Từ xưa các nhà Nho - Phật
- Đạo đều chú trọng đến việc “ dưỡng khí”, chỉ do quan niệm triết
học khác nhau nên phương thức và nội dung không giống nhau. Nho gia tích cực
trong việc bồi dưỡng phẩm cách con người, nhấn mạnh vào con người tự mình phải
hàm dưỡng cái khí nhân nghĩa. Đạo gia chú trọng việc bồi dưỡng tính thiên
nhiên của con người, đặt nặng vấn đề con người cần phải hàm dưỡng cái khí bản
chất của mình. Phật gia coi trọng việc con người phải bồi dưỡng
năng lực chịu đựng khốn khổ, nên nhấn mạnh vào việc tự mình phải hàm dưỡng cái
khí bao dung nhẫn nại .
Từ các quan niệm triết học
xử thế như vừa nêu, nên khi đi vào tác phẩm văn học, chủ thể nhân cách của mỗi
nhà đều có bộ mặt khác nhau: Nho gia chủ trương chân thành, Đạo gia có trạng
thái phiêu dật, Phật gia đặt nặng vấn đề tự tập trrung. Trong ba giáo phái
Nho Phật Đạo thì nhà Nho đặt nặng việc tu dưỡng cá thể con người nhất, vì chủ
thuyết này lấy việc thúc đẩy xã hội tiền tiến là nhiệm vụ chính; đòi hỏi mỗi
cá thể phải cực lực bồi dưỡng nhân cách của mình để tích cực nhập
thế, hi vọng sự nỗ lực của mỗi cá thể sẽ làm cho xã hội đạt đến sự hòa hài
cao độ,. Từ quan điển chủ đạo đó chi phối mà mạnh Tử đề ra “khí
hạo nhiên”, là một thứ lý luận dưỡng khí cho vai tró chủ thể tự nhiên,
mà rồi gây thành ảnh hưởng rất lớn trong văn nghệ học, mỹ học của Trung quốc
cổ điển và lan ra đến các lân bang trong số đó có Việt nam.
Nhưng khí hạo nhiên là gì
? Thất ra nó là một thứ khí to lớn cứng rắn. Mạnh tử nói nó
là “ chí đại chí cương”, nó có khả năng phối nghĩa với Đạo, và sản
sinh ra “tập nghĩa” ( kết hợp nhiều việc nghĩa lại với nhau). Nói rõ
hơn, khia hạo nhiên là chỉ cho một thứ tinh thần phẩn cách cao quí nhất không
gì có thể so sánh được, nò có đặc điển là khích lệ phấn phát nâng cao ý chí
con người. Phẩn cách ấy khi biểu hiện ra bên ngoài là cực kỳ nhân hậu, cục kỳ
cương trực đầy khí tiết : “phú qu1y bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ
bất năng khuất” ( Nghĩa là :giàu có mà không trụy lạc không dân đảng tham
lam, nghèo hèn mà ý chí không thay đổi, đứng trước uy vũ ( kẻ mạnh
) mà tinh thần nghị lực vẫn vũng chãi không hề bị uy hiếp khuất
phục). Con người phải có đủ khí tiết cương trực nhân hậu mới có thể đảm đương việc
đạo nghĩa, hoàn thành đjược sứ mệnh đặc biệt đối với đấ nước với
xã hội.
Vai trò của khí hạo nhiên
quá lớn, nhưng bằng cách nào để bồi dưỡng nó? Chúng ta chỉ căn cứ vào ngôn
hành của Mạnh Tử mới giải thích hợp lý được. Trước tiên mình phải bồi dưỡng
cái tâm nhân ái, rồi dùng cái lòng nhân hậu đó mà có thái độ xử nhân tiệp vật
đúng đắn. Như trong chương Mạnh tử kiến Lương Huệ vương tường thuật
tỉ mỉ. Nhà vua nói: Ta cũng hết lòng với dân gặp khi Hà nội mất mùa thì dời
dân qua Hà đông, dời thóc lúa Hà đông sang Hà nội; hoặc khi Hà đông mất mùa
cũng làm y như vậy, mà sao chính sách nước lang giềng chẳng
được như tasa mà dân họ chẳng ít đi, trong khi dân của ta chũng chẳng thấy
nhiều thêm là sao? Mạnh tử đáp : “ Đó chì là một khía cạnh của tính nhân ái,
nên không đủ sức lôi kéo bách tính qui thuận. Rồi nhân đó ông đưa ra chủ
nghĩa lấy dân làm gốc, yêu cầu nhà vua đừng làm hại mùa màng ( bắt dân đi phục
vụ công dịch), lại lo việc giáo dục khiến cho đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được đầy đủ, mói có thể mọi người hướng về,
dân số mới gia tăng, xã hội mới phồn vinh phú cường.. Mạnh Tử còn đòi hỏi nhà
vua “ kính trọng người già của nhà mình, ròi suy ra để tôn
kính người già của kẻ khác; từ việc nuôi nấng can cái của mình suy
ra đếntrẻ con của người, cùng đem cái thứ đạo đức thiết thực biến
thành hành động thực tế, khiến cho nhân cách có thể trở thành một
bộ phận quan trọng ; như vậy không những việc tu dưỡng của con người
đạt đến một giai tằng cao cả, mà còn có thể thực hiện được sự thái bình thịnh
trị của một quốc gia.
Điểm thứ hai là
phải rèn luyện cho có một ý chí nội tại vững mạnh, để có thể chịu
đựng sự khảo nghiệm của hoàn cảnh đầy gian khổ. Mạnh Tử rất chú ý
đến điểm này, vì ông cho rằng con người một khi nghĩ đến việc lớn
, một sự nghiệp, tức khoông nghĩ đến tư lợi của mình, mà còn phải
chuẩn bị cho việ hiến cả thân mình. Dấn thân vào cuôc đời không mấy thuận buồm
xu6i gió, mà thường là đầy trắc trở khó khăn.; con người cần phải
thản nhiên đối diện với những tai ách, trước sau vẫn duy trì một
tinh thần chiến đấu vũng chắc. Mạnh Tử tùng căn dặn :” Trời trước khi ban
trách nhiệm lớn cho người nào thí tất phải làm cho cái
tâm , cái chí của người ấy trải đầy khốn khổ; có thể gân cốt phải lao động,
thể xác phải đói khát, cùng túng, Muốn làm việc gì cũng không yên, cũng đầy
khó khăn. Tất cả những điều kiện đo là nhắm vào việc khích động cái tâm, khiến
cho tính khí trở nên nhẫn nại, bổ ích cho những điều mà nó chưa thực hiện được.
Chính những khó khăn đó mới rèn luyện được ý chí, bảo trì được sự
thanh tĩnh, rồi từ tinh thần khí chất không kiêu ngạo, không tự ti, không
kiêu kỳ cũng không khúm núm đó được xem như có nhân cách tốt đẹp điển hình. Mạnh
Tử còn đề xuất : Giữa sự sống và điều nghĩa, nếu không thể muốn được cả hai,
thì chọn điếu nghĩa vì nghĩa cao quí hơn.
Điểm thứ ba là con người
không chỉ phải trải qua cuộc sống gian khổ để trôi luyện,
mà còn cần phải trải qua kinh nghiệ bị nếp sống sung sướng dẫn dụ. Thườnng
trong cuộc sống gặp phải cảnh gian khổ người ta hay nghĩ tới sự an
ủi, tìm người tri kỷ san sẻ; thế nhưng khi gặp cảnh ngội
sung sướng lại thường có thái độ ly tâm ly đức, sanh tâm máy móc
mưu mẹo vị kỷ. Bình thường người ta chịu đựng được gian khổ chà xát,
thế nhưng trước sự sung sướng dẫn dụ lại không chống đở
được. đó là điểm yếu đuối của nhân tính. Và dục vọng là đầu sỏ của tội lỗi
đưa con người đến chỗ trụy lạc. Mạnh tử từ xa xưa đã thấy rõ điểm này, nên
ông đã đòi hỏi con người phải tiết chế dục vọng của chính mình,
nôm na là cần phải tiết dục. Đó là khía cạnh quan trọng của việc dưỡng khí,
nên Mạnh tử từng nói:” Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục” nghĩa
là muốn có cái tâm chân lý chẳng gì hay hơn là giảm bớt lòng ham muốn ( dục vọng).
Trong chương Tận Tâm ông nói rõ:” Tồn kỳ tâm dưỡng kỳ tính sở dĩ sự thiên
dã”, Nghĩa là một người biết bảo tồn nuôi dưỡng cái tân của mình,
là bồi dưỡng cái tính của mính thì có thể đủ sức lực đối phó với tất
cả mọi việc trong trời đất ( tức là sự thiên, thiên ở đây là thiên
nhiên vạn vật, là thiên lý, thiên mệnh – Thiên mệnh chi vị tính , suất tính
chi vị đạo).
Tóm lại, khí hạo
nhiên của Mạnh tử là tập trung tinh lực vào nhân cách lý tưởng của
Nho gia, qui định trách nhiệm nghệ thuật của tác gia,
nghệ thuật gia là phải đặt nă95ng vấn đề tu thân, dùng văn học nghệ
thuật tuyên dương giá trị của sự sinh tồn, hoằng dương đại nghĩa
xã hội.
Chủ thuyết thực tiển này đã gây nên ảnh hưởng rất lớn tạo
thành giá trị truyền thống trong nền văn học cổ của
Trung Quốc. Trong lý luận văn học người hưởng ứng Mạnh tử và áp dụng
thuyết dưỡng khí đầu tiên phải kể là Tào Phi (187-226) trong bài Điển luận,
ông phân tích chữ Khí rất chu đáo, chia khí ra thành hai loại
thanh và trọc, và mạnh dạn tuyên bố: “Văn dĩ khí vi chủ”. Kế
tiếp, đến đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều (317-580) thì có Lưu Hiệp, với tác phẩm
lý luận văn học kỳ vĩ là Văn Tâm Điêu Long có cả một chương “dưỡng khí”.
Nhưng Lưu Hiệp không có khuôn rập theo ý hướng của Mạnh Tử là
nghiêng về chính trị và tư tưởng luân lý. Dưỡng khí của
Lưu Hiệp là nói về nghệ thuật sáng tác văn học thuần túy chứ không
đề cập đến tư tưởng triết học. Dưỡng khi theo Lưu Hiệp là điều
kiện chủ chốt để đưa tác phẩn văn học nghệ thuật trở
thành vững vàng xuất sắc, đó là do nhân cách chủ thể trong
tác phẩm được phấn khởi hồ hởi na6ng lên. Ông cũng chịu nhiều
ảnh hưởng của Tào Phi về thuyết văn khí, trong thiên Phong cốt ông
đưa ra phẩm cách thẩm mỹ, nó là kết quả của dưỡng khi vì khi có cứng cát vững
chắc thì phong cốt mới vũng vàng (cốt
là ý tứ sung thực, và phong là tình cảm chân thành, tưởng tượng phong phú).
Lý luận dưỡng
khií đề cao khí hạo nhiên của Mạnh tử là tiêu bảng nhân cách cao quí, đến đời
đường Tống càng phát huy được tác dụng quan trọng . Sự
sáng tác văn học , đặc biệt là thời Thịnh Đường đòi hỏi sự tìm kiếm
nâng cao tinh thần nhân cách thi nhân trở nên hoàn mỹ, điển hình là những nhà
thơ như Lý Bạch, Đổ Phũ, Bạch Cư Dị, cùng những nhà thơ biên tái.
Trước thảm họa khốc liệt của chiến tranh họ vẫn giữ được tinh thần ý chí,
miêu tả khí thế những cảnh trí rộng lớn bao la… Văn học đới Tng
cũng không thiếu những tác phẩm khẳng khái hùng hồn mà Tô Thức,
Vương An Thạch là những nhân vật tiêu biểu. Đặc biệt đến đời Nam Tống.
Khổng Ðức
Theo http://www.vanchuongviet.org/
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét