Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Các biểu tượng trong tôn giáo

Các biểu tượng trong tôn giáo
Lời người dịch: Nghiên cứu các biểu tượng trong tôn giáo là công việc đã được thực hiện hàng nghìn năm qua trong lịch sử văn minh của nhân loại. Cho tới nay, hầu hết các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới đều ít nhiều đề cập đến đối tượng nghiên cứu đặc thù này. Nhiều chuyên ngành còn đi sâu nghiên cứu về các biểu tượng trong tôn giáo thông qua thần học (theology), nghiên cứu thánh tượng (iconology),v.v... đặc biệt là nhân học tôn giáo và nhân học biểu tượng. Tuy nhiên, sự bao la của hệ thống biểu tượng trong tôn giáo cùng những ý nghĩa vô cùng rộng lớn và có phần mơ hồ, trừu tượng của chúng khiến cho khoa học nghiên cứu về các biểu tượng trong tôn giáodường như vẫn đang đi những bước đầu tiên. Trên thực tế, tôn giáo tồn tại trên cơ sở của tính biểu tượng nên chừng nào nó còn tồn tại thì các biểu tượng của nó cũng sẽ còn tồn tại. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu này sẽ còn tiêu tốn thêm nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu trong hiện tại cũng như trong tương lai. Với một đối tượng nghiên cứu hết sức rộng lớn như vậy việc tiếp cận một cách đầy đủ sẽ là điều không tưởng. Ở đây, Raymond Firth đã thu hẹp góc nhìn về các biểu tượng chỉ trong tôn giáo của người phương Tây, và nhấn mạnh đến các biểu tượng trong Thiên chúa giáo bằng con mắt của một nhà nhân học (mặc dù ông có nhiềm kinh nghiệm trong nghiên cứu văn hoá phương Đông cũng như Đông Nam Á). Từ góc nhìn này, chúng ta có thể tiếp cận các lý thuyết nền tảng của phương Tây để tham chiếu các hệ thống biểu tượng phong phú, đa dạng và trừu tuợng hơn trong văn hoá phương Đông.
Các nhà nhân học có thể từ chối biểu tượng luận**được nói đến trong thi ca, nghệ thuật hoặc phê bình, nhưng rất khó để họ bỏ qua một bên những thảo luận về các biểu tượng trong tôn giáo. Một số nhà nhân học quả thực đã hướng trực tiếp sự quan tâm của họ vào biểu tượng luận trong tôn giáo phương Tây để giúp họ làm sáng tỏ về biểu tượng luận nguyên thủy.
Biểu tượng luận trong các tôn giáo phương Đông, đặc biệt Hin-đu giáo, phong phú không một tôn giáo nào sánh bằng, và dựa trên một sự khác biệt rất rõ ràng giữa biểu tượng và thần thánh, những gì là linh hồn hoặc sức mạnh của vũ trụ đã được biểu tượng hóa. Nhưng với đòi hỏi ban đầu của chúng ta ở đây, một vài nhận xét về biểu tượng luận trong Cơ-đốc giáo sẽ đủ để minh họa cho vấn đề này.
Ở phương Tây, lịch sử lâu đời và phức tạp của bản thân giới hạn biểu tượng đã có liên quan rất nhiều tới tôn giáo. Ở Hy Lạp, khởi nguyên từ sumbolos liên quan tới những từ được quy theo nghĩa đen có nghĩa là đặt cùng nhau những thứ gì đó đã bị phân chia. Một ví dụ về sản phẩm được tạo bởi hai nửa của vật lưu niệm được đập vỡ đôi và chia cho một đôi bạn nhờ đó họ sẽ chia sẻ dấu hiệu để nhận ra nhau. Ngược lại, vật lưu niệm này được dùng để phân biệt họ với những người khác không có vật kiểm chứng. Nó cũng có ý nghĩa trong giai đoạn đầu của nhà thờ Cơ-đốc giáo dường như đã chấp nhận khái niệm biểu tượng. Nó đã được sử dụng cho các phát ngôn quyền lực chính thức về niềm tin tôn giáo, phân biệt những người theo Cơ đốc giáo - với những người không theo Cơ đốc giáo – Credd. (Người ta cho là nó có thể được sử dụng trong những tôn giáo thần bí ở các thời kỳ, cho một ký hiệu bên ngoài biểu thị những bí mật bên trong tín ngưỡng). Một cách đặc thù, ‘biểu tượng’ được áp dụng cho lời xưng tội được học thuộc lòng của tín đồ tại lễ rửa tội bằng một sự chuyển đổi. Trong hình mẫu của những gì được gọi là Biểu tượng của các Tông đồ (Apostle’s Creed) tuyên bố chính thức về tín ngưỡng đã tạo được niềm tin (bề ngoài không có chứng cứ lịch sử thích đáng nào), để đảm bảo lòng thành được vẽ ra bởi các học thuyết của Giê-su sau lễ Hạ trần (Pentecost). ‘Biểu tượng’ này sau đó trở nên một chiếc vé thông hành khi gia nhập một nhà thờ mới. Ngày nay, không chỉ có nhà thờ đấu tranh cho việc củng cố sức mạnh của chính nó để chống lại dị giáo và các tôn giáo phương Đông khác, mà còn phải chiến đấu với chính mãnh lực trong bản thân nó. Ở đây có sự khác nhau trong quan điểm về việc nhìn nhận xem ai nên thực thi quyền lực, về quyền hạn hành chính, và về nội dung các học thuyết; các cuộc bàn cãi thường được diễn ra trong sự tố giác dị giáo. Các nhà thần học và những người lãnh đạo nhà thờ trong thế kỷ thứ II, thứ III SCN đã sử dụng biểu tượng của lễ rửa tội để nhân danh sự chính thống của Giáo hoàng chống lại những người ngộ đạo và những người bất đồng với quyền lực của họ, từ chối cho họ sử dụng nó, hoặc ép buộc sử dụng nó để chống lại niềm tin của họ (Xem chi tiết của F. Kattenbusch, 1894, 1900, và xem lại bởi Marcel Mauss, 1900-1, 298- 301; Salomon Reinach, 1942, 262-3; A.C.McGiffert, 1953, 152-60; F.Creuzer, 1837-43, iv, 503- 17). Gần 2000 năm trước, biểu tượng này đã được khẳng định này không chỉ là một dấu hiệu thay thế cho các thành viên của một hội đồng tôn giáo đã được quy định; mà còn là một công cụ của sức mạnh, của sự phân biệt và chia rẽ, một vũ khí bút chiến, nơi con người có thể tạo ra để buộc tuân theo hoặc ngăn chặn từ chính thể đó.[i]
Như khái niệm biểu tượng đã phát triển trong giai đoạn đầu của nhà thờ, nó đã tìm được một cách làm rõ sự trừu tượng thường được sử dụng, ở đó ý niệm về dấu hiệu vật chất được liên kết với những gì không thể nhìn thấy, phi vật chất. Vì vậy, nhà thờ vật chất hiện hữu, bằng gỗ hoặc đá, trở thành một biểu tượng của nhà thờ tinh thần, cộng đồng của những vị thánh và những người ngoan đạo với Tam vị nhất thể (Trinity). Vì vậy, trong các lễ nghi của nhà thờ, lễ rửa tội biểu tượng hoá của sự tẩy uế, giai đoạn đầu tiên của quá trình đi lên với linh hồn của Chúa, trong khi lễ ban thánh thể, lễ ban phúc bánh mì và rượu, là biểu tượng hoá của giai đoạn thứ hai, tượng trưng cho sự khai sáng. Nghi thức trang nghiêm cho thấy rõ lòng khoan dung, tìm ra ý nghĩa về sức mạnh và tình yêu tiềm ẩn của Chúa. Trong thế kỷ thứ năm, khi khái niệm biểu tượng luận được đưa tới, tác giả ngụ ý tới Dionysus the Areopagite (thẩm phán Dionysus ở Areopagite - người nghe theo lời giảng của Thánh Tông đồ Phaolô đi theo Thiên chúa – ND) nhờ ơn đức siêu việt của Chúa, vấn đề này khó hiểu và khó tiếp cận với sự hiểu biết của con người, những gì Kinh thánh nói với chúng ta về ông ta có thể chỉ là trong ngôn ngữ biểu tượng, phù hợp với hiểu biết hạn chế của chúng ta. Ở đề tài này, biểu tượng như là một sự hỗ trợ cho sự hiểu biết, để thấm nhuần toàn bộ thần học Cơ-đốc và để truyền bá rộng rãi hơn. Người ta thừa nhận rằng các biểu tượng truyền đạt những ý nghĩa với các cấp độ của thực tế, không tiếp cận thông qua kinh nghiệm trực tiếp hoặc suy nghĩ mang tính quan niệm - do đó nó được cho là, nằm ở một vài thiên hướng trong sách khải huyền (revelatory). Những ý nghĩa này thường phức tạp, và có nhiều lớp nghĩa khác nhau, như Dante xác định chủ đề trong tác phẩm Divine Comedy của ông không đơn giản nhưng ‘đa nghĩa.’ Vì vậy, ý nghĩa không dễ dàng nhận thấy được với những người không thông thạo, do đó lời chỉ dẫn là rất cần thiết để giúp cho họ hiểu chúng. Hơn thế, như những gì Dionyous đã viết, những hình ảnh được sử dụng thường có ý nghĩa và ước lượng được, dường như không giống với những gì chúng thể hiện, vì vậy ở đó sẽ không có nguy hiểm cho sự thành kính của họ bối rối trước thực tế. Chưa kể tới một vài biểu tượng tôn giáo khác, chúng được cho là ‘những biểu tượng tự nhiên,’ bởi sự liên tưởng của chúng. Vì vậy những nhân tố như nước trong lễ rửa tội, hoặc bánh mỳ trong lễ ban thánh thể được xem là ‘những biểu tượng tự nhiên’ cho sự gột rửa tinh thần và nuôi dưỡng, tôn trọng, như một chiếc chìa khóa là một biểu tượng tự nhiên cho quyền lực bởi sự liên tưởng của nó tới quyền sở hữu hoặc quyền quản lý.
Nhưng những biểu tượng tôn giáo không đơn giản chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin: chúng chuyển tải đầy xúc động, không có sự chung chung trong giá trị cảm xúc và tri thức của chúng. Hơn thế, chúng có thể phải đương đầu với một sức mạnh đồng thời, trong bản thân chúng ‘xuất hiện ý nghĩ hướng về cái Tuyệt đối (Abssolute).’ Vì vậy, trong truyền thống của nhà thờ thời trung cổ, sự diễn giải thần bí về các biểu tượng ở các cấp độ khác nhau ‘đồng thời đúng’ được chỉ dẫn thông qua mô tả văn chương, chỉ dẫn ngụ ý đối với tín ngưỡng, chỉ dẫn mang tính giải nghĩa đối với trách nhiệm, với diễn giải kinh thánh (theo hướng thần bí-ND), hướng tới mục tiêu hợp nhất với tính thiêng liêng.[ii]
Trong lĩnh vực tôn giáo hiện đại, một minh họa tuyệt vời về cách tiếp cận của một nhà biểu tượng luận chính là tín ngưỡng luận (hoặc biểu tượng - tín ngưỡng luận: symbolo-fideism) của một số nhà lý thuyết Tin lành ở Paris vào cuối thế kỷ XIX. Chủ đề trọng tâm của cách tiếp cận này giống với quan điểm của các nhà biểu tượng luận trong văn học và nghệ thuật thời kỳ đầu - về bản chất của những gì thoát khỏi chúng ta và rằng chúng ta chỉ biết những biểu hiện bề ngoài hình mẫu của những minh hoạ, những hình ảnh, những biểu tượng. Do đó không ai có thể biết bản thân Chúa là gì; tất cả chỉ có thể là những ý tưởng chúng ta có về Chúa thông qua những biểu hiện ít nhiều được nhân hóa của chúng ta. Vì vậy, những khái niệm như Thiên Chúa, Đức Chúa cha, Giáo chủ và những biểu trưng như Sư tử, Đá, Mặt trời là hiện thân của một vài phần trong sự biểu tượng hoá của những gì mà chúng ta có thể không bao giờ lĩnh hội được một cách đầy đủ (Eugene Ménégoz, n.d., 151-2). Những nhà thần học này, hiển nhiên, đã được chuẩn bị để tranh luận về các biểu tượng mà không còn nghi ngờ gì về sự biểu hiện của thực tế cuộc sống của một bậc siêu nhân, và họ xem những nhiệm vụ của mình chính là bóc trần sự thật vĩnh hằng dưới những xuất hiện tình cờ và những công thức mang tính lịch sử của nó. 
Một cách nhìn khác về biểu tượng luận trong tôn giáo được đưa ra bởi Walter Marshall Urban, một nhà triết học duy tâm ở đại học Yale (1939). Ông rất ấn tượng với những gì ông gọi là đặc điểm có thể nhận biết qua ‘trực giác’ của những biểu tượng xác thực. Ông đã nhìn thấy ‘giác quan’ của một biểu tượng tương tự như cách phản ánh về hai thứ, biểu tượng và thứ được biểu tượng hóa - những gì ông gọi là ‘cộng đồng của hình thái chủ quan’(Điều này mang tới ý nghĩ về các quan điểm thời trung cổ của học thuyết loại suy, cũng như Maurice Godelier đã nhấn mạnh về tiêu chuẩn của loại suy như nền tảng của ý nghĩ hoang đường - 1971, 96-8). Phân biệt một cách mạnh mẽ giữa ký hiệu và biểu tượng, Urban cho rằng một ‘ký hiệu đơn thuần’chính là một biểu tượng được khách quan hóa, nó đã mất đi sự ám chỉ của bản thân nó vào vật thể gốc (1939, 413,419). Ông đã đưa ra một đòi hỏi phức tạp về biểu tượng luận của nghệ thuật thơ, khoa học và Cơ-đốc giáo, và cố gắng để công thức hóa lý thuyết chung của chức năng biểu tượng hóa. Ông đã phân biệt ngôn ngữ biểu tượng với ngôn ngữ phi biểu tượng, tranh luận rằng ngôn ngữ biểu tượng được tìm thấy ở nơi những nhân tố trực giác trong chức năng của ngôn ngữ cho những gì không trực giác hoặc thuộc về quan niệm. Minh họa cho Jung, ông cho rằng bất kỳ biểu tượng ‘xác thực’ nào trong giác quan cơ bản đều phải là kết quả của sự hợp tác giữa nhân tố có ý thức và vô thức. Vì vậy một đặc tính của tất cả các dạng biểu tượng luận là tính hai mặt của chính nó. Theo Helen Flanders Dunbar, Urban đã phân loại các biểu tượng thành: biểu tượng nằm ở bên ngoài hay biểu tượng tự thân; biểu tượng nằm ở bên trong hay biểu tượng mang tính mô tả; và ‘biểu tượng nhìn thấu được.’ Ông cho rằng, nhóm thứ nhất là những biểu tượng đặc biệt giành cho khoa học; nhóm thứ hai là giành cho nghệ thuật và tôn giáo. Nhóm thứ ba – ‘biểu tượng nhìn thấu được’- thực sự là một siêu hình thái của nhóm thứ hai – không chỉ thực sự mô tả những đặc điểm của các mối quan hệ mà còn dẫn tới một cách hiểu về chúng, như trong thi ca và tôn giáo. Urban đã trích dẫn truyền thống tiếp nối từ tư tưởng Hy Lạp cho tới Thượng đế trong đạo Cơ-đốc cho tới tuyên bố đầy đủ trong thời trung cổ, về phương pháp ‘gấp bốn’ (fourfold method) về diễn giải biểu tượng.
Ý tưởng về sự diễn giải tiến bộ này, đặc biệt như sự quan tâm của nó tới chức năng đạo đức của các biểu tượng (tropological - chuyển nghĩa trong Kinh thánh), và chức năng của chúng trong việc nâng tầm ý nghĩ tới những thứ cao hơn (anagogical - phép giải thích Kinh thánh theo nghĩa thần bí), áp dụng vào việc diễn giải Kinh thánh, bao gồm cả những câu chuyện ngụ ngôn và những phép màu. Nhưng trong quan điểm của Urban, nó cũng có ý nghĩa về một vũ trụ. Ông đặc biệt quan tâm tới các biểu tượng tôn giáo, và gán cho chúng một giá trị rất rõ ràng. Ông cũng cho rằng một lý thuyết nhân văn về các biểu tượng tôn giáo sẽ trở nên vô ích khi nó phủ nhận những vật thể mà biểu tượng thay thế. Lý thuyết đạo đức trong sáng của các biểu tượng tôn giáo cũng không thể trụ vững trong quan điểm của ông. Trừ phi một biểu tượng tôn giáo được gán cho một khả năng giải thích Kinh thánh theo nghĩa thần bí, và trừ phi nó được giải thích một cách siêu hình, đặc tính của nó trong vai trò một biểu tượng tôn giáo không được hiểu một cách chính xác. Vì vậy, trong quan điểm của ông, bất cứ một lý thuyết biểu tượng luận tôn giáo nào cũng phải là một lý thuyết về nhận thức tôn giáo. Nếu ai đó chấp nhận những giả định của ông, người đó có thể nhìn thấy sức mạnh của lý lẽ này. Tôi nghĩ rằng những tiếng vọng của những gì tương tự cũng được tìm thấy trong một số nghiên cứu nhân học về biểu tượng luận ở thời điểm hiện tại. Nhưng Urban cương quyết hơn một vài đồng nghiệp của ông. Ông cho là những lời tuyên bố về các biểu tượng tôn giáo có những giá trị nhân văn và xã hội chính là một sự cố gắng để giữ lại các biểu tượng mà không cần vật thể chỉ để gán cho chúng ý nghĩa cũng như là những giá trị (1939, 596, 606-8).
Urban cũng đã đưa ra câu hỏi để xác minh. Ông cho rằng trong khi sự ám chỉ của một biểu tượng tôn giáo vượt quá đạo đức nhân văn và giá trị kinh nghiệm của chúng ta, sự xác nhận về tính xác thực của nó chỉ có thể diễn ra trong kinh nghiệm đó. Điều ông nhận thấy là một nhân tố của niềm tin trong tất cả các các lý thuyết đạo đức về biểu tượng tôn giáo. Như một phần trong lý thuyết chung Urban đã chỉ ra bản chất của một biểu tượng chính là nó chứa đựng cả sự thật và điều tưởng tượng, cả cái thực tế và phi thực tế. Theo hướng này, ông cũng cho rằng biểu tượng luận tôn giáo hơn biểu tượng luận trong khoa học ở đặc điểm căn bản siêu hình của nó, và được định hình từ ngôn ngữ của thần thoại. Nó thường bóp méo trực giác để đưa ra giả thuyết và mô tả về thượng đế và những gì trừu tượng. Ông đã dành sự chú ý tới vai trò duy nhất của ‘yếu tố phủ định’ tồn tại trong tất cả biểu tượng luận tôn giáo, ở đó nó bao hàm cả sự thật và không phải sự thật về vật thể được biểu tượng hóa (1939, 582- 5).
Lý thuyết duy tâm về biểu tượng luận đã làm phát sinh một số câu hỏi cơ bản về nhận thức luận. Nhưng trong cách tiếp cận quan niệm trừu tượng của nó, sự nhấn mạnh của nó đối với nguyên lý nhị nguyên, và sự phân tích của nó về vật chất trong thần thoại và tôn giáo, suy nghĩ của Urban đã đem tới sự so sánh đối với sự phát triển của những mối quan tâm nhân học trong những thập niên sau đó. Không có bằng chứng nào cho thấy rằng những ý tưởng của ông đánh dấu sự ảnh hưởng tới nhân học. Nhưng chúng có liên quan tới sự tranh luận về những gì trong lý thuyết đổi mới tôn giáo đã gợi lên sự phân biệt giữa chân lý về giá trị và chân lý của thực tế, và nó đã hiện ra trong nhân học, trong những thảo luận về ý nghĩa của những câu chuyện về sự ra đời của Đức mẹ đồng trinh.
Cho nên từ một vài tác giả thần học và những đồng minh của họ, điều đó đã được khẳng định rằng việc lấy hình ảnh nhà thờ Cơ-đốc của phương Tây làm ví dụ, những biểu tượng tôn giáo được xem xét trên quy mô lớn, với những phương tiện giúp đỡ cần thiết để hiểu và để thực hiện các hoạt động, và như một chủ đề dành cho những cống hiến về mặt trí tuệ và cảm xúc. Một phần lớn cũng được họ giữ làm bí mật không chỉ là vì họ phải chống lại những phiền phức đã phải chịu đựng mà còn do hầu hết các biểu tượng quan trọng đã được đề cập như thể chúng có sức mạnh trong quyền hạn của bản thân để dẫn dắt lòng thành kính tới một mối quan hệ trực tiếp nhiều hơn với thần thánh. Nhưng ở đây cũng nảy sinh một vấn đề thể hiện ở những hình mẫu tương đối khác biệt trong biểu tượng luận văn chương hoặc nghệ thuật - điều đó được xác thực. Với các nhà thơ hoặc họa sĩ câu hỏi này có thể gây tranh luận về giá trị của những biểu tượng mà họ tạo ra - trong bất cứ trường hợp nào các biểu tượng cũng thực hiện công việc được đòi hỏi hoặc được hy vọng cho chính chúng, về việc khơi gợi các ý tưởng, cảm xúc, hoặc khuyến khích các kinh nghiệm. Không thể phủ nhận theo cách thông thường rằng những ý tưởng, kinh nghiệm, cảm xúc có thể tồn tại ở một hình mẫu đã dự tính nào đó. Nhưng với các biểu tượng tôn giáo những câu hỏi này có thể đặt ra một dáng vẻ khác. Sự tồn tại của điều ám chỉ không phải là nền tảng chung giữa các nhà bình luận. Một vài người tin rằng nó là một cái gì đó ngoài con người, thần thánh hoặc sức mạnh, không nhìn thấy được, phi vật chất, thậm chí không thể tiếp cận được, được tiếp cận hoặc ít nhất được đề cập bởi các ý nghĩa biểu tượng.
Những người khác thì tin rằng điều này không phải như vậy, và rằng các biểu tượng ngụ ý để tạo ra sự ám chỉ đề cập thực tế của một số chủ thể - lời nói khác, đó là quá trình hoạt động của xã hội loài người hoặc đặc điểm của trí tuệ loài người
Các nhà nhân học có một vị trí không rõ ràng ở đây. Giống như một nhà thần học hoặc một người theo một tôn giáo nào khác, nhà nhân học phải học cách luận giải các biểu tượng tôn giáo - những biểu tượng tôn giáo của bất kỳ ai - với sự tôn trọng. Anh ta không được mong đợi để gán cho chúng tính xác thực trong phạm vi của chính bản thân chúng - ngoại trừ cái nhất thời, có lẽ bởi những người trong số những người mà anh ta đang nghiên cứu về họ. Nhưng một vài nhà nhân học tin tưởng một cách vững chắc trong tính xác thực của những biểu tượng của một niềm tin tôn giáo - ví dụ Do Thái giáo, Cơ-đốc giáo, Hồi giáo - trong khi những người khác có ý tin vào một loại thừa nhận chiết trung rằng tất cả các biểu tượng tôn giáo đều có một vài thành tố trong những sự ám chỉ vượt quá phạm vi hiểu biết của con người. Vẫn có một số khác công khai thừa nhận tính nhân văn theo cách diễn giải của họ. Ở đó có một cách thừa nhận về thái độ trung lập nghề nghiệp (professional neutrality) của các nhà nhân học khi hướng tới chủ đề nghiên cứu. Một vài người đã đưa ra lý lẽ rằng, trong nghiên cứu về tôn giáo, cần phải tạo sự khác biệt cho dù bản thân nhà nhân học có theo một tôn giáo nào hay không - cho dù họ không làm rõ những khác biệt đó là gì. Với vấn đề xác thực tính biểu tượng, những ẩn ý vẫn chưa được làm rõ trong thực tế. Không hơn một người theo chủ nghĩa nhân văn, có thể là một nhà nhân học theo Cơ-đốc giáo, Do Thái giáo hoặc Hồi giáo, người có đức tin, quy vị thế giống nhau cho ‘những vị thần’ ngoại giáo của một người mà anh ta đang nghiên cứu như những người mà bản thân họ làm như vậy. Nhưng có lẽ mỗi người sẽ tiếp cận nghiên cứu của mình với sự cảm thông và hướng sự tôn trọng bên trong cũng như bên ngoài tới những khái niệm tôn giáo mà ở đó con người biểu lộ những cảm xúc sâu sắc nhất của họ. Những gì nên được hiểu ở đây là, trái ngược với quan điểm của Urban, một nhà nhân học nhân văn, nghiên cứu những biểu tượng tôn giáo mà không tuyên bố rằng chúng không có vật ám chỉ. Anh ta có thể khẳng định rằng vật ám chỉ khác với những gì những người theo tôn giáo gán cho các biểu tượng, nhưng nó nằm trong những mong ước, cảm xúc, sự cố gắng, quan niệm, mối quan hệ có tổ chức của con người.[iii]
* Trích trong cuốn: Biểu tượng: Chung và riêng (Symbols: Public and Private) của GS. Raymond Firth, do nhà xuất bản Đại học Cornell ấn hành năm 1973. Bản dịch do Quỹ phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ kinh phí.
** Thuật ngữ symbolism được dịch sang tiếng Việt là biểu tượng luận hoặc chủ nghĩa biểu tượng. Ở đây chúng tôi sử dụng biểu tượng luận để thống nhất cách dùng trong các bản dịch khác đã công bố.
[i] Nó tồn tại trong một thời gian dài. Bishop Reginald Pocock, nhà thần học đầu tiên viết bằng tiếng Anh từ những giai đoạn Anglo-Saxon, đã kết án dị giáo năm 1457 bởi vì, một phần, ông đánh giá thái độ hoài nghi về nguồn gốc tác giả của Tông đồ về tín điều mang tên chúng (Myers, 1866, 67-9). Trong các bức tranh và văn khắc giai đoạn sớm biểu tượng Cơ-đốc giáo đề cập đến đời sống hơn là lăng mộ, sử dụng các biểu tượng như cá cho sự kết hợp thần bí với Chúa Giê-su hoặc cây nho cho bữa tiệc thiên đàng, với những gì đảm bảo trên trái đất là Lễ ban thánh thể (Eucharist). ịư xuất hiện của cây thập tự vào cuối thế kỷ thứ tư, có mối quan hệ với chiếc thánh giá vào khoảng thế kỷ thứ tám. Nhứng bên cạnh đó chúng trở nên phát triển tính biểu tượng về quyền tối thượng của nhà thờ.
[ii] Như một minh họa cho sự bao la trong văn học về chủ đề này, xem Dunbar, 1929; Mc Giffert, 1953, chương.16; Somerville et al., 1967. Một trong những cách nghiên cứu đầy đủ nhất chính là của Abbe Auber (1884, 4 tập), người đã nghiên cứu biểu tượng luận trong kinh thánh, nhà thờ, kiến trúc, sự trang trí, đồ trang trí, nghi thức tế lễ  trong nhà thờ,  một cách rất chi tiết.
[iii] Về điểm này, tôi muốn lưu ý rằng, một trong những phân tích sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất về biểu tượng luận tôn giáo mà tôi đã từng được biết đến đó chính là của Gerschom Scholem, nói về biểu tượng luận trong Pháp thuật của người Do Thái (Kabbalah). Ông đã chỉ ra, giữa rất nhiều thứ khác, những người theo pháp thuật Do Thái đã căn cứ như thế nào vào những giải thích của họ về Kinh thánh để đưa ra kết luận rằng mỗi tiết trong Kinh thánh là một biểu tượng về một giai đoạn trong quá trình đi tới với thần thánh, một cơn bốc đồng trong cuộc đời thần thánh; và Torah được bày tỏ như thế nào khi mô tả mộtcorpus symbolicum (thể biểu tượng) rộng lớn về cuộc đời tiềm ẩn của Chúa. Scholem cũng nhấn mạnh rõ ràng một cách uyên thâm về các ý nghĩa ông đã nhận thấy qua các nghiên cứu (1955, 38-9, 205- 35).
Raymond Firth * - Đinh Hồng Hải dịch
Theo http://www.vanchuongviet.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...