“Tình khúc mưa”- Một bài thơ dung dị và sâu lắng của Nguyễn Bá Chính - Chương Mỹ
Giọt ngâu tí tách suốt
canh thâu
Mưa khóc tình ai rụng
hạt sầu
Chiếu lạnh, giường
không, chiều đợi mãi
Chăn đơn, gối chiếc,
tối chờ lâu
Ước người thi sĩ trao
duyên phận
Mong bạn văn chương
nối nhịp cầu
Buông tiếng thở dài
lòng não ruột
Thầm mơ điệu hát “ Lý
thương nhau”
Bạn
có biết thi sĩ khác người bình thường ở chỗ nào không? Một điều đơn giản có thể
dễ dàng nhận thấy, đó là: họ rất nhạy cảm, có thể chỉ một tác động nhỏ của môi
trường bên ngoài, cũng làm tâm hồn họ xao xuyến, trái tim họ rung động, thậm
chí họ nghẹn ngào trong những tiếng khóc không nguôi. Tại sao lại như vậy
ư? Điều này được nhà thơ Xuân Diệu lý giải bằng hai câu thơ hết sức
giản dị mà sâu sắc:
“Là thi sĩ, nghĩa là
ru với gió,
Mơ theo trăng và thơ
thẩn cùng mây”
Mang trong
mình tâm hồn của người nghệ sĩ, tác giả Nguyễn Bá Chính hiện đang là Chủ nhiệm
Câu lạc bộ Di sản thơ luật Đường Việt Nam Chương Mỹ. Ông có một phong cách sáng
tác thơ Đường luật rất độc đáo, nổi trội về bút pháp Đường thi so
với mấy chục anh em đang sinh hoạt trong Câu lạc bộ thơ Đường của huyện Chương
Mỹ. Thơ ông có nhiều cung bậc, âm điệu và cách dụng từ chọn lọc hay, có những
bài làm người đọc khó quên bởi lối chơi chữ rất sắc sảo. Ông cũng rất nhạy cảm
với những biến động của cuộc sống. Chỉ đơn thuần là một cơn mưa thôi, đã làm
cho trái tim ông thổn thức, suy tư, để rồi biết bao nhiêu niềm thương và nỗi
nhớ cứ thế trào dâng dội về trong ông…
Để
thấy được những tâm sự thầm kín của tác giả Nguyễn Bá Chinh, ta cùng nhau tìm
hiểu bài thơ “Tinh khúc mưa” trên đây của ông.
Một
nhà thơ từng viết:“Tháng bảy mưa ngâu buồn lắm/ Trái tim lẻ bóng thiếu người
thương”.
Dân gian
vẫn thường cho rằng: Tháng bảy là tháng mưa ngâu, ông ngâu và bà ngâu xa cách
nhau biền biệt, chỉ được gặp nhau một lần vào tháng bảy. Vì lâu ngày xa nhau,
nên khi gặp mặt, họ đã khóc rất nhiều, những giọt nước mắt đó đã biến thành
những giọt mưa tuôn trào, rả rich không thôi, chứng kiến cuộc tình
ly biệt ấy, nên mỗi năm cứ vào tháng bảy, trong dân gian thường cho rằng đó là
tháng xui và là tháng của chia ly. Tháng của những cơn mưa buồn da diết.
Mở
đầu bài thơ là sự tác động của ngoại cảnh vào trong tâm hồn của thi sĩ, âm
thanh mà ông cảm nhận được đầu tiên khi nghe tiếng mưa:
Giọt ngâu tí tách suốt canh thâu
Mưa
khóc tình ai rụng hạt sầu.
“Em
không nghe mùa thu
Lá
khô rơi xào xạc
Con
nai vàng ngơ ngác
Đạp
trên lá vàng khô”.
(Tiếng
Thu - Lưu Trọng Lư)
Tác
giả Nguyễn Bá Chính cảm nhận được tiếng mưa vào lúc “canh thâu” - lúc
đêm khuya, khi mà mọi hoạt động của con người và cảnh vật đã đi vào
giấc ngủ yên, nên không gian vô cùng tĩnh lặng. Ở thời điểm đó dễ đưa tâm trạng
của con người vào tâm trạng bâng khuâng của nỗi buồn vô tận. Nghe tiếng mưa mà
tác giả cảm nhận như chính mình đang “khóc”. Mặc dù tác giả không nói rõ
khóc vì ai? Khóc vì cái gì? Nhưng qua từ “tình”, bạn đọc đã phần
nào lí giải được tâm trạng của nhà thơ. Phải chăng đó là tiếng khóc cho một
cuộc tình không trọn vẹn, một cuộc tình chia ly, xa cách…Tác giả sử dụng đại từ
nhân xưng “ai” - đây là một từ phiếm chỉ, có thể nỗi sầu này không chỉ
riêng của nhà thơ, mà của biết bao nhiêu cuộc tình khác trong cõi nhân gian
này: “Em sẽ khóc khi nhìn thấy trên khóe mắt/ Thấy một mình
người đi lại lang thang/ Cỏ ghi giữ ân tình trong cỏ nhặt/ Mưa vi vu vì hẹn với
chuông ngàn”(Mưa buồn- Thảo Hương)
Hay:
“Lã
chã bên thềm những giọt mưa
Mưa
rơi gõ nhịp mấy cho vừa
Người
đi bỏ lại con đường cũ
Kẻ
ở tìm về quán nước xưa”
(Mưa
vắng- Hoài Nam)
Nếu
như hai câu mở của bài thơ là sự tác động của ngoại cảnh vào tâm hồn thi sĩ,
thì ở hai câu thực tiếp theo, ta thấy rõ được hoàn cảnh thực tại của tác giả: “Chiếu
lạnh, giường không, chiều đợi mãi/ Chăn đơn, gối chiếc, tối chờ
lâu”.
Nguyễn
Du trong truyện Kiều đã từng viết “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,
điều đó thật đúng với hoàn cảnh thực tại của tác giả Nguyễn Bá Chính. Chỉ duy
nhất một mình trong nỗi buồn vô vọng, “chờ” rồi lại “ đợi”, nhưng
kết quả chỉ là “Chiếu lạnh, giường không… chăn đơn, gối chiếc”. Ở đây ta
thấy sự tuần hoàn của thời gian, thoạt đầu tác giả cảm nhận được âm thanh của
tiếng mưa vào lúc đêm khuya, sau đó là buổi chiều, rồi lại buổi tối, điều đó
cho thấy mưa ở đây không chỉ một đêm, một ngày mà nó rả rích ngày này qua ngày
khác, và tâm trạng chờ đợi mòn mỏi của nhà thơ cũng kéo dài da diết, khắc
khoải, không nguôi. Tình yêu phải gắn liền với đôi, với cặp thì đó mới hạnh
phúc, nhưng ở đây, mọi cảnh vật đều đơn chiếc, lẻ bóng, cho thấy một cuộc tình
buồn, hiu quạnh… Nhịp thơ 2/2/3 tạo cảm giác rời rạc, ngắt quãng, gợi nên sự cô
đơn, trống trải trong tâm hồn con người. Chính bởi tình yêu buồn, không trọn
vẹn, nên tác giả Nguyễn Bá Chính luôn khao khát:“Ước người thi sĩ trao duyên
phận/ Mong bạn văn chương nối nhịp cầu”.
Ông luôn ước mơ người
tình mà mình đang mong nhớ sẽ thấu hiểu tâm sự, nỗi lòng của ông và hơn thế
nữa, ông muốn gửi đến người ấy lời hứa hẹn: duyên phận trăm năm chỉ duy nhất
dành trọn cho một người và duy nhất một người mà thôi. Ông cũng luôn khao khát
có một người bạn văn chương đồng điệu với ông về mặt tâm hồn để cùng ông chia
sẻ nỗi buồn, nỗi cô đơn. Thế nhưng kết quả ấy lại chỉ là: “Buông
tiếng thở dài lòng não ruột/ Thầm mơ điệu hát “ Lý thương nhau”.
Sự chờ đợi đến
mòn mỏi ngày này qua ngày khác, nhưng cuối cùng kết quả chỉ là sự vô
vọng. Nỗi buồn không những không vơi đi, mà nó ngày một lớn hơn. Tất cả những
ước mơ, hoài bão hiện tại chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Bài
thơ với ngôn từ giản dị, sâu lắng, đã nói lên được tâm sự của tác giả Nguyễn Bá
Chính, đó là niềm khao khát đến cháy bỏng về một tình yêu trọn vẹn,
trăm năm bền vững không phai. “Tình khúc mưa” như một bài ca gieo vào
lòng bạn đọc những suy tư, trăn trở về hạnh phúc lứa đôi và mong muốn có
sự đồng cảm sẻ chia sâu sắc từ phía bạn đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét