Tự bao giờ
Nguyễn Nho Khiêm “và thơ sống với nhau như duyên trời, như số phận. Có lúc
hạnh phúc vô bờ, có lúc khổ đau cùng tận”(Nguyễn Nho Khiêm). Cứ thế, anh bồng
bềnh trong “Thơ như sương khói” rồi cất bước “Lãng du bên ngoài cánh
đồng” và bây giờ đứng lặng để “Bâng khuân theo chút nắng trên đồi”
cỏ non.
“Em vẽ hoàng hôn cánh đồng chiều gốc rạ lúa sinh khôn
Con cá rô quẫy dấu bàn chân trên cánh đồng tháng ba thơm cỏ
Giọt
mồ hôi mẹ bay lên thành những đám mây chở ước mơ của anh
bay qua bầu trời xanh biếc cơn mưa
Mưa thấm vào câu ca dao đồng cạn, đồng sâu, bến sông bồi lở.
Em vẽ bầy chuồn chuồn bay về từ tuổi ấu thơ
Cánh đồng tràn ra khỏi khung tranh rạt rào gió, làn gió nâu thổi
dọc lũy tre;
Cánh
diều căng hun hút khát khao bầu trời trong ánh mắt”.
(Trước
bức tranh đồng chiều)
Có thể khẳng định rằng Nguyễn Nho Khiêm không ham kiếm tìm ngôn
ngữ mới, không kiến tạo những hình ảnh lạ mà đi sâu vào thế giới nội tâm bằng
tất cả những gì gần gũi, thân thương để khai thác tận cùng nguồn cảm xúc luôn
trào dâng, tạo ra thứ thơ tự do đến mức “phóng túng hình hài”. Các câu thơ được
đẩy theo trục dọc và trượt dài cùng dòng cảm xúc, hình thành thế lệch chuẩn với
những câu thơ cách luật cổ điển… Nhà thơ đem họa hòa quện vào thơ tạo cho người
đọc chút bâng khuâng, chút tò mò và phấn khích để có thể cùng Nguyễn Nho Khiêm
phiêu bồng trong thế giới thơ anh. Theo từng nét “vẽ hoàng hôn cánh đồng chiều gốc
rạ lúa sinh khôn”, “vẽ bầy chuồn chuồn bay về từ tuổi ấu thơ” mà hồn người cùng
“Cánh đồng tràn ra khỏi khung tranh rạt rào gió, làn gió nâu thổi dọc lũy tre;
cánh diều căng hun hút khát khao bầu trời trong ánh mắt” để trở về thủa lên năm
lên ba sau một chuyến phiêu bạt hơn hai mươi năm trên phố lạ nhà cao, thiếu
vắng tiếng ru hời…
“Ô, ta tuổi năm mười rồi ư, sống ở thành phố 20 năm mà đám mây trên
cánh đồng nụ cười mẹ cứ bay về quấn quýt thịt da
Sao lồng ngực như ống sáo dưới cánh diều ngân vang trong hơi thở của em, trên hơi sương
bình minh triền dâu, bãi bắp ven sông”.
Thế mới biết quê hương giản dị với “Con cá rô quẫy dấu bàn chân
trên cánh đồng tháng ba thơm cỏ/ Giọt mồ hôi mẹ bay lên thành những đám mây chở
ước mơ của anh bay qua bầu trời xanh biếc cơn mưa” mà có sức hồi sinh mạnh mẽ.
Ta phiêu bạt giữa đời, bị đời xô đẩy đến nhàu nát, già nua và chỉ còn cách quay
trở về tựa lưng vào quê hương nghe tim mình hồi sinh trở lại. Với xu hướng duy
cảm và hướng nội, thơ Nguyễn Nho Khiêm phá vỡ đại tự sự mở ra một lối đi riêng
vào thế giới đời sống cá nhân với những lo toan đời thường.
Ngày nào cũng tíu tít
Chân đi không bén gót
Anh vừa lau nhà xong
Gió bụi lại thổi về
Hai mươi năm anh lau mãi căn nhà không sạch.
(Mưa
nắng
Với sự
bừng tỉnh ý thức cá nhân và cảm thức về sự hủy diệt của thời gian, Nguyễn Nho
Khiêm nhận ra rằng cuộc sống “Ngày nào cũng tíu tít/ Chân đi không bén gót”
nhưng vẫn không có cách nào thoát khỏi bước đi thâm độc của bụi thời gian. Thời
gian lạnh lùng đi qua và nhẫn tâm lấy đi tất cả... Nguyễn Nho Khiêm chống lại
bước chân hủy diệt của thời gian bằng cách tìm về với tình yêu, mong tình yêu
là cứu cánh duy nhất của con người trong cuộc chiến chống lại thời gian.
“Anh muốn cùng em đi dọc bờ biển
mặc sóng xóa những dấu chân qua
để thấy cuộc sống thật ngắn ngủi và tình yêu vô cùng
để quên đi những điều vặt vãnh”.
(Tìm
lại mùa xuân)
Quên đi thời gian, xem thời gia là một yếu tố vô can với đời sống
con người để “cùng em đi dọc bờ biển”, “để thấy cuộc sống thật ngắn ngủi
và tình yêu vô cùng”. Nhà thơ cứ nghĩ chỉ có tình yêu là vĩnh cửu còn mọi thứ
“đều vặt vãng” nhưng cũng chính nhà thơ phát hiện ra cuộc sống con người “thật
ngắn ngủi” vậy tình yêu có còn tồn tại khi con người đã mất? Đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi này, Nguyễn Nho Khiêm hốt hoảng nhận ra rằng tình yêu chưa bao giờ
và không bao giờ là giải pháp cho cuộc chiến chống lại bước đi thâm độc của
thời gian.
“Bây giờ tuổi tám mươi ba
Cha tôi ngồi ngắm tuổi già thương con
Không gian sắc, thời gian mòn
Bước đi dò dẫm biết còn bao lâu”?
Dẫu không quan tâm, không để ý đến thời gian nhưng nó vẫn âm thầm
hủy diệt, âm thầm cướp đi tuổi xuân của con người. Khi nhìn tuổi già ập đến,
Khiêm mới sững sờ vì thời gian đã đẩy cha mình về phía già nua và cái chết
không được báo trước “Bước đi dò dẫm biết còn bao lâu”. Biết giới hạn và
kết cục thê thảm của con người trước thời gian nhưng anh vẫn không cúi đầu
khuất phục mà tiếp tục nỗ lực để rồi lại thêm một lần nữa đau đớn trước sự phủ
phàng của thời gian.
“Đêm rộng quá và ngày dài quá
Bốn phía đời sa mạc bủa vây
Trời đất hỡi tôi chẳng là tượng đá
Tình mỏng manh xơ xác rụng đầy tay.
Vết thương lòng lại tấy lên lần nữa
Khi em vội vàng quên hết ngày xưa
Ngày ta đốt thời gian nhóm lửa
Sưởi tình yêu đi suốt rừng mưa”.
(Vết
thương)
Thơ Nguyễn Nho Khiêm tràn ngập biểu tượng nhưng nhiều nhất là
những biểu tượng có khả năng chống cự lại bước đi của thời gian như: sa
mạc, đá, lửa, sông, đồi… Nhà thơ không mô tả khách quan hay trình bày
cảm xúc một cách trực tiếp mà biểu hiện nó thông qua hệ thống biểu tượng. Biểu
tượng trong thơ anh mang ý nghĩa phổ quát cao, chúng bắt đầu từ chủ thể bằng
những cảm nhận rất riêng của anh nên nó không còn điểm tựa ở thế giới hiện thực
mà hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và trí tưởng tượng của chính Nguyễn Nho
Khiêm. “Đêm” và “ngày” trở thành hiện thân cụ thể cho không gian và
thời gian - hai chiều cơ bản của thế giới 3D rợn ngợp. Đây là những khúc đoạn
ngắn ngủi được phân chia theo tâm thức của một tâm hồn bị ám ảnh dai dẳng bởi
thời gian. Tất cả bị nhấn chìm trong mỗi cô đơn, hang vắng “Bốn phía đời sa mạc bủa
vây”. Khiêm đớn đau, Khiêm
nuối tiếc, Khiêm vô vọng “Trời đất hỡi tôi chẳng là tượng đá” để
“Vết thương lòng lại tấy lên lần nữa” khiến nỗi đau ào ạt ùa đến .
“Người đàn ông hai tay ôm mặt
nấc lên
biển không còn sóng
bầu trời thẫm đen
gió xuân chìm trong lá”.
(Người
đàn ông khóc)
Sống trên đời này, có người may mắn được nếm chút hương vị hạnh
phúc, có người trải chút ngọt ngào yêu thương, có người thưởng chút đắm say ân
ái… Nhà thơ họ Nguyễn này thì khác, bắt đầu bằng sự trong sáng tinh khôi đến
chút bâng khuân theo nắng, gió, mây, trời… và bây giờ là nỗi đớn đau quặn lòng.
Đất trời như sụp đổ, mọi lẽ sống tiêu tan, tất cả chỉ còn lại một “bầu trời
thẫm đen”. Đây là bi kịch đau đớn và tuyệt vọng nhất trong đời người thơ. Tưởng
rằng trước mắt chỉ còn một lựa chọn cuối cùng và duy nhất là cái chết nhưng
không, anh đã mạnh mẽ đấu tranh để chiến thắng và tìm ra giải pháp hữu hiệu…
“Những hòn đá nô đùa cùng biển xanh ngoài kia
là
bạn tôi
là bạn nghìn năn trước
mãi là bạn ngàn sau
lúc buồn đến với đá
lúc vui đến với đá
chúng tôi chơi với nhau không ai nói
gì
mà hiểu từng ngọn gió, giọt sương”.
(Viết
dưới chân núi Sơn Trà)
Kết bạn với đá là cách làm thông minh nhất, hiệu quả nhất để chống
lại mọi giới hạn về thời gian và không gian của con người. Tìm đến với đá là
phương thức duy nhất có thể từ bỏ cái hữu hạn để tìm đến với cái vô hạn và tồn
tại vĩnh viễn với tạo hóa. Bằng thủ pháp tiểu đối mà mọi giới hạn không-thời
gian và cả cái chết bị phá bỏ: “ngàn năm trước”><”ngàn năm sau”, “lúc
buồn”><“lúc vui”, “không nói gì”>< “hiểu từng ngọn gió, giọt sương”
tác giả tạo cho thơ những nét duyên dáng, mềm mại và e ấp… Đồng thời, biểu hiện
hiệu quả mối tình thiên thu giữa Khiêm và đá.
“Nắng gieo hạt nẩy mầm tươi
Cỏ xanh theo gót chân người nắng mai
Đầu trần nắng trải hai vai
Gió đồng quấn quýt một ngày nhẹ tênh.
Này chim dồng dộc bay lên
Lá xanh đan võng ru trên nhánh cành
Hỡi chim, này, cỏ rất xanh
Tha lên làm tổ hót quanh vòm trời.
(Với
cỏ)
Hơi thơ nồng nàn, giọng thơ say đắm, nhịp thơ đều đặn, nhạc thơ du
dương, các hình ảnh thơ tươi trẻ, tràn đầy sức sống và phơi phới niềm tin.
Nguyễn Nho Khiêm náo nức, khoe khoang với người đọc những món quà thiên nhiên
ban tặng và những vẻ đẹp trần thế. Dưới con mắt trẻ thơ của thi sĩ thiên nhiên
hiện ra lấp lóa vẻ đẹp ba tầng. Tầng một, ống kính thơ hạ xuống thấp đưa ta về
với những vạt nắng lung linh trên đầu lá cỏ. Nắng có vai trò làm bật dậy một
sức sống mới cho đời, cho thiên nhiên và cho thơ “Nắng gieo hạt nẩy mầm tươi/
Cỏ xanh theo gót chân người nắng mai”. Nắng thắp những hạt sương ban mai đậu
trên đầu lá cỏ phát sáng lung linh, mỗi giọt sương là một tiểu hành tinh quyến
rũ. Sự sống và màu xanh tràn ra vô tận theo bước chân người đi, bước chân hồi
sinh sau khi đi qua “bầu trời thẫm đen”. Tầng hai, ống kính thơ nâng lên độ cao
trung bình để chụp lấy hình ảnh của con người trong mối tương giao hài hòa với
thiên nhiên đồng nội “Đầu trần nắng trải hai vai/ Gió đồng quấn quýt một ngày
nhẹ tênh”. Tầng ba, ống kính thơ tiếp tục nâng lên cao theo phía cánh chim bay
vút lên trời xanh “Này chim dồng dộc bay lên/ Lá xanh đan võng ru trên nhánh
cành/ Hỡi chim, này, cỏ rất xanh/ Tha lên làm tổ hót quanh vòm trời.” Sự sống có
mặt và sinh sôi ở mọi nơi. Trạng thái thăng bằng này là kết quả mà nhà thơ đã
tìm lại được sau khi kết bạn với đá núi Sơn Trà.
Ngọn gió vàng thơm dập dìu lá cỏ
Một vạt nắng xanh hàng thông nghiêng nhớ
Bàn chân ai qua dốc đá vẹt mòn”.
(Trên
đồi Ái Ân)
Nguyễn Nho Khiêm tự tin viễn du giữa đời và phát hiện ra: thiên
đường không phải ở nơi xa thẳm như quan niệm của Phật giáo và Nho giáo... Thiên
đường tồn tại ngay trên mặt đất này, ngay bên ta mà nay ta mới biết. Mọi angten
thơ được bật lên để thu nhận tất cả những tín hiệu từ cuộc sống. Thiên nhiên
được cảm nhận bằng sự tương hợp nhiều giác quan. “Ngọn gió vàng thơm dập dìu lá
cỏ”, thị giác được mở ra, khứu giác nhô lên để lần đầu tiên phát hiện màu và
mùi của gió - màu vàng, mùi thơm. Một vạt nắng xanh hàng thông nghiêng nhớ/ Bàn
chân ai qua dốc đá vẹt mòn” đây là sự tương giao giữa thị giác, xúc giác và
linh giác. Nắng không vàng mà dịu dàng sắc xanh liêu xiêu giữa hàng thông
nghiêng nhớ. Biết bao bàn chân đã, đang và sẽ còn tiếp tục bước qua làm dốc đá
vẹt mòn…
Thơ Nguyễn Nho Khiêm không chinh phục người đọc bằng những cảm
giác lạ, những hình ảnh ấn tượng mà từ từ thấm sâu vào lòng người bằng chất trữ
tình đằm thắm, bằng thế giới hình ảnh thân thương, một lối tư duy sâu sắc, đậm
đà văn hóa phương Đông. Khi đọc hai tập thơ đã xuất bản của anh, Tiến sĩ Nguyễn
Đình Vĩnh khẳng định: “Nguyễn Nho Khiêm vẫn đang trên hành trình sáng tạo. Từ Khói
toả về trời đến Bên ngoài cánh đồng đã là một khoảng
cách. Khoảng cách của sự tiệm cận về với những giá trị nghệ thuật và ý hướng
đổi mới. Những sáng tác đăng tải gần đây của anh như đậm nét hơn ở những cung
đường ấy. Có phải vì thế mà chúng ta có quyền hy vọng, đón đợi ở tập thơ thứ ba
của anh”. Hôm nay, đọc “Nắng trên đồi” chúng ta nhận ra ngay rằng những dự cảm
nghệ thuật của tiến sĩ Nguyễn Đình Vĩnh là hoàn toàn chính xác.
Trả lờiXóaeva air việt nam
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
korean airlines
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich