Tiên Bồng…
Lạc cảnh non bồng ngõ
luyến ân
Hồn liêu khép mộng giữa
sương ngần
Xuân nồng liễu úa vườn
tao ngộ
Hạ réo ve sầu bãi thảo
ngân
Giữ ước duyên tình nơi thượng
uyển
Còn mơ nghĩa ái ở đương trần
Tâm gìn chữ hẹn lời trao
ý
Tự ngẫm câu thề hết tủi thân
…
16.05.2016
Thơ: Giang Hoa
Hồn Bướm Mơ Tiên
họa thơ Giang Hoa: Tiên Bồng
Hồn bướm mơ tiên mộng ái ân
Liêu trai chí dị tuyệt vô ngần
Bích Câu kỳ ngộ mờ sương ảo
Bích Câu kỳ ngộ mờ sương ảo
Lầu Ngọc trăng thanh ngọn
gió ngân
Thục nữ ma tình hồn thơ thẩn
Văn nhân sầu cảm đóa hương
trần
Nhân duyên kim cổ giao đài ngộ
Oán phận bèo dâu hận xác thân…
Nhân duyên kim cổ giao đài ngộ
Oán phận bèo dâu hận xác thân…
16.5.2016
Lu Hà
Lu Hà
Hồn bướm mơ tiên liêu trai
chí dị cảnh tiên bồng, vườn liêu, vườn thanh, non thần, đỉnh giáp là nơi hội ngộ
gặp nhau giữa người và tiên.
Ngôn ngữ do con người tạo ra
muôn vàn ý nghĩa. Có người gọi nửa hồn chìm vũng cô liêu là vũng liêu, nơi cảnh
tiên liêu trai là vườn liêu, đêm trăng thanh gió mát hoa quỳnh nở là vườn thanh
… Trí tưởng tượng phong phú càng ngày càng làm giàu cho ngữ điệu âm thanh tiếng
Việt Nam khác đời là bởi các thanh dấu tựa hồ như những nốt nhạc, tiếng sáo
thiên thai…
Trước khi bình từng câu hai
bài đường thi của Giang Hoa và Lu Hà kẻ xướng người tùy dập dìu trăng gió thưởng
hoa ngắm nguyệt bướm trắng dập dờn. Tại hạ bỗng nhớ tới bài thơ cảm dịch ra từ
thơ Thế Lữ con người hay mơ tiên mộng bướm nhất Việt Nam thời tiền chiến:
Tiếng địch thổi nghe mà réo
rắt
Lơ lửng cao tha thiết đâu
đây
Cớ sao thổn thức vơi đầy
Lưng trời ngăn ngắt mây bay
chập chờn
Điệu trầm bổng nỉ non van lạy
Gió heo may ngai ngái hồ thu
Sương hồng thoa nhẹ bông lau
Lá rơi sóng biếc chân cầu
bóng ai
Dáng thơ thẩn ngày dài sợ mất
Sắc đẹp rồi lất phất tả tơi
Hoàng hôn lay lắt buông lơi
Hồn theo tiếng sáo xa xôi
chân trời…
Lòng man mát bồi hồi tình ái
Tấm khăn hồng đẫm lệ phôi
phai
Má đào duyên nợ trần ai
Xót xa ân hận tuyền đài còn
vương
Cũng có lúc như dòng suối chảy
Nước trong xanh thủ thỉ nguồn
cơn
Uớc mơ trọn vẹn chồng con
Long lanh ánh mắt môi son má
hồng
Ta lững thững trên đường sỏi
đá
Nghe bước chân lạo xạo hoang
vu
Lòng ta trống trải mịt mù
Sơn khê dặm nẻo phù du thế
trần…!
Cảm dịch theo bài thơ tự do
cuả Thế Lữ: Tiếng Trúc Tuyệt Vời
27.7.2012
Lu Hà
Lu Hà
Giang Hoa:
„Lạc cảnh non bồng ngõ
luyến ân
Hồn liêu khép mộng giữa
sương ngần“
Lu Hà:
„Hồn bướm mơ tiên mộng ái ân
Hồn liêu hồn bướm là liêu
trai hồ điệp ra tạo nên những chuỗi hình ảnh phiêu bồng vườn liêu vườn bướm,
trăng thanh Ngự Uyển Thái Chân Ngọc Nữ trong ngõ trúc ái ân tuyệt vời. Nét đẹp
của tiếng Việt sen kẽ các từ Hán thành một tấm thảm nhung thơ mềm mại siêu
thăng. Người Việt đọc thơ bắt buộc phải đọc nhiều các sách tinh hoa cổ học mới
có thể ung dung mà thưởng lãm, nếu không sẽ thành một trận đồ bát quái của ngôn
ngữ rắm rối sinh ra mệt mỏi bực bội. Thế nào là hồn liêu khép mộng giữa sương
ngần? Lẽ bình thường như kẻ phàm phu tục ử trí tưởng tượng giới hạn thì hay hồn
liêu ngỏ mộng giữa sương ngần? Nhưng Giang Hoa lại viết khép mộng? Phải chăng
thơ đã đạt tới cảnh giới vô thức mộng và thực, ảo và hình? Theo thuyết vô vi của
Trang Tử , Trang Sinh nằm mộng hóa bướm hay bướm là Trang Sinh? Khép đây là
khép mắt lại thì cánh cửa mộng hé mở dẫn hồn ta lạc vào chốn bồng lai tiên đảo
như tiêu đề của bài thơ: “ Tiên Bồng”.
Vậy mộng chỉ là mơ ảo tưởng
như hão huyền vô lý trong đời thực có cảnh có sắc tướng nhưng cái vô lý này lại
là cái có thực sảy gia trong bộ não trong tri giác thần trí của con người. Cái
đẹp của thơ tiên cảnh ảo mộng là ở chỗ đó một chuỗi dài những hình ảnh vô lý có
lý thực ảo nối tiếp nhau làm cho hành giả lạc vào cõi mênh mang vơ vẩn ngẩn
ngơ… Phuơng Tây người ta gọi là thơ ấn tượng siêu hình.
Cái mộng ái ân đó đã sảy ra
thật sự trong giác quan của thi nhân. Như lão phu đây tuổi đã cao mà thấy mình
như trẻ lại, mình đang gặp tiên đây, cơ thể mình bỗng nóng ran lên, hơi
thở gấp thậm chí còn thiêm thiếp mê man vui đùa suồng sã cùng con ma nữ… Con ma
nữ vẩy tay gọi mình và mình không dám bước theo. Tuy ngủ đó những lão phu luôn
đề cao cảnh giác có thể vỏ não lão phu vẫn có những tế bào thần kinh túc trực
nên hồn lão phu không theo con ma nữ dẫn dụ tới bờ sông Hoàng Tuyền nơi có cầu
Nại Hà, là tiêu tùng luôn. Hiện tượng mộng du là hồn lìa khỏi xác là có thực.
Có một thành phố ở Nam Mỹ nửa đêm người ta thấy nhiều người lang thang trên đường
phố họ đi lại trật tự theo bản năng không hề va chạm vào nhau rất tự nhiên
không bị ngã xuống hố thậm chí trèo cả lên cây, hoặc ôm nhau nhảy múa. Họ đang
ngủ đó nhưng hành động của họ diễn ra rất lạ lùng bí ẩn trong đêm khuya.
Giang Hoa:
Giang Hoa:
„Xuân nồng liễu úa vườn
tao ngộ
Hạ réo ve sầu bãi thảo
ngân“
Lu Hà:
„Bích Câu kỳ ngộ mờ sương ảo
Lầu Ngọc trăng thanh ngọn
gió ngân“
Lòng xuân rung động hành gỉa
lâng lâng cảm giác nơi vườn liêu quán thanh tiếng ve sầu rền rĩ cuối mùa hạ
sang thu tùng bách phương liễu đã ngả màu vàng , trong làn sương mờ ảo Bích Câu
Lầu Ngọc thấp thoáng bóng tiên, ngọn gió vi vu ngân nga cùng thảo mộc côn trùng
thật là thiên thai đào tuyết nguyệt ảo trăng mờ.
Giang Hoa:
„Giữ ước duyên tình nơi thượng
uyển
Còn mơ nghĩa ái ở đương trần“
Lu Hà:
„Thục nữ ma tình hồn thơ thẩn
Văn nhân sầu cảm đóa hương
trần“
Ta đã gặp tiên hay người
trong mộng có thể ban ngày ta hay nhớ hay nghĩ tới ai đó con người bằng xương bằng
thịt. Gặp nhau nơi vườn Thượng Uyển cung Vua phủ Chúa ngày xưa, ôn lại bao
nhiêu niềm ân nghĩa ái nơi dương trần ban ngày thanh khí đã từng nói chuyện với
nhau qua thơ, thư từ, văn chuơng, quán cơm hàng nước, sân ga bến tàu…Thục nữ
hay con ma tình quyến rũ chàng văn nhân thi sĩ …
Giang Hoa:
“Tâm gìn chữ hẹn lời trao ý
“Tâm gìn chữ hẹn lời trao ý
Tự ngẫm câu thề hết tủi thân
…”
Lu Hà:
“Nhân duyên kim cổ giao đài ngộ
“Nhân duyên kim cổ giao đài ngộ
Oán phận bèo dâu hận xác
thân…”
Đạo Hồi và đạo Kitô giáo đều
thờ thánh Ala, hay Thiên chúa.
Đạo Kitô hay đạo Hồi cũng
cho rằng con người có hai phần là thể xác và tâm hồn, „linh hồn“ sau khi chết
được thánh Ala hay Thiên chúa phán xét được lên thiên đường hay xuống địa ngục
với những quy định ngặt nghèo về lối sống đạo đức.
Đạo Phật cho rằng các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất. Phần nhỏ bé nhất đó được gọi là „bản thể“. Vũ trụ của Phật là vũ trụ động theo một chu trình „thành trụ hoại không“ hay „sinh trụ hoại diệt“ và đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên, một sự vật hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên, hệ thống nhân duyên trong vũ trụ là vô tận, sách Phật gọi là „trùng trùng duyên khởi“.
Đạo Phật cho rằng các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất. Phần nhỏ bé nhất đó được gọi là „bản thể“. Vũ trụ của Phật là vũ trụ động theo một chu trình „thành trụ hoại không“ hay „sinh trụ hoại diệt“ và đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên, một sự vật hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên, hệ thống nhân duyên trong vũ trụ là vô tận, sách Phật gọi là „trùng trùng duyên khởi“.
Con người sau khi chết không
phải là hết, sách Phật gọi là „chấp đoạn“. Sau khi chết nhân quả người đó tiếp
tục đầu thai vào kiếp khác, sách Phật gọi là „chấp thường“, được giải thích bằng
các thuyết: nghiệp báo – luân hồi.
Tâm làm chủ cả thần linh,
tâm suy thì thần nhược. Các bác sĩ y khoa có thể nhìn diện mạo thần sắc con người
mà có thể suy đoán được bệnh trạng. Trong ái tình vì si mê mà mắc tâm bệnh thì
không thuốc nào chữa nổi.
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà
Đường, nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải
khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa đưa nước cho chàng. Nàng đẹp, duyên
dáng, e lệ. Chàng đưa tay tiếp lấy bát nước.. Chàng rụt rè, ngượng nghịu. Đoạn
từ giã đi…
Đào Hoa Trang vẫn gợi lên một
hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến lòng chàng nho sinh chan chứa biết bao
tình cảm mặn nồng…
Rồi năm sau, ngày hội du
xuân đến. Thôi Hộ tìm đến Đào Hoa Trang. Cảnh cũ còn đó, nhưng con người xưa vắng
bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ phe phẩy theo gió xuân như
mỉm cười, chào đón khách du xuân.
Ngẩn ngơ, thờ thẫn trước cảnh
cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
– Hay là nàng đã về nhà chồng?
Chàng thảo mấy câu thơ trên cửa cổng:
“Năm ngoái ngày này vẫn cửa
trong,
Hoa đào mặt ngọc đối vầng hồng.
Mặt hoa nay biết đi đâu vắng?
Chỉ thấy hoa đào cợt gió
đông.”
Chiều đến, nàng thiếu nữ họ
Đào cùng thân phụ đi viếng người thân trở về. Chợt nhìn lên cổng thấy bốn câu
thơ, nét chữ tinh xảo, ý thơ dồi dào, nàng hiểu rõ tâm tình của khách du xuân
năm ngoái. Nàng buồn bã thở dài, hối tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng… Chờ
mãi không thấy chàng quay trở lại mà sinh ra phiền não ốm đau. Đang nằm hấp hối
chờ chết thì bổng nhiên Thôi Hộ lò dò tới. Ông lão mừng quá như cứu tinh trên
trời xuống và cô gái được cứu sống
Chữ tâm mà nữ sĩ Giang Hoa
viết là cái cốt lõi của bài thơ tâm hẹn ý chờ người tình trong mộng chốn bồng
lai tiên cảnh. Lu Hà gọi là Bích Câu kỳ ngộ có ngay trong cõi nhân gian.
Lúc tỉnh dậy nghĩ bụng mộng
sao mà đẹp thế nhưng ngẫm lại thế tục kim cổ nhân duyên định mệnh đầy oan trái
éo le không khỏi buồn rầu lệ nhỏ sa châu oán cho thân xác con người phù du bèo
bọt nổi trôi mãi biết bao giờ thì thôi?.
16/5/2016
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét