Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Vàng xưa - Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ

Vàng xưa - Truyện ngắn
của Nguyễn Văn Thọ

Cuộc thi Truyện ngắn 2001 – 2003 gần kết thúc. Sau 6 “trận đánh” to nhỏ, từ Nhà ba hộ đến Cõi ảo, Lá bùa, Làng ven sông, v.v… gần giữa tháng 12.2003 tôi gửi về Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội truyện dự thi cuối cùng: Vàng xưa. Nó được suy nghĩ cả gần 10 năm, viết ròng rã 2 năm mới xong. Nhưng tạp chí năm ấy đã tự xét giải cuộc thi trước ngày 30.12.2002.
Tôi vẫn in Vàng xưa ở Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội để khẳng định những giá trị thuộc về bản anh hùng ca bất khuất làm nên hình ảnh, biểu tượng Anh bộ đội cụ Hồ. Những giá trị đáng quý như vàng ấy bị kinh tế thị trường khi ấy đã xói mòn, đục ruỗng và nó cần được nhắc tới để khẳng định sự bất biến trường tồn, Kim Cương Bất Hoại, khi nó thuộc về Một Thuộc Tính Tốt Đẹp của dân tộc trong địa chính trị đặc biệt luôn cần phẩm chất ấy.
Vàng xưa không được dự giải, nhưng nó được các bậc trưởng lão như Xuân Thiều, Lê Lựu (và, chị Trang) đón nhận. Cụ Xuân Thiều trong bài luận cuối cùng của đời cụ gọi nó là Vàng Mười. Những bậc chính nhân, quân tử đi trước tôi như Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thuỵ, Sương Nguyệt Minh, Chu Lai và đặc biệt lão già khú đế Trần Đăng Khoa cứ tấm tắc mãi.
Một tác phẩm không làm nên một tác giả, song tôi tự đánh giá Vàng xưa là một dấu ấn đậm tính thử thách nghề nghiệp, được hoàn chỉnh nhờ tình yêu cuộc sống, được trân trọng vì nó gợi được lòng trung với những gì thuộc phẩm chất người lính Cụ Hồ luôn bảo trọng nâng niu gìn giữ trong dòng máu truyền thống để bảo vệ giang sơn, tổ quốc Việt Nam ta.
Nay nhân Hội nghị Đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, tôi đi lại truyện hơn một vạn từ này đến bạn đọc.
VÀNG XƯA
Con tàu lừng lững như viên đạn khổng lồ, dài, rời ga Hàng Cỏ, đưa chúng tôi lên đường. Đầu máy diesel nặng nhọc, phì phò thở, rồi bỗng gấp gáp hú còi, giật mạnh, khẩn cấp xuyên thẳng vào màn đêm.
Cuộc gặp đầu tiên bàn về chuyến đi này cách đây có hai tháng mà mọi công việc chuẩn bị nhân sự, tiền, mua sắm thức ăn, trang bị nhanh đến không ngờ.
Hơn bảy chục ki-lô-gam vàng! Hơn nửa triệu USD! Trời ơi, nếu tìm được nó? Mà nhất định tìm được! Ta sẽ đổi đời! Trong đêm trước, tôi nói như mơ mấy lần với vợ câu ấy. Không biết bọn kia có ngủ không? Đêm nay, tôi lại sẽ trằn trọc. Tôi không ngủ như ngày nào.
Tiếng bánh sắt nghiến vào đường ray chao chác, hối hả. Qua những ô cửa còn tươi sơn, kính trong vắt, chưa sập, ánh sáng như lưỡi kiếm vàng lạnh liên tục chém loang loáng xuống sàn tàu. Con tàu mỗi khi gặp chuyến ngược tuyến, cứ tưởng như đứng lại hay thời gian trôi ngược.
Tại sao tôi không nghĩ về viễn cảnh của ngày mai? Người đời, khi sắp đưa chân vào một hoàn cảnh mới, rực rỡ hơn, liệu có chợt nhớ những ngày bĩ cực như tôi không?
Giải phóng Sài Gòn một cách bất ngờ. Trở về nhà bất ngờ. Tất cả làm lại từ con số không. Một năm, lần mò khắp nơi kiếm việc làm. Ăn bám anh chị. Công việc nào dành cho một kẻ văn hoá hết phổ thông? Chuyên môn không! Có chân bảo vệ bãi cát xây dựng. Phúc chán! Lấy vợ. Sinh con.. Nhìn cát mênh mông, trắng phớ bay mù mịt sau những chuyến xe ăm ắp cát mà nhớ!
Những bữa cơm hai vợ chồng chỉ có hai bìa đậu phụ. Miếng ăn đùn đi đẩy lại thành miếng ăn thừa. hon ó muống chấm nước mắm khăm khẳm. Gia tài chỏn vỏn cái giường gỗ phân phối theo giấy đăng kí kết hôn, mọt nghiến suốt đêm. Tủ lạnh chị gái tôi thương em mà cho, có hon nốt gỉ đen, thủng lỗ chỗ như bị đạn bắn. Nó là nhà máy sản xuất đá để bán cho hàng nước chè bên kia hè đường, luôn rỗng mùi thịt cá. Tôi nghĩ tới những mẩu thuốc lén nhặt trên mặt đất. Tôi gặm ăn cả kỉ vật. Con dao găm Mỹ, chiếc Ponso rằn ri. Áo choàng mưa sĩ quan hậu cần phát trước lúc ra quân. Cả cái bật Zippo nhặt lên, ướt máu của người lính ở Quảng Trị, Mậu Thân 68. Vỏ khắc: “Please! Don´t tell about Vietnam because I have been there(1)” và bên kia, đứa con gái trần như nhộng dạng hon cười nhoe nhoét.
Tôi trằn trọc. Tàu qua một cung đường đang sửa, chưa ổn định, lắc đi lắc lại. Tôi nhìn bóng đầu ai trên trần toa, nghĩ tới cái chảo đãi vàng cũng lắc đi lắc lại như thế.
Ngã ba suối cạn. Hai seo cát như đôi vú mẩy cứng thanh xuân, giữa hon ngã ba suối lấp lánh. Mùa khô trong khu rừng ấy, ba thằng đi kiếm cá đụng phải. Bắt đầu, thằng Phương phát hiện, cái quần đùi rách tướp tua của tôi, trên những sợi bông dính nhiều bụi tấm, vàng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Vốc cát, reo lên! Vàng! Dân gốc Hàng Bạc. Nhà tao bốn đời làm vàng! Đánh cá, tao không lầm! Phương hét lên.
Chúng tôi đắp đìa, đãi vàng, lắc, nhặt, thổi, dầm chân trong con suối suốt cả tuần. Dòng suối từ đâu đổ về, đâm thẳng vào vách núi, rồi cuộn vòng sang trái. Nước xoáy mãi vào đá, tạo thành những cái hốc nhẵn tròn. Bao nhiêu năm? Nước chảy, quẩn, dồn tích mãi, sàng lọc tự nhiên để vàng đọng xuống từng hốc đá, chạt dày tới nửa gang tay. Vàng mỏng tang như vẩy nhót. Thổi khô, bay phát sáng trong nắng. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy vàng. Phương bảo, đây là vàng bảy, gọi là vàng cám, vàng sa khoáng. Tôi nhìn, bụi vàng như vảy nhót. Hơn bảy chục cân chứ chả ít. Đóng vào sáu cái túi cát Mỹ. Hì hụi như thế rồi vàng chẳng để làm gì! Giết thời giờ vô vị, sáu thằng trông cái kho sắp sập nghĩ ra nhiều trò. Thằng Hội dân Đông Anh, làng đúc đồng truyền thống, lấy đất nặn nồi. Đắp lò hun than. Quạt quạt thổi thổi. Vàng cũng chảy ra. Phương khoe, có a-xít, vài hóa chất nữa, tao sẽ lấy ra vàng mười tuổi. Đúc thành mấy thoi bằng ngón tay, rồi lại bỏ đấy. “Giá như chúng mình đào được một nồi thịt kho hay một bao gạo trắng nhỉ?” Tôi nghĩ, khi một đêm đi gùi đạn về đói thót ruột. Đã hai năm, sắn trừ bữa, nên hay mơ gạo, thịt. Hay nói món nọ món kia. Muốn chất đạm thì săn thú, bắt cá. Tiêu chuẩn bồi dưỡng sĩ quan, người ốm, thương binh là đạn. Mười viên đạn một quý! Mùa khô thú biến mất tăm. Đói quá hoá điêu. Hội bảo, bây giờ có, tao ăn hết bốn kí thịt luộc! Để qua ngày, cái bụng bớt bồn chồn, lấy cả cọng khoai ngứa dại nấu nhừ với nhúm bột cá. Rau tàu bay, độn vào bột sắn giả bánh khúc! Hôi mùi dầu! Lùng bắt tiệt cả chuột dưới gầm kho. Chuột béo nhẫy. Sao chúng sung sướng thế, no nê, phởn phơ, chí choé đú đởn suốt đêm? Giá mình là chuột? Mỡ từ những lũ chuột thui vàng ươm cháy xèo xèo trên giàn lửa. Răng nhe trắng ởn. Nước dãi nuốt ừng ực. Còn cái giống khoai dại dai như đỉa. Ninh mấy lửa, tưởng nhừ tướp mà xơ đầy, khi nuốt lằng nhằng vướng trong họng, phát nôn. Thế mà lại vớ được vàng!
Thằng Hội treo cả sáu túi vàng lên cái cần cối giã sắn. Nhờ sức nặng của vàng, sắn thành bột làm bánh nhanh hẳn lên! Rồi cũng chẳng đứa nào tha thiết với vàng nữa. Thằng Bảo doạ: “Đời lính, đi trận, vớ vàng xui lắm. Tụi mình, thế nào cũng có thằng chết!” Nó đi trước tôi có vài tháng, nhưng hay ra giọng cựu binh ở Tây Nguyên. Nói tới chết thì ai chẳng sợ. Có kiêng có lành. Tự nhiên, những túi vàng ám ảnh cả bọn về những cái xui xẻo ngoài trận mạc vốn thường nhật như cơm bữa.
Nửa năm sau, bất ngờ có lệnh rời khu kho vũ khí đã rỗng. Mặt trận chuyển hướng. Lại xuyên rừng. Cái đời lính căng hải(2) suốt năm, suốt tháng. Vứt mẹ nó đi! Báo lên trên cũng chả ai để ý, tin chuyện kho vàng của bọn tôi có thực. Thêm rách việc! Năm trước, bộ tư lệnh bị vố lừa vụ “người rừng” nên các bố cảnh giác. Thôi, cho vào hang đánh dấu. Biết đâu nay mai có đứa sống mà tìm. Ra trận súng đạn là chính. Đi trận ăn sướng hơn trông kho. Thay vì cái thứ vàng vô tích sự, chỉ mang cái xui tới, là tám bơ gạo, cá sấy và thịt nai khô. Lương khô BA 70 hai phong. Mì chính nửa lạng. Sướng thế, bỗng chốc dồi dào thế. Chỉ tội, gạo mới lĩnh mà lúc nhúc bọ đen tanh tách nhảy.
Bảo về đơn vị cối. Còn lại về bộ binh.
Chúng tôi đi cùng đất tới Sài Gòn. Hội sau mất tích. Nó mất tích kì lạ. Kì lạ như bí mật của câu chuyện nó thổ lộ.
Trước trận cuối cùng, nằm ở Mũi Lớn, nó hỏi tôi, hoà bình rồi về đâu? Về Hà Nội chứ về đâu! Nó nhăn đôi hon mày rậm đen nhánh, thốt lên: “Ông còn có nơi về. Đây chẳng biết về đâu?” Tôi gạn mãi, nó dặn đi dặn lại không được kể lại chuyện nó. Bắt mang danh dự thằng lính ra thề.
Gia đình nó có hai hon ó. Thằng anh vừa cưới vợ một tháng, xung phong đi bộ đội. Khi bom Mỹ bắt đầu đánh xuống miền Bắc, thanh niên tòng ngũ như trẩy hội. Đa số chúng tôi đi bộ đội diện ấy. Hội khi 17 tuổi cũng đi, nhưng không đi như thế. Nhà có người đi rồi, chú nó chủ tịch xã. Ai bắt nó đi! Xung phong cũng khó. Anh nó đi một năm, hai năm, ba năm biệt tin. Nó ở chung với chị dâu và bố. Một bữa, đi cày về, trời mưa tầm tã. Bố đi họp dưới huyện. Chị gọi em vào xê thóc tránh dột. Chái nhà hẹp. Đụng chạm. Quần áo ướt bết da thịt, cơ thể phô phang trần trụi, khêu gợi. Hơi thở, hơi nóng từ hai con người hừng hực bốc ra. Chị dâu, con gái thơi thới, vừa biết mùi trần tục mà chồng đã vắng xa biền biệt. Thế là xảy ra chuyện động trời. Nó nghẹn ngào nhớ từng chi tiết. Em cũng chả biết sao lại thế. Em mới mười sáu tuổi… Chị em kéo tay em ấn xuống, nắm cái ấy. Chị đè nghiến em dưới nền đất. Lăn lộn. Hổn hển. Hai con chó liếm láp, cắn nhau vội vã. Ăn vụng. Làm liều. Miền trung du, tổng động viên, nam giới như mì chính cánh. Chị dâu thoả mãn, búi lại tóc, ưu tư nói: “Chú giống anh như đúc. Đi, đứng, cười, mùi nách…” Mấy tháng sau nó luôn tránh cái nhìn của chị. Dứt khoát không nhìn chị. Có thế thôi mà chị nó chửa. Cắn lưỡi không khai ai làm. Vợ bộ đội đi Nam chiến đấu cho làng nước mà chửa!? Lỗi ấy tày trời. Ông bố Hội gọi bố đẻ chị dâu sang. Hai người già uống rượu. Trói con họ vào gốc cau. Cạo trọc đầu. Nửa đêm Hội đứt ngủ. Tiếng la. Chửi, thề độc, kể lể của hai người già đều goá vợ. Tiếng khóc của chị. Gần sáng, nó lẻn ra, liều cắt trói. Cứ cầm tay nhau mà chạy. Lang thang lên tận Điện Biên. Rồi mẹ tròn con vuông. Nhưng lương tâm day dứt. Suy đi nghĩ lại, Hội quyết chí đi tìm anh thú tội. Chỉ có gặp anh thú tội, rồi chết. Đơn giản hoảng lên nghĩ vậy. Đi bộ đội. Mà chỉ xin đi B3. Vào tới B3 biết anh nó hy sinh ở Kontum. Thế là nó âm thầm nuốt nghẹn câu chuyện riêng, lì lì sống dở, chết dở. Hoà bình tới đít chợt nhớ ra ngày trở về. Về đâu? Mặt mũi nào về làng? Người ta đã nguyền rủa bố nó cho đến phải hộc máu chết. Nhà vô phúc! Tuyệt tự, chết đường chết chợ! Về với chị nó ư? Giá như anh nó còn mà tha tội. Hội đã muốn chết hon lần mà chưa chết được. Bom đạn tránh nó, sự sống hành hạ từng đêm không tha.
Buổi ấy tôi chả biết khuyên nó thế nào. Tôi nắm bàn tay nó trong đêm tối. Nghe nó khóc. Rồi, đêm sau tiến vào Sài Gòn như cơn bão. Trận ấy mấy lần Hội toàn nhận những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Chẳng chết được. Sống nhăn hon. Xong, trung đoàn lấy hai ba tổ quay lại mấy vùng đóng quân cũ đi hon ó liệt sĩ. Chả ai muốn làm việc gợi đau ấy! Nó xung phong đi. Nghe tin công việc kết thúc là nó mất tiêu trong rừng. Người ta tìm thấy võng, ba-lô của nó treo gần con suối. Hổ, thú dữ, bom mìn, sốt rét… Ai biết điều gì đã xảy ra với Hội? Nó đi đúng gần cái vùng vàng xưa. Thôi, nó đi là phải. Sống mà thế thì chết là về, yên, được tha thứ.
Thằng Phương thì tiêu trong lần đánh đèo Tuy Hoà. Lúc quàn nó, thấy hai thỏi vàng trong túi cóc. Anh em cho cả vào ni-lon gói chôn. Tôi cắn cỏ lạy nó phù hộ và hứa không lộ chuyện vì sao có hai thỏi vàng. Có thể nó là thằng xuống âm phủ xông xênh!
Bao nhiêu năm trôi qua, thiên hạ nói đến tiền, vàng làm tôi chảy nước dãi. Thì mình cũng từng có ngần ấy vàng. Ba bốn năm tôi đi tìm thằng Bảo giữ cái bản đồ. Sau hoà bình, đứa chết đứa sống. Chả ai biết cái đống vàng ấy. Mỗi lúc bí tiền, con ốm vợ đau. Lại thấy lúc người ta xe ngựa, võng rạp, trong khi, quay đi quay lại, nơi tôi làm việc toàn cát. Cát day dứt tôi. Mù mịt. Lại nhớ vàng xưa. Nhớ thời bom đạn, đồng đội sống chết bên nhau, chiến thắng, thất bại, no, đói sẻ chia. Mấy lần có ý tìm Bảo. Nó mất tiêu như thú mùa khô, rừng khộp…
Đã chán tìm thì gặp nó ở chân cầu Long Biên. Mồ hôi nhễ nhại, cha con đủn xe thồ, hai cái sọt ăm ắp su hào, cà chua leo dốc. Nắng hanh chiếu chếch. Lệch lạng hai bóng in trên trời xanh, hằn rõ bóng thằng cụt đẩy xe làm tôi chạnh hon, vịn tay đẩy giúp. Không ngờ lại là thằng mình tìm suốt mấy năm.
Bỏ gánh su hào cho thằng con đem bán. Hai đứa vào uống rượu hon lợn gầm cầu. Xơi hết cả hai sọt bự rau chợ tết. Sọ nó có miếng nhựa phập phồng theo nhịp thở, mềm mềm thay cho miếng xương bị đạn chọc vỡ. Nó chả nhớ gì cả. Nhưng tôi nhớ. Sự mơ giầu làm tôi nhớ. Trí nhớ của tôi giúp nó trở về với dĩ vãng. Thôi, bỏ mẹ! Chúng mình giầu to rồi. Nó hét lên khi tôi nhắc chuyện cũ. Thiên hạ đánh mắt nhìn, tưởng hai thằng điên mới trúng hon. May quá, nó vẫn giữ tấm bản đồ quân sự ghi dấu chốn ấy làm kỷ niệm. Vâng, chúng tôi là lũ mạt hạng, đói đường của thành phố này. Thế nhưng lũ chúng tôi sắp giầu to!
Để rủ rê, thuyết phục cái thằng dở khùng ấy cũng chẳng dễ. Chủ nhật tìm tới nhà, nó lại hỏi: “Bản đồ nào nhỉ?” Đến tên tôi nó còn nhầm lẫn lung tung. Lúc thì bảo Sinh, lúc thì “Minh ơi.” Lại, mày có gặp thằng Tam không? Tôi quát: “Tao là Sinh. Mày nhầm thằng Minh nào? Tam nó chết ở bãi Cam rồi mà!” Ư`, ừ. Bảo gãi cái đầu có đám tóc lởm chởm, đám mông mốc trơ da như trảng rừng bị giội bom B52. Cái lứa chúng tôi ra đi suốt hơn mười năm thuở ấy, bây giờ còn mấy ai? Lo sống chưa xong thì lo nhớ làm gì nhiều?
“Bố cháu dở hơi ấy mà. Chú chấp làm gì!” Thằng con gã, cao tới mét bảy. Chân tay xương xẩu, cơ bắp.
Vợ Bảo đi ra, đi vào hóng chuyện. Thoắt một cái, thấy mâm thịt gà bưng lên giữa chiếu rách trải giữa nền đất. Gà ở đâu ra? Gà nhà mình, chứ gà nhà ai! Người đàn bà, vai so dúm dó, một bên đít to như nửa cái lồng bàn, bên kia hóp teo, trơ cả xương chậu, lăng xăng ấn vào tay chồng chai rượu, cười xoe xoét. Bác xơi với nhà em bữa cơm rau! Vợ tớ đấy! Nó cũng ở Trường Sơn, lính VT.471. Gặp nhau ở trại an dưỡng, nó rủ tớ về đây. Người đàn bà lườm chồng một cái. Trông chả tới nỗi nào! Người ta, khi có động thái, sinh động hẳn lên. Con gái mà đứng yên giống như manơcanh. Thời xưa mày ấy, mắt này hẳn đỏm gái. Dân sốt rét nhiều, tóc rụng, tiêm ký-ninh lắm, mông làm mủ, teo hết cơ.
Tôi cười: “Cơm rau?” “ấy cái giống đàn bà nó thế đấy! Chả giấu. Dịch toi hết rồi, chắc nó lại mượn gà của mẹ nó. Năm ngoái giỗ bố, bảo nó làm con gà cúng, nó giãy như đỉa phải vôi. Kêu, ông có thích ăn thịt gà đâu! Ông thích ăn bánh đúc! Gà béo mướt hon, chùn đít, đéo thịt! Dành cuối năm bán mua hon ngói chống dột thì cứ nói mẹ nó ra cho nhanh, lại bảo ông không thích thịt, chỉ thích bánh đúc! Chống dột phải chống từ cái bụng trước. Bụng không dột mới lo chống nhà dột. Đằng này bụng ông dột, bố dột, con dột. Giờ thấy hơi vàng bày biện nhanh thế. Hì hì. Mọi bữa nó cấm cả rượu nữa. Không cay cay thì gặp nhau cũng nhạt thếch!” Tôi dàn hòa, ai chả tham, chả ham. Có điều chúng mình là loại hết cửa, chả có chỗ để tham mà ham… .
Đoàn đi tìm vàng của chúng tôi gồm bốn đứa. Tôi được suy tôn làm đoàn trưởng.
Thành viên thứ hai của đoàn là Trọng, con trai Bảo. Nó gối đầu lên cái ba – lô đầy ắp thức ăn và ngáy vô tư như thổi bễ.
“Cho nó đi cho biết thế nào là Trường Sơn!” Bảo hua cái chân cụt: “Nhất nhất theo chú ấy!” Tôi hỏi Trọng: “Tìm được vàng cháu làm gì?” “Mua một cái chân gỗ cho ông già!” Suy tính một tị, nó tiếp: “Mua cái xe bò và làm cái lò gạch” Thế thôi! Đơn giản thế ư? hon  lặng.
Ước mơ của thằng nông dân như những giọt nước. Thằng em tôi ở quê lên Hà Nội, ra phố ngó đăm đăm mấy cái lốp xe. Nó chỉ ước mua được cái xe kéo bánh ô – tô. Cái máy xát chạy dầu. Thấy nó phong phanh, tặng cái áo bông cũ. Cười xỉ xả: “Về chữa lại cho bu cháu!” Người ta mơ giản dị, ăn no, mặc ấm và làm ăn!
Thằng Bảo cụt không đi được, nó muốn đi lắm, đưa con ra bến tầu. Ngày xưa bố nó đưa nó đi. Bây giờ Bảo đưa con đi. Bảo hôm nào khác gì Trọng bây giờ. Trẻ. Khuôn mặt đầy. Tóc dày xanh. Má lơ thơ tơ măng. Bàn tay chai vì đào hào và bắn súng. Thế mà sốt trận, đói ăn… rồi thời gian và cái chân cụt, cái đầu vá nhựa. Nó sắp xuống lỗ rồi.
Có người kiểm soát vé tới. Thằng Viên làu nhàu nhổm dậy trên võng dù Mỹ. Đây là người thứ ba trong đoàn. Viên kín đáo. Dáng nho nhã, nhẹ nhàng. Mắt sắc, tai dày, ép nhẹm vào sát sọ. Sách tướng viết, giấu tai là cách của kẻ làm được chính trị. Thế mà gã lại là dân làm ăn? Nghe nói, gã từng tốt nghiệp tổng hợp văn. Đi dạy học, sau bỏ nghề, chạy chợ. Bôn ba lắm. Bảo khoe: “Thằng này cái gì cũng tường. Nó tới đây mua đất trong làng. Thương mình lắm. Có lần thiếu tiền, nó rút ngay hai hon ngàn biếu, nhưng mình đếch nhận”. Viên chưa vợ, ghét đàn bà, nhưng lại biết kĩ càng về gái điếm. Đấy là Bảo nghe hơi nồi chõ kể lại. Đêm, Viên trầm ngâm uống rượu. Ngày thì không. Khói thuốc xanh bay thơm phưng phức, hắn hay hỏi mọi người. Lo cho từng miếng cơm ngụm nước.
“Mạo hiểm phiêu lưu lắm! Nếu không tìm thấy nơi ấy là cậu mất toi năm chỉ đấy” Tôi bảo gã. Gã cười, chém tay vào không khí: “Một sấp, một ngửa. Tiếng reo này là ù! Trên đời, nhất liều, nhị liều. Được, thua, giặc hay vua như nhau cả!”
Tàu vào tới Thanh Hóa rồi. Quân thợ ảnh đang ngủ bỗng bật dậy.
– Em vừa mơ, anh ạ!- Hắn dụi mắt. Quân là người thứ tư.
Quân không ở đơn vị tôi, nhưng rất hon tôi từ hồi giải phóng thành phố Sài Gòn. Nó trẻ hơn tụi lính cũ cả chục tuổi. Khi tôi về nhà, nó còn sang Campot, sau lên biên giới phía Bắc choảng nhau nữa. Quân tháo vát. Nhà nó ở Khương Hạ. Làng ấy quanh năm muối cà bát. Giỗ Tết, ma chay khi nào cũng có món đậu rán nhồi thịt. Nó về nhà thì cha mẹ chết sạch. “Năm anh chị em giành nhau mảnh vườn bằng cái chỗ chó ỉa làm em chán ngán chạy ra, vừa học nghề ảnh vừa làm thuê cho ông cậu họ ở Bát Đàn”. Tôi tưởng Quân cũng khá. Ai dè nó nhăn như bị: “Chẳng bõ bèn gì đâu, ông ơi! Chụp một cuốn, có hon tí tiền đấy, song cô dâu chú rể nó sai như sai chó. Thôi, trắng mặt ăn tiền, nghệ thuật nghệ thẽo gì! Em chưa có một ngày nghỉ”. Khi ấy, Viên chua: “Nghệ thuật nhất là nghệ thuật làm vua. Bắt cả thiên hạ theo, tất đầy nghệ thuật. Nghệ thuật các anh là đẹp. Thiên hạ thấy đẹp, lạ thì xem, ngó một tí, mấy ai theo”.
Đúng. Thợ đám cưới mong chủ nhật, thứ bảy như mong giỗ.
Quân hơn ba chục tuổi. Da dẻ hồng hào. Là lính trận mà nó chưa dính sốt rét. Nó là lính đồng bằng. Quân chưa vợ. Nó bảo, lấy vợ mà không có tiền ư? Vợ nó khinh, con cái khổ lây. “Thứ rách như tổ đỉa, có vợ đẹp con hon  nhan nhản ra đấy!” Tôi cãi. Vâng, nhưng có thằng nào tổ đỉa mà vợ con mát mặt không? Người ta quen sống vì cái tiếng, cái vỏ, cái nhìn thấy, sờ thấy. Nó nghiêm túc nói. Nó đúng! Tự nhiên tôi nhớ khuôn mặt luôn khó đăm đăm, buồn rười rượi của vợ tôi.
Thế là, chỉ có tôi có gánh nặng ở Hà Nội khi đi. Vợ, con gái còn dại. Tôi ôm con vào hon, trước khi ra ga vào miền Trung. Từ Quảng Bình sẽ thuê xe ô tô vào Chooc. Viên bảo, năm 87 nó đánh hàng dép lê Lào, đã ở vùng ấy. Thung thổ ở bàn tay! Nó chỉ vào bàn tay mềm, mát như mỡ đông, dày dặn, cười. Tại đó, chúng ta sẽ nhờ cánh buôn lậu dắt qua biên giới và vào đường Trường Sơn. Từ đó, có Quân sẽ tiện lắm, nó là bạn lính cũ, tin được, lại thạo bản đồ, xác định hướng nhanh. Lính thiện chiến trinh sát sư 320 cũ ngửi gió, tuỳ mùa, nhắm mắt cũng biết hướng nào!.
Kế hoạch đi được vạch ra chi tiết. Thằng Bảo cụt phải ở nhà, nhưng bài binh bố trận không trật một khấc. Đúng là một cán bộ tham mưu cỡ trung đoàn. Cũng lạ! Một thằng khùng thế, mà khi vạch đường đi nước bước trở nên tỉnh táo lạ thường. “Hừ, mày là tổ trưởng nhé!”. “Rắn phải có đầu!” Viên đế theo!
Chúng tôi lục trang bị cũ ra hon cho đỡ tốn tiền. Chỉ có Viên là phải mua sắm. Nó khoác hon ó bộ quần áo Mỹ. áo Nato, quần túi đắp, ghệt Camel, dao găm Phần Lan bén cạo được cả ria cứng. Tăng võng toàn loại ni-lon nhẹ bấc của Nam Triều Tiên. Ba lô của nhà giàu ra trận bao giờ chả khác. Mùi hồ thơm, khác hẳn cái thứ nùng nục mốc, mùi cá khô của tôi và con Bảo, của Quân.
Vợ Bảo làm cơm tiễn cả bọn. Trong khi rượu ngà ngà, tôi hỏi Quân, mày có vàng rồi, làm gì? Quân muốn một cái Studio với biển hiệu ảnh viện Nguyễn Quân thật lớn màu da cam. Em sẽ thuê người. Sẽ cho bọn “thầu giàu” làng ảnh biết lễ độ. Mình không có tiền, mãi mãi làm thuê. Nhục lắm. Thằng Viên tủm tỉm: “Thế là biết! Đã nhục, cố mà thành chủ. Bé cũng là chủ, lớn cũng là chủ. Chủ lớn mới tránh được đời o ép. Muốn làm gì cũng có tự do. Muốn tự do phải có nhiều, thực nhiều tiền!”
Được. Một hon cây vàng lo được chứ gì? Tôi bảo. Quân cười: “Nhiều quá!” Cậu sẽ có 100 cây vàng! Hai đứa cười hoang hoác, tưởng rung cả trời.
Quay sang Viên, tôi hỏi, còn cậu? Tôi ấy à! Chơi. Chơi cho hết kiểu chơi. Hắn cười hào sảng. Tôi không tin lời Viên khi ấy. Nó có phải thiếu tiền như cánh tôi đâu! Bỏ ra một cây cho chuyến đi, dễ như trở bàn tay. Thế mà còn tham vọng giàu nữa. Dường như biết tôi nghĩ gì, hắn nói: “Ông anh tưởng chơi cũng dễ hả. Ngõ ngách lắm. Mỗi thời một kiểu. Chơi tiền là khó nhất. Siêu nhất!”
Tôi thì rõ rồi. Tôi sẽ thoát khỏi cái nghèo đay nghiến. Sửa nhà, nuôi con ăn học tới nơi tới chốn, chứ không học vớ học vẩn, dang dở đời tôi. Tôi sẽ hon ó máy hon hon, khỏi phải hàng ngày sang tận bãi bên Gia Lâm, lọc cọc đạp cái xe khung Sài Gòn mang từ hồi giải phóng, lắp phụ tùng nội, nặng như cùm.
Tàu tới ga xép nữa, rồi lại vùn vụt chạy. Tiếng rao đêm bơ vơ của đám trẻ ở lại sân ga. Tôi hỏi Quân: “Mơ gì?” Quân súc miệng òng ọc, rồi nhổ phóng ra ngoài cửa sổ. Bụi nước li ti bay ngược lại. “Em mơ thấy chúng nó bắn vào toa tàu.”
Những đụn khói hình nấm tung lên sau tiếng nổ trầm. Mảnh bom xoe xoé réo. Bọn F4, F105, F8H thay nhau bay chéo cắt xuống đoàn tàu nhiều đợt bom dây.
– Em chạy ngược. Anh chạy xuôi.
Chùm lửa sáng trắng khạc ra từ họng súng sáu nòng bên hai cánh bay bắn dọc con tàu. Đạn trên dưới bắn nhau rát tai. Mấy hon người dân, lính chạy toé hon ó bên đường như đám ong bị chọc tổ. Người ngã xuống mặt đất như đốn chuối.
– Em bảo, về thôi. Vàng đâu mà tìm. Lại thấy những bụi cây lúp xúp bên Campot.
Mỗi bụi có một họng súng bắn lén. Mìn ba râu, lá lúa, mìn nhảy rình rập từng bước đi trên đường mòn, trên mặt đất, dưới gốc cây thốt nốt đang ứ đường mật từng thớ gỗ, mạch cây.
Quân kể tiếp : ‘‘Sợ quá, chồm dậy. Đã tới Thanh Hóa rồi à? Nhanh thế? Ngày xưa vào tới Vinh, phải hết năm ngày đêm!”
Tôi đứng ở cửa sổ. Ngoài đồng kia, trong đêm tối, hình như có bọn trẻ đã nghịch lửa, tro bụi giờ sót lại hon ó cháy trong đêm. Mấy đám đỏ lốm đốm, thỉnh thoảng gió thốc lên, bùng lửa từ tro tàn!
Toa đen bịt kín, đám lính trẻ nằm như xếp cá. Ho khục khặc. Tiếng đánh diêm hút thuốc lào xoèn xoẹt. Trong đêm, lính thức và yên lặng. Chỉ có tiếng sắt thép đều đều, chan hon va đập như tiếng đóng đinh dồn dập vào quan tài trong hẻm núi. Và, những khung cửa cứ vùn vụt trôi mãi về phía Nam. Hình ảnh trong cửa sổ trôi ngược về phía Bắc. Bầu trời lỗ chỗ qua mấy chục lỗ thủng trên nóc toa bị đạn xuyên qua từ ngày nào. Thi thoảng lại có tia chớp nhằng nhằng từ xa lắm và lát sau dội về tiếng ì ì ầm ầm làm rung nhẹ miếng kính vỡ. Mơ hồ, xa xăm. Ven cái ga sắp vào Vinh, lố nhố bóng người dọn dẹp. Mùi cỏ, nhựa cháy, khăm khẳm mảnh thịt sót… Tiếng gọi. Những cáng thương hối hả nối theo nhau dằng dập, thình thịch. Đất dội tiếng chân người.
Tàu hỏa hôm nay ban ngày nghễu nghện chạy. Ban đêm thung dung đèn sáng, hỉ hả kéo còi. Mùi nước hoa của đôi trai gái vừa đi qua bay dọc toa. Tiếng khúc khích. Tiếng nựng trẻ êm êm. Mùi cà-phê thơm ngào ngạt từ toa nằm bọc da mới bay lại. Những bao hàng đủ màu trong các toa tàu. Chúng tôi lẫn vào đám buôn chuyến. Chả ai hon hỏi một lời.
Trọng cứ đặt lưng là ngủ. Mới đi bộ hai ngày mà nó đã nhức vai đau chân. Tôi luôn đi cuối cùng. Mùa khô. Chẳng phải hành quân dưới mưa. Vả lại cuộc sống lầm than bấy nay làm tôi, tuổi chẳng còn trẻ, vẫn quen đi bộ. Cái kinh nghiệm đắc dụng nhất, có lý nhất cho thằng lính trở về là thuật đi bộ! Vừa đi vừa nghỉ ngơi bàn chân, thư giãn trong giày. Giữ hơi, khí lực khi vượt dốc. Đái vào chân, ngâm chân nước muối mỗi tối… Tôi trở về với mùi rừng. Mùi suối. Mùi ngai ngái của cỏ tranh khô nỏ… Tự nhiên, hon thứ xa xưa dội về, thơi thới quên cả khó nhọc.
Tôi đưa ra bản đồ. Khi nào bắt tới gần Mường Phìn là rẽ ngược, chếch đông nam tám độ. Quân xác định. Từ đấy phải hơn một tuần sẽ tới thung lũng giấu vàng. Viên suốt mấy ngày không nói gì. Nó đi lầm lũi, lầm lũi ăn, lầm lũi hút và uống thứ rượu màu ngà thơm lạ đựng trong bình-tông Mỹ. Nhưng quả thực tôi không chê ở Viên điểm gì trong mấy ngày hành trình. Nó chẳng một ngày ở lính, thế mà nó chịu nắng, chịu rét, chịu đi không than một câu. Có thể cuộc sống nó giang hồ, rèn nên bản lĩnh như người lính chăng? Thậm chí thằng Quân còn lười, Viên không vậy. Nó dậy trước mọi người, hỏi tôi tỉ mỉ, cách cắm cây làm kiềng sao cho vững vàng, không cháy đổ nửa chừng. Cây nào tươi, tước ngay có thể nấu dưới mưa. Nó tự tay pha chế, nấu nướng làm ai cũng ăn ngon miệng. Khen, nó cười, hay ăn thì lăn vào bếp thôi! Sao dân chơi, dân làm ăn mà chịu khó thế? Biết nhiều, chả bù cho tụi tôi hồi nào bằng tuổi nó. Sự để mắt tới nó của tôi chuyển hướng sang Quân, vì vừa về nhà, chưa hết mùi lính mà nó đã cứ lánh việc cho người khác. Bực nhất là đi được hai ngày tôi phát hiện ra thằng Quân không phải Quân thời ở với tôi giải phóng Sài Gòn. Nó luôn lấm la lấm lét khi dù chỉ một bụi cây bên đường có con thỏ chạy qua, con chim cút vừa thấy động vụt bay lên. Tôi bảo, mày thế nào vậy? Quân mặt dại như đi táo, cười chóm chém chữa ngượng, dạo này em bị thiếu máu, nên hay giật mình. Thiếu máu cái mẹ gì! Ngày tôi với nó vào Đồng Dù, ở bên cạnh nhau, hồng cầu của tôi có hai triệu. Còn nó bây giờ hồng hào như lửa thế kia. Biết thế! Tôi chợt nghĩ. Nghĩ mà ngượng thay hon ó với thằng Viên. Thế mà Viên chả coi thường Quân tí nào. Hôm leo dốc đỉnh 364, khi biếu không chúng tôi kẹo sâm Nam Hàn để ngậm, Viên cười tươi nói: “Quân ốm nhất đoàn nhưng tinh tai, tinh mắt, tao cho hai viên.” Ngượng quá. Thế mà từng lính chiến!
Lúc trước ở biên giới, Viên đi một lát mang về người dẫn đường. Một thanh niên gầy, khô đen như cục than cháy, hai hốc mắt thâm sâu như vừa từ dưới mộ chui lên. Họ lạnh lùng trao đổi ngắn gọn. Trả tiền ngay sau buổi vượt qua biên giới. Tôi nhận ra đường ra trận ngày nào.
Ngầm chữ A. Con suối cạn. Hang đá chôn mấy cô gái Quảng Bình. Tiếng khóc rấm rứt không nguôi mãi ba bốn ngày mới đứt. Mặt đất đầy mảnh bom, mảnh rốc-ket trộn lẫn trong bụi. Con đường 20, tuyến sinh tử, bụi mát lạnh ngập tới bắp chân. Cái xe Zil 130 chềnh ềnh giữa ngầm trọng điểm. Mở cửa, đổ nghiêng ra người chiến sĩ lái. Áo giáp nhôm máu đen. Mắt trừng trừng. Bàn tay trái giữ chặt vô-lăng. Phải bẻ gãy ngón cái mới lôi được xác anh ra…
Núi đá vùng này xưa lắm vượn đen! Bây giờ đâu hết? Cỏ, lau, sậy, rừng non vươn xanh lại, ngút ngàn, che lấp đường ô-tô cũ, cố vươn lên khỏi những hon cây cháy, cành không lá, đen đúa chĩa lên trời, thi thoảng sót lại. Nhiều khi vạch lối, phát đường mà đi. Có tiếng ô-tô xa lắm, ì ầm bên trái.
Tôi nghe như hon ó tiếng máy bay OV10 lượn suốt đêm ngày trên đầu. Đêm, máy bay C130 ì ì nặng tiếng săm soi.
Tôi chỉ núi, chỉ đồi, chỉ rừng, kể cho con của Bảo. Thằng bé ngây mắt nhìn. Bố cháu ngày xưa như thế ư? Nó hỏi. Tôi hon khuâng: “Bố cháu nhanh như cắt. Tinh như cú”.
Khuongsedon, đi gùi gạo. Sẩm tối lọt vào ổ phục kích. Sương từ thung lũng trào ra dày đặc bưng mắt. Thằng địch bất ngờ nhao ra chĩa súng vào ngực. Bảo né người, nháy cò ba viên, tiêu diệt ngay hai tên bên trái. Tôi thoắt tay, lật hon khẩu cối cá nhân đánh bay lên trúng hàm của thằng lính chĩa súng. Cú đánh quá gần. Máu, xương vỡ vụn phọt đầy mắt, miệng, nóng, mằn mặn. Bảo hô: Chạy! Hai đứa dong hai con lợn. Bỏ! Lợn cũng chạy mất tiêu. Ba-lô gạo nếp nương vừa mua của dân dính đạn chảy hết không còn một hạt… .Đi toi hai ngàn năm hon Kíp(3)! Năm ấy cả đại đội mất cả ăn Tết chửi hoắng mấy thằng đi lấy thực phẩm!
Viên bên tôi cười. Dường như nó biết tôi nghĩ gì. Nó xoa bàn tay mềm vào lưng tôi, nhồn nhột, như ý bảo: “Ông bạn già rồi mà nhớ dai!”
Quân bắt đầu có vẻ sốt ruột. Nó hay hỏi, sắp tới chưa? Mới đi có năm ngày. Sắp tới rồi! Nhìn bản đồ mày biết cả còn gì. Tôi xẵng!
Việc này, thú thực tôi đã bàn kỹ với Bảo cụt khi ở nhà. Tất cả chỉ biết hướng đi thôi. Còn vị trí chính xác nơi giấu vàng thì riêng có người chỉ huy nắm. ấy là ngày xưa ở mặt trận vẫn bí mật như vậy.
Bìa tập truyện ngắn “Vàng xưa” của Nguyễn Văn Thọ
Đêm rừng. Khí núi túa ra rất lạnh. Buổi tối, phải đốt lửa sưởi. Mùi săng lẻ bắt lửa, mùi thơm lá rừng, hoa cỏ nỏ, tiếng tanh tách cháy nổ bắn ra. Quân mang theo ít rượu nếp. Chúng tôi lùa được con khỉ già, hon lá nham nhở, cụt một chân khi nó dạn người nhón nhén ra nhặt cơm vãi. Trọng nhìn thấy. La lên. Bốn người đuổi nó mãi, dồn vào góc suối cạn. Tôi vồ trượt. Viên chém một nhát, nó giơ tay đỡ. Ngọn dao bén đứt lìa bàn tay, theo đà băm giữa mặt. Con khỉ già gục xuống ngáp ngáp.
Thui, bóp mắm tôm, nướng. Trọng bưng mặt.
Thịt dai ngoách như chão. Có lẽ nó là thương binh từ hồi bom đạn? “Trường Sơn chả tới nỗi nào/ đã chơi khỉ lại lạc vào giữa mâm”. Viên ứng khẩu một câu lục bát. Nhân bữa ấy, tôi kể chuyện săn thú của Bảo cho Trọng. Chuyện đánh nhau. Trọng luôn hỏi, thật thế hả chú? Tôi chân thật: “Đấy là một thời, muôn người như một’’. Viên cười, chả như một đâu. Tôi bảo, không như một sao thằng Mỹ bỏ chạy. Đâm đầu vào bụi! Viên cười.
Tôi không muốn căng thẳng, im lặng. Bây giờ cuộc sống làm cho khó hiểu những điều đã từng có thực xảy ra trong chiến tranh. Viên không muốn tin hay chẳng hiểu mà không tin? Mà sao con người nó nhiều mặt thế? Tốt thì như một vị thánh, mà ngang thì đúng là cua. Trọng vẫn ham nghe, lại hỏi, đi mãi như thế, lâu như thế mà chú và bố cháu chịu được? Chịu được! “Không chỉ riêng chú và bố cháu. Nhiều người lắm.” Sau chúng tôi khi ấy là cả dân tộc. Tôi nghĩ như vậy, nhưng im lặng.
Suốt tám ngày đi không có gì xảy ra. Thi thoảng gặp vết chân voi. Bãi phân voi to bè còn nghi ngút khói, chua hon. Mùi cây bị voi chà ngái hắc. Tôi dặn Trọng: thấy voi chớ chạy. Nó khôn lắm, biết ai hiền, ai ác, ai định hại nó, ai không. Cứ thủng thẳng mà đi!
Mùa mưa 72 đói rã họng. Lệnh tiểu đoàn cho bắn một con voi. Thằng Sáu thiện xạ, người Nùng Cao Bằng nhằm bắn con lớn nhất. Con voi bị đạn gầm lên. Sáu chạy. Voi bước nhanh hơn người. Sáu tụt xuống cái hố củ mài mưa rừng đã xói rộng, lọt thủm hết người. Voi thò vòi vào. Sáu bắn. Thò voi ra. Bắn! Mười ba phát cả thảy. Không thò vòi nữa. Nó đi vòng quanh Sáu. Giậm! Nghe tiếng súng, người ở nhà đinh ninh có cái khênh, tìm tới. Con voi một ngà đã đổ ềnh, giấu mặt vào bụi lồ ô rậm rạp. Tìm mãi không thấy Sáu. Thấy khoảng đất rừng voi chà nát. Đất lèn đầy vết chân voi. Con chó đại đội cứ cắn nhặng trên mảnh đất ấy. Đào lên, thấy Sáu chết ngồi. Mắt trợn ngược, nước dãi, sắn, rau rừng từ dạ dày ọc ngược ra lẫn máu ướt chua áo Tô Châu. Tay ôm súng. Mắt không nhắm, trợn ngược lên không thấy hon đen. Còn hai viên đạn. Một lên nòng, một trong ổ. Nó bị lèn sống về với ông bà.
Sắp tới vị trí cần tìm, tới ngày thứ hon thì có chuyện. Thằng Quân đi ngoài, hoảng hốt la có người rình nó, ôm quần chạy, thụt chân xuống hố mối. Có quái gì đâu, nó đi trúng dưới cây gắm, chỗ con cầy hôi ăn quả gắm vừa thấy động nhao xuống chạy. Tôi nhìn thấy rõ ở cái gốc cây trong bụi rậm những hạt gắm lẫn phân cầy hôi còn bốc khói. Mãi sau này tôi tự hiểu, thời nó ở Căm pot thoát chết bốn năm lần bị phục kích, bắn trộm, nên hư như vậy.
Một cành cây chọc qua lớp vải, đâm xiên vào đùi Quân. Máu tươi chảy đỏ xuống gót chân. Băng bó xong, tôi hỏi có đi được không. Quân gật đầu. Tôi biết, nó phải cố. Nó chống cái gậy le, khập khiễng đi theo đoàn. Tốc độ chậm hẳn lại. Nhưng khi ấy nhìn sự chịu đựng phi thường của nó cho kịp đoàn, tôi lại tìm thấy thằng Quân của ngày ở Đồng Dù.
Buổi tối, tôi ngồi bên đống lửa xem lại bản đồ, kiểm tra những điểm cao, chỉ cho Quân và Viên. Nếu bình thường thì ba ngày nữa tới nơi. Chúng ta cố gắng đi năm ngày! Quân gật đầu. Nó nghiến hon theo cho kịp đoàn. Viên nheo mắt nhìn Quân. Thực phẩm đủ cho hơn mười ngày nữa. Tôi rất nghiêm khắc chia ra từng bữa như hồi ở lính. Nhưng nếu cứ đi chậm thế này, phải giảm khẩu phần ăn là cái chắc. Còn lượt về nữa.
Ngày hôm sau chân Quân sưng tướng lên. Sáng dậy, nó cà nhắc ra khỏi võng. Nhìn vết sưng của nó, tôi thương quá. Biết làm sao bây giờ. Tôi bảo, hay là để bọn anh võng. Quân nói, không ! Mặt nó đanh lại.
Lại đi. Nhưng thực ra là thằng Quân lê. Bắt qua ngọn núi nửa mưa, nửa nắng. Được hai tiếng, mù sương bắt đầu thoang thoáng bay lởn vởn, rồi lên càng cao càng đặc dần. Sương, mù, hơi nuớc đọng thành từng hạt nước lớn từ lá rừng trút xuống lộp bộp. Con đường lởm chởm đá tai mèo ẩm ướt, bắt đầu đoạn trơn nhầy rêu. Quân thực sự không thể bước được. Tôi mang ba-lô hon ó. Cố lên, mày! Ba tiếng nữa qua đỉnh. Bên kia là nắng. Gần thung lũng ấy rồi! Tôi phải đủn đít nó mỗi khi bước qua một tảng đá.
Ba tiếng hành quân kéo ra hon tiếng. Trời tối sẫm mới lên tới đỉnh. Quân ngã vật xuống triền cỏ bên này núi.
Thằng con Bảo tới bên tôi, hay là để cháu cõng chú ấy? Không được. Nếu mai cứ thế này sẽ làm võng khiêng Quân. Khiêng thế nào? Viên hỏi. Tôi chặt sẵn cái đòn, buộc võng vào, nói cho Viên việc võng thương, bệnh binh của chúng tôi ngày xưa. Viên bĩu môi: “Có cái bản nào gần đây không?” Không – Tôi chỉ bản đồ – phải một ngày đường.
Ngày nào bị thương ở trận Boloven. Bốn đứa ốm võng tôi dưới trời mưa lụt sụt. Tôi luôn mê sảng. Tỉnh, nhìn lên chỉ thấy cái lưng đẫm mồ hôi và tiếng thở như chó chạy của thằng Long Hàng Chai. Nó chết hồi đánh trận cuối cùng ở Đồng Dù, cửa ngõ Sài Gòn. Một đại đội rằn ri địch bọc hậu của Lý Tòng Bá đã xơi tái hai nhăm chiến sĩ, trong đó có Long. Nhẽ ra Long không chết, nhưng nó nhẩy khỏi chiến hào, bắn vào toán địch định khử tôi. Đạn chả kiêng người bạn xả hon vì đồng đội. Nó dính trọn cả quả cối cá nhân bắn thẳng. Đầu bay mất tiêu. Vết cắt gọn như chặt củ chuối. Bọt máu phun ra sủi phì phì, đùn thành bọng máu đỏ tươi từ cái cổ họng đã mất thủ cấp.
Thằng cáng đi sau là thằng Chiến Dùng. Gọi tên huý là Chiến Dùng vì với nó, bất kì cái gì cũng đút vào miệng được. Tất cả “hon được!” Đấy là câu cửa miệng của nó. Một thằng cao gần mét bảy. Hồi an dưỡng nặng bảy chục cân. Khi ấy, vài năm ở rừng còn độc bộ xương lênh khênh thì chóng đói hơn thằng bốn chục cân. Thế là nó phải nhét tất cả cái gì có thể nhét vào bụng. Khốn nạn! Nó vớ phải mỗi cái nấm sót mà tái tím, co giật. Cậy miệng, nhét cái ống nứa, đổ òng ọc cả nửa lạng đường và nước đậu vào họng. Lại móc họng, lấy hon công ngoáy cũng không cứu được. Hôm chôn, mùa mưa lấy đâu ra ô-tô chở quan. Lồ ô ghép làm quan. Ni-lon trải làm chiếu, ba lô làm gối, võng làm chăn. Tôi đút vào túi quần hon ó nửa thanh lương khô BA 70, quỳ thả một nhúm đất khấn thầm: “Mày sống khôn chết thiêng, cứu anh mấy lần, phù hộ nốt cho anh sống cho tới ngày mai”.
Làm thằng lính biết điều chỉ cần biết ngày mai. Ngày mai tức không phải ngày hôm nay, không phải hiện tại, một tích tắc sau là ngày mai, là tương lai. Ngày mai thì bao giờ chả có. Tôi chỉ dám xin khiêm tốn thế, cho nên trời muốn tôi sống suốt cả hơn mười năm bom đạn?
Mặt trời sớm ra trên đỉnh núi no tròn bằng cái chảo vô tuyến lớn, đỏ sậm. Chim hót vang lừng. Gió lồng lộng thổi những đám mây tơ lững lờ bay ngang. Thằng Quân kéo tôi ra chỗ quang, chỉ về bên trái. Giữa màu xanh ngút ngàn có làn khói mỏng bốc lên. Một mái nhà trắng bạc hắt nắng. Bản! Bản mới! Quân thận trọng đo la bàn. Khoảng ba ngàn mét! Chệch hướng mình đi. Từ đây tới đó phải một giờ. Anh ạ, đưa thằng Quân gửi lại đó. Viên giọng nhẹ như gió. Tôi ngần ngừ. Viên kéo cái chân Quân lên. Bắp chuối đỏ tím. Khéo hoại thư! Tôi lo lắng. Đêm qua, tôi đã chọc cho nó một phát kháng sinh liều cao. Viên lấy ra viên thuốc màu hồng, đưa miệng, cắn răng đánh cắc. Đưa cho Quân một góc và bảo: ‘‘Nuốt!” Quân nuốt. Một lát, khuôn mặt Quân bớt tái. Viên lại lục mấy cái vòng bạc từ túi cóc ra. Từng này đủ nuôi ba thằng Quân cả năm. “Để nó vận động, nguy hiểm”. Viên nói đúng. Tôi hiểu. “Cả tụi quay xuống đó vậy!” “Không! Mình tôi đưa Quân là đủ. Anh chuẩn bị cơm nước. Tôi về ngay. Xuống dốc mà”. “Thế nào Quân?” Tôi do dự. Quân nhăn mặt. Sự đau đớn thể xác buộc người ta chọn thái độ. Bây giờ vàng có ý nghĩa gì? Nó gật đầu. Nó nhìn tôi: “Em khỏi là theo dấu đuổi theo ngay”. Tôi chân thành, không sợ à? Nó cười, lại không sợ rồi! Tôi nắm tay Quân.
Tôi và Trọng nổi lửa. Hơn một tiếng sau Viên quay lại. Nó hổn hển kể: “Dân bản rất tốt. Họ bảo tôi, để nó đấy cả mùa trăng không sợ. Cái cán bộ đi tìm người thân cũng như chúng tao thôi”. Thế là yên tâm rồi. Sẽ quay lại đón Quân sau! Viên xoa tay, tu một ngụm rượu. Cậu nói với họ ra sao? Tôi hỏi Viên. “Bọn tôi đi tìm hài cốt liệt sĩ”. “Bản có mấy nhà?” “Năm nhà. Từ đường Chín mới lên đốt rẫy mới”. “Sao không mua lấy con gà, hở chú?” Viên mắng Trọng: “Gà qué gì nữa! Mày khi nào cũng nghĩ tới gà!”
Từ đây tới đích cũng chẳng xa lắm. Thế mà hay. Khi quay về sẽ vào đó mua thêm gạo và thịt. Tôi thầm tính.
Chúng tôi lại đi. Xuống dốc, cả bọn gần như chạy. Tôi phải nói hai đứa bước từ từ. Máu dộng nhiều xuống bắp chân là đêm đau đấy! Thoắt, mọi khung cảnh xưa cũ hiện dần ra. Cũng phải ba ngày sau mới tìm thấy ngã ba suối. Nhiều dấu vết bị thời gian xoá nhoà. Viên bám sát tôi. Khi quẩn quanh tìm vật chuẩn, Viên sáng dạ, trách nhiệm. Rồi cũng tìm thấy ngọn núi thấp và con suối.
Viên nhao xuống ngã ba suối đầu tiên. Nó lặng lẽ sục tay vào từng hốc đá. Bụi vàng còn sót lại, bám lấm tấm mấy đầu ngón của hắn. Viên nheo mắt, ngắm. Nó liếm bụi vàng. Nó xoa vào mặt.
Trọng hét lên nhảy múa như trẻ nhỏ. Tiếng lanh lảnh âm vang cả núi. Lại nhặt được cái mũ sắt đã mục quai gỉ hoét. Tôi bảo, của bố mày ngày xưa đãi vàng. Trọng chụp cái mũ lên đầu có vẻ khoái trá. Con suối êm đềm chảy. Rừng cây và ngọn núi cũ vẫn thế. Trầm tư, bình yên. Tôi đứng lặng.
Tôi mang mấy thẻ hương ra thắp vái tứ phương trên bờ cỏ. Tôi gọi. Chúng mày ơi. Tôi khấn hồn bọn bạn cũ. Khấn thằng Vượng, Chiến Dùng, Long Hàng Chai và Hội. Những kẻ một thời trẻ trai chưa hưởng xái gì. Những kẻ trót dang dở mùi đời, đầy đau khổ mà dám quên đi để cùng nhau chia sẻ nơi mặt trận…
Từ đó tới hang giấu vàng nào có xa. Tối rồi. Tôi dẫn cả bọn vào kho súng đạn cũ. Còn dăm cái thùng đạn vẫn yên trong kho. Màu xanh quân dụng bền, vẫn tươi, mặc thời gian. Dăm gói bộc phá. Kíp nổ, dây cháy chậm. Cái hốc chúng tôi nấu ăn còn dấu tro than nguội lạnh. Đây là chỗ tôi ngủ. Đây là chỗ thằng Long, thằng Bảo, thằng Hội… Tôi sờ soạng từng mặt đá lạnh. Tôi cảm giác như tìm lại được điều gì rất khó dùng ngôn từ nói được. Tôi nhặt được cuốn Tạp chí Văn nghệ quân đội trên hộc đá. Đứa nào quên nhỉ? Tấm ảnh bìa, cô gái áo nâu, ngực căng đẹp tươi choàng súng trường! Hồi ấy chúng tôi đều như thế. Cô gái này bây giờ chắc đã lên bà. Gáy cuốn sách lâu năm khô hồ. Tấm ảnh la đà chao xuống nền hang. Một tờ giấy viết rơi theo. Giấy ố vàng, lờ mờ dòng chữ ghi bài hát: “Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào”.
Trọng tìm thấy hai khẩu súng trường Hung bắn tỉa đầy mỡ trong cùng hang. Mấy khẩu súng ấy thằng Long khuân về từ kho nát bên kia núi. Cái kho thời chiến tranh mới nhen nhóm. Thời bọn tôi, ai còn bắn tỉa? Tiểu liên AK 47 liên thanh thay súng phát một. Thùng đạn K44 vỏ thiếc vẩy cá trắng. Đạn vẫn vàng ươm. Tôi lau mỡ đã ô-xi hóa, đen két trên khẩu súng, chỉ cho Trọng từ khóa nòng tới kính ngắm quang học đã mờ mốc. Phát đạn bắn thử giòn tan bay đi phá vỡ một chỏm đá. “Chúng ta sẽ lấy hai khẩu này cho chuyến về để săn thú!” Viên cầm ngay một khẩu, nạp đạn choanh choách. Nó học bắn ở đâu mà bắn xuya ra trò.
Đêm ngủ lại hang. Lạnh buốt. Phải đốt bộc phá mồi cho gộc củi cháy mới ngủ được. Mùi thuốc. Khét. Thối. Hăng. Gần sáng tôi choàng tỉnh. Hình như có tiếng tru của chó. Tiếng tru miết lên thảm rừng, xa xôi vọng lên. Hay là mê ngủ? Hay là hương hồn đồng đội cũ gọi về? Ngày xưa bọn tôi hay gọi nhau trong rừng bằng tiếng tru chó sói. Tôi lay Trọng, mày có nghe thấy gì không? Trọng ngơ ngác. Viên bật dậy. Lắng tai. Không! Lại yên tĩnh.
Qua vạt rừng cháy xưa là tới hang giấu vàng. Hai tiếng đồng hồ. Tôi đi đầu. Có tiếng chó sói tru thật. Rất gần. Quen lắm. Viên giật mình, bắn một phát về hướng động. Đạn đi cao. Tiếng rít căng.
Yên lặng.
Chỉ còn tiếng thông reo. Tiếng liếu tiếu rộ lên. Có người? Hay thú? Hay chó sói? Thây kệ! Nhanh! Tôi giục.
Cái cửa hang rộng thế mà bây giờ bị cỏ lác, cây che gần kín. Rất lạ, vệt đường mòn trên con dốc, màn màn cỏ tơ, ngược lên vẫn rõ. Ai đã vào đây? Vàng còn hay mất? Tôi nhặt một que thuốc đạn pháo(4) dưới đất, đốt, dò dẫm đi vào.
Cái hang này nông. Không sâu như hang để súng. Cao hơn mắt tôi rướn tìm. Đây rồi!
Năm túi đựng vàng bằng bao cát Mỹ dựng nguyên ở góc cũ. Còn một túi nữa đâu? Hay mình lú lẫn mất rồi. Những viên đá xếp quanh đã bị dỡ ra từ khi nào? Ai dựng ở đây nhiều thuốc nổ Tonit thế này? Lại dây cháy chậm từng cuộn và hơn chục hộp kíp. Ai? Hay lâu ngày lú lấp!
Trọng nhao tới. Hai chú cháu run lên khi thọc tay vào đám vàng lấp loáng trong ánh sáng trắng, khói đặc của que thuốc đạn xèo xèo cháy. Tôi quay lại: “Viên ơi. Đây!”
Tôi giật thột.
Không thể tin ở mắt mình. Họng súng của Viên chĩa thẳng vào tôi. Mặt lạnh. Mắt lạnh. Rõ ràng hắn không đùa.
– Không được động đậy!
Khẩu súng của tôi để cách hơn mét. Tại sao ngu tới vậy! Ngày xưa vũ khí bất ly thân.
– Chú Viên ơi. Chú đừng đùa! Súng có đạn.
– Đùa hả? Tao bắn nát sọ mày bây giờ. Đá khẩu súng ra bên trái!
Thằng bé mặt tái sạm. Nó từ từ giơ tay quá đầu. Men men vỉa đá lấy chân hất khẩu súng ra xa tôi hơn. “Cháu xin chú!”
– Xin cái nõ c..! Mày ấn túi vàng vào các ba-lô! Viên sấn tới thằng nhỏ đập cái báng súng vào lưng nó. Cú đánh dường như để rung doạ tôi. Trọng sấp mặt xuống nền đá lạnh. Máu ứa đầm đìa mũi, mồm.
Tôi yên lặng. Mũi súng vẫn lăm lăm chĩa vào tôi. Tôi hiểu, cò súng bắn tỉa Hung rất nhạy: “Anh Viên, hãy cẩn thận !”. “Tất nhiên là tao rất cẩn thận”. Viên cười. Tiếng cười trong hang âm âm như tiếng ma. Tôi điên lắm, nhưng vẫn dịu giọng: “Anh Viên. Tôi hiểu. Nhưng chúng ta chỉ có bốn người. Số vàng chia ra đủ cho anh, cho tôi, cho tất cả giàu có”.
Viên có lần nói với tôi nó phải là ông chủ lớn. Tôi không hiểu gì về chủ lớn. Viên bảo làm chủ phải biết điều khiển tiền mẹ đẻ tiền con, tiêu chuẩn đầu tiên là phải có cái đầu lạnh. Phải biết tiền không có họ hàng, anh em, bè bạn. Nhưng cũng phải biết làm như thương người ta, mến người ta, để người ta tận tụy với mình. Gặp vận phải nhập cuộc ngay. -Viên than thở- Gặp vận tôi sẽ nhất định giầu. Không ngơ ngơ như bọn cò con, hơi tí thì run sợ.
– Giầu có! -Viên cười rất nhạt. -Biết bao nhiêu là giàu? Chúng mày chỉ cần một phân là đủ, là sướng run lên rồi. Tao thì một cân chưa là gì. Thiên hạ có cả tỉ đô. Tao cần cả tạ, hai tạ.
– Rồi anh sẽ từ từ mà làm ông chủ mà! -Tôi cắt giọng Viên, thuyết phục.
– Im đi. Ông biết gì. Các người đa cảm, thực thà, cả tin lắm và lúc nào cũng từ từ. Đấy chỉ là tư cách, là xưa lắm rồi. Bây giờ cần tốc lực, ông anh ạ. Làm tốc lực, kiếm tốc lực và chơi tốc lực. Ông anh không nhìn thấy, mấy thằng hôm qua còn kiết lõ ra đấy, sớm hôm sau đã nghễu nghện ô-tô êm ru bóng nhẫy phóng ào ào à?
– Mày nỡ chiếm tất cả công sức của bao người chăng? Tôi sẵng giọng.
– Không nhiều lời. Nói chuyện với anh chán bỏ mẹ. Làm giàu thì thằng nào chả dính máu. Không dính máu thì phải tưới mồ hôi của người khác lên tiền! Dỡ nhà người ta làm chuồng xí nhà mình. Hiểu chưa? Nào, thằng kia, nhanh tay lên!
– Viên. Hãy nghe tôi. Hãy để đức cho con cái. Chúng ta có bốn người. Quân sẽ biết tất cả nếu bọn tôi không trở về. Anh làm sao có thể một mình vượt qua hơn bốn trăm cây với số vàng này?
– Đức độ! Ông anh hay nghĩ tới tâm hồn, đạo đức. Đạo đức để mình chết mục xương là đạo đức ma. Đạo đức để cha mình ốm không thuốc là đạo đức quỷ. Không có tiền thì lấy gì để thương ai? Thằng Quân, nên xuống âm phủ mà tìm.
Thế là rõ cả rồi. Thảo nào nó đưa Quân đi nhanh quá. Tôi không ngờ tới cơ sự này. Họng súng vẫn hướng về tôi.
Viên hạ lệnh cho Trọng lấy cái dây dù của nó vất ra định trói hai tay tôi. Tôi bảo không cần, khoác nặng thế này tôi làm sao đánh lại anh. Nó cười, thế thì biết điều. Viên ngồi xuống bên tảng đá. Chỗ Bảo vẫn ngồi chơi cờ năm nào. Nó lấy bình-tông tu một ngụm rượu. “Chú Viên ơi. Chú cần gì lắm vàng thế?” Trọng vừa ấn vàng vào ba lô vừa van vỉ.
– Mày thì còn ngọng lắm, con ạ. Mày sống đủ như tao sẽ biết tiền để làm gì.
Quay lại tôi, Viên gằn giọng:
– Anh nên biết điều. Tôi sẽ suy nghĩ nên để anh sống hay chết. Nhưng nhớ rằng tôi bắn cũng xuya.
Tôi tính. Thế là còn cơ hội sống. Tôi giẫm nhẹ vào chân thằng Trọng. Nó chắc hiểu tôi. Và, chú cháu sẻ vàng thành các túi nhỏ cho vào ba lô.
Nhiều người thường tin vào số phận, không đặt cược tất cả vào ngày mai, bởi cuộc đời của họ có quá nhiều bất ngờ mà chưa khi nào có sự bảo đảm chắc chắn cho họ hôm sau cuộc sống thế nào. Có lẽ tôi nằm trong số người ấy. May và rủi. Đen và trắng. Sự đối nghịch luôn đan trộn, xen kẽ.
Tôi cứ đinh ninh, rằng có hai phương án sẽ xảy ra. Viên sẽ buộc hai đứa chúng tôi mang số vàng tới một nơi gần đường bọn buôn thuốc phiện lậu qua biên giới, rồi sau đó bắn chúng tôi, một mình làm chủ số vàng ấy. Hai là nó sẽ thí cho mỗi đứa ít vàng và lặn tiêu. Nhưng khả năng thứ hai rất ít, bởi nó đã đang tâm giết chết Quân để nhẹ gánh thì chả tử tế tới vậy.
Nhưng có lẽ số phận chưa muốn tôi bi đát như thế.
Hang núi bỗng yên tĩnh tới mức tôi nghe thấy tiếng tim thằng Trọng đập thình thịch. Chính khi ấy vang lên tiếng hô sắc nhọn như mũi lao bật khỏi dàn bắn nai của đồng bào dân tộc:
– Bỏ súng xuống!
Viên quay người lại. Trước cửa hang, sau mô đá có nòng súng động đậy hướng về Viên. Lấp ló áo màu sặc sỡ. Tình huống quá đỗi bất ngờ cho tất cả. Lại một bóng phụ nữ hiện ra bên trái hang. Cánh nỏ đã giương sẵn.
Tiếng tru chó sói thảng thốt rúc lên rất dài từ sau tảng đá, nơi có mũi súng thấp thoáng.
Tôi bừng tỉnh.
– Không nhận ra à? Đồng đội đây! -Giọng ai đó sao mà quen thế, vang lên.
Viên hoảng hốt vứt cây súng trong tay.
Ngược sáng. Chỉ thấy một bóng người hiện ra lừng lững, râu tóc tung bay trong gió sớm hằn trên màu xanh của trời. Khẩu súng bắn tỉa chĩa thẳng vào Viên. Người Rừng tiến lên gần. Tôi nhặt vội khẩu súng của Viên. Tôi nhao ra. Chính khi lộn xộn ấy, rất nhanh Viên nhào vào. Đẩy sấp thằng Trọng. Một phát đạn dường chỉ bắn cảnh cáo. Tiếng đạn cao. Trần hang bay lả tả bụi. Tôi nhìn Người Rừng. Trọng khi đó cũng đã vọt đứng dậy chạy về phía chúng tôi. Chỉ còn Viên trong bóng tối. Nghe tiếng lạch cạch của nòng súng rê trên đá.
Khi bên cạnh cứu tinh của chúng tôi, tôi chợt giật mình.
Hội! Đúng mày là Hội! Phải không? -Tôi thét lên.
Này nhé! Nụ cười ấy, khuôn mặt ấy, già nhiều rồi nhưng đôi mắt và đôi lông mày rậm ấy. Làm sao quên được!
Người Rừng cười. Cười rung bộ tóc muối tiêu ngang vai, bộ râu cước ngang ngực, tiếng cười vang trong hẻm núi và trên triền rừng âm âm nổi lên, ran ran lan nhanh như có nguời cùng phụ hoạ. Ông ta ấn nhẹ vai tôi và cả hai nằm xuống.
Không nên bao giờ tìm cách lý giải cặn kẽ những sự trớ trêu, kì cục của tạo hoá. Về sau tôi luôn nghĩ như vậy, kể cả khi ngẫm về cái điều nhầm lẫn một cách hết sức như mơ sảng ấy của tôi.
Không! Tôi là Nhơn. Cẩn thận! Khuôn mặt ông trở nên rất nghiêm túc: “Nó nhìn thấy chúng ta rất rõ đấy”.
Tôi xoay súng áp má mà vẫn liếc mắt quan sát kĩ cứu tinh. Đúng hơn là ngắm ông, một lần nữa thật kỹ.
-Hội, cậu lại đùa mình. Thế mà nghe tin cậu mất tích! -Tôi nói trong xúc động.
Chúng tôi tìm thấy bạn anh trôi trên suối. Đêm qua cứ tru mãi để anh biết sự nguy hiểm. Thấy các ông vào hang có vũ khí, tôi không dám lộ diện vì chưa biết ai đã định giết Quân bạn anh. – Người Rừng giải thích vắn tắt – Lại hỏi, anh là Sinh?
– Vâng, tôi là Sinh.
Khi ấy tôi rất mừng, hiểu ngay Quân chưa chết. Sau này tôi mới rõ, rằng trời chưa muốn để Quân chết. Nó bị Viên dọng cho một đòn vào đầu và hất xác xuống thác. Quân trôi vào đúng bến nước của gia đình Người Rừng và họ đã tới đúng lúc.
Người phụ nữ thiểu số từ đầu im như thóc, khi này thi thoảng nhìn tôi và Trọng. Khuôn mặt bà dịu dàng, thản nhiên, nhưng tay luôn lăm lăm chĩa nỏ vào hướng hang.
Tôi nắm chắc súng lăn sang trái: “Cẩn thận nhé! Nó rất nguy hiểm và liều lĩnh”. Người xưng tên là Nhơn gật đầu.
Trong hang bắn một phát. Ổ đạn có năm viên. Một trên nòng là sáu. Tối tính, hắn còn 5 viên. Viên đã vớ được khẩu súng của tôi khi nãy. Viên nhìn chúng tôi chắc rõ hơn chúng tôi tìm hắn. Hắn trong bóng tối. Lại bắn. Hai phát, tôi đếm. Tôi không bắn. Trong hang tối quá. Tôi nói to: “Anh chỉ có bốn viên nữa. Chúng tôi có bốn người. Đạn nhiều. Đầu hàng đi.” Trọng bò lại bên tôi. Mặt nó còn đầy máu. Nó vẫn chưa hết bàng hoàng. “Chú ơi, bắn chết hắn đi!” Giọng Trọng căm hờn. Tôi ấn đầu Trọng xuống. Yên lặng tới ba bốn phút. Tôi bắn ước chừng về phía Viên núp. Một phát, hai phát, ba phát rồi phát thứ tư. Có tiếng kêu thất thanh. “ối! Xin các bác đừng bắn. Em xin hàng!”
Bóng Viên hiện rõ dần. Tay phải ôm vai. Tay trái hắn giơ cao ngang đầu. Hắn đã buông súng. Chúng tôi cảnh giác đứng dậy. Tôi chuyển súng cầm sang tay trái, tiến lên, định tạt cho Viên một cái bạt tai cho bõ ức.
Sự việc thực bất ngờ. Trọng, thằng bé liều lĩnh giật lấy súng từ tay tôi: “Để cháu!” Nó bắn rất nhanh phát đạn cuối cùng trong ổ đạn. Đấy là phát đạn của định mệnh.
Viên đạn bay vót sạt tai Viên. Đạn bay sâu vào cuối hang và cắm ngập vào ổ kíp mìn . Đấy là về sau chúng tôi phán đoán như vậy. Một tiếng nổ tức thì, rất mạnh đã thành một áp lực khủng khiếp quét đi tất cả mọi cái gì cản đường nó. Toàn bộ hơn ba chục cân Tonit âm thầm bao nhiêu năm, giờ đây được kích thích phát nổ. Tôi bị lật người ra sau, đầu đập xuống đất và thấy mình bay trong một lỗ hổng đen ngòm xoáy mãi, xoáy mãi.
Xoay quay câu chuyện này, sẽ có nhiều câu hỏi “lẽ ra” cho bao cảnh huống hoàn toàn có thể không theo chiều huống đã xảy ra. Nhưng cũng “lẽ ra” sẽ có nhiều điều còn xấu xa thảm hại hơn mà thực tế cuộc đời tôi đã nhìn thấy. Vậy hãy để nguyên lịch sử của câu chuyện đã xảy ra như thế. Những điều thiếu sót, ấu trĩ, lầm lẫn… nhưng vẫn là chuyện đã xảy ra, cái không thể khác đi trong hoàn cảnh. Và biết đâu, có bàn tay của đấng sáng láng đã đùa giỡn tất cả mà tạo dựng.
Cũng như khi tỉnh dậy, là lúc tôi thấy Nhơn tóc tai bê bết bụi khói bò lên từ con dốc. Người phụ nữ dân tộc mặt mũi nhom nhem cũng liêu xiêu đi tới. Cây cối bên cửa hang xơ xác. Khói bụi tan ra. Tôi đau xót nhận ra cửa hang trống hoác. ánh sáng chan chứa chiếu trên nền hang trơ trụi. Khói từ các kẽ đá vẫn lơ thơ bốc lên. Không một dấu vết cũ. Vàng Xưa?
Chúng tôi tìm thấy Trọng bị ngất, văng ra cách đấy hơn năm mét. Không thấy xác thằng Viên, dẫu rằng Trọng căm thù tới xương tủy, nó muốn “băm xác Viên thành trăm mảnh!”
Hơn bảy chục cân vàng của ngày xưa biến mất. Trở thành cát bụi bay về rừng. Có lẽ với thời gian, nó sẽ theo mưa, theo suối, theo sông về tụ hội ở một nơi nào đó, dẫu là lâu lắm.
Chúng tôi xuống núi trở về nơi Quân đang chờ đợi.
Tôi ôm chầm lấy Quân. Bên cạnh nó một cô gái rất trẻ, đẹp như đóa hoa mai đầu xuân rực rỡ. “Đây là con gái mình. Cháu vừa mười tám tuổi.” Nhơn giới thiệu.
Câu chuyện của Người Rừng phải viết riêng một cuốn tiểu thuyết. Dẫu cho là ông ta chính là Hội, hay không phải thế cũng là điều không quan trọng khi ấy. Điều quan trọng là chúng tôi, tất cả sống sót. Quân đã đỡ, dù chưa đi lại được. Vết thương trên đầu được cô gái tươi trẻ hàng ngày đắp lá rừng, úp thêm một cái mũ mây, đan rất khéo màu ngà sáng.
Đã lâu lắm tôi lại ngồi nhậu trên nhà sàn khá chắc chắn và bếp lửa, rượu đế và thịt rừng nướng. Chúng tôi kể cho gia đình Nhơn nghe chuyện phiêu lưu. Người Rừng cũng bằng tuổi Hội. Ông nói rành rọt chậm rãi, tôi là Phan Thành Nhơn, lính cũ sư đoàn 320 B. Tôi “à” lên, bởi chúng tôi thuộc 320A.
Câu chuyện của ông như một trong trăm ngàn huyền thoại nhiều vẻ của đời sống lính tráng chúng tôi sau chiến tranh đã được các nhà văn miêu tả. Thôi, không bàn chi tiết. Đại để, Nhơn tương tự như hoàn cảnh của anh Hội. Đi biền biệt không tin tức. Thông tin thế nào về quê, rằng Nhơn đã hy sinh. Vậy là người vợ yêu dấu bao nhiêu năm hy vọng kia đi lấy chồng. Lấy ngay em họ Nhơn. Thế là quay lại đơn vị, Nhơn rất hận và buồn. Anh thường xuống thị xã gần nơi đóng quân chơi bời nhậu nhẹt. Một tối, Nhơn uống rượu rất say đã không kiềm chế điên khùng doạ đốt doanh trại. Doạ hóa thật, đơn vị ra tro và cháy lây hai chục nóc nhà của dân. Kỉ luật trả về địa phương. Tỉnh ra, Nhơn thấy cuộc sống thực vô vị, anh lang thang khắp các bản và khi suy kiệt, gần như mất trí, anh ngược rừng đi mãi. Tôi lạc hơn tuần trong rừng không biết lối ra, nằm ven suối đợi chết, anh nói. Một người đi rừng cứu sống anh. Đưa anh về ngôi nhà sàn chơ vơ trên miền này. Bản cũ đã cháy hết trong cuộc chiến. Vợ người đàn ông cứu Nhơn là một người đàn bà tật nguyền. Họ cùng đứa con gái nhỏ, chăm sóc anh hết lòng. “Phải tới hơn ba tháng ốm kiệt quỵ vì bao nhiêu đau đớn và suy nghĩ!” Chính con người tật nguyền – bà, bị cụt cả hai chân khi vấp phải mìn cài trong rừng- nhưng lại rất yêu cuộc sống, đã hồi sinh anh. Bà suốt ngày cháo thuốc và véo von hát những bài hát lạ. Rất lạ! Tới giờ Nhơn vẫn không biết. Lời hát anh hoàn toàn không hiểu. Êm, tha thiết, luôn luôn vang lên cả trong mơ như liều thuốc kì diệu nâng đỡ anh. Nó như tiếng mưa, tiếng gió, tiếng muông, tiếng thú và tiếng của muôn loài ở nơi xa xăm từ kiếp nào đã thấm. Đó là một điệu hát bây giờ thất truyền! Nhạc điệu ấy làm con người yên tĩnh, lắng gạn hết buồn đau. Anh khoẻ ra và quyết định trở lại quê hương. Như số phận định sẵn, ngày anh định xuống núi, xảy ra chuyện người đàn ông cứu anh bị cảm nặng. Tuổi già ra đi bất ngờ. Thế là anh không thể nhẫn tâm để người đàn bà tật nguyền và cô gái trong khu rừng với sự đau đớn mới, chờ thời gian xoa dịu. Tiếp tục sống. Và, anh tìm thấy hoàn toàn bình tĩnh trong đời sống chính tại khu rừng này. Rồi người đàn bà kia gả con gái cho anh, vì anh và con gái bà quấn quýt bên nhau đã lâu. Ông trời cho họ ngay một mụn gái. Để tới mười tám năm sau chính con họ, cô gái tìm thấy Quân bị Viên đập vào sọ ẩy xuống thác nước.
Thay cho đoạn kết:
Người đàn ông kể câu chuyện trên đã gần sáu chục tuổi. Tóc bạc, phong trần, khắc khổ. Nhưng đôi mắt sáng, chân thực và nhân ái. Gã nói, tin thì tin, không tin thì thô (5)! Gã rời ghế đá quay ra dắt cái xe máy tàng tàng thong thả nổ máy, biến ngay vào dòng người cuồn cuộn, trong lớp sương mù vừa bay ra bồng bềnh trên đường phố, quanh Hồ Gươm. Câu chuyện gã kể dài hai giờ đồng hồ. Trong tay tôi còn cả địa chỉ của gia đình gã và gia đình người có tên là Bảo. Cũng theo lời gã thì gã bằng lòng sống đạm bạc trong ngôi nhà một tầng “không tới nỗi nào và đầy đủ dụng cụ sinh hoạt giải trí cho vợ con”. Nhưng một chi tiết tôi băn khoăn nhất là gã bảo Viên còn sống.” Đã ba lần tôi nhìn thấy Viên sau khi trở về. Một lần trên dòng xe cuồn cuộn ở ngã tư Cầu Giấy. Cách đây hai năm, nhìn thoáng thấy Viên trên ti vi ở một chương trình giới thiệu những người thành đạt tại thành phố X. Lần thứ ba, tôi nắm lấy vai Viên trước cửa một khách sạn lớn ngay tại Hà Nội. Chuyến ấy tí nữa lôi thôi. Viên làm ra vẻ ngạc nhiên, lịch sự gỡ tay tôi, không nói câu nào, còn bảo vệ khách sạn tí nữa làm to chuyện, vì Ông Ta ấy là một thành viên đoàn doanh nghiệp Việt kiều vừa về nước làm việc với thành phố trên kế hoạch đầu tư mới. ”
Chuyện bịa! Thằng Viên còn sống? Mà biết đâu nó sống dai như thế và lẩn quất ở đâu đây?
Tôi, người chép lại câu chuyện này như bị ma ám vì câu chuyện của gã. Khi ấy, chao chác nhìn quanh…
Chú thích:
(1) Xin hãy đừng kể về Viejet Nam vì tôi từng đến đó!
(3) Kíp: Đơn vị tiền Lào bấy giờ.
(4) Thuốc phóng đạn. Màu vàng như chiếc đũa rỗng. Đốt cháy sáng trắng. Khói nhiều, rất khét.
(5) Trích thơ Nguyễn Trọng Tạo.
18/2/2002
Nguyễn Văn Thọ
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tính quy phạm và sư phá vỡ nó trong thể loại thơ đương luật văn học trung đại Việt Nam

  Tính quy phạm và sư phá vỡ nó trong thể loại thơ đương luật văn học trung đại Việt Nam 1. Khái niệm 1.1. Thể loại Đường luật   Thơ Đ...