Bình Định xa… xưa…
Bây giờ mới hạ bút viết
những giòng này, phải nói là đã quá muộn - thực sự chẳng còn tác dụng gì - hay
có chăng chỉ là để tưởng nhớ những hình ảnh, những khung cảnh thân thương…đã
không còn nữa. Người thì đã khuất bóng gần hết, cảnh chỉ còn có địa
danh, chứ cũng đã đổi thay mất mát quá nhiều. Những gì tôi nhắc lại đây
là nửa năm 1945 về trước, trước ngày CMT8.
Bình Định đối với tôi quá
quen thân, tôi đã đến đây từ những năm 1940, cái thuở tôi còn là một học sinh
tiểu học ngây ngô. Tôi đã đi dạo trên thành Bình Định, đã leo lên lầu cửa Đông,
nơi sau này Chế Lan Viên gọi là lầu Tư tưởng. từng ngắm những cây gòn cao thẳng
tắp… Có vậy, khi đọc bài Bình Định – 1937 của Yến Lan mới cảm thấm thía: Nam
quách sầu, Đông phố quạnh, Tây môn xa…Là cửa thành phía Nam đã bị phá
bỏ lâu (có lẽ do chính quyền baỏ hộ Pháp không muốn dân VN nhìn về
phía Nam nửa, vì Nam bộ đã là xứ thuộc địa của
Tây rồi, nên đã cho đập phá cửa Nam; Không phải riêng cửa Nam thành Bình Định
mà cửa Nam Quảng Ngãi cũng đã bị phá). Cửa Đông gần đường quốc lộ, nên nhà
cửa dân cư đổ xô về phía này nhưng cũng hiu quạnh; còn cửa Tây thi gần đường xe
lửa nhưng cũng khá xa…So với thành Quảng Ngãi thì thành Bình Định lớn hơn nhiều.
Tôi biết đến Bình Định sớm vì có duyên mà không nợ, là có quen
biết với một người chị, gần như là chị nuôi ở phía ngoài thành gần với cửa
Đông. Tôi rất thương chị mà chị đối với tôi cũng lắm cảm tình.
Nguyên nhân chị có chồng và nhà ở thị xã Quảng Ngãi, tôi là học sinh ở trọ nhà
của chị, sau này vì hoàn cảnh éo le, chị về trở lại quê cha mẹ ở của Đông Bình
Định. Chị có cô em gái, suýt chút nữa thì thành đối tượng si mê của tôi, và do
bao ngang trái nên chúng tôi chỉ là bạn một thời. Thời này tôi đã trông thấy chị
Thu, con ông thông Tằm, một nhân vật đã thành sách, vì mẹ chị chỉ vì đi thăm
chồng (có lẽ ở Phú Phong chăng) nên đã bị một tên phu xe hảm hiếp rồi giết
chết oan uổng – thời 1940 chị có lẽ đã đôi mươi tuổi.
Năm 1945 tôi đã trở lại Bình
Định, với hai người anh bề thế là LNT và Quách Tạo, cuộc hành trình Quảng Ngãi
– Bình Định của chúng tôi lần này lóc cóc đi bằng xe đạp. Anh LNT là hiện thân
của CM, tuổi đã ngoài 40, là thần tượng của riêng tôi, cũng là người được Quách
Tạo kính nể, là ngừơi thông thạo cả ba ngoại ngữ: Pháp, Hoa, Anh, và rành
rõ về Đông Tây y, từng mở depôt bán thuốc tây và chữa bệnh cho dân nghèo. Từ những
năm 1935 – 1940 anh LNT là cọng tác viên quan trọng với tính cách như là
chủ bút (rédacteur en chef) của báo Sàigon – Bút Trà. Nhưng chỉ có anh em ký
giả trong làng báo mới biết đến anh thôi còn độc giả chẳng bao giờ biết đến vì
anh không bao giờ nêu tên thật của mình trên mặt báo. Đây là một mẫu người đặc
biệt, phải dành cho Anh cả một quyển sách lớn chứ không thể nào chỉ
viết năm ba trang, giờ thì anh cũng đã là người thiên cổ lâu rồi. Trong phạm vi
của bài viết này chỉ đề cập đến những gi liên quan đến Bình Định
và nhân vật ở vùng đất nổi tiếng nấy mà thôi. Qua trung gian của
Quách Tạo mà tôi được tiếp xúc với Yến Lan, Chế Lan Viên và nhiều nhân vật
khác. Quách Tạo là em ruột của Quách Tấn, đây cũng là lần
đầu tiên tôi được tiếp xúc với Quách Tạo trong một cuộc hành trình dài và lâu-
nhưng có ngờ đâu cũng là lần cuối, dù rằng anh là một công chức tòng
sự ở Quảng Ngãi cũng khá lâu. Anh Tạo sinh năm 1913, gốc người ở Phú Phong –
Bình Định, dù chỉ mới gắp nhau lần đầu, nhưng là người một hội một
thuyền nên rất dễ thân nhau. Có thể nói ngắn gọn Quách Tạo là ngưởi văn võ toàn
tài: văn thì anh thông thái cả Pháp lẫn Hoa, làm thơ hay, võ thì được chân truyền
học đến nơi đến chốn. Ngày Tổng khởi nghĩa CMT8 ở Quảng Ngãi anh đã bị đưa ra
pháp trường giống như trường hợp Lê Văn Hiến - là bộ trưởng Tài chánh đấu tiên
của nước VNDCCH nhờ Trung Ương kịp thời can thiệp, không thì toi mạng;
còn Quách Tạo thì nhờ có cán bộ biết là là thầy dạy võ cho dám thanh niên ở Ba
la, Quảng Ngãi nên mới thoát chết.
Quách Tạo đưa chúng tôi về
Phú Phong, nơi phát tích của triều đại Tây Sơn, cũng là quê hương của Quách Tấn,
Quách Tạo. Ngày chúng tôi đến Phú Phong, xưởng Delignon, cơ sở nuôi
tằm sản xuất tơ của Pháp xây dựng vẫn còn hoạt động. Thời gian ở Phú Phong
chúng tôi ở trong nhà Đoàn Phong, mãi đến sau này mới biết là nhân vật nổi tiếng
trong giới võ lâm Bình Định, và là nhạc phụ của Quách Tấn. Thời này gia đình họ
Đoàn vẫn sống trong tư thế giàu sang, là trong bửa cơm thường nhật ở miền núi
mà chúng tôi còn được thưởng thức hải sản tôm cua miển biển thì đủ rõ, Sau đó
chúng tôi được tiếp xúc với một nhân vật quan trọng là Tam Hà Trần
Thiếu Du; đây là dòng họ từng có những chiến tích với Tây Sơn. Tam Hà có dáng
người thanh nhã, thuộc dòng văn hơn võ, tuổi tác có lẽ đã gần 50. Ông là người
cọng tác, dúng hơn là biên tập viên của tờ báo CM chống chính quyền bảo
hộ Pháp là tờ Nhành Lúa nổi tiếng một thời của Đồng Sĩ Bình – là
nhân viên quan trọng trong tòa sứ của Pháp mà có tinh thấn chống Pháp kịch liệt.
Báo Nhành Lúa chỉ ra đời trong thời gian ngắn sau đó bị chính quyền Pháp đóng cửa.
Bà Tam Hà hình như là em gái của Đồng Sĩ Bình- tôi đã nghe thấp thoáng đâu đó
chẳng biết có đúng không. Nhà họ Trần ở phía bên kia sông Côn, mùa hè sông cạn,
đi qua sông chỉ lội bộ, chỗ sâu nhất chỉ tới đầu gối. Nhà cửa của
Tam Hà cũng khá khang trang, nhà ngói xưa nhưng pha theo lối hiện đại nên rộng
rãi mát mẻ. Ông cũng thông thạo cả tiếng Pháp và chữ Hán. Về đây tôi mới được
nghe đến tên tuổi của nhà cách mạng Mai Xuân Thưởng, vì Tam Hà vừa
cho xem bài diễn văn ông đã đọc trong trong buổi lễ kỷ niệm nhà cách
mạng này. Cũng ở đây chúng tôi được ăn một bửa cơm trưa đặc biệt với 7
món ăn thuần nhộng, chắc là do từ xưởng Delignon bán ra cùng với những
ly rượu bọt, cũng là đặc sản của Phú Phong có nồng độ cao thơm, mỗi khi rót ra
ly đều có sủi hai ba bọt trong suốt long lanh rồi chốc lát là tan
ngay. Tối lại tôi được xem một đêm bát bộ tại rạp Phú Phong, nơi mà Tản Đà cũng
đã từng tham dự (chắc là do Quách Tấn đưa về) và đã không tiếc lời ca tụng
trong thú ăn chơi. Nội dung vở tuồng là gì tôi không nhớ , nhưng cô đào chính của
đêm hát đó là cô đào Đức thì lại mãi mãi không quên, phải chăng vì đó là cô đào
thanh sắc vẹn toàn. Nhưng lạ là sau này không còn nghe ai nhắc đến tên…Hay là
đã chết trong ngày khởi nghĩa rồi …,giống như trường hợp của Lâm Thanh Bào, anh
em thúc bá với Lâm Thanh Lang tức Yến Lan. LThanh Bào hình như cũng từng lăn
lóc trong giới nhà báo ở Sàigòn, nên anh rất biết LNT. Có lẽ Saigòn cũng bất
yên vì bom đạn của thế chiến thứ hai nên anh đã rút lui về quê; nhà ở gần Yến
Lan, đang sống bằng nghề làm bánh bắc, thứ bánh làm bằng bột nếp, bột gạo và bột
các thứ đậu thổ san địa phương xanh, trắng, đen. Đến thời kháng chiến
gạo còn không có đủ ăn nên bánh trái cũng trở thành tuyệt tích giang hồ. Vì có
biết anh LNT nên chúng tôi cũng được LTBào đón tiếp rất niềm nỡ, tiếc rằng thới
gian gặp nhau qua ngắn, lần đầu mà rồi cũng là lần cuối. Ngày khởi nghĩa có lắm
kẻ bị chết lảng xẹt… hay rất oan uổng không thể nào nói được, LTBào
bị thiệt mạng trong những ngày KN. Đúng là thời loạn ly, có ai đẹp
mãi bao giờ.
Trong dịp này
chúng tôi cũng gặp Chế Lan Viên, đang ở tại trụ sở Nông Phố Ngân hàng, nằm
trên bờ biển Qui Nhơn; do anh Cầu là chồng của chị Tư, chị ruột của anh Chế
đang giữ chúc vụ ty trưởng, nên được ở trong cơ quan này. Nơi đây tôi đã nghe
CLViên ngâm thơ, không phải ngâm cho mọi người nghe, mà chỉ ngâm cho riêng anh
trong lúc cao hứng, sao tôi lại được nghe cũng là chuyện lạ. Thật ra trước
khi gặp anh Chế, anh Tạo đã dặn riêng tôi: tánh anh Chế rất khó, chớ
có đề cập gì đến thơ văn, mà chỉ nên nghe anh ấy nói thôi…Tôi cũng
thấy anh đang đọc thơ Đường bằng nguyên văn chữ Hán như Tam Hà, QuáchTạo, Yến
Lan…Về sau tôi theo đòi học chữ Hán là do tiếp xúc với những những nhân vật vừa
nêu. Giọng ngâm thơ của anh Chế rất đăc biệt, phảng phất giống như tiếng đàn độc
huyền.., sau này mới biết té ra anh vốn là gốc dân Quảng Trị, những người có âm
hưởng Huế, Q.Trị đều ngâm thơ rất hay. Cũng trong dịp này, anh Cầu và CLViên có
đưa chúng tôi đến gặp cụ Lê Ấm, là con rể Phan Châu Trinh, mà cũng là thầy dạy
toán của anh Cầu và anh Chế ở Collège Qui Nhơn. Bây giờ cụ Ấm vẫn còn khỏe dù
tuôi đã cao….Không biết anh Cầu học hành ra sao chứ còn anh Chế là học trò dở
nhất của cụ Lê Ấm, mỗi lần thầy kêu lên làm toán là chỉ có điểm 0 và
1 mà thôi
Rồi do những duyên cớ nào
tôi cũng không nhớ rõ,, tôi đã ăn nằm ở nhà Yến Lan, tức căn nhà nhỏ
nằm bên chùa Ông. đến bốn năm hôm. Nên căn nhà này tôi nhớ rất rõ, hướng nhà
xây vào Nam, vườn chùa nằm sát đường quốc lộ, có cổng ra vào thường
khép kín chỉ đi cổng nhỏ bên hông, muốn vào nhà phải đi qua một sân
rộng. nhà chía làm hai gian, một gian là phòng ngủ của gia đình, còn một gian là
phong khách mà cũng là phong văn của nhà thơ, mang tính thanh bần và chật hẹp.
Bàn viết của anh đặt ở phía tây có cửa sổ trông ra vườn chuối; nên mới có câu:”Nhớ
thương từ vườn chuối nuối vươn đưa “ Bên bàn viết có tủ sách nhỏ, nhưng có
đủ đông tây, có Thanh Kinh, Kinh Phật, Đường Thi chữ Hán, có cả Shakespeare…Sân
có bóng mát suốt ngày vì có tàn cây lớn, tôi cũng không nhớ là cây thị hay cây
đa. Trong những ngày này tôi được đọc tất cả thơ của anh Yến Lan, từ tập Đọng
Biếc đến Bóng Giai Nhân, và cô Gái Trử La. Đọng Biếc và Bóng Giai Nhân sau này
đã được ra mắt bạn đọc trọn vẹn. Chỉ có Cô Gái Trử La là một tập kịch thơ ít có
người biết đến. Đó là một vở kịch 3 hồi, 6 cảnh, gồm có trên 1300
câu thơ, mà chỉ viết trong 3 ngày đêm từ 26 đến 29 tháng 3 nắm
1943, và được trình diễn tại Thanh Hóa trong đêm 13 và 14 tháng
4 năm 1943. Sau đó được sửa chữa và chép lai ngày 22 tháng 3 năm 1944, rồi được
trình diễn tại Huế vào tháng 5 - 1944 (không nhớ ngày). Tại sao lại
có chuyện viết gấp rút như vậy,Yến Lan đã kể cho tôi sự tình: Số là lúc bây giờ
anh đang dạy môn Việt văn ở môt tư thục tại Thanh Hóa; theo thói quen đến khi bế
giảng niên học nghỉ hè là nhà trường tổ chức phát thưởng và trình diễn văn nghệ.
Phần văn nghệ thường là do giáo sư văn phụ trách, anh đã chuẩn bị cho trường biểu
diễn vở Bóng Giai Nhân. Kịch trước khi trình diễn phải được tòa sứ kiểm duyệt,
họ lại không cho phép trình diễn BGN. Bắt buộc nhà thơ phải sáng tác vở cô
Gái Trử La gấp rút cho kịp tập và trình diễn Nội dung cô Gái Trử La
là chuyện Tây Thi cô gái nước Việt của Câu Tiển, bị nước Ngô xâm chiếm. Sau khi
thoát khỏi lao lung Câu Tiển mượn nhan sắc Tây Thi làm mỹ nhân kế lung lạc Ngô
Phù Sai.. Người đẹp vốn là cô gái giặt lụa ở thôn Trử La, nên lấy đo đặt tên
cho vở kịch.. Có dịp tôi sẽ giới thiệu vở kịch, không mấy
ai biết này một cách chu đáo hơn, còn nay chỉ xin nhắc đến những nhân vật tai mắt
ở Bình Định trước CMT8 cũng tạm đủ, nên xin dừng bút ở đây vậy..
Đầu năm 2010
Khổng Đức
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét