Thơ Tiền chiến 2
1. Tống Biệt (Tản Đà)
2. Gửi Trương Tửu (Nguyễn Vỹ)
3. Màu Thời Gian (Đoàn Phú Tứ)
4. Anh Biết Em Đi... (Thái Can)
5. Mòn Mỏi (Thanh Tịnh)
6.Những Ngày Nghỉ Học (Tế Hanh)
7. Tình Quê (Hàn Mặc Tử)
8. Về Thăm Nhà Cảm Tác (Quách Tấn)
9. Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)
10. Nắng Mới (Lưu Trọng Lư)
11. Tràng Giang (Huy Cận)
12. Lời Kỹ Nữ (Xuân Diệu)
13. Trên Đường Về (Chế Lan Viên)
14. Nhớ Rừng (Thế Lữ)
15. Bến My Lăng (Yến Lan)
16. Tỳ Bà (Bích Khê)
17. Nghỉ Hè (Xuân Tâm)
18. Tống Biệt Hành (Thâm Tâm)
19. Tương Tư (Nguyễn Bính)
20. Tiếng Việt Miền Nam (Bàng Bá Lân)
21. Mưa (Anh Thơ)
22. Trăng Hè (Đoàn Văn Cừ)
23. Nét Nhìn Rạng Đông (Tuệ Mai)
24. Từ Giã Tuyên Quang (Nhượng Tống)
TRÊN ĐƯỜNG VỀ
CHẾ LAN VIÊN
Sinh năm 1920. Quê ở Bình Định.
Học trường Qui nhơn. Có bằng thành chung.
Đã đăng thơ: Tin văn,
Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ, Trong khuê phòng, Người mới. Đã xuất bản: Điêu
tàn (1937).
Một ngày biếc, thị thành ta
rời bỏ
Quay về xem non nước giống
dân Hời:..
Đây, những Tháp gầy mòn vì
mong đợi,
Những đền xưa đổ nát dưới Thời
gian,
Những sông vắng lê mình
trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ
rên than.
Đây, những cảnh ngàn sâu cây
lả ngọn,
Muôn Ma Hời sờ soạng dắt
nhau đi;
Những rừng thẳm bóng chiều
lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng
tử quy!
Đây, chiến địa nơi đôi bên
giao trận,
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm
vang.
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm
oán hận,
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi
căm hờn.
Đây, những cảnh thái bình
trong Chiêm quốc,
Những cô thôn vàng nhuộm nắng
chiều tươi;
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng
quay lại ấp,
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời
vui.
Đây, điện các huy hoàng
trong ánh nắng,
Những đền đài tuyệt mỹ dưới
trời xanh.
Đây, chiến thuyền nằm mơ
trên sông lặng;
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo
bên thành.
Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ
ảo
Vua quan Chiêm say đắm thịt
da ngà,
Những Chiêm nữ, mơ màng
trong tiếng sáo,
Cùng nhịp nhàng, uyển chuyển
uốn mình hoa.
Những cảnh ấy trên Đường Về
ta đã gặp,
Tháng ngày qua ám ảnh mãi
không thôi.
Và từ đấy lòng ta luôn tràn
ngập
Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống
dân Hời.
(Điêu Tàn)
Chế Lan viên
(1920-1989)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
NHỚ RỪNG
Chính tên lả Ngụyễn Thứ
Lễ. Sinh tháng 10 năm Đinh mùi (1907). Nơi sinh Thế Lữ lấy làm lạ thấy người nhà
nói là Thái-hà ấp Hà nội, còn thi-sĩ thì cứ tưởng là Lạng-sơn, nơi đã ở từ khi
còn bé đến năm 11 tuổi. 11 tuổi, xuống Hải-phòng học đến năm thứ ba ban thành
chung thì bỏ để theo sở thích riêng. Sau đó lên Hà Nội học trường Mỹ-thuật,
nhưng lại thôi ngay. Bắt đầu viết từ hồi này. Được ít lâu bị đau lại về Hải-phòng
tĩnh dưỡng. Những ý thơ và đôi bài thơ đầu tiên, như bài "Lựa tiếng
đàn" nẩy ra trong lúc này.
Có chân trong Tự-lực
văn-đoàn và trong tòa-soạn các báo Phong-hóa, Ngày nay, Tinh hoa. Đã xuất bản: Mấy
vần thơ (1935). Mấy vần thơ, tập mới (Đời nay, Hà Nội, 1941).
Lời con Hổ ở vườn Bách thú
(Tặng Nguyễn Tường Tam)
Gậm một khối căm hờn trong
cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng
dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn,
ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh
rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù
hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ
chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu
dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư
lự.
Ta sống mãi trong tình
thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những
ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả,
cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với
giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca
dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc,
đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn
nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ
sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi
đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im
hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn
loài
Giữa chốn thảo hoa không
tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ
suối,
Ta say mồi đứng uống ánh
trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn
phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi
mới?
Đâu những bình minh cây xanh
nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta
tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng
máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời
gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần
bí mật?
- Than ôi! thời oanh liệt
nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn
thâu,
Ghét những cảnh không đời
nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường,
giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng,
cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng
thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp
kém;
Dăm vừng lá hiền lành không
bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ
hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm
u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non
hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta
ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy
ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy
bao giờ!
Có biết chăng trong những
ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn
to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần
ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của
ta ơi!
(Mấy vần thơ, tập mới)
Thế Lữ
(1907–1989)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
Về hình thức Thế Lữ là người
đầu tiên xông xáo đi tìm điệu mới cho thơ và dần dần đưa thơ mới vào mấy thể
trở thành phổ thông sau ông. Kiểm điểm tập Mấy vần thơ của
ông (tập mới l941), ta thấy một bài năm chữ trường thiên vần
chéo (Mộng ảnh), một bài hoàn toàn phá thể (Tiếng trúc tuyệt vời),
còn đa số là thơ 7 chữ trường thiên phân đoạn 4 câu vần chéo. (Khúc ca
hoài xuân, Khúc hát bên sông), hoặc 4 câu 3 vần lối cũ (Lời than thở của
nàng Mỹ Thuật, Tiếng gọi bén sông, Ngày xưa còn nhỏ, Vẻ đẹp thoáng qua, Hái
hoa, Bên sông đưa khách), và thơ 8 chữ trường thiên vần liền đôi một, đắp đổi
bằng trắc (Nhớ rừng, Lựa tiếng đàn, Con người vơ vẩn, Cây đàn muôn điệu,
Bâng khuâng, Nhan sắc, Hoa thủy tiên, Giục hồn thơ). Ngoài ra còn có 4 bài lục
bát (Mấy vần thơ, Bông hoa rừng, Lời tuyệt vọng, Ma túy) và một bài
song thất lục bát (Hồ xuân và thiếu nữ), nhưng không hề có một bài đường
luật bát cú nào.
Làm thơ Thế Lữ đã luôn
luôm theo một qui tắc, một quy tắc mà buổi đầu các nhà thơ mới đều cho là chí
lý, là tìm cho mỗi cảm hứng, mỗi đề tài một cái điệu riêng, cái điệu đây phần
chính cốt ở số chữ câu thơ đã đành mà còn ở cách ngắt trong câu, ở vần thơ,
giọng đọc, âm chữ, tất cả sao cho diễn tả được đúng, được hay cái ý đặc biệt
của đề tài. Như dùng câu lục bát ẻo lả để tả tiếng sáo thiên thai:
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai
kim đồng
Dùng câu thơ 8 chữ rộng
rãi chững chạc để tả con hổ:
Ta sống mãi trong tình
thương nỗi nhớ,
Thuở tung hoành hống hách
những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả
cây già,
Với khi thét khúc trường
ca dữ dội,
Lượn tấm thân như sóng cuộn
nhịp nhàng.
Dùng câu thơ hỗn tạp bất
nhất để tả tiếng trúc uyển chuyền gợi những ấn tượng biến đổi:
Tiếng địch thổi đâu đây,
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng
trời xanh ngát.
Mây bay... gió quyến...
mây bay...
Tiếng vi vút như khuyên
van như dìu dặt,
Như hắt hiu cùng hơi gió
heo may.
Thế Lữ là một thi công cần
mẫn không những ở việc tìm điệu như trên mà còn ở cách dùng chữ, đặt câu, lựa
vần. Thơ mới Thế Lữ không buông thả dễ dàng như thơ Lưu Trọng Lư chẳng hạn,
mà thường săn sóc uốn nắn, đôi khi mang dấu vết gọt dũa, khổ luyện. Những bài
Nhớ rừng, Vẻ đẹp thoáng qua, Giục hồn thơ, Tiếng sáo thiên thai thường được
ca tụng, đều là những tuyệt tác về phương diện này...
(Phạm Thế Ngũ, Việt Nam
Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên III, Nxb Đại Nam)
|
BẾN MY LĂNG
YẾN LAN
Chính tên là Lâm Thanh Lang.
Sinh năm 1918 ở làng An Ngãi, phủ An Nhơn (Bình Định). Chỉ học quanh mấy
trường trong tỉnh.
Đã đăng thơ: Phụ Nữ, Tiểu
Thuyết Thứ Năm, Nghệ Thuật.
Bến My Lăng nằm không, thuyền
đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng
buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên
mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn
râu.
Ông không muốn run người ra
tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến
trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời
tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những
vì sao.
Trôi quanh thuyền, những lá
vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ giải
trăng trăng.
Chiều ngui ngút dài trôi về
nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My
Lăng.
Nhưng đêm kia đến một chàng
kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc
lưu ly.
Chàng gọi đò, gọi đò như hối
hả,
Sợ trăng vàng rơi khuất lối
chưa đi.
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối
sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến
My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán
trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả ngành
trăng.
Bến My Lăng còn lạnh, bến My
Lăng,
Ông lái buồn đợi khách suốt
bao trăng.
(Bến My Lăng)
Yến Lan
(1916-1998)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
TỲ BÀ
BÍCH KHÊ
Chính tên là Lê
Quang Lương. Quê quán: Thu Xà, Quãng Ngãi.
Đã đăng thơ: Tiếng Dân,
Tiểu Thuyết Thứ Năm, Người Mới... (ký Lê Mộng Thu hoặc Bích Khê).
Đã xuất bản: Tinh
huyết (1939). Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ
Việt Nam:
Ô!
Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Bích Khê (1916-1946)
Trăng đan qua cành muôn tay
êm
Mây nhung pha màu thu trên
trời
Sương lam phơi màu thu muôn
nơi
Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua
đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Cây đàn yêu đương làm bằng
thơ
Cây đàn yêu đương run trong
mơ
Hồn về trên môi kêu: em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi
vơi
Tôi qua tìm nàng vay du
dương
Tôi mang lên lầu lên cung
Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu
nàng
Tình tang tôi nghe như tình
lang
Yêu nàng bao nhiêu trong
lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi
môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa
xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng
đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu
diêu
Sao tôi không màng kêu: em
yêu
Trăng nay không nàng như trăng
thiu
Đêm nay không nàng như đêm
hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi
xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông
quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh
mông.
Bích Khê
(1916-1946)
NGHỈ HÈ
XUÂN TÂM
Chính tên là Phan Hạp.
Sinh ngày 1-1-1916 ở làng Bảo An, phủ Điện Bàn (Quảng Nam). Học: trường
Chaigneau, trường Quốc-học (Huế). Có bằng Thành-chung.
Đã đăng thơ: Tân
Văn, Sông Hương.
Đã xuất bản: Lời tim non (1941).
Đã xuất bản: Lời tim non (1941).
Xuân Tâm (1916 - 2012)
Đoàn trai non hớn hở rủ nhau
về.
Chín mười ngày nhảy nhót ở
miền quê,
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa
hạ!
Một nét mặt, trăm tiếng cười
rộn rã,
Lời trên môi chen chúc nối
nghìn câu.
Chờ đêm nay; sáng sớm bước
lên tàu,
Ăn chẳng được, lòng nôn nao
khó ngủ.
Trong khoảnh khắc sách, bài
là giấy cũ,
Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em
trông.
Trên đường làng huyết phượng
nở thành bông.
Và vườn rộng nhiều trái cây
ngon ngọt.
Kiểm soát kỹ, có khi còn thiếu
sót;
Rương chật rồi, khó nhốt cả
niềm vui.
Tay bắt tay, hôn không chút
bùi ngùi,
Các bạn hỡi, trời mai đầy
ánh sáng.
(Lời tim non)
Xuân Tâm
(1916-2012)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
TỐNG BIỆT HÀNH
THÂM TÂM
Thâm Tâm chết trong
khi đang làm báo kháng chiến, trong một căn nhà sàn ở Việt Bắc, vì bệnh sốt rét.
Đưa tiễn chỉ có một cậu liên lạc viên. Anh sinh 12.5.1917, mất
18.8.1950. (VL)
Thâm Tâm (1917 - 1950)
Sao có tiếng sóng ở trong
lòng?
Bóng chiều không thắm, không
vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt
trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng
dưng...
- Ly khách! Ly khách! Con đường
nhỏ
Chí lớn không về bàn tay
không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng
mong.
Ta biết ngươi buồn chiều hôm
trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như
sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ
sót.
Ta biết ngươi buồn sáng hôm
nay:
Trời chưa mùa thu, tươi lắm
thay,
Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc
khăn tay...
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say
1940
Bài này Thâm Tâm làm trong một
tiệc rượu để tặng một người bạn đi kháng chiến trước ông, tên là Phạm Quang
Hòa. Theo ông Hòa, bài đó có 4 câu cuối mà không hiểu sao tất cả các bản in từ
trước tới nay đều bỏ sót." (Thâm Tâm và T.T.KH trang 67-68) Bốn
câu ấy như dưới đây, có đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, năm 1940, mà khi in
ở trong Thi Nhân Việt Nam năm 1941, không thấy hai ông Hoài Thanh,
Hoài Chân chép vào:
Mây thu đầu núi gió lên
trăng
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng
thầm
Ly khách ven trời nghe muốn
khóc
Nay xin chép vào cho đủ và
cho đúng. VL.
Thâm Tâm
Khởi Hành 191, Tháng 9.2012
TƯƠNG TƯ
NGUYỄN BÍNH
Sinh năm 1919 ở làng
Thiện vịnh, huyện Vụ bản (Nam Định). Không hề học ở nhà trường, chỉ học ở nhà với
cha và cậu. Làm thơ từ năm 13 tuổi. Đã làm gần một nghìn bài. Được giải
khuyến-khích về thơ của Tự lực văn đoàn năm 1937.
Đã đăng
thơ: Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm, Nam-cường.
Đã xuất bản: Lỡ
bước sang ngang, Tâm hồn tôi (Lê-cường, Hà nội,
1940), Hương cố nhân (Á châu, Hà nội 1941).
1940), Hương cố nhân (Á châu, Hà nội 1941).
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn
Đông,
Một người chín nhớ mười mong
một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu
nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên
này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây
lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường
sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa
xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết
cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ
gặp nhau?
Nhà em có một giàn trầu,
Nhà anh có một hàng cau liên
phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không
thôn nào?
(Lỡ Bước Sang Ngang)
Nguyễn Bính
(1918-1966)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
BÌNH:
Bài thơ này tả lại mối
tình của tác giả hay của một người nào đó tại một vùng quê nào đó ở Việt Nam?
Có thể. Như một cảm hứng. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Rất cạn. Và điều chắc chắn
là qua bài thơ, chúng ta không thể tìm thấy một bằng chứng nào cho một mối
tình như thế.
Hai câu đầu chân chất mà lại
sâu sắc. Câu trên mở ra chiều rộng của không gian. Câu dưới mở ra chiều dài của
thời gian. Tương tư, nghĩ cho cùng, là một ám ảnh day dứt về không gian và về
thời gian. Nhớ nhau, người ta đo từng khoảng cách. Nhớ nhau, người ta đếm từng
khoảnh khắc.
Không phải ngẫu nhiên mà,
trong cõi thiên hà thơ tương tư của nhân loại, từ xưa đến nay, từ Đông sang
Tây, đâu đâu cũng chập chùng những sông những núi, đâu đâu cũng có tiếng đồng
hồ gõ nhịp và những bước mùa đi.
Ở câu đầu, để nhấn mạnh và
cũng để cụ thể hoá ám ảnh về khoảng cách trong tâm trạng tương tư, Nguyễn
Bính đồng nhất con người và địa phương họ cư ngụ. Anh là thôn Đoài. Em là
thôn Đông. Cách xa vời vợi. . . .
Nguyễn Bính không ồn ào,
không la thét, không quằn quại. Nguyễn Bính bao giờ cũng rất hiền lành với những
nỗi bâng khuâng dìu dịu, chơi vơi.
Tương tư, dưới ngòi bút
Nguyễn Bính, cũng chỉ là một nỗi niềm chơi vơi. Muôn đời chơi vơi.
Như sương nương theo trăng ngừng lưng trời.
Bài Tương tư, do đó,
không phải là một chuyện tình, một mối tình của Nguyễn Bính hay của bất cứ ai
khác. Nó chỉ là một nỗi niềm chơi vơi. Một làn sương bay lãng đãng trong tâm
tưởng. Nguyễn Hưng Quốc (Thơ, v.v... và v.v..., Nxb Văn Nghệ, 1996).
|
TIẾNG VIỆT MIỀN NAM
BÀNG BÁ LÂN
Thi sĩ Bàng Bá Lân vốn họ
Nguyễn - Xuân, sinh tháng 11 Nhâm Tý (1913) tại Phủ Lạng Thương, song chính
quán huyện Bình Lục, Hà Nam, nổi tiếng từ thời Tiền chiến là một nhà thơ nồng
nàn tình yêu đồng ruộng, mà thi phẩm đầu tay là Tiếng Thông Reo, xuất
bản từ 1934 tại Hà Nội. Thơ ông mộc mạc, chất phác như tâm tình chân thật
của ông với cuộc sống, bởi ông làm thơ từ cảnh từ tình trong cuộc sống của
chính mình. Nếu nói về toàn thể, sự nghiệp thơ ông không đồ sộ, song nếu có thi
sĩ chỉ cần một bài mà lưu danh hậu thế, thì ông chỉ cần
bài "Đói". Bàng Bá Lân -và chỉ có ông-, làm bài thơ cảm xúc nhất,
dài nhất, kỹ nhất, về nạn đói
năm Ất Dậu 1945. Để nhớ thi sĩ, mất vào 21.10.1988, xin chọn bài sau đây, như một
điển hình cho Bàng Bá Lân, và một tiêu biểu trong Thơ Miền Nam. VL.
Bàng Bá Lân (1913-1988)
Nghe sao mà âu yếm!
Giọng ngân dài lưu luyến
Cho lòng ta thương vương.
Ôi! Thương ai em thương thiệt
là thương
Em, cô gái Đồng Nai lòng cởi
mở
Từ quen em, nắng vàng thêm rực
rỡ
Dừa thêm xanh và vú sữa thêm
ngon
Lời em thơm như măng cụt no
tròn
Giọng em ngọt như xoài vừa
chín tới
Những chữ ngân dài như gió
thổi
Còn chữ C, G nghe đọc lỗi mà
yêu
Giọng TR trong trẻo đúng bao
nhiêu
Và anh nữa, ôi tiếng anh
nũng nịu.
-
Mong "ăn" mãi! Nhớ "ăn" hoài!
"Ăn" có hiểu!
Em thương "ăn" quá
xá là thương!"
Lời em ngon như có mật có đường
Ta sung sướng gần em nghe giọng
nói.
- Hãy nói nữa! Nói nhiều đi
em hỡi!
Qua không cần hiểu ý, chỉ cần
nghe
Giọng nói du dương say đắm
đê mê
Như nhạc sóng của Đồng Nai,
sông Cửu.
Nhưng em bỗng ngừng im.
Em nũng nịu
- Nói
đi "ăn",
nghe giọng Bắc em thương!
Cầm tay em say ngắm cặp môi
hường
Lòng tràn ngập niềm mến
thương đằm thắm.
Ôi Nam Bắc dù xa nhau vạn dặm
Vẫn cùng chung tiếng mẹ, tiếng
quê cha
Gặp nhau đây trong ánh nắng
chan hòa
Hai giọng nói cùng đồng ca hợp
tấu
Hai huyết quản vẫn cùng
chung dòng máu
Hai tâm hồn hòa hợp cảm
thông nhau
Tiếng Việt miền Nam, giọng
nói nhiệm mầu
Có phép lạ khiến tình ta lưu
luyến.
Em!
Cô gái miền Nam ta thương mến
Muốn gần em, gần mãi để nghe
em!
(Bàng Bá Lân, Vào Thu)
Bàng Bá Lân
MƯA
ANH THƠ
Chính tên là
Vương Kiều ân - Vương họ cha, Kiều họ mẹ. Sinh tháng janvier 1919 tại Ninh giang. Học từ
năm lên bảy, năm 12 tuổi mới lên lớp ba (Hải dương, Thái-bình, Bắc-giang). Bỏ học
sau một buổi bị cô giáo phạt quỳ.
Đã đăng
thơ: Hanoi báo (ký Hồng-anh), Tiểu-thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ. Được giải thưởng khuyến-khích
về thơ của Tự-lực văn-đoàn năm 1939.
Đã xuất bản: Bức tranh
quê (Đời nay, Hà-nội, 1941), Xưa (hợp-tác với Bàng Bá Lân, 194l).
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân)
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân)
Anh Thơ (1921-2005)
Cau thẳng mình dang lá đón
mưa rơi,
Đồng chìm xuống bông lúa
vàng rũ rợi,
Ao rềnh lên bè rau muống
xanh tươi.
Trên nhà vắng gió lùa hơi ướt
át,
Cu bé ngồi nhào đất nặn tò
te.
Dưới bếp lạnh, lũ gà vào bới
rác
Mặc đàn ruồi, đàn nhặng lượn
vo ve.
Ngoài đường lội một vài người
về chợ
Trĩu gánh hàng như trĩu
quang mưa.
Yên ổn nhất trong gian chuồng
êm cỏ
Lũ lợn nằm mát mẻ ngủ quên
trưa.
Anh Thơ
(1921-2005)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
KHẢO LUẬN:
Những năm 1940-1945 chứng
kiến cùng với sự bột phát của văn học, một sự nẩy mọc rộn ràng của thơ. Nhiều
nẻo mới được vạch ra đưa tới những chân trời đầy triển vọng. Tuy nhiên bởi thời
gian ngắn ngủi, nên ở đây cũng như ở tiểu thuyết không một thi tài mới quan
trọng nào kịp thành hình, chỉ thấy rõ những khuynh hướng hơn là những thi nghiệp.
Một khuynh hướng mới thứ
nhất là thơ tả chân quê hương mà đại biểu là Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ.
Lối này về trước đã có một hai người, thảng hoặc đi vào như Bàng Bá Lân, Nguyễn
Bính, nhưng chỉ từ khi năm 1940 Tự Lực văn đoàn tặng giải Bức tranh
quê của cô Anh Thơ mới trở nên thịnh hành. Ta hãy mượn lời giám khảo Nhất
Linh để giới thiệu tập ấy: "Bức tranh quê có 30 bài thơ, bài nào
cũng 12 câu, tả những cảnh ở thôn quê từ đầu năm đến Tết, hết mùa nọ sang mùa
kia. Điều mới mẻ là tác giả đứng về mặt khách quan, suốt tập không bao giờ
nói đến mình, không dùng một chữ "tôi" nào. Tác giả đứng ngoài cảnh
vật, cố nhận xét rồi ghi lên giấv, hình như không có chút cảm động nào. Những
điều nhận xét của cô đúng, đúng đến nỗi làm cho ta phải ngạc nhiên và chịu phục".
Nhất Linh dẫn những câu làm cho ông phục như như tả cảnh mưa:
Tre lả lướt nghiêng đầu
cho nước gội,
Cau thẳng mình dong lá đón
mưa rơi.
Đồng chìm xuống bông lúa
vàng rũ rợi.
Ao dềnh lên bè rau muống
non tươi.
Tả cảnh chợ mùa hè:
Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn
cũi đóng,
Lợn trói nằm hồng hộc thở
căng dây.
Tả cảnh sang thu:
Hoa mướp rụng từng đóa
vàng rải rác,
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn
ngơ bay.
Tả cảnh bến đò ngày phiên
chợ:
Thuyền ghé bến người người
chen chúc xuống,
Tiếng chó kêu lợn hét nổi
vang lừng.
Với tiếng người ồn lên
trong luống cuống,
Đặt gánh gồng bồ bịch đổ
lung tung.
Một đặc sắc thứ hai của Bức
tranh quê, theo Nhất Linh, là"sự liên lạc rất mật thiết của hoa cỏ với bốn
mùa, của công việc làm ăn và những nỗi lo lắng cỏn con của dân đồng ruộng với
thời tiết. Mùa xuân các cô gái cào cỏ ruộng lúa sắp ra hoa, mùa thu hoa mướp
rụng, ong cất cánh bay đi tìm nhị mướp, tiếng trống cúng ra hè, sự lo lắng nước
không vơi, người đi phá bờ lấy nước tràn qua, anh tuần nghe tiếng trống hộ
đê..., cô đều chú ý và ghi lấy".
... Người ta cho rằng ngay
cái quan niệm tả chân bằng thơ đã là một quan niệm mâu thuẫn. Thơ không phải
để chụp lại ngoại cảnh phồn tạp, dung tục và khách quan. Thơ là tinh túy, là
chắt lọc, là để nói ít mà cho mơ nghĩ nhiều. Nhất là thơ phải có cảm, cảnh phải
có tình. Nhất Linh chấm Bức tranh quê cũng phàn nàn về chỗ
đó: "Thơ cô rõ ràng minh bạch quá, thiếu chút sương mù bao phủ để dấu
diếm một huyền bí, thiếu cái tiếng vang ở cảnh núi nó làm cho ta nghĩ đến sự
rộng rãi của không gian. Thơ Anh Thơ tả thứ gì chỉ nói được thứ đó thôi,
không gợi cho người đọc những rung động mung lung".
(Phạm Thế Ngũ, Việt Nam
Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên III, Nxb Đại Nam)
|
TRĂNG HÈ
ĐOÀN VĂN CỪ
Đoàn Văn Cừ (1913-2004), quê
gốc xã Nam Lợi, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp Đại học
ngành Văn-Sử-Địa. Tác phẩm đã xuất bản: Thôn ca I (thơ, 1944); Thôn ca
II (1960); Thơ lửa (thơ, in chung, 1947); Việt Nam huy hoàng (thơ, 1948) (Nguồn:
Internet)
Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt
đưa,
Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ.
Bóng cây lơi lả bên hàng dậu,
Đêm vắng, người im, cảnh lặng
tờ.
Ông lão nằm chơi ở giữa sân,
Tàu cau lấp loáng ánh trăng
ngân.
Thằng cu đứng vịn bên thành
chõng,
Ngắm bóng con mèo quyện dưới
chân.
Bên giếng, dăm cô gái xứ quê
Từng đàn vui vẻ rủ nhau về,
Trên vai nặng trĩu đôi thùng
nước,
Kĩu kịt đi vào lối cổng tre.
Trong xóm giờ lâu quá nửa
đêm,
Tiếng chày giã gạo đã ngừng
im.
Trăng tà hạ xuống ngang đầu
núi,
Đom đóm bay qua dải nước
đen.
Tiếng ốc trên chòi rúc thiết
tha,
Gió lay cót két rặng tre
già.
Sao trời từng chiếc rơi
thành lệ,
Sương khói bên đồng ủ bóng
mơ.
(Ngày nay)
Đoàn Văn Cừ
(1913-2004)
Nguồn: Thi Nhân Việt Nam
(Hoài Thanh & Hoài Chân)
BÌNH:
Những hìnn ảnh cuộc đời Việt Nam
xưa còn lưu lại trong thời nay chẳng bao lâu sẽ mất hết. Nếu ta không gấp gấp
ghi chép lấy thì rồi chẳng còn biết tìm kiếm vào đâu. Gần đây đã có một ít
nhà viết tiểu-thuyết ưa thuật chuyện đồng quê, nơi nương náu cuối cùng của
dĩ-vãng. Nhưng đời sống ở đồng quê có một nhịp-nhàng riêng, thể văn tiểu-thuyết
không diễn tả được. Phải có thơ. Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi
bút dồi-dào mà rực rỡ như Đoàn văn Cừ.
Những bức tranh trong thơ
Đoàn văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như các bức tranh xưa của Á đông. Bức
tranh nào cũng đầy rẫy sự sống và rộn-rịp nhũng hình sắc tươi vui. Mỗi bức
tranh là một thế-giới linh hoạt. Người xem tranh hoa mắt vì những nét những
màu hình như rối rít cả lại; nhưng nhìn kỹ thì màu nào nét nào cũng ngộ-nghĩnh
vui vui
Đây trong chợ Tết, bên cạnh
thầy khóa đương gò lưng viết:
Cụ đồ nho dừng lại vuốt
râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng
câu đối đỏ.
Kia, giữa đám hội nhà quê:
Chiếc ô đen lẳng lặng tiến
ra cầu,
Tìm đến chiếc san màu bay
trước gió
Đoàn Văn Cừ đã biết nhận
xét rất tinh lại sẵn hồn thơ phong phú, hai điều thường ít đi với nhau. Phải
có hồn thơ mới thấy được dưới ánh bình-minh:
Tia nắng tía nháy hoài
trong ruộng lúa.
Thỉnh thoảng giữa những
câu tả chân chặt chẽ, chen vào một câu bất ngờ, vụt ngời lên như một luồng
sáng giữa bức tranh:
Bà cụ lão bán hàng bên miếu
cổ,
Nước thời-gian gội tóc trắng
phau phau.
Và bao giờ cuối bài thơ
cũng có một vài câu khêu gợi. Cuối bài "Chợ Tết":
Ánh dương vàng trên cỏ kéo
lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh
quán chợ.
Cuối bài "Đám cưới
mùa xuân":
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng
chim xuân
Ca inh-ỏi trên cành xanh tắm
nắng.
Nhũng câu ấy đều khép lại
một thế-giới và mở ra một thế-giới: khép một thế giới thực, mở một thế giới mộng.
Cảnh trước mắt vừa tan thì tình trong lòng cũng vừa nhóm. Mắt ta không thấy
gì nữa nhưng lòng ta bỗng bâng-khuâng.
Đoàn Văn Cừ trước sau đăng
báo chỉ có sáu bảy bài thơ. Bài nào cũng hay. Cũng có bài đăng Ngày
Nay số thường, nhưng nghĩ đến Đoàn Văn Cừ là tôi lại nghĩ đến Tết. Cái
tên Đoàn Văn Cừ trong trí tôi đã lẫn với màu bánh chưng, mùi thuốc pháo, vị mứt
gừng. Cứ mỗi lúc xuân về người lại gởi trên báo một chuỗi cười ngũ sắc. Tiếng
cười ta còn nghe văng vẳng thì người đã biến đâu rồi và ta đành chờ mùa xuân
khác...
Octobre 1941
Thi Nhân Việt Nam, Hoài
Thanh và Hoài Chân
|
NÉT NHÌN RẠNG ĐÔNG
Thi sĩ Tuệ Mai Trần
Thị Gia Minh sinh năm 1923 tại Hà Nội, mất năm 1983 tại Sài gòn (chưa rõ hẳn,
vì có chỗ in sinh 1928, mất 1982), nguyên quán làng Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định, có thơ đăng báo từ năm 1941.
Các thi phẩm đã xuất bản: Thơ Tuệ Mai 1962 (tựa Nguyễn Sỹ Tế), Không bờ bến 1964, Như nước trong nguồn 1969, Trên nhánh sông mưa 1970, Về phía trời xanh 1973. Tuệ Mai tham gia sinh hoạt, nói chuyện văn nghệ, diễn thuyết tại nhiều nơi như Tao Đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ, Trung tâm Văn Bút của Vũ Hoàng Chương, Thanh Lãng, cùng với Hỷ Khương, Xuân Đài.
Các thi phẩm đã xuất bản: Thơ Tuệ Mai 1962 (tựa Nguyễn Sỹ Tế), Không bờ bến 1964, Như nước trong nguồn 1969, Trên nhánh sông mưa 1970, Về phía trời xanh 1973. Tuệ Mai tham gia sinh hoạt, nói chuyện văn nghệ, diễn thuyết tại nhiều nơi như Tao Đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ, Trung tâm Văn Bút của Vũ Hoàng Chương, Thanh Lãng, cùng với Hỷ Khương, Xuân Đài.
Theo tiểu sử in
trong Thi Ca Việt Nam Hiện Đại (1880-1965) "Tuệ Mai bàn về thơ thật rắn rỏi, nhiệt
thành. Trong giới Phụ nữ Việt Nam hiện nay, chi được nhiều người yêu thơ mến mộ."
Từng được Giải Văn chương Toàn quốc về Thơ năm 1966, song các "nhà
phê bình thơ" đã không viết gì về thơ bà. Không rõ vì lý do gì, các cuốn sách biên
khảo về thơ sau đây không viết về bà: "Thơ Việt hiện đại
1900-1960" của Uyên Thao, "Những nhà thơ hôm nay" của
Ng. Đ. Tuyến, "Thi nhân
Việt Nam hiện đại" của Phạm Thanh, và Văn học Miền Nam, Thơ, của Võ Phiến. Mong bạn
đọc Khởi Hành bổ sung tài liệu cho, xin cảm ơn.
VL (phamcongkh@yahoo.com).
Tuệ Mai (1923-1983)
(Nguồn: Khởi Hành)
(Nguồn: Khởi Hành)
Như ngày tháng đã, như mai mốt
còn
Xe khuya chào vội phố buồn
Bánh quay ra riết nghe mòn dấu
sương,
Cây nghiêm bóng lặng mặt đường
Lá ngong ngóng gió, cành
thương lá sầu.
Này tôi, tôi với đêm thâu
Nghe thương ngơ ngác, nghe
cao dỗi hờn
Vòng tay còn lại trống trơn
Mùa xuân còn chuyện dã
tràng, thế thôi.
Còn tôi, tôi với đêm dài
Ngủ trên trang sách, ngủ
ngoài sân mưa
Ôm vùng đất hẹn trăm hoa
Mộng xây biết mấy cho vừa
trước sau.
Và tôi, tôi với đêm sâu
Chợt đau vai yếu, chợt đau sử
buồn
Quãng dài tanh tưởi máu
xương
Quê hương thí điểm
- quê hương nát nhầu.
Còn gì đâu! Có gì đâu!
Muôn con mắt lạc trông nhau
rã rời
Nhưng tôi, tôi với đêm dài
Thức trong dòng họ
- thức ngoài trăm dân.
Điêu linh hằn sử bao lần
- Cũng qua
- Cũng vượt
- Cũng dần vươn lên.
Nên tôi, tôi với đêm hiền
Vòng tay mở rộng
Nét Nhìn Rạng Đông.
(In lại từ "Thi Ca
Việt Nam Hiện Đại - 1880- 1965", Trần Tuấn Kiệt, Khai Trí, Sài gòn, 1967,
tr-667-768.)
Tuệ Mai
TỪ GIÃ TUYÊN QUANG
NHƯỢNG TỐNG
Nhà thơ, dịch giả,
nhà cách mạng Nhượng Tống tên khai sinh là Hoàng Phạm Trân, nên cũng lấy bút hiệu
khác là Hoàng Kiếm Thu, người xã Phú Khê, Hà Nam được cha là Tú tài Hán học
dạy văn nghĩa từ nhỏ, riêng ông tự học mà trở thành uyên bác, không đỗ đạt
gì, và trở thành nhà báo tên tuổi, viết cho Nam thành báo, Thực Nghiệp dân
báo, Hà Nội Tân Văn, đồng sáng lập Nam Đồng Thư Xã chuyên đăng truyện
đề cao lòng ái quốc của thiếu niên. Cùng các bạn trong có Nguyễn Thái Học
thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927. Vào Trung gặp cụ Phan
Bội Châu. Hai năm sau bị Pháp bắt, lên án tù 10 năm cấm cố đày ra Côn Đảo. Tám
năm sau được thả nhưng lãnh thêm án 5 năm biệt xứ. Bị ám sát chết tại
Hà Nội năm 1949, chưa rõ thủ phạm là Việt Minh hay thanh toán nội bộ. Văn thơ
ông hàm xúc, đậm đà mà thanh thoát, nghề dịch thuật của ông được các nhà
phê bình cho là tài tình, trác tuyệt.
Nhượng Tống để lại
các tác phẩm:
- Lan và Hữu (tiểu thuyết, 1940)
- Mái Tây, 1942
- Ly Tao, 1943
- Sử Ký Tư Mã Thiên, 1944
- Nam Hoa Kinh, 1944
- Hoàng Diệu (chèo cổ)
- Nguyễn Thái Học...
Khởi Hành từng hai lần có bài về nhà thơ này.
- Lan và Hữu (tiểu thuyết, 1940)
- Mái Tây, 1942
- Ly Tao, 1943
- Sử Ký Tư Mã Thiên, 1944
- Nam Hoa Kinh, 1944
- Hoàng Diệu (chèo cổ)
- Nguyễn Thái Học...
Khởi Hành từng hai lần có bài về nhà thơ này.
* Có sách viết ông
sinh năm 1906, có sách viết 1897, chúng tôi chưa thể tìm hiểu được hết; quí thức giả
nào hay, vui lòng mách bảo, đặng sửa cho đúng khi loạt bài này được in thành
sách. Trân trọng cảm ơn. VL (namkh.nguyen@gmail.com)
Dứt tiếng ly ca ném chén
vàng
Bồi hồi từ giã đất Tuyên
Quang
Biết tìm đầu thấy người
trong mộng
Khéo não nùng thay, cảnh dọc
đường.
Cây cỏ ba đông trời cố quốc
Nước non muôn dặm bóng tà
dương
Xanh xanh sông nọ bao nhiêu
khúc
Một khúc xa nhau một dặm trường.
Người một phương trời khách
một phương
Đôi lòng ai giắt sợi tơ
vương
Không quen thuộc đã thành
dan díu
Có biệt ly đành phải nhớ
thương.
Ơn nặng chưa đền cho đất nước
Tình riêng tạm gởi với văn
chương
Thăm nhau muốn hỏi đường
trong mộng
Núi Tản sông Lô mấy dặm đường?
Người bến sông Lô kẻ chợ Bờ
Tìm nhau chẳng thấy ruột vò
tơ
Chiếc thân đất khách ta buồn
lắm
Giấc mộng đêm trường khách tỉnh
chưa?
Sự trước đã lầm ra thế ấy
Đường xa sớm liệu tự bây giờ
Mông mênh bốn bể ai tri kỷ?
Canh tối đèn tàn, tiếng gió
mưa!
In lại từ "Thi Nhân Việt
Nam Hiện Đại", Phạm Thanh, Khai Trí, Sài gòn, 1959.)
Nhượng Tống
DẶM VỀ *
NGUYỄN
ĐÌNH TIÊN
Mai chị về, em gửi gì không?
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió, lòng sao
lạnh?
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ
mong.
Quê chị về xa tít dặm xa
Rừng thu chiều xao xác canh
gà
Sương buông khắp lối đường
muôn ngả
Ngựa lạc cành hoang qua lướt
qua.
Ngựa chị dừng bên thác trong
veo
Lòng chị buồn khi nắng qua
đèo
Nơi đây, lá rạt vương chân
ngựa
Hươu chạy theo đàn, theo ngó
theo.
Rừng đêm nhoà bóng nhớ hoang
mang
Ngựa chị vừa qua thác sao
vàng
Sao trôi đáy nước, rơi chân
ngựa
Buồn dựng đôi mi, ngàn lại
ngàn.
Thu 1945
Nguyễn Đình Tiên
Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo blog
*) Bài thơ này, gần nửa thế
kỷ lưu truyền với tên "Mai Chị Về" tác giả là Quang Dũng, mặc
dầu Quang Dũng không bao giờ nhận là của mình. Đến 27.9.1989, tòa soạn báo Văn
Nghệ nhận được thư ông Nguyễn Đình Tiên nhận là tác giả bài thơ, trong thơ có kể
sơ lược xuất xứ:
... Tháng 9.1945, có ba chị
em một chị trí thức dòng dõi đại điền chủ Nam Bộ tránh giặc Pháp, dạt ra miền
Trung và đến Thanh Hóa... Cũng 21 tuổi nhưng chị ra đời trước tôi khoảng nửa
năm, lại là con gái hiểu biết sớm hơn về cuộc sống, nên tôi gọi chị là “chị” rất
mực kính trọng. Một lý do nữa vì hoàn cảnh gia đình, tôi học chậm, đang học
trung học, còn chị đã đỗ tú tài triết học năm 19 tuổi. Giữa tôi và chị rất thân
nhau như bạn bè, nhưng vẫn có cái hố ngăn cách về tình cảm do sự mặc cảm của
tôi dựng lên.
Đến tháng 10.1945, chị bỗng
im lặng rồi thông báo một tuần nữa ba chị em sẽ ra Hà Nội liên lạc với anh em
sinh viên Nam Bộ tìm đường về Nam với gia đình. Lúc đó, tôi còn quá trẻ, nghe
tin như sét đánh ngang tai. Đêm đó, tôi chong đèn suốt
đêm và viết bài thơ Dặm về... (trích thơ Nguyễn Đình Tiên).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét