Lời người dịch: Nghiên
cứu các biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là trong kiến trúc,
điêu khắc và hội hoạ, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê
bình nghệ thuật. Tuy nhiên, việc diễn tả các đối tượng nghệ thuật cũng có
những giới hạn nhất định. Có lúc, nhà nghiên cứu phê bình chợt nhận ra, quá
trình khảo tả đối đối tượng đã “quá kỹ lưỡng” nên không biết phải làm gì tiếp
theo. Đó chính là lúc họ cần đến một sự chuyển đổi trong tư duy về
quá trình tiếp cận đối tượng với một cái nhìn bao quát hơn, không chỉ với
chính đối tượng được mô tả mà còn với tác giả của nó. Hơn thế, họ còn phải
tìm hiểu bối cảnh ra đời và quá trình hình thành của tác phẩm; nhân cách của
tác giả cùng môi trường xã hội và nền tảng tri thức mà tác giả của nó được
tiếp nhận; xa hơn là cả giai đoạn lịch sử mà tác giả của nó đã trải nghiệm
trước khi cho ra đời tác phẩm. Dường như sự chuyển đổi này vượt quá ý định
mà nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật muốn dành cho đối tượng của mình,
nhưng đó lại là một sự chuyển đổi bắt buộc. Để tạo ra sự chuyển đổi đó, họ
không chỉ cần đến nền tảng kiến thức trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn rất cần
đến khả năng tư duy khoa học và vốn kiến thức xã hội của bản thân. Đây
chính là cách tiếp cận mà Raymond Firrth đã sử dụng ở bài viết này bằng con
mắt của một nhà nhân học. Qua đó cho chúng ta những gợi ý bổ ích về quá
trình nghiên cứu các biểu tượng nghệ thuật.
Các quá trình tương tự
việc tìm kiếm những biểu tượng và các thảo luận về chúng rất quan trọng
trong nghiên cứu về hội họa và những loại hình nghệ thuật tạo hình khác. Việc
diễn giải đặc tính các biểu tượng của nghệ thuật Cơ-đốc giáo giai đoạn đầu
thời kỳ Trung Cổ ở Tây Âu có thể được sử dụng như một minh họa, vì bản thân
nó thiếu đi sự quan tâm về tính cân xứng tự nhiên và mối quan hệ trực tiếp
của nó với nghi lễ và niềm tin đem tới sự tương đồng với nghệ thuật ‘nguyên
thủy’ được nghiên cứu bởi các nhà nhân học.
Nhà thờ trong thời kỳ
Trung Cổ luôn bị ám ảnh bởi biểu tượng luận. Trong việc xây dựng nhà thờ, bản
thân nó đã được tạo ra trong cấu trúc thể hiện cơ thể con người, thánh đường
chính là cái đầu và cung ngang trong nhà thờ chính là những cánh tay. Nhưng
nó cũng thể hiện cho Cây thánh giá của chúa Giê-su…và nhiều cái khác nữa
(Dunbar, 1929, 403-4). Hội họa kiểu Roman (vòm tròn và tường dày) và điêu
khắc đã thể hiện những hình hài của chúng với phần quan trọng nhất để minh
họa những bối cảnh trong Kinh thánh. Nhưng những điều này không đơn giản chỉ
là những sự chuyển ngữ (translations) lên tường hoặc đá về những
câu chuyện đã được viết cho những người mù chữ không biết đọc; mà chúng còn
là một phương tiện để chuyển tải những thông điệp về ý nghĩa nội dung nói
chung. Những bối cảnh trong kinh Cựu ước được dùng để mô tả trước những sự
kiện trong kinh Tân ước; các con vật cũng như con người được biểu tượng hóa
thành phẩm chất trừu tượng hoặc những sức mạnh tinh thần. Lấy ví dụ về hình
ảnh của Sư tử. Trái ngược với con báo, con vật hiếm khi xuất hiện trong nghệ
thuật điêu khắc thời trung cổ, là biểu tượng của sự tàn ác, tội lỗi của những
kẻ chống Giê-su, Ma quỷ, hình ảnh con sư tử rất phổ biến và đại diện chung
của một nguồn gốc quý tộc. (Sau này tôi sẽ bàn luận về tầm quan trọng của
Samson trong việc hủy hoại sư tử). Theo những câu chuyện ngụ ngôn về động vật,
con sử tử được xem như là chúa tể của muôn loài, mạnh mẽ và đầy lòng trắc ẩn
(Camerarius, 1668, II, 13). Khi thể hiện các trận đánh được với một con rồng
hoặc con rắn (như trên mộ của Percy ở Beverlay hoặc ở tai giữa trong nhà thờ
Lieding ở Carinthia), nó đã miêu tả sức mạnh của điều tốt đang chiến đấu với
điều xấu xa. Trong những câu chuyện ngụ ngôn, con sư tử có ba đặc điểm quan
trọng, dù được tạo bởi trí tưởng tượng, là sự hư cấu của những người giảng
kinh Cơ-đốc trong các khía cạnh biểu tượng. Con sư tử được cho rằng nó ngủ
mà không nhắm mắt, và vì vậy nó có thể đại diện cho sự cảnh giác, theo một
vài quan điểm nó là một người bảo vệ phù hợp ở những cánh cửa của nhà thờ,
và do đó xuất hiện rất nhiều trên các cột trụ.[1] Đặc biệt, nó là một hình ảnh
của Chúa Giê-su (Con sư tử của Bộ lạc Judah) người được đánh thức trong đêm
tại ngôi mộ chờ đợi sự hồi sinh của người. Con sư tử là điển hình cho sự hồi
sinh của chúa Giê-su theo cách khác. Người ta cho rằng những con sử tử con
sinh ra bị chết, nhưng được trông nom bởi những người mẹ của chúng
trong ba ngày, sau thời gian đó cha của chúng tới và truyền hơi thở cho
chúng, vì vậy chúng đã sống lại. (Một người đứng đầu ở nhà thờ lớn
Canterbury đã minh họa chủ đề này). Một lần nữa, nó được cho rằng khi bị
truy đuổi, con sử tử đã xóa sạch những dấu chân của nó, mùi hơi của nó, vết
lướt đi trên mặt đất theo đuôi của nó - vì vậy đã biểu tượng hóa hình ảnh
chúa Giê-su che dấu Đấng tối cao trong dạ con của Đức mẹ đồng trinh.
(T.H.White, 1960- 7- II).
Nhưng những giải thích
đã được biến đổi tùy theo hoàn cảnh. Khi Samson (người có sức khỏe phi thường-ND)
được mô tả trong thuật điêu khắc Roman đã vượt qua tất cả chỉ với hai bàn
tay của anh ta chú sư tử con gầm rống chống lại anh ta (Judges 14:5) kỳ
tích về sự can đảm và mạnh mẽ đã được đưa ra nhiều ý nghĩa mang tính biểu
tượng mà ở đó Samson chủ yếu đại diện cho Chúa Giê-su và con sư tử chính là
Ác quỷ (Cách hiểu này được củng cố ở Psalm 91:13, bằng cách này những người
ngoan đạo sẽ đạp con sư tử dưới chân).
Trong rất nhiều mô tả
điêu khắc về chủ đề này, [2] một trong những tác phẩm
sinh động nhất và đem lại sự thỏa mãn về mặt thẩm mỹ nhất đó chính là bức
điêu khắc ở bình phong (tympanum) của nhà thờ lớn Gurk, Carinthia. Samson,
với mái tóc dài và mặc trên mình chiếc áo choàng không tay, mạnh mẽ hơn hẳn
con sư tử. Đó là sự hoà hợp tuyệt vời về mặt thẩm mỹ với các đường nét lướt
đi, sự cân bằng của hình khối và những trang trí nhắc lại của những phác họa.
Bức điêu khắc đã đem đến một ấn tượng đầy sức sống, sức mạnh được ngưng lại
trong giây lát khi Samson mở hai quai hàm của con sư tử và chuẩn bị xé
chúng ra từng mảnh trong khi hai sứ giả hoà bình (doves) quá đỗi ngạc nhiên
đứng chờ ở hai bên. Sự kết hợp giữa các đặc tính nghệ thuật với những giá
trị tôn giáo đã hướng tới sự duy trì mối quan tâm về đặc điểm biểu tượng của
bức điêu khắc. Sau đó vào giữa năm 1971, cách đó 800 năm sau những hình ảnh
bị tàn phá, tôi đã nghe một sự diễn giải đầy thông tin và giàu cảm thông của
một sinh viên trẻ, giới thiệu rằng Samson đại diện cho Đấng cứu thế (Saviour)
của chúng ta; các sứ giả hòa bình chính là những linh hồn đang chờ được giải
cứu khỏi Ác quỷ, con sư tử, nếu không nó sẽ ăn sống nuốt tươi họ; chiếc áo
choàng bay ra khỏi đôi vai của Samson thể hiện cho sức mạnh, của Đấng cứu
thế. Đây là sự phát triển chủ đề và biểu tượng luận tiếp theo. Câu chuyện về
Samson trong kinh Cựu ước đã biểu tượng không chỉ nói đến sự khoẻ mạnh mà
còn cho sức mạnh của đức hạnh - một sức mạnh đã bị mất khi đức hạnh bị cám
dỗ về sau. Biểu tượng về sức mạnh chính là tóc của Samson, đã không được cắt
từ khi anh còn trẻ (xem trong chương 8) nhưng ý nghĩa đặc biệt của nó đã được
kéo dài tới chiếc áo choàng, cũng bay tung một cách tự do quanh người. Và sự
thể hiện tính biểu tượng về sự mạnh mẽ thông qua đức hạnh của một con người
lại một lần nữa được sử dụng để biểu tượng hóa sức mạnh tinh thần của những
tín đồ cực ngoan đạo - càng ít biểu tượng hóa càng có ý nghĩa hơn.
Biểu tượng luận của thể
loại phức tạp này đã mang đến một nền tảng quan trọng cho sự phát triển của
hình mẫu biểu tượng trong tôn giáo và nghệ thuật Tây Âu trong vài thế kỷ,
và như những gì tôi đã chỉ ra, ảnh hưởng của nó không hoàn toàn biến mất.
Nhưng nghiên cứu về thể loại này dựa trên những khám phá về mặt tư liệu,
làm cho nội dung thêm phong phú và cuốn hút và hệ tư tưởng liên đới, một cặp
quan điểm với nhiều mối quan tâm về phương pháp luận. Một cái gì đó như việc
tìm hiểu về các biểu tượng, hiển nhiên có tác động ở thời Trung cổ giống
như ngày nay - một sự tìm kiếm về một vài mô tả cụ thể cho những gì không
có chứng cứ với các bối cảnh nhưng được cảm thấy là có ý nghĩa lớn lao. Một
quan điểm khác về cái khó trong việc chuyển đổi biểu tượng - về sự chắc
chắn rằng đối tượng được tạo ra hoặc được lựa chọn bởi ai đó giống như một
biểu tượng được nhận diện bởi những người khác có cùng ý nghĩa biểu tượng.
Sự khó khăn này tăng lên khi thậm chí khi người tạo ra biểu tượng đặt nó một
cách có chủ ý, kéo dài từ cái chết của anh ta và việc không thể kiểm chứng
về những suy luận giống với mục đích của anh ta. Và nó tồn tại trong một dạng
khác khi sự kết tội là của biểu tượng luận vô thức, điều này cần có thêm những
bằng chứng thận trọng nhất phụ trợ cho việc bào chữa. Đó cũng là bằng
chứng cho thấy rằng các họa sĩ và nhà điêu khắc thời trung cổ giành tâm huyết
vào những tác phẩm của họ nhiều hơn là việc minh họa; điều này được thể hiện
rõ ràng từ những câu chuyên ngụ ngôn cho tới những tài liệu ghi chép về thần
học đương thời. Nhưng liệu rằng những sự diễn giải hiện đại của chúng ta về
biểu tượng luận, hoặc thậm chí những sự diễn giải đương thời của các tu sĩ,
mục sư có thực sự phù hợp với những gì các họa sĩ và các thợ thủ công muốn
thể hiện, dường như đây vẫn còn là một câu hỏi mở. Như Paul Frank chỉ ra rằng,
trong hội họa và điêu khắc ý nghĩa biểu tượng của những sự diễn giải thường
đều đã được thể hiện trong những sáng tạo của họ; trong kiến trúc; tuy
nhiên, nó được đọc sau khi tác phẩm hình thành. Chẳng hạn, trong tác phẩm Suger,
Abbot of St Denis, đã bỏ qua những cân nhắc về mặt cấu trúc, đã tranh luận
rằng trong một nhà thờ thường có 12 chiếc cột, điều này biểu thị cho các
Tông đồ của Giê-su. Lại nữa, trong biểu tượng luận về nhà thờ, cổng chính
được biểu thị cho ý nghĩa về chúa Giê-su, bởi vì chúa Giê-su là con đường để
đi tới Thượng đế, nhưng thực ra tất cả các nhà thờ đều phải có cửa (Frank,
1960, 213).
Theo quan điểm của tôi,
hội họa thời trung cổ đã đưa ra những so sánh rõ rệt cho nghiên cứu về mặt
nhân học. Ở đó thế giới được tạo ra trước khi có sự công nghiệp hóa dựa
trên máy móc, với sự nhấn mạnh nhiều hơn ngày nay về các mối quan hệ xã hội
theo đặc điểm cá nhân hoá. Nhiều tác phẩm nghệ thuật được quan tâm về các
khái niệm phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực tôn giáo. Hơn thế nữa, trong các
xã hội ‘nguyên thủy’ thuộc lĩnh vực kinh điển của nhà nhân học, người sản xuất
và người tiêu dùng các tác phẩm nghệ thuật đã chia sẻ một cách rộng rãi những
hệ giá trị tương đồng và những sự diễn giải về những hình ảnh biểu tượng được
tạo ra. Những giá trị biểu tượng của nghệ thuật không được đề cập một cách
xa lạ với gì trong xã hội - ngoại trừ một chừng mực về những ý tưởng sinh động
để chia sẻ, bao gồm cả những nghệ sĩ, được tin là cũng chia sẻ, nhưng không
đủ khả năng để đạt tới mức không cần sự hỗ trợ của siêu nhiên.
Sự thừa nhận công khai của
trào lưu biểu tượng trong nghệ thuật ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX diễn
ra theo các mức độ rất khác nhau. Chúng không phải chỉ lấy cảm hứng chủ yếu
trong lĩnh vực tôn giáo. Rất lỏng lẻo, chúng có thể được nhìn nhận như một
phần sự bác bỏ thành tựu của những gì mà tiến bộ kỹ thuật đạt được trong
các lĩnh vực nghệ thuật mà ở đó chúng là mối bận tâm của các nghệ sỹ thời
Phục hưng, và một mong muốn tìm kiếm thành tựu trong những phương diện khác
cho dù ít bị ngáng trở hơn so với những tưởng tượng mang tính sáng tạo. Cả
kỷ luật nghiêm khắc của những người theo Trường phái ấn tượng được dùng
thông qua lăng kính trong tranh ánh sáng (painting of light) và sự
phân tích cấu trúc của một Cézanne** đều xa lạ với họ. Ở đó có một
nhân tố được rút ra từ chủ nghĩa thực chứng, nó đã tìm kiếm cách mô tả thực
tế khách quan; một tìm tòi về cách thể hiện sự thật ẩn đằng sau những diện
mạo có thể nhìn thấy bên ngoài. Ở đó cũng có sự nhấn mạnh về mặt xã hội -
những phê bình công khai hoặc ẩn ý về vấn đề xã hội của tầng lớp trung lưu
thành thị bao quanh các nghệ sĩ; và ở Pháp phản ứng phá phách các sự kiện
chính trị như ở cuộc chiến Franco - Prussian năm 1870. Được dẫn đầu bởi
Odilon Redon và Gustave Moreau, cùng với những người khác như Puvis de
Chavanes và Paul Gauguin được liên kết một cách lỏng lẻo, các họa sĩ đã nhấn
mạnh các yếu tố tư tưởng và chủ quan trong tác phẩm của họ. Họ đã cố gắng
đưa ra một giá trị cảm xúc đối với việc sử dụng màu sắc của họ, mà qua đó họ
thực hiện ít phép phân tích hơn những người theo Trường phái ấn tượng đã
làm. Họ cũng nhận thấy một đặc tính biểu tượng trong nét phác màu đen*** được vạch ra, ví dụ như
trong tác phẩm Le Christ Jaune của Gauguin - hoặc trong những tác
phẩm sau này của Rouault.
Những sự phát triển
trong thế kỷ XIX thậm chí đã trở nên phức tạp hơn, khi sự chú ý được tập
trung mạnh hơn vào ý nghĩa của những lĩnh vực khác hơn là mô tả trong
sáng hoặc những giá trị “tự nhiên” của nghệ thuật. Ở Anh, một bút ký triết
học được đưa ra bởi R.G.Collingwood (1925, 27-8, 96), qua các thành ngữ
truyền thống ông đã nhận thấy nghệ thuật mưu cầu cái đẹp, điều này đã được
ông xác định như sự kết nối tưởng tượng, nhưng đề cập đến sự kết nối này
như là sự khác biệt về chất lượng từ sự kết nối của đối tượng suy nghĩ.
Trong quan điểm của ông, nó là một sự nhận thức trực tiếp hoặc trực giác về
các mối quan hệ giữa các phần của đối tượng, liên quan tới một ‘thị hiếu biểu
tượng’ nó là một ‘dự cảm’ của sự thật chắc chắn sẽ đạt được thông qua khoa
học và triết học. Không lệ thuộc và các công thức của các nhà triết học, rất
nhiều nghệ sĩ, với những mục tiêu và phong cách khác nhau, đang làm việc
theo những hướng có liên hệ rộng khắp với sự diễn giải. Một vài cố gắng thông
thường mô tả biểu tượng sinh động về đạo lý dân tộc hoặc các hình thức duy
tâm khác. Nhưng với người nghiêm khắc, khắc khổ hơn hoặc cả quyết hơn dường
như càng thúc đẩy các nghệ sĩ, cho dù trọng tâm nhấn mạnh của họ nằm ở sự
trừu tượng - sự mô tả về ‘thế giới phi vật thể,’ dựa trên những cách nhìn của
bản thân người nghệ sĩ; hoặc dựa trên những hình mẫu biểu tượng để đưa ra
những nguyên lý cơ bản về bản chất và sự tồn tại của con người. Chẳng hạn
như, tác phẩm của các họa sĩ thuộc nhóm ‘Brucke’ được đặc trưng bởi ‘không
khí bi kịch trong phạm vi xã hội, một sự phân chia của cái tôi trong phạm
vi cá nhân; sự nghiền ngẫm nổi dậy chống lại sự sai trái; đạo đức hạn hẹp
hoặc sự mê muội, hầu hết là chủ nghĩa cá nhân tôn giáo: đây chính là những
điểm cốt yếu của trường phái ấn tượng Đức (Thoene, 1938, 49). Nhiều nghệ sĩ
theo nhóm ‘Blaue Reiter’ sau này, tuy nhiên, nhiều tác phẩm và những chuẩn
mực khác nhau của họ, cũng có những quan điểm chặt chẽ về sự thay thế bản
chất của thế giới thay cho diện mạo bên ngoài của nó. Những người phá hủy
thông lệ, có ý định bộc lộ‘tiềm ẩn đằng sau sự tồn tại,’ họ tự cho là những
người không bác bỏ tự nhiên mà là vượt qua và làm sáng tỏ nó. Họ đang cố gắng,
như Franz Marc đã viết, để ‘tạo ra những biểu tượng có thể đưa họ lên những
vị trí được tôn thờ của sự sùng bái trí tuệ trong tương lai,’ hoặc ‘tạo ra
những biểu tượng đảm bảo’ trong ý nghĩ, bằng cách kết hợp với những cảm xúc
xuất hiện trong nội tâm, như trong chú thích của Paul Klee đã đề cập. Trong
những con đường phát triển, các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và những
nhà phê bình nghệ thuật đã bắt đầu giải thích về nghệ thuật nguyên thủy,
nghệ thuật Byzantine và nghệ thuật Roman, nghệ thuật phương Đông không giống
như sự mất cá tính vì thiếu đi tính cân xứng và thiếu sót về mặt kỹ thuật,
nhưng được quan tâm nhiều bởi tính biểu tượng hơn là tính tự nhiên.
Đó là chưa kể đến những
cách đề cập thông thường khác về các biểu tượng, ở đó một số còn tối nghĩa
hoặc ít ra cũng là những sự sử dụng phức tạp trong lĩnh vực hội họa. Nói
cách khác, đó chính là những sự kết hợp mang tính biểu tượng trong tác phẩm
nghệ thuật theo những đề nghị đưa ra bởi những kinh nghiệm tuy không mô tả
mà là ngụ ý bằng các hình mẫu được thể hiện. Sự biểu tượng hóa thường bị
bác bỏ khi không phù hợp với việc
làm sáng tỏ đối tượng nghệ thuật. Nói cách khác, đó là khái niệm về
biểu tượng hóa giống như quá trình được đề cập, không phải với các đối tượng
của thế giới bên ngoài như sự lĩnh hội thông thường, mà là với một vài thực
tế khác – cho dù trong suy nghĩ của các nghệ sĩ, trong đó họ là người quan
sát, hay trong tính bẩm sinh của sự tồn tại nói chung. Việc chia tách các
phạm trù là những cố gắng của một số nghệ sĩ hiện đại để tránh tất cả những
gì được biểu tượng hoá, để thể hiện nỗ lực sáng tạo của họ như một sự đối đầu
trực tiếp với kinh nghiệm, trong sự cố gắng để kích thích sự phản ứng năng
động và thay đổi tình hình. ‘Trong tương quan với sự thuần khiết của người
nghệ sĩ, anh ta phản đối biểu tượng luận,’được viết bởi Roger Fry. Ngay cả
với hội họa trừu tượng, trong khi từ chối biểu tượng luận truyền thống của
nghệ thuật trình diễn thông lệ, chứa đựng một giá trị biểu tượng trong chất
lượng thể hiện ở cảm hứng của khán giả. Mặc dù nó có thể bị cho là nghệ thuật
phi khách quan đã bị phá vỡ thông qua quá trình biểu tượng hóa bản thân nó
bằng sự đối mặt với khán giả với một sự ‘trải nghiệm trực tiếp’ về những sức
mạnh có liên quan tới sự sự sáng tạo bức tranh, điều đó đòi hỏi phải có một
sự xác nhận chắc chắn để duy trì sự vẹn toàn. Ngôn ngữ trong việc xác định
sức sáng tạo tự nhiên mà ở đó những đại diện tiêu biểu của nghệ thuật trừu
tượng đã phủ lấp những tranh luận của họ; ảnh hưởng của các hệ thống ý tưởng
thần bí đối với một số họa sĩ trừu tượng (ví dụ thuyết thần trí (theosophy)
đối với Kandinsky và Mondrian); sự cố gắng đề đưa ý nghĩa cá nhân vào cấu
trúc chính - điều này có xu hướng liên quan tới những các hình mẫu biểu tượng
trong việc thể hiện một số bối cảnh.Michel Seuphor cho rằng với phụ nữ
Mondria được biểu tượng hóa như chân trời rộng lớn của biển cả; đàn ông được
biểu tượng hóa thành những chiếc cọc gỗ chống lại sóng dữ và những đụn cát
từ biển cả. Ông ta cho rằng nền tảng nhị nguyên đã trở thành cơ sở của Nghệ
thuật tạo hình mới, và một hệ thống tư duy thẩm mỹ đã được thiết lập một
cách trọn vẹn dựa trên nguyên lý của góc góc nhìn đúng đắn, đã phác họa sự
dữ dội của tự nhiên bằng cách đưa ra hình ảnh đối nghịch giữa biển-và-chân
trời với những đụn cát (1962, 37).[3]
Thậm chí nơi nó được giữ
lại hình dáng của nghệ thuật phi khách quan chính là ‘tính biểu tượng chỉ của
chính nó’ và thuật ngữ ‘siêu biểu tượng’ đã được đưa ra để thảo luận về
thành tựu của chúng trong phép phân tích, nó được cho là những gì có liên
quan chính là một cuộc cách mạng tinh thần, và ‘lịch sử của sự phá hủy thế
giới vật chất bên ngoài của diện mạo đã biểu thị một sự tinh thần hoá từng
bước của nghệ thuật, cho sự dẫn dắt của nó tới hơn mọi sự thể hiện mang
tính biểu tượng’(Fingesten, 1970, 113). Trong một tuyên bố đầu tiên về vấn
đề này Herbert Read đã phân biệt biểu tượng luận theo hướng thông thường,
dùng hình ảnh cụ thể, và biểu tượng luận dùng những cái trừu tượng mà không
có gì sánh bằng trong kinh nghiệm quan sát và thực hiện thông qua quá trình
vô thức hoặc trực giác. Một trong những trào lưu rõ rệt nhất của thể loại
cuối, siêu hiện thực, đã nỗ lực để tận dụng quá trình biện chứng vào hoạt động
nghệ thuật đối lập giữa ý thức và vô thức; hợp lý và bất hợp lý, hành động
và mơ tưởng. Vì vậy siêu hiện thực đã thận trọng đảm nhiệm việc sáng tạo ‘đối
tượng có chức năng biểu tượng’ như một phần cố gắng tăng cường những cách đạt
tới các mức độ sâu nhất tính cách tinh thần (Andre Breton, 1936, 86).
Ở đây có hai điểm quan
trọng trong toàn bộ vấn đề này. Một phần lớn nhất trong sáng tạo biểu tượng
luận của những hình thức nghệ thuật này được thể hiện ở những hình dáng
mang tính ngầm ẩn, không rõ ràng; quá trình khám phá, nhận diện và đặt tên
cho những mô hình biểu tượng được thực hiện bởi những người quan sát và diễn
giải, không được thừa nhận và thường không được biết đến bởi các nghệ sĩ đã
thực hiện. Thứ hai, khi những mô hình biểu tượng được nhận ra trong các tác
phẩm của họ, nó là một phần của tiêu chuẩn hiện đại để yêu cầu cho nó có một
sự tự trị rõ ràng hơn, một giá trị lớn hơn trong môi trường thẩm mỹ. Sự
công bố mang tính biểu tượng có chiều hướng được nhìn nhận thích hợp hơn với
sự công bố thực tế bởi vì, nó được cho là, có thể truyền đạt khái quát hơn
và có những ý nghĩa sâu sắc hơn.
Những vấn đề về mối quan
hệ của biểu tượng riêng với biểu tượng chung đặc nổi lên trong nghệ thuật.
Làm thế nào mà cách nhìn cá nhân của người nghệ sĩ lại chuyển thành những
biểu tượng được công chúng chấp nhận? Có phải nghệ thuật nảy sinh từ những
nền tảng của nghịch lý - sự công bằng khẳng định nỗ lực sáng tạo của cá
nhân, và trong khả năng tác phẩm của anh ta được nhận ra và được chấp nhận
bởi chính những cá nhân khác - một cộng đồng? Có phải người nghệ sĩ tin rằng
chỉ anh ta mới là người đánh giá sau cùng về giá trị của những nỗ lực mà
anh ta giấu kín niềm tin tương tự rằng chỉ khi kết quả sự nỗ lực của anh được
chấp nhận bởi những cá nhân khác thì bản thân anh ta có chấp nhận giá trị
đó?
Một loạt các quan điểm sẽ
được mở ra từ đây. Nếu người nghệ sĩ nhìn tác phẩm như một phương tiện giao
tiếp cơ bản hiển nhiên anh ta phải cố gắng để mã hóa bằng chính những gì
anh ta phải ‘nói,’ đó là một bức vẽ hoặc tác phẩm điêu khắc, có thể được diễn
giải bởi những người mà anh ta muốn giao tiếp. Anh ta có thể cố gắng giải
mã trong phạm vi của những biểu tượng đã được công nhận một cách công khai
- đó là những gì mà tôi cho là ‘nghệ thuật bình dân’ đang cố gắng thực hiện.
Hoặc anh ta có thể cố ép sự thừa nhận về một sự mã hóa mới, có lẽ của một
yêu cầu được cho là thuộc về một số hiểu biết phổ biến của con người - đó
chính là những gì tôi kết luận về nhiều thể loại của nghệ thuật trừu tượng
đang cố thực hiện.
Nhưng những gì mà một số
nghệ sĩ hiện đại đang cố thử nghiệm, nếu tôi phân tích về họ một cách đúng
đắn, để rút ra càng nhiều càng tốt yếu tố nhân cách từ sự diễn giải về những
sáng tạo của họ. Tính cá nhân, thành phần không thể loại bỏ ở đây, trong hoạt
động hợp nhất sự lựa chọn sáng tạo. Nhưng tính cá nhân trong sự sáng tạo của
nghệ sĩ chỉ muốn được xác nhận; không phải tính cá nhân trong một con người
cụ thể với giới tính, tính khí, và nền tảng xã hội. Những đặc điểm của cá
nhân người họa sĩ hoặc nhà điêu khắc mang tính cá nhân có thể được đề cập bởi
chính người nghệ sĩ không thích hợp với việc xác định tác phẩm, làm rối trí
với sự thừa nhận giá trị kinh nghiệm mà nó mang lại. Vì vậy một họa sĩ tự
nép mình như Bridget Riley có thể xử lý tác phẩm của cô như một sự cố gắng
để kích thích bằng các phương tiện quan sát, thông qua sự kết hợp đường nét
với khối tròn, chấm nhỏ, đường sọc vằn, trong gam màu đen hoặc trắng, bằng
một loại trải nghiệm cá nhân trong mắt người xem. Người nghệ sĩ thể hiện ý
tưởng đằng sau sự sáng tạo - không nhất thiết phải như người biểu diễn, khi
công việc đó có thể được thực hiện bởi những người phụ tá theo sau sự hướng
dẫn tỉ mỉ đã đặt ra (Robertson, 1971). Tương tự như vậy, sự tính toán xuất
phát từ những công trình điêu khắc hoặc những bản vẽ đã được tạo ra bởi nghệ
sĩ người Mỹ Sol Lewit. Đây là một sự cố gắng để giảm thiểu đến mức thấp nhất
sự công khailiên lụy của nghệ sĩ trong nỗ lực diễn giải đối với
người xem. Dường như sự thành công trong kiến thức và sự tỉ mỉ trong tính
cách của nghệ sĩ, những loại hình tượng xã hội hoặc tính khí nào mà anh ta
hoặc cô ta mô tả, xuất hiện không phù hợp với sự diễn giải về bức vẽ là một
phần kinh nghiệm của người xem. Ở đây nổi lên những gì tôi muốn gọi là ‘biểu
tượng câm.’ Người nghệ sĩ nói về hiệu quả: hiểu bức vẽ theo quan điểm riêng
của cá nhân bạn, trong phạm vi kinh nghiệm của bản thân bạn; để cho những kết
hợp của đường nét, hình khối và màu sắc truyền tải thông điệp của bản thân
chúng tới bạn - hoặc một cách nghiêm khắc hơn, để chúng gợi ý cho bạn về sự
nhiệt tình của những cảm giác mà nó sẽ giúp bạn một trải nghiệm nhận thức
được, về một ‘sự kiện,’ Ý nghĩa biểu tượng theo nghĩa bóng nhiều hơn đã
không được mong đợi - thậm chí có thể bị từ chối. Ở đó có một niềm tin rằng
trong một mối quan hệ trực tiếp giữa đối tượng vật chất và sự đánh giá của
người xem để cho những hình mẫu của bức vẽ không ‘thay thế’ cho một cái gì
khác hơn chính bản thân chúng. Chúng được mong đợi để gợi lên sự phản ứng
mà không cần sự dàn xếp của những hình ảnh khác. Theo cách diễn đạt chuẩn của
‘cấu trúc luận,’ những hình mẫu nghệ thuật được ‘dàn xếp’ trực tiếp, theo một
cách căn bản nhất, giữa những hiện tượng-xung lực (raw
impulse-phenomena dạng thô) trong bản chất con người với vị thế-xác định
văn hóa(culturally-defined position) của người xem. Ở đây cũng có sự cố gắng
nhiều hơn để giảm bớt tầm quan trọng của chất liệu nghệ thuật, trong sự
thiên vị đối với hình ảnh tinh thần – mà qua đó ‘nghệ thuật khái niệm,’
‘nghệ thuật mini,’ ‘siêu-thực’ và một vài loại khác có sự quan tâm nhằm xoá
mờ càng nhiều càng tốt những nhân tố nhân văn trong nghệ thuật.
Nhưng như tôi nhận thấy,
người nghệ sĩ trên thực tế không lu mờ như sự mô tả. Nó được công nhận rằng
chúng ta phải đương đầu với quan niệm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Và thậm
chí trong những lĩnh vực tiến bộ nhất của nghệ thuật hiện đại, ở đó vẫn có
sự tìm tòi ở một phần nào đó của các nhà phê bình nghệ thuật và công chúng
như với những gì người nghệ sĩ ‘dự kiến’ thể hiện qua phẩm. Bản thân người
nghệ sĩ thường bày tỏ tính trầm lặng ít đặc thù trong việc giải thích những
gì anh ta thành thạo, đôi khi trong những phạm vi lý thuyết ngây thơ. Josef
Albers, một nghệ sĩ Bauhaus kì cựu, người đã làm việc nhiều năm với những
hình chữ nhật đơn sắc - ví dụ trong tác phẩm ‘Homage to the square’ - đã
cho rằng lý lẽ của mỹ học chính là đạo đức học (một sự đảo ngược nhiều hơn
một vị trí trung tâm); những màu sắc trong tác phẩm của ông minh họa cho cả
sự độc lập và sự tương tác; chúng thể hiện ra sự giúp đỡ, ghét bỏ, vui sướng
với một cái khác theo đạo lý cũng như những nhu cầu thẩm mỹ. Các nhà phê
bình có thể quá phản ứng với những phạm vi biểu tượng - như ai đó đánh giá
đúng sự rõ ràng về mặt quan niệm của một số hình ảnh trên cơ sở-toán học đã
cho rằng chúng dường như đã đạt đến có giá trị duy nhất với anh ta, đã chiếm
hữu một cách ‘nhẹ nhàng nhưng quyết định sức mạnh tinh thần’ (Grace
Glueck. New York Times, 3/12/1971; Peter Schjeldahl, New York Times,
10/3/1971). Với những giải thích như vậy, dù là của các nghệ sĩ hay nhà phê
bình, có thể tạo nên những thay đổi lớn. Một số có sự thoả thuận về sự ‘quá
tay’ (overkill) của một loại lý thuyết hoặc suy đoán, mà ở đó người ta cảm
thấy rằng ngôn ngữ phóng đại liên quan có tác động nhiều đến người nghe hoặc
người đọc hơn là với sự diễn giải nghiêm túc về tác phẩm nghệ thuật. Nhưng
họ giúp củng cố nhận định mà Gombrich đã lịch sự biện hộ cho Nghệ thuật
và Sự minh họa - rằng tác phẩm nghệ thuật là một sản phẩm phức tạp
trong một hệ thống những mối quan hệ mà ở đó nghệ sĩ và khán giả có mối
liên hệ trọn vẹn.
Khái niệm biểu tượng bản
thân nó giống như một sản phẩm của một sự liên hệ trọn vẹn về mối quan hệ
giữa người chế tạo và người diễn giải có sự ăn ý nhau cho một yêu cầu về mặt
nhân học. Cùng lúc có một vấn đề về mặt thẩm mỹ nằm ngoài phạm vi nhân học
- về bản chất của những hình mẫu nghệ thuật - chúng đưa ra những biểu tượng
quyền lực. Điểm tập trung ở đây không nằm ở ý nghĩa của biểu tượng, với người
nghệ sĩ, với công chúng, mà nằm ở những hình mẫu có thể được dựng lên để
truyền đạt ý nghĩa một cách sinh động nhất, hay biểu cảm nhất. (Có lẽ, ‘nghệ
thuật bình dân’ được che chở trên những nền tảng mà ở đó thông điệp của
chính bản thân nó thường không đáng kể, những hình mẫu mà ở đó sự biểu thị
của nó lại đầy mạnh mẽ trong sự ám chỉ).
[1] M.D.Anderson
(1938, 41-2), Emile Male (1947, 332), Novonty (1930, pl.65), Gantner và
Pobe (1956, pl.80). Nhưng Male chỉ ra rằng những con sư tử trong cuộc chạm
trán, ở các cổng chính và trên các đầu cột, với mục đích lớn nhất không phải
là để mang tính tượng trưng mà để trang trí. Lời kêu gọi của chuyên gia St
Bernard, nói rằng chúng không tạo ra cảm giác. Male cho rằng cặp sư tử đơn
giản mô phỏng lại những thiết kế về những kết cấu xây dựng kiểu phương
đông. Giống như hình ảnh những con quái vật trên đầu cột được thiết kế
không phải để chỉ dẫn mà để làm thích mắt (Male, 340- 1, 437). Tương tự
như vậy Male không thừa nhận cách giải thích về hình ảnh người đàn ông ngồi
giữa hai con sư tử, và giữ cổ của chúng, giống như là một sự miêu tả tượng
trưng về Daniel trong hang sư tử. (Ví dụ Peter Mayer, 1945, pl.5, cho
nhà thờ lớn của Chur; Joseph Gantner và Marcel Pobe, 1956, 55, pl.58, cho
Charlieu- Loire). Male nghi ngờ về sự quy ra cho hình ảnh ‘Daniel’ trừ phi ở
đó hình ảnh người đàn ông đang bận cầu nguyện. Ông cũng chỉ ra rằng Daniel
không phải là người dạy sư tử, và rằng những nghệ sĩ theo phong cách Roman
đã đưa ra sự thật Daniel đang cầu nguyện giữa những con sư tử không
dám tiến đến chỗ anh ta. Vì vậy theo Male, sự giả tạo hình ảnh Daniel trên
đầu cột ở hành lang nhà thờ Moissac thực sự là một anh hùng tưởng tượng người
Ax-xitri Gigamesh (1947, 352). Sự nhận diện hình ảnh người đàn ông giữa con
sư tử và quái vật đầu người mình ngựa ở Serrabone giống như Gigamesh, bởi
Marcel Durliat theo nguồn của luận văn chưa được công bố của Mme Favre cũng
có thể cuối cùng tại Malr (Durliat, 1952, 68-9). Điểm chính tôi muốn nhấn
manh ở đây trong tất cả những điều này là dấu hiệu chưa chắc chắn của rất
nhiều sự quy kết biểu tượng của các thế hệ sau này.
[2] Ví dụ trên đầu cột
ở nhà thờ lớn Autun (dẫn theo Grivot và Zarnecki, 1961, 63, pl.29; Kunstle,
I, 297), trên cánh cửa bằng đồng thiếc ở nhà thờ lớn Augsburg (Leisinger,
1957, pl.42); trên chỗ tụng niệm ở giáo đường Schongraben (Novotny, 1930,
pl.5); trên tai giữa ở nhà thờ lớn Gurk (Novotny, 1930, 79-81, 83, pl.62);
trên tai giữa trong nhà thờ Stretton Sugwas, nhà thờ Herefordshire và
Highworth, Wilshire (A.W.Clapham, 1934, 138, 142, pl.34; C.E.Keyser, 1927,
84,85- người miêu tả hình dáng Highworht giống như David (lii).
Để Samson
như là một điển hình của chúa Giê-su, theo F.E.Hulme (1899, 126), người
đã trích dẫn con sư tử (ibid, 4) như một ví dụ về việc làm thế nào một biểu
tượng có hai ý nghĩa khác nhau hoàn toàn, những thứ đối nghịch nhau.
** Một họa sĩ nổi tiếng
người Pháp theo trường phái Hậu ấn tượng – ND.
*** Tranh của các họa
sĩ này thường có các đường viền màu đen bao quanh đối tượng mô tả - ND.
[3] Dẫn theo Kandinsky
trong Linh hồn trong Nghệ thuật(Spiritual in Art). ‘Ở đây không có
hình mẫu, không có thứ gì trong thế giới, không nói tới điều gì.’ Cũng có
thể xem Jakob Rosenberg (1967, 225) nói về loạt tác phẩm in li-tô KleinWelten của
Kandinsky ‘ám chỉ tới hình dáng tự nhiên bị bỏ qua và những mẫu hình học được
trang trí bởi màu hoặc đen và trắng’ - người ta có thể nói về một hình ảnh
biểu tượng gợi lên một vũ trụ thu nhỏ (Kleine Welt) được lấp đầy năng lượng
chưa bị kiểm soát bởi các quy luật hấp dẫn và lực đẩy. So sánh với quan niệm
của Kooning trong tác phẩm ‘Ánh sáng tháng Tám’ (Light in August), một
nghiên cứu về hai màu trắng và đen, giống như một ‘sự trừu tượng của nhà biểu
tượng.’ Tách ra từ một nguồn trong tự nhiên những hình dáng hữu cơ có ý
nghĩa về mặt cảm xúc tương tự như những tín hiệu toán học…Ở đó có sự ẩn dụ
hữu hình mà trong đó các mô-típ toát ra từ những đối tượng cụ thể tạo ra tiếng
vang rộng hơn về sự liên tưởng (Harold Rosenberg, 1965, 115-16).
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét