sum vầy - Về cho thấy con thuyền nước Nam - Đi vào mùa xuân mới sang - Xa rồi ngày ấy ly tan - Tôi đi giữa trời bồi hồi - Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa - Mong sao nước Việt đời đời - Anh dũng oai hùng chen chân thế giới…” (Trích “Hải ngoại thương ca”.)
Tôi cho đó là tấm lòng, là trái tim của một nghệ sĩ chọn ở với tổ quốc của mình, bằng một tình yêu một chiều; mà, không một tình yêu nào có thể so sánh hoặc thay thế được.
Có một vài tài liệu ghi nhận rằng, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông sinh năm 1934; nhưng theo sự xác nhận của họ Nguyễn thì, ông sinh năm 1932 tại Quận Nhất, thành phố Saigòn. Nguyên quán của ông là tỉnh Tây Ninh, Huyện Bến Cầu. Thuở bé Nguyễn Văn Đông học trường Huỳnh Khương Ninh, Phường Đakao, Tân Định, Saigòn. Năm 1945- 1946 loạn lạc, trường Huỳnh Khương Ninh đóng cửa.
Gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, ở thành phố Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi. Và, con đường binh nghiệp của ông, chính thức khởi đi từ đấy.
Năm 1950 Nguyễn Văn Đông tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, cũng là nơi xuất thân của trên dưới 30 tướng lãnh thuộc quân lực VNCH cũ. Trong đó, có Thống tướng Lê văn Tỵ,Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của QL/VNCH, người được coi là anh cả của Thiếu sinh quân Việt Nam.
Năm 1951 Nguyễn Văn Đông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu. Họ Nguyễn tốt nghiệp thủ khoa với cấp bực Thiếu úy năm 1952. Tưởng cũng nên nói thêm rằng, Đại tướng Cao Văn Viên, người giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH sau cùng của miền Nam Việt Nam, cũng tốt nghiệp thiếu úy khóa 1 của trường này.
Năm 1953, Thiếu úy Nguyễn Văn Đông tốt nghiệp khóa “Đại đội trưởng” tại Trường Võ Bị Đà Lạt. Cũng năm này, ông có chân trong Ban giám khảo chấm thi Khóa Võ bị Đalạt 1953 do Quốc trưởng Bảo Đại chủ tọa lễ bế giảng khóa.
Năm 1954, họ Nguyễn lại được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn trưởng” tại Trường Chiến thuật Hànội. Ra trường, ông được chỉ định vào chức vụ Tiểu Đoàn trưởng Trọng pháo 553. Đó là năm 1955, khi họ Nguyễn mới 24 tuổi; một tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của quân đội.
Trải qua nhiều chức vụ, nhiều đơn vị và đồn trú ở nhiều nơi chốn khác nhau, trước khi được đưa về Sàigòn, giữ những chức vụ tương đối quan trọng; cấp bực sau cùng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Đại tá, Trưởng khối lãnh thổ Bộ Tổng tham mưu. Ông cũng từng được trao tặng huân chương cao quý nhất; đó là huy chương Bảo quốc huân chương.
“Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi - Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy - Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay - Đời dâng cho núi sông - Lòng này thách với tang bồng - Đừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi!...” (Trích “Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp”.)
Hoặc:
“Người về đây giữa non sông này - Hội trùng dương hát câu sum vầy - Về cho thấy con thuyền nước Nam - Đi vào mùa xuân mới sang - Xa rồi ngày ấy ly tan - Tôi đi giữa trời bồi hồi - Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa - Mong sao nước Việt đời đời - Anh dũng oai hùng chen chân thế giới…” (Trích “Hải ngoại thương ca”.)
Tôi cho đó là tấm lòng, là trái tim của một nghệ sĩ chọn ở với tổ quốc của mình, bằng một tình yêu một chiều; mà, không một tình yêu nào có thể so sánh hoặc thay thế được.
Có một vài tài liệu ghi nhận rằng, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông sinh năm 1934; nhưng theo sự xác nhận của họ Nguyễn thì, ông sinh năm 1932 tại Quận Nhất, thành phố Saigòn. Nguyên quán của ông là tỉnh Tây Ninh, Huyện Bến Cầu. Thuở bé Nguyễn Văn Đông học trường Huỳnh Khương Ninh, Phường Đakao, Tân Định, Saigòn. Năm 1945- 1946 loạn lạc, trường Huỳnh Khương Ninh đóng cửa.
Gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, ở thành phố Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi. Và, con đường binh nghiệp của ông, chính thức khởi đi từ đấy.
Năm 1950 Nguyễn Văn Đông tốt nghiệp trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, cũng là nơi xuất thân của trên dưới 30 tướng lãnh thuộc quân lực VNCH cũ. Trong đó, có Thống tướng Lê văn Tỵ,Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của QL/VNCH, người được coi là anh cả của Thiếu sinh quân Việt Nam.
Năm 1951 Nguyễn Văn Đông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu. Họ Nguyễn tốt nghiệp thủ khoa với cấp bực Thiếu úy năm 1952. Tưởng cũng nên nói thêm rằng, Đại tướng Cao Văn Viên, người giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH sau cùng của miền Nam Việt Nam, cũng tốt nghiệp thiếu úy khóa 1 của trường này.
Năm 1953, Thiếu úy Nguyễn Văn Đông tốt nghiệp khóa “Đại đội trưởng” tại Trường Võ Bị Đà Lạt. Cũng năm này, ông có chân trong Ban giám khảo chấm thi Khóa Võ bị Đalạt 1953 do Quốc trưởng Bảo Đại chủ tọa lễ bế giảng khóa.
Năm 1954, họ Nguyễn lại được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn trưởng” tại Trường Chiến thuật Hànội. Ra trường, ông được chỉ định vào chức vụ Tiểu Đoàn trưởng Trọng pháo 553. Đó là năm 1955, khi họ Nguyễn mới 24 tuổi; một tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của quân đội.
Trải qua nhiều chức vụ, nhiều đơn vị và đồn trú ở nhiều nơi chốn khác nhau, trước khi được đưa về Sàigòn, giữ những chức vụ tương đối quan trọng; cấp bực sau cùng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Đại tá, Trưởng khối lãnh thổ Bộ Tổng tham mưu. Ông cũng từng được trao tặng huân chương cao quý nhất; đó là huy chương Bảo quốc huân chương.
Khi biến cố tháng 4-1975 xẩy ra, như tất cả những sĩ quan
QLVNCH khác, Nguyễn Văn Đông bị tù cải tạo. Sau 9 năm 6 tháng, ông được trả về
ngày 01/01/1985 với lý do:
“Đương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất!”
Tuy thuộc diện HO, đủ điều kiện để xin định cư tại Hoa kỳ, nhưng gia đình thấy họ Nguyễn đau bệnh quá nặng, không biết chết lúc nào, nên đã giữ ông ở lại, thể theo ước nguyện của ông là, khi chết xin được chôn tại quê nhà.
Về sự kiện này, tác giả “Về mái nhà xưa” cho biết, ông cũng không hiểu do đâu, mà Trời Phật đã nhìn lại ông và, cho ông sống, dù là một đời sống “rất lê lết” (chữ của ông,) cho đến ngày hôm nay.
Về cái mà tôi muốn gọi là “nhạc nghiệp” của nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Đông, theo một số tài liệu đã được phổ biến ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam thì: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chính thức tham dự vào sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 1950. Ông nổi danh ngay với những ca khúc đầu tay như “Chiều mưa biên giới,” “Phiên gác đêm xuân,” “Súng đàn”… là ba ca khúc ra đời trong năm 1956 và được phổ biến rất rộng rãi. Nhưng ca khúc “Thiếu sinh quân hành khúc” bài hát được công nhận là ca khúc chính thức của trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, Nguyễn sáng tác năm 1948, khi mới 16 tuổi, mới thực sự là sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ đa tài này.
“Đương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất!”
Tuy thuộc diện HO, đủ điều kiện để xin định cư tại Hoa kỳ, nhưng gia đình thấy họ Nguyễn đau bệnh quá nặng, không biết chết lúc nào, nên đã giữ ông ở lại, thể theo ước nguyện của ông là, khi chết xin được chôn tại quê nhà.
Về sự kiện này, tác giả “Về mái nhà xưa” cho biết, ông cũng không hiểu do đâu, mà Trời Phật đã nhìn lại ông và, cho ông sống, dù là một đời sống “rất lê lết” (chữ của ông,) cho đến ngày hôm nay.
Về cái mà tôi muốn gọi là “nhạc nghiệp” của nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Đông, theo một số tài liệu đã được phổ biến ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam thì: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chính thức tham dự vào sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 1950. Ông nổi danh ngay với những ca khúc đầu tay như “Chiều mưa biên giới,” “Phiên gác đêm xuân,” “Súng đàn”… là ba ca khúc ra đời trong năm 1956 và được phổ biến rất rộng rãi. Nhưng ca khúc “Thiếu sinh quân hành khúc” bài hát được công nhận là ca khúc chính thức của trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, Nguyễn sáng tác năm 1948, khi mới 16 tuổi, mới thực sự là sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ đa tài này.
Ngoài bút hiệu và cũng là tên thật, Nguyễn Văn Đông, họ Nguyễn
còn dùng nhiều bút hiệu khác như Phượng Linh, Phương Hà, Đông Phương Tử, Vì
Dân, Hoàng Long Nguyên.
Cũng ngay từ giữa thập niên 1950, trong vai trò Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân ở Saigòn, Nguyễn Văn Đông đã nhận được sự hợp tác của rất nhiều ca, nhạc sĩ tên tuổi thời đó, như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ thuộc lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh, cải lương danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch… Ông cũng cho thấy tài tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội lớn, rất thành công tại Sài Gòn, cũng như các tỉnh.
Về sinh hoạt liên quan tới đài phát thanh thì, ngay từ năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã là trưởng ban nhạc “Tiếng Thời Gian” của đài Saigòn. Ban nhạc của ông quy tụ những tên tuổi như Lệ Thanh, Anh Ngọc, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm...
Ở cấp độ quốc gia thì, năm 1959, họ Nguyễn được chọn làm trưởng ban tổ chức “Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc,” tập hợp hơn 40 đoàn văn nghệ, đại diện cho toàn miền Nam; tranh giải liên tiếp 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Với tất cả những thành tích kể trên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã được trao tặng “Giải âm nhạc quốc gia.” Bà cố vấn Ngô Đình Nhu là người trao tặng giải thưởng này cho họ Nguyễn.
Nói tới nhạc nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà, không nói tới thời gian họ Nguyễn làm Giám đốc hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, nổi tiếng một thời ở miền Nam, tôi cho là một thiếu sót quan trọng.
Ở vai trò này, với sự hợp tác tích cực của những nhạc sĩ như Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Y Vân, Lê Văn Thiện… Hai hãng đĩa của ông đã đem sự giầu có, phong phú cho sinh hoạt tân nhạc cũng như cổ nhạc miền Nam, 20 năm; với những album riêng cho từng ca sĩ.
Cũng ngay từ giữa thập niên 1950, trong vai trò Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân ở Saigòn, Nguyễn Văn Đông đã nhận được sự hợp tác của rất nhiều ca, nhạc sĩ tên tuổi thời đó, như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ thuộc lãnh vực kịch nghệ, điện ảnh, cải lương danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch… Ông cũng cho thấy tài tổ chức và điều khiển các chương trình Đại nhạc hội lớn, rất thành công tại Sài Gòn, cũng như các tỉnh.
Về sinh hoạt liên quan tới đài phát thanh thì, ngay từ năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã là trưởng ban nhạc “Tiếng Thời Gian” của đài Saigòn. Ban nhạc của ông quy tụ những tên tuổi như Lệ Thanh, Anh Ngọc, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm...
Ở cấp độ quốc gia thì, năm 1959, họ Nguyễn được chọn làm trưởng ban tổ chức “Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc,” tập hợp hơn 40 đoàn văn nghệ, đại diện cho toàn miền Nam; tranh giải liên tiếp 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Với tất cả những thành tích kể trên, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã được trao tặng “Giải âm nhạc quốc gia.” Bà cố vấn Ngô Đình Nhu là người trao tặng giải thưởng này cho họ Nguyễn.
Nói tới nhạc nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mà, không nói tới thời gian họ Nguyễn làm Giám đốc hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, nổi tiếng một thời ở miền Nam, tôi cho là một thiếu sót quan trọng.
Ở vai trò này, với sự hợp tác tích cực của những nhạc sĩ như Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Y Vân, Lê Văn Thiện… Hai hãng đĩa của ông đã đem sự giầu có, phong phú cho sinh hoạt tân nhạc cũng như cổ nhạc miền Nam, 20 năm; với những album riêng cho từng ca sĩ.
Quay lui lại thời điểm đầu thập niên 1960, sự kiện trung tâm
băng nhạc Sơn Ca cho ra đời những băng nhạc chỉ với một tiếng hát như Sơn Ca #
6, tiếng hát Giao Linh; Sơn Ca # 7, tiếng hát Khánh Ly; Sơn Ca # 8, tiếng hát Lệ
Thu; Sơn Ca # 9, tiếng hát Phương Dung, Sơn Ca # 10, tiếng hát Thái Thanh và
ban hợp ca Thăng Long… cùng một số băng nhạc riêng, dành cho nhạc Trịnh Công
Sơn, là một sáng kiến cực kỳ mới lạ. Nó mở đầu cho những album sau này, với một
tiếng hát, của nhiều trung tâm băng nhạc khác.
Lại nữa, tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ không phải với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một người, không chỉ tận tụy cống hiến trọn cuộc đời mình cho nền tân nhạc miền Nam, 20 năm; mà ông còn là người có công đầu trong nỗ lực khai sinh, hình thành rồi phát triển một hình thái nghệ thuật mà, sau này chúng ta quen gọi là hình thái âm nhạc “Tân Cổ Giao Duyên.”
Trước khi đi sâu vào lịch sử hình thành của hình thái nghệ thuật từng được chào đón tại miền Nam Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 1975, chúng tôi muốn nhắc tới bài “Tân cổ giao duyên” đầu tiên của hình thái phối hợp nghệ thuật đặc biệt này. Đó là bài “Khi đã yêu” sáng tác của Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử. Do 2 nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Cải lương là Thanh Nga, Minh Phụng thu âm lần đầu, tại Saigòn. Bài “Tân cổ giao duyên” này, sau đó, đã được nhà xuất bản Hồng Hoa ấn hành thành nhạc bản.
Tuy là hai bút hiệu khác nhau, nhưng sự thực, chỉ là một.
Những người yêu nhạc Nguyễn Văn Đông hẳn không quên, với bút hiệu Phượng Liên, ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Bóng nhỏ giáo đường,” “Niềm đau dĩ vãng,” “Đom đóm,” “Khi đã yêu,” “Thương muộn,” “Lời giã biệt” v.v… Và, bút hiệu Đông Phương Tử họ Nguyễn dùng cho tất cả những sáng tác liên quan đến phần cổ nhạc.
Nhưng phải đợi tới sáng tác “Tân cổ giao duyên” thứ hai, cũng của Nguyễn Văn Đông, đó là bài “Mùa sao sáng,” do Mộng Tuyền trình bày, thì phong trào “Tân cổ giao duyên” mới thực sự rộ lên, không chỉ tại Saigòn mà, khắp mọi miền đất nước.
Vì ca khúc “Mùa sao sáng” ký tên Nguyễn Văn Đông, nên bài Tân cổ giao duyên “Mùa sao sáng” được phổ biến với hai tên: Nhạc Nguyễn Văn Đông, Soạn giả Đông Phương Tử. Bài Tân cổ giao duyên này, theo thiển ý của chúng tôi, rất thích hợp cho những mùa Lễ Giáng Sinh của người Việt Nam, nơi quê người.
Lại nữa, tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ không phải với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một người, không chỉ tận tụy cống hiến trọn cuộc đời mình cho nền tân nhạc miền Nam, 20 năm; mà ông còn là người có công đầu trong nỗ lực khai sinh, hình thành rồi phát triển một hình thái nghệ thuật mà, sau này chúng ta quen gọi là hình thái âm nhạc “Tân Cổ Giao Duyên.”
Trước khi đi sâu vào lịch sử hình thành của hình thái nghệ thuật từng được chào đón tại miền Nam Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 1975, chúng tôi muốn nhắc tới bài “Tân cổ giao duyên” đầu tiên của hình thái phối hợp nghệ thuật đặc biệt này. Đó là bài “Khi đã yêu” sáng tác của Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử. Do 2 nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Cải lương là Thanh Nga, Minh Phụng thu âm lần đầu, tại Saigòn. Bài “Tân cổ giao duyên” này, sau đó, đã được nhà xuất bản Hồng Hoa ấn hành thành nhạc bản.
Tuy là hai bút hiệu khác nhau, nhưng sự thực, chỉ là một.
Những người yêu nhạc Nguyễn Văn Đông hẳn không quên, với bút hiệu Phượng Liên, ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Bóng nhỏ giáo đường,” “Niềm đau dĩ vãng,” “Đom đóm,” “Khi đã yêu,” “Thương muộn,” “Lời giã biệt” v.v… Và, bút hiệu Đông Phương Tử họ Nguyễn dùng cho tất cả những sáng tác liên quan đến phần cổ nhạc.
Nhưng phải đợi tới sáng tác “Tân cổ giao duyên” thứ hai, cũng của Nguyễn Văn Đông, đó là bài “Mùa sao sáng,” do Mộng Tuyền trình bày, thì phong trào “Tân cổ giao duyên” mới thực sự rộ lên, không chỉ tại Saigòn mà, khắp mọi miền đất nước.
Vì ca khúc “Mùa sao sáng” ký tên Nguyễn Văn Đông, nên bài Tân cổ giao duyên “Mùa sao sáng” được phổ biến với hai tên: Nhạc Nguyễn Văn Đông, Soạn giả Đông Phương Tử. Bài Tân cổ giao duyên này, theo thiển ý của chúng tôi, rất thích hợp cho những mùa Lễ Giáng Sinh của người Việt Nam, nơi quê người.
Sau khi in lại phóng ảnh bìa của hai bài “Tân cổ giao duyên”
nhan đề “Khi đã yêu” và “Mùa sao sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, do nhà xuất
bản Hồng Hoa ấn hành, chúng tôi nhận được một phóng ảnh bản tin “Cổ Nhạc Việt
Nam số 3,” của nhà Đồng Nai xuất bản (in kèm bài này;) do một thân hữu gửi tặng.
Nguyên văn trang nhất của bản tin đó như sau:
“Đôi Lời Giao Cảm,
“Những năm gần đây, phong trào nghe nhạc ‘Tân-Cổ Giao-Duyên’ rất thịnh hành, lan rộng từ thành thị đến thôn quê. Đồng bào các giới nhiệt liệt tán thưởng, ưa thích. Môn ‘Nghệ Thuật Mới’ đến với chúng ta như một cơn bão, thách thức với thời gian và nhân-sinh quan nghệ-thuật.
“Tân Cổ Giao Duyên là gì?
“Là bài ca 6 câu vọng cổ được cắt bớt đi 2 hoặc 3 câu để xen vào đó một đoạn “Tân nhạc mà chúng ta gọi nôm na là nhạc mới.
“Sự kết hợp giữa Tân và Cổ nhạc thật là kỳ thú, đem lại cho người nghe những âm hưởng luôn luôn biến thoát, làm tăng thêm sự cảm khoái của người thưởng thức và cả người nghệ sĩ diễn tả.
“Trước hướng đi lên của nền nghệ thuật mới, Nhà xuất bản ‘Đồng Nai’ chúng tôi tiền phong cho ấn hành một loạt bài ca ‘Tân Cổ Giao Duyên’ để giúp cho các bạn mộ điệu có thể tự học lấy dễ dàng.
“Nhờ sự hợp tác của một số nhạc sĩ hữu danh Tân-Cổ, các bản nhạc này được trình bày bằng các phương pháp ký âm rất dản dị. Nhà xuất bản chúng tôi cũng đặc biệt nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nghiên cứu ghi ký âm pháp sự hoà hợp giữa Tân và Cổ nhạc bằng các phương pháp dễ hiểu, hợp mọi trình độ nhạc lý.
“Mục đích nhằm vào:
“1- Giúp ca sĩ cổ nhạc và các Ban Tân và Cổ nhạc có thể nhìn vào bản này, hoà tấu ăn khớp ngay như bên giới Tân nhạc.
“2- Người ca sĩ cổ nhạc có dịp làm quen với các ký âm pháp, và trong thời gian ngắn sẽ ca hát rành rẽ các bài bản Tân nhạc như các ca sĩ Tân nhạc.
“3- Với lối trình bày tân-tiến hình thức của bản nhạc, người ca sĩ cổ nhạc khi cầm bản nhạc này trình bày trước Nhạc Hội, Quan Khách, sẽ làm tăng thêm vẻ duyên dáng lịch sự, trí thức như các ca sĩ tân nhạc mà ta vẫn thường thấy trên các sân khấu Đại Nhạc Hội và Đài Phát Thanh.
“Ngay bây giờ, các bạn mộ điệu muốn học hỏi, trao dồi nghề nghiệp, hãy sưu tầm ngay cho đủ bộ các ấn phẩm của chúng tôi được đánh dấu từ số 1.
“Nhà xuất bản ‘Đông Nai’.”
Với tài liệu vừa trình bày, chúng ta thấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không chỉ là một trong những người có công đầu về sự hình thành và, phát triển phong trào “Tân cổ giao duyên” mà, ông còn là người nghiên cứu và phổ biến nhu cầu ký âm để các bản nhạc “tân cổ giao duyên” có thể in ra cho các nghệ sĩ cổ nhạc cầm lên sân khấu hát một cách dễ dàng như một bản tân nhạc vậy.
Đề cập tới nguyên nhân sâu xa đưa đến sự hình thành hình thái nghệ thuật “Tân cổ giao duyên,” một số nhân vật tham gia từ đầu cho biết: Vào năm 1962, các hãng băng đĩa nhạc Sàigòn chuyên sản xuất các chương trình ca cổ nhạc thuần túy, bị thất thu nặng nề, vì số người mua đĩa sút giảm hẳn. Trước tình hình thương vụ bị suy giảm một cách đáng ngại, các hãng băng đĩa cổ nhạc bàn nhau, tìm một hướng đi mới, hầu cứu vãn tình thế. Thời gian đó, trong số các hãng chuyên sản xuất chương trình cổ nhạc có kỹ sư Ngô văn Đức; du học ở Pháp về. Kỹ sư Đức nối nghiệp cha là ông Năm Mạnh, làm chủ hãng đĩa Asia. Hãng này chuyên in, sản xuất đĩa 33 và 45 tours, cung cấp cho các Trung tâm băng đĩa như Hồng Hoa, Sóng nhạc… Ông Đức là người có công đứng ra mời gọi các soạn giả và, các chuyên gia âm nhạc hiến kế cải cách cấu trúc 6 câu của cổ nhạc. Và, kỹ sư Ngô văn Đức đã nhờ nhạc sĩ Nguyễn văn Đông nghiên cứu lắp ráp phần tân nhạc, còn soạn giả Viễn Châu, tức Bảy Bá (nổi tiếng với bài ca cổ nhạc “Tình anh bán chiếu” do Út Trà Ôn ca,) nhận lãnh nghiên cứu sắp xếp phần cổ nhạc, sao cho ăn khớp với phần tân nhạc… Kết quả nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã cho xuất bản bài ca “tân cổ” mẫu; tựa đề “Hướng dẫn ca và kỹ thuật sáng tác bài tân cổ giao duyên”. (Sự kiện này, được nhà xuất bản Đồng Nai ghi công, như chúng tôi đã sao lục ở trên)
Nguyên văn trang nhất của bản tin đó như sau:
“Đôi Lời Giao Cảm,
“Những năm gần đây, phong trào nghe nhạc ‘Tân-Cổ Giao-Duyên’ rất thịnh hành, lan rộng từ thành thị đến thôn quê. Đồng bào các giới nhiệt liệt tán thưởng, ưa thích. Môn ‘Nghệ Thuật Mới’ đến với chúng ta như một cơn bão, thách thức với thời gian và nhân-sinh quan nghệ-thuật.
“Tân Cổ Giao Duyên là gì?
“Là bài ca 6 câu vọng cổ được cắt bớt đi 2 hoặc 3 câu để xen vào đó một đoạn “Tân nhạc mà chúng ta gọi nôm na là nhạc mới.
“Sự kết hợp giữa Tân và Cổ nhạc thật là kỳ thú, đem lại cho người nghe những âm hưởng luôn luôn biến thoát, làm tăng thêm sự cảm khoái của người thưởng thức và cả người nghệ sĩ diễn tả.
“Trước hướng đi lên của nền nghệ thuật mới, Nhà xuất bản ‘Đồng Nai’ chúng tôi tiền phong cho ấn hành một loạt bài ca ‘Tân Cổ Giao Duyên’ để giúp cho các bạn mộ điệu có thể tự học lấy dễ dàng.
“Nhờ sự hợp tác của một số nhạc sĩ hữu danh Tân-Cổ, các bản nhạc này được trình bày bằng các phương pháp ký âm rất dản dị. Nhà xuất bản chúng tôi cũng đặc biệt nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nghiên cứu ghi ký âm pháp sự hoà hợp giữa Tân và Cổ nhạc bằng các phương pháp dễ hiểu, hợp mọi trình độ nhạc lý.
“Mục đích nhằm vào:
“1- Giúp ca sĩ cổ nhạc và các Ban Tân và Cổ nhạc có thể nhìn vào bản này, hoà tấu ăn khớp ngay như bên giới Tân nhạc.
“2- Người ca sĩ cổ nhạc có dịp làm quen với các ký âm pháp, và trong thời gian ngắn sẽ ca hát rành rẽ các bài bản Tân nhạc như các ca sĩ Tân nhạc.
“3- Với lối trình bày tân-tiến hình thức của bản nhạc, người ca sĩ cổ nhạc khi cầm bản nhạc này trình bày trước Nhạc Hội, Quan Khách, sẽ làm tăng thêm vẻ duyên dáng lịch sự, trí thức như các ca sĩ tân nhạc mà ta vẫn thường thấy trên các sân khấu Đại Nhạc Hội và Đài Phát Thanh.
“Ngay bây giờ, các bạn mộ điệu muốn học hỏi, trao dồi nghề nghiệp, hãy sưu tầm ngay cho đủ bộ các ấn phẩm của chúng tôi được đánh dấu từ số 1.
“Nhà xuất bản ‘Đông Nai’.”
Với tài liệu vừa trình bày, chúng ta thấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không chỉ là một trong những người có công đầu về sự hình thành và, phát triển phong trào “Tân cổ giao duyên” mà, ông còn là người nghiên cứu và phổ biến nhu cầu ký âm để các bản nhạc “tân cổ giao duyên” có thể in ra cho các nghệ sĩ cổ nhạc cầm lên sân khấu hát một cách dễ dàng như một bản tân nhạc vậy.
Đề cập tới nguyên nhân sâu xa đưa đến sự hình thành hình thái nghệ thuật “Tân cổ giao duyên,” một số nhân vật tham gia từ đầu cho biết: Vào năm 1962, các hãng băng đĩa nhạc Sàigòn chuyên sản xuất các chương trình ca cổ nhạc thuần túy, bị thất thu nặng nề, vì số người mua đĩa sút giảm hẳn. Trước tình hình thương vụ bị suy giảm một cách đáng ngại, các hãng băng đĩa cổ nhạc bàn nhau, tìm một hướng đi mới, hầu cứu vãn tình thế. Thời gian đó, trong số các hãng chuyên sản xuất chương trình cổ nhạc có kỹ sư Ngô văn Đức; du học ở Pháp về. Kỹ sư Đức nối nghiệp cha là ông Năm Mạnh, làm chủ hãng đĩa Asia. Hãng này chuyên in, sản xuất đĩa 33 và 45 tours, cung cấp cho các Trung tâm băng đĩa như Hồng Hoa, Sóng nhạc… Ông Đức là người có công đứng ra mời gọi các soạn giả và, các chuyên gia âm nhạc hiến kế cải cách cấu trúc 6 câu của cổ nhạc. Và, kỹ sư Ngô văn Đức đã nhờ nhạc sĩ Nguyễn văn Đông nghiên cứu lắp ráp phần tân nhạc, còn soạn giả Viễn Châu, tức Bảy Bá (nổi tiếng với bài ca cổ nhạc “Tình anh bán chiếu” do Út Trà Ôn ca,) nhận lãnh nghiên cứu sắp xếp phần cổ nhạc, sao cho ăn khớp với phần tân nhạc… Kết quả nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã cho xuất bản bài ca “tân cổ” mẫu; tựa đề “Hướng dẫn ca và kỹ thuật sáng tác bài tân cổ giao duyên”. (Sự kiện này, được nhà xuất bản Đồng Nai ghi công, như chúng tôi đã sao lục ở trên)
Tóm lại, sự khai sinh của hình thái nghệ thuật “Tân Cổ Giao
Duyên” là một công trình tập thể, với sự đóng góp tài năng, trí tuệ của nhiều
người. Trong số đó, công lao của kỹ sư Ngô văn Đức không nhỏ. Dù cho ông không
phải là nhạc sĩ hay, nhà chuyên môn nghiên cứu âm nhạc. Tuy nhiên, một thân hữu
khác của chúng tôi lại cho hay, vấn đề khởi nguồn “tân cổ giao duyên,” tới nay
vẫn bị / được một số người trong nghề, cho rằng họ mới là những người có công…
“Nhưng tiếc thay, cho đến nay, chưa một ai, trong số những người đó, trưng dẫn được một bằng cớ cụ thể về “thành tích” của họ!” Nhân vật này nói.
Trở lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, trong phần tiểu sử do một số trang mạng phổ biến thì, họ Nguyễn không chỉ có những đóng góp đáng kể cho phong trào “Tân cổ giao duyên” mà, ông còn là đạo diễn, viết nhạc nền, sáng tác ca khúc lồng trong trên dưới 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam. Điển hình như các vở tuồng “Nửa đời hương phấn” của soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng; “Sân khấu về khuya” của soạn giả Năm Châu; “Mắt em là bể oan cừu” của soạn giả Vân An v.v…
Giải thích cho sự “lấn sân” từ “tân’ qua “cổ” nhạc một cách “ngọt ngào” của mình (*), nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết, miền nam Việt Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, đa số người dân thích ca cổ nhạc hơn tân nhạc. Thị phần tiêu thụ băng đĩa cổ nhạc và tuồng cải lương chung cả nước, cũng lấn lướt bên tân nhạc. Ông nói:
“Thí dụ một chương trình tân nhạc phát hành lần đầu tiên tiêu thụ được 10 ngàn đĩa, thì chương trình cổ nhạc tiêu thụ được 3 lần nhiều hơn. Mặc dù chi phí đầu tư có nhỉnh hơn đôi chút. Nhưng nhà đầu tư rất an tâm vì không sợ bị lỗ vốn…”
Theo một tài liệu chúng tôi hiện có thì, vào năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cùng một người bạn vong niên là nhà doanh nghiệp Huỳnh Văn Tứ, đồng sáng lập hãng băng đĩa Continental. Ông Huỳnh văn Tứ đảm trách vai trò Giám đốc sản xuất. Họ Nguyễn đảm nhận trách nhiệm Giám đốc nghệ thuật. Hãng đĩa Continental có 36 chi nhánh, phát hành toàn miền Nam - Chủ trương phát triển cùng lúc 2 bộ môn tân và cổ nhạc. Khi đó, tác giả “Phiên gác đêm xuân” được rất nhiều soạn giả cải lương nổi tiếng cộng tác. Nhưng các soạn giả này lại không rành lắm về tân nhạc. Do đó, việc dàn dựng kịch bản thường không ăn khớp với tân nhạc. Để bổ khuyết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phải “lăn lưng” vào cuộc. Ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi... sau một thời gian ông đâm ra yêu thích bộ môn nghệ thuật ấy. Ông kể:
“Tôi rất nhớ ơn cố soạn giả Hoàng Khâm và các tay danh cầm bên cổ nhạc như Văn Tỷ, Năm Cơ, Hai Thơm… Họ đã chỉ vẽ cho tôi một cách tình, không dấu nghề. Vì thế mà chỉ một năm sau, tôi đã có thể tự tin đủ sức bước sâu vào lãnh vực mới mẻ này; cũng với tất cả đam mê, như khi tôi ‘khám phá’ thế giới tân nhạc, trước đó vậy.”
“Nhưng tiếc thay, cho đến nay, chưa một ai, trong số những người đó, trưng dẫn được một bằng cớ cụ thể về “thành tích” của họ!” Nhân vật này nói.
Trở lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, trong phần tiểu sử do một số trang mạng phổ biến thì, họ Nguyễn không chỉ có những đóng góp đáng kể cho phong trào “Tân cổ giao duyên” mà, ông còn là đạo diễn, viết nhạc nền, sáng tác ca khúc lồng trong trên dưới 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam. Điển hình như các vở tuồng “Nửa đời hương phấn” của soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng; “Sân khấu về khuya” của soạn giả Năm Châu; “Mắt em là bể oan cừu” của soạn giả Vân An v.v…
Giải thích cho sự “lấn sân” từ “tân’ qua “cổ” nhạc một cách “ngọt ngào” của mình (*), nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết, miền nam Việt Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, đa số người dân thích ca cổ nhạc hơn tân nhạc. Thị phần tiêu thụ băng đĩa cổ nhạc và tuồng cải lương chung cả nước, cũng lấn lướt bên tân nhạc. Ông nói:
“Thí dụ một chương trình tân nhạc phát hành lần đầu tiên tiêu thụ được 10 ngàn đĩa, thì chương trình cổ nhạc tiêu thụ được 3 lần nhiều hơn. Mặc dù chi phí đầu tư có nhỉnh hơn đôi chút. Nhưng nhà đầu tư rất an tâm vì không sợ bị lỗ vốn…”
Theo một tài liệu chúng tôi hiện có thì, vào năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cùng một người bạn vong niên là nhà doanh nghiệp Huỳnh Văn Tứ, đồng sáng lập hãng băng đĩa Continental. Ông Huỳnh văn Tứ đảm trách vai trò Giám đốc sản xuất. Họ Nguyễn đảm nhận trách nhiệm Giám đốc nghệ thuật. Hãng đĩa Continental có 36 chi nhánh, phát hành toàn miền Nam - Chủ trương phát triển cùng lúc 2 bộ môn tân và cổ nhạc. Khi đó, tác giả “Phiên gác đêm xuân” được rất nhiều soạn giả cải lương nổi tiếng cộng tác. Nhưng các soạn giả này lại không rành lắm về tân nhạc. Do đó, việc dàn dựng kịch bản thường không ăn khớp với tân nhạc. Để bổ khuyết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phải “lăn lưng” vào cuộc. Ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi... sau một thời gian ông đâm ra yêu thích bộ môn nghệ thuật ấy. Ông kể:
“Tôi rất nhớ ơn cố soạn giả Hoàng Khâm và các tay danh cầm bên cổ nhạc như Văn Tỷ, Năm Cơ, Hai Thơm… Họ đã chỉ vẽ cho tôi một cách tình, không dấu nghề. Vì thế mà chỉ một năm sau, tôi đã có thể tự tin đủ sức bước sâu vào lãnh vực mới mẻ này; cũng với tất cả đam mê, như khi tôi ‘khám phá’ thế giới tân nhạc, trước đó vậy.”
Chú thích:
(1) Nhạc sĩ Phạm Đình Chương từng ghi lại trong tuyển tập nhạc nhan đề “Phạm Đình Chương, Ly rượu mừng,” do Phạm Thành xuất bản tại Hoa Kỳ, 1991, thì: Ca khúc “Ly rượu mừng” được ông sáng tác năm 1955 tại Saigòn. Để đăng tải trong Giai phẩm Xuân Đời Mới; theo yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và, nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương báo này.
(2) Đại nhạc hội này do nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam tổ chức. Nhân đây, cũng xin lưu ý: “Trăm Hoa Miền Nam” và “Tinh Hoa Miền Nam” là hai nhà xuất bản nhạc lẻ khác nhau.
(1) Nhạc sĩ Phạm Đình Chương từng ghi lại trong tuyển tập nhạc nhan đề “Phạm Đình Chương, Ly rượu mừng,” do Phạm Thành xuất bản tại Hoa Kỳ, 1991, thì: Ca khúc “Ly rượu mừng” được ông sáng tác năm 1955 tại Saigòn. Để đăng tải trong Giai phẩm Xuân Đời Mới; theo yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và, nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương báo này.
(2) Đại nhạc hội này do nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam tổ chức. Nhân đây, cũng xin lưu ý: “Trăm Hoa Miền Nam” và “Tinh Hoa Miền Nam” là hai nhà xuất bản nhạc lẻ khác nhau.
Du Tử Lê
Theo https://forum.trungtamasia.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét