Câu truyện “Con chim bìm bịp”, nhiều người
thường nghe kể: Thuở con người ý thức về tâm linh thì một nhà sư ăn chay, niệm
Phật nơi cửa chùa đã lâu mà không thành chính quả. Ông quyết chí, khăn gói quả
mướp đi gặp Phật Tổ để hỏi cho ra nhẽ: Tại sao tu lâu thế mà không thành
chính quả? Nhà sư đi mãi… Một hôm gặp một tên cướp cầm thanh đại đạo đứng chặn
đường, nhà sư lo lắng, sau trấn tĩnh bước tới. Bất ngờ! Thấy tên cướp quỳ xuống
trước mặt nói: Thưa thầy! Thầy cứu con! Hai bàn tay con đầy máu, tội lỗi ngút
trời. Con muốn sám hối! xin theo thày tu hành được không?
Nhà sư an ủi: Người ta tu cốt ở tâm, là: Tu tâm.
Ta không thể thu nạp con vì đang trên đường
đến gặp Phật Tổ.
Tên cướp nói:
Thầy gặp Phật Tổ cho con gửi quả tim chân thành đến hỏi bậc Thánh Hiền, tu
như thế đã được chưa? Nhà sư mới nghe qua, tên cướp đã móc vội quả tim đưa
cho người rồi lăn ra chết. Nhà sư niệm phất siêu thoát cho vong hồn tên cướp.
Ông gói quả tim tên cướp đưa cho, rồi lên đường mang theo cả lời nhắn của người
đã chết.
Nhà sư đi đên ngày thứ ba, quả tim bốc mùi
không chịu nổi, ông vứt quả tim xuông dòng sông cho biệt tích. Nhưng quả tim
lại nổi lên đập nhịp sự sống, phát ra tiếng kêu: Bịp Bịp… Nhà sư đến gặp Phật
Tổ. Ông rất phấn khích được Đức Phật ngợi ca công đức, cuối cùng Đại Đức hỏi:
Trên đường lên đây, có ai gửi gì tới ta không?
Nhà sư nghĩ một lúc lâu mới nhớ ra, bèn
thưa lên Đức Phật:
Thưa Đại Đức từ bi! Có tên cướp dâng lên Phật Tổ một quả tim. Hắn còn nhờ con
hỏi: Tu như thế đã thành người tử tế chưa? Nhưng nó thối quá con vứt xuống
dòng sông rồi ạ!
Đức Phật Phán:
Con có nhiều công đức, nhưng chưa đủ can
nguyên. Nay con về tìm lại quả tim của tên cướp rồi hãy đến gặp ta…
Lúc ấy nhà sư mới tỉnh ngộ, liền quay lại
khúc sông đi tìm quả tim. Ông ta tìm mãi không thấy, một ngày kia hắn chết
hóa thành con chim Bìm bịp.
Chuyện cổ tích “Con chim Bìm bịp” còn nhiều
biến cách, nhưng có một dị bản ít người biết, tôi còn nhớ bố tôi Là Nguyễn
Văn Thịnh kể cho nghe thời ấu thơ. Chuyện rằng: Ngày xưa, có một nông dân tá
điền đi ở cày ruộng không công cho nhà địa chủ, hằng ngày cô chủ có tính
thương người thường mang cơm đúng 11h cho người cày ăn cơm, con trâu thả ra
nghỉ ngơi để chiều cày tiếp. Nhưng người cha tham lam, nghĩ làm thế này không
cày được bao nhiêu ruộng, hắn bèn bảo con gái:
Hôm nay, con nghỉ ở nhà để cha mang
cơm cho người cày.
Nói rồi người cha lấy cơm mang đi, nhưng hắn
trốn ở nới khác không cho tá điền ăn cơm đúng hẹn như mọi ngày. Người nông
dân cày đến trưa, sang chiều không thấy cô chủ mang cơm đến, người tá điền
đói quá lại mệt anh lăn ra chết hóa thành con chim bìm bịp. Từ đấy về sau cứ
đến tầm gần trưa, vào buổi chiều tà, chim cất tiếng kêu: Bịp bịp bịp! rồi một
hồi 5 tiếng dài: Bịp Bịp Bịp Bịp Bịp! Bịp bịp bịp bịp bịp… rộ lên sau im bặt.
Những tiếng kêu như lời tố cáo, vạch mặt bọn địa chủ gian ác, lừa bịp người
nông dân, không giữ đúng chữ tín như lời hứa thường ngày cô chủ vẫn
mang cơm cho anh tá điền. Đến nay, chim bìm bịp còn kêu theo thời gian rộ lên
một hồi rồi lủi mất, chắc nó sợ kẻ tố cáo sẽ bị truy sát nên phải tránh xa
con người.
Dù sống chui lủi, loài chim này đang bên bờ
diệt chủng vì người ta đồn rằng: Ngâm rượu giống chim này uống vào bổ dương,
chúng càng bị truy sát đến tận cùng, không nơi ẩn nấp. Ngày nay, là sự tàn ác
của con người vô cảm.
Hai câu chuyện kể về con chim bìm bịp khác
nhau, nhưng có chung một ý tưởng: Sống phải chân thành chung thực, không lừa
bịp, trọng lời hứa! Đừng bao giờ thất hứa, đánh mất niềm tin ở người khác, đó
là cách đối nhân sử thế, lẽ sống làm người. Bài học xưa còn tỏa sáng đến hôm
nay, khi bước vào thế kỷ XXI, biến đổi nhiều giá trị văn hóa đạo đức truyền
thống trước cuộc sống mới trong xã hội tiêu thụ toàn cầu hóa. Câu chuyện “Con
chim bìm bịp”, hy vọng sẽ thức tỉnh lương chi con người thời nay: Hãy sống tửi
tế!
Câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa nhân văn,
giáo dục đức tin ở lời hứa danh dự của con người. Sống phải có ý chí niềm
tin, thật thà trung thực, không lừa dối tham lam hại người. Thời kinh tế hội
nhập trong xã hội tiêu thụ, chúng ta đang phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, xây dựng một lối sống cao cả nhân văn, giầu tình nhân ái bao dung, vì
con người. Ý tưởng câu chuyện cổ tích mang nội dung giáo lý đến mọi người. Mục
đích bảo vệ văn hóa, lối sống đạo đứng dân tộc. sống ở trên đời phải chung thực
ngay thẳng thật thà, ai làm việc gì: Kinh doanh, hay lao động sản xuất, nhà
hoạt động xã hội, người cầm bút… phải coi Chữ tín làm trọng.
Tính tương tác văn hóa, kể chuyện xưa nói về
người tu nghiệp, ngày nay đang thịnh hành thế giới tâm linh, thì câu chuyện
này là bài học cho những ai theo Phật, biết phân biệt chính tà. Không ít người
lợi dụng tôn giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo, làm những việc phi tâm, phi đạo! Hãy
coi kết cục câu chuyện là bài học quả báo ngay tức thời, không cần đợi đến kiếp
sau. Ngày nay, những hiện tượng quả báo diễn ra trước mắt, xuất hiện trong thực
tiễn không ít.
Câu chuyện làm sáng tỏ cái tâm người theo
Phật: Không hám lợi, háo danh, đòi hỏi quyền hưởng thụ cho riêng mình. Mọi
người theo Phật có nhiều con đường đến đích, dù bằng lối nào vẫn là: Tu
tâm. Lấy Tâm cải tài quy thiện, sống nhân hậu vì mọi người…Hãy sống làm người
lương thiện. Phật không ở cõi Niết Bàn, hay nơi nào do con người tưởng tượng
sinh ra mà Phật ngay trong trái tim mọi người, chỉ cần biết sống, hành động
theo Kinh Phật đã dạy.
2. Tính khác biệt trong hệ thống văn hóa dân
gian
Hệ thống văn hóa dân gian Việt Nam phong
phú trong hình thức thể loại, nội dung phản ánh hiện thực cuộc sống, gồm các
loại:
1. Nghệ thuật dân gian các truyện: Huyền thoại,
cổ tích, ca dao đời sống xã hội, tình yêu đôi lứa, câu đố, truyện thơ tình
ca, truyện nôm, tích trò diễn xướng dân gian, ca nhạc, hát Ru, hát Đồng dao,
Giao duyên, nhảy múa, xiếc.
2. Trí tuệ người xưa, luận về vũ trụ quan:
Kinh nghiệm sản xuất, xem đoán thời tiết, y học, kinh nghiệm sống.
3. Tín ngưỡng, nghi thức cầu cúng, phong tục
lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa nông nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề thủ
công mỹ nghệ.
Văn hóa dân gian truyền thống, là một thực
thể sống đang tồn tại, phát triển trước đời sống con người xã hội đương đại.
Nhưng hệ thống văn hóa, nghệ thuật ấy đang bị xóa xổ từng phần trong mảng màu
văn hóa, dân gian Việt Nam.
Đây là tính khác biệt trong xã hội đương đại
Việt Nam từ sau đổi mới, mở cửa đến hội nhập, cấu trúc lại nền kinh tế, xây dựng
nền kinh tế, văn hóa, nghệ thuật thị trường. Xã hội Việt Nam đã tạo lập môi
trường văn hóa mới, khác biệt với hoạt động nông nghiệp thủ công mù mờ thông
tin. Thời đại công nghệ hóa sản xuất, công nghệ hóa, số hóa đời sống con người
làm biến đổi nhanh tác phong lao động, lối sống thẩm mỹ, nhu cầu văn hóa nghệ
thuật, hưởng thụ tinh thần vật chất cao. Những đòi hỏi mỗi cá thể trong xã hội
công nghệ hậu hiện đại đang xô đẩy văn hóa dân gian đến một cú shock, làm một
số hình thức bị lãng quên, nhiều hình thức khác lại tồn tại, phát triển cùng
nhịp sống con người xã hội đương đại. Toàn cầu hóa đang thu nạp nhiều hoạt động
con người đồng nhất tính quốc tế: Chung các nhịp điệu nhảy múa, ca nhạc, sở
thích du lịch, cảm giác mạnh, sinh hoạt nhóm mang tinh bầy đàn…Mẫu mã hóa các
sản phẩm hàng tiêu dùng, số hóa, công nghệ hóa thông tin. Hơn bao giờ hết,
văn hóa nghệ thuật dân gian, là đối tượng bảo vệ bản sắc một dân tộc đang tồn
tại, phát triển trước nhịp sống thời đại.
3. Tạm kết
Tính khác biệt trong câu truyện cổ tích dân
gian về một loài chim từ xa xưa, lại mang hơi thở nhịp sống hôm nay. Đây là nội
dung câu truyện đáng để mọi người xem, suy ngẫm vận dụng những giá trị văn
hóa nghệ thuật truyền thống vào xã hội đương đại. Mục đích, xây dựng lối sống
đạo đức con người Việt Nam thời hậu hiện đại dựa trên những giáo lý truyền thống,
sống nhân thiện của đạo Phật. Khai thác vốn truyện cổ dân gian trong hệ thống
văn hóa nghệ thuật dân tộc để mọi người thấm nhuần tính nhân bản của văn hóa
Phật giáo Việt Nam. Câu truyện “Con chim bìm bịp” mang đặc trưng bản sắc văn
hóa dân tộc, một biểu tượng –Niềm tin không thể lừa bịp! Đó là kết cục
câu truyện, sự trừng phạt cho những điều giả dối. Câu truyện mang tính Phật
giáo không đứng độc lập một cõi tu hành mà hòa nhập vào truyền thống văn hóa,
nghệ thuật dân tộc trong bề dày lịch sử như hàng ngàn pho sách giáo khoa cha
ông để lại giáo dục con cháu mai sau.
Nếu nói về cải cách giáo dục thì điều
đầu tiên hãy cải cách phương pháp học môn văn, học lại những kho tàng ca dao,
dân ca, tục ngữ, truyện cổ tích, huyền thoại… Vốn hệ thống văn học này không
thiếu thứ gì nuôi dạy con người Việt Nam, văn hóa tri thức dung dưỡng tinh thần
cả tâm hồn thể chất và nhân cách làm người.
|
Tuấn Giang
Theo http://www.vanchuongviet.org/
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét