Vài cảm nhận về nhà phê bình văn học Châu Thạch
Cũng chỉ là tình cờ đọc nhà phê bình văn học
Phạm Đức Nhì viết về tác giả Châu Thạch: “Là người làm thơ và bình thơ nên tôi
để ý đến những cây bút phê bình văn học và những bài viết của Châu Thạch đã chiếm
được cảm tình của tôi với cung cách đứng đắn lịch sự, lời văn hòa nhã.” (LẠI
BÀN VỀ TỐNG BIỆT HÀNH - Phạm Đức Nhì) mà tôi tò mò muốn biết về tác giả Châu Thạch
nên tìm đọc các bài viết của ông trên các trang Đặng Xuân Xuyến, Đất Đứng, Sáng
Tạo... Từ đọc vì tò mò, tôi bắt đầu thích đọc những bài viết của ông và thường
vào những trang hay đăng bài của ông để tìm đọc những bài viết mới của tác giả
Châu Thạch.
Tôi thích đọc bài viết của ông bởi trước hết
là những bài thơ được ông “để mắt” đến đều là những bài thơ hay hoặc chí ít
cũng là những bài thơ vượt trội trong vô số những bài thơ của vạn vạn thi sĩ, xứng
đáng được người yêu thơ chân chính đón nhận và bổ sung vào bộ sưu tập thơ; tiếp
đến là sự cẩn mực của ông khi bình về thơ, văn của “thiên hạ”. Nói như nhà thơ
Kha Tiệm Ly, yêu cầu với người bình thơ (văn) là phải bình khách quan, không để
tình cảm chi phối, chỉ đạo. Và cũng nhà thơ tên tuổi (Kha Tiệm Ly) này nhận định
tác giả Châu Thạch là người bình văn thơ hội tụ đủ những yếu tố cần thiết đó.
Xin trích dẫn một đoạn đối thoại của ông với
những người bạn trên trang facebook cá nhân khi ông bình về bài thơ CHIỀU LẠ của
nhà thơ Đặng Xuân Xuyến:
“Minh
Châu Phan: Anh hay thật anh Trần à, bài thơ nào cũng bình được mà lại
bình thật xuất sắc nữa chứ. Riêng bài thơ CHIỀU LẠ này thì tui chịu, đọc thì hiểu
nhưng chữ nghĩa bài này thật vớ vẩn. Ví dụ XÁO XÁC, CHÊNH CHAO, TE TẺ, NHỚN
NHÁC.
Ôi chữ nghĩa gì mà kỳ quá, hiểu không nổi anh
Trần ơi.
Trần Trương Văn: Mấy
chữ nầy dễ hiểu mà anh Phan Minh Châu. Xáo xác là rối tung lên, chênh
chao là vừa nghiêng vừa lảo đảo, te tẻ gần như yên lặng, nhớn nhác
là rướn mình lên ngó qua lại. Tất nhiên mấy chữ nầy tìm trong tự
điển khó có, nhưng đó là do thiếu sót của tự điển thôi chớ ngoài
đời vẫn thường dùng, nhất là người Bắc.
Minh
Châu Phan: Đùa với anh cho vui chứ chơi chữ kiểu này đọc chối lắm. Tôi
đi nhiều và đọc rất nhiều anh ạ, ngôn ngữ thì phải được sự đồng thuận của người
đọc, từ ngữ được đưa vào từ điển qua sự sàng lọc của những người có uy tín và
chuyên môn cao. Khi từ điển ghi chữ nào mang dấu hỏi, ngã, chữ nào có G chữ nào
không v..v và vâng vâng. Còn những chữ tôi vừa nêu trên anh cho rằng có lẽ
họ quên đưa vào từ điển là một cách nói liều lĩnh, còn anh nói dân Bắc thường
dùng lại càng hồ đồ. Chúng ta là những người làm thơ, viết văn hoặc những ai
đang làm cái việc phê bình văn học thì việc đầu tiên là làm trong sáng tiếng Việt.
Chữ nghĩa gì lại mang tính đánh đố người đọc hay cố tình tạo ra cái mới mang
tính phản cảm như thế đều không thể chấp nhận.
Trần Trương Văn: Bạn
Phan Minh Châu nói rất đúng. Nhưng cũng thông cảm một vài trường hợp chữ
"cắc cớ" làm bài thơ hay thêm. Bài thơ nầy Đặng Xuân Xuyến cố ý hành
cái đầu của bạn đọc đấy. Càng đau cái đầu thi càng yêu bài thơ đấy. Thôi không
bàn nữa nhé. Chúc vui và sáng tác càng hay hơn xưa.
Văn
Thanh: Phải chăng đó là một thủ thuật của tác giả, muốn tạo nên sự mập
mờ qua từ ngữ gây sự chú ý của người đọc tưởng tượng đa chiều tìm ra những ý tưởng
hay hơn ngoài ý tưởng tác giả?
Trần Trương Văn: Đúng
vậy anh Văn Thanh. Đây là cách dùng chữ táo bạo dễ gây phản cảm cho người đọc
thơ. Tuy vậy nó tạo cho người đọc suy tư như bước chân qua những mô đất gập ghềnh
để khám phá nhiều bông hoa đẹp ẩn mình trong đó. Nếu không đổ mồ hôi thì không
thấy hoa, mà đổ mồ hôi cũng làm cho con mắt thưởng thức hoa của mỗi người mỗi
khác.
Vũ Thị Mai Hương: Các cặp từ láy XÁO
XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC được tác giả sử dụng rất hợp cảnh, hợp tâm
trạng, đã diễn tả được chiều sâu của tâm trạng, tình cảm... nên đọc lên thấy
xúc động.
Các cặp từ láy này dân dã, dễ hiểu nhưng qua
cách sử dụng của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến lại trở nên “độc đáo” bởi tác giả đã đặt
đúng với ngữ cảnh, hoàn cảnh, vì thế mà hay và đắt.
Minh
Châu Phan: Hì! Cũng lắm người binh Đặng Xuân Xuyến nhể... Thế hoá ra
mình sai rồi. Vớ vẩn như vậy mà cũng gọi là thơ. Vừa rồi có ông LẠI GIANG chủ xị
trang thơ VNTN chôm Xuân Diệu 4 câu trong bài CẢM XÚC bị phát hiện vội thanh
minh thanh nga quá trời, bên cạnh Lại Giang lại có một lực lượng hùng hậu nhảy
ra đở đạn. Chán thiệt.
Trần Trương Văn: Thôi.
Bỏ qua đi bạn Phan Minh Châu ơi. Bạn không sai mà người khác cũng không
sai. Chẳng qua khác ý nhau thôi. Mình ở Đà Nẵng mỗi tuần uống cà phê
với Thế Lộc vài bận nhưng cãi nhau về thơ năm hoặc sáu bận. Cuối
cùng cứ thèm cãi nhau là gọi nhau đi uống cà phê chớ không phải thèm
cà phê đâu. ha ha ha. Đời như thế mới vui và tình bạn như thế mới
bền.
Vũ Thị Hương Mai: Ấy
chết bác Minh Châu Phan! Bác bảo cháu thuộc thành phần bênh anh Đặng Xuân Xuyến là
sai rồi ạ. Bác khen hay chê thơ của anh ấy là quyền của bác, có ảnh hưởng gì đến
cháu đâu mà cháu phải bênh anh ấy. Cháu là phận đàn bà con gái nhưng cũng đâu
"nhiều chuyện". Nghe bác nói vậy giống hàng tôm hàng cá quá bác ạ.
Bác khoe bác là dân văn chương, nhiều chữ, hiểu rộng... thì bác viết hẳn một
bài phê bình bài CHIỀU LẠ đi, thế mới hảo hán, quân tử, bác Minh Châu Phan ạ
Lộc Dương Thế: Những
từ XÁO XÁC, TE TẺ, CHÊNH CHAO, NHỚN NHÁC là những từ người ta thường viết rất
bình thường không có gì lạ cả. ông Minh Châu Phan có lẽ là một đại thi hào
trình độ ổng rất cao nên thấy lạ lẫm, khi đọc mấy câu cmt của ổng như
..."Chữ nào có G chữ nào không v...v..và vâng vâng" thì biết trình độ
của ổng rồi. Lạy cụ, chúng tôi dân ngu khu đen, viết vài câu thơ cho bà ru cháu
ngủ thôi mà, có gì xin tha.
Trần Trương Văn: Mệt
quá các bạn ơi. Bình luận văn thơ nên nhẹ nhàng kẻo làm đau chữ đấy.”
Tôi không hiểu, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến có quen
biết và đã gây thù chuốc oán gì với ông Minh Châu Phan khiến ông Minh Châu Phan
hằn học đến thế. Tội cho nhà phê bình Châu Thạch, đã nhún nhường, dĩ hòa vi quý
với ông Minh Châu Phan hết cỡ mà vẫn bị mắng là “liều lĩnh”, “hồ đồ”, làm ông
Ngô Thanh Tuấn phải “nhảy vào” tham gia: “Thấy bác Minh Châu Phan này thuộc
thành phần NÓI LẤY ĐƯỢC.”. Cú đánh đòn “lấy được” của ông Minh Châu Phan
nhằm vào nhà thơ Đặng Xuân Xuyến làm cho nhà phê bình văn học ôn hòa Châu
Thạch xanh mặt đến tận khi ông “gặp” Mơ Trăng, một bài thơ hay nữa của nhà
thơ Đặng Xuân Xuyến mà ông cũng chỉ dám rào đón: “Thật tình tôi không biết
thơ Đặng Xuân Xuyến hay hay là dở nhưng qua những bài thơ mà tôi đọc
được, tôi khám phá ở anh một tâm hồn đầy ắp là thơ. Người thơ không
phải người sáng tác mới là thơ, lại càng không phải chỉ người sáng
tác hay mới là thơ. Người thơ là người có tâm hồn nhạy bén trong cảm
thụ những điều mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết: “Ai nói vườn trăng là
nói vườn mơ. Ai nói đến mộng là nói đến tình. Người thơ là khách
lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô
lượng: xung quanh Người là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây
quyến luyến làm bằng êm dịu, làm bằng thanh bai…” Thơ Đặng Xuân Xuyến
chất chứa thật và đầy sự rung động của Người đi giữa nguồn trong
trẻo, cho nên có đôi lúc ý, từ “mới lạ”, gây “phản cảm” cho một ít
người nhưng chính những ý, từ đó phát tiết được những điều bí ẩn
của “nguồn trong trẻo” “vô biên và vô lượng” mà một tâm hồn nhạy bén
phải dùng nó như dùng một tiếng đàn phá cách để truyền đi một thứ
âm thanh lạ cho đời.”. Và kết thúc bài bình Mơ Trăng, ông viết: “Mơ
trăng của hàng vạn thi sĩ là một cơn mơ thú vị. Mơ trăng của
Đặng Xuân Xuyến là một cơn mơ xót xa rưng rức. Chỉ thế cũng đủ chứng
minh bài thơ là độc đáo. Khen nhiều cũng chẳng làm cho bài thơ hay
thêm nữa.”
Tôi cảm phục ông! Nhún nhường mọi người nhưng
vẫn kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình. Ông rào đón rằng, thơ của nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến hay hay dở ông không biết nhưng (khẳng định rằng) Mơ Trăng rõ
ràng là một bài thơ hay và độc đáo.
Tôi nhớ có lần đọc Nguyễn Khôi, nhà thơ lão
niên đã viết đại khái là Châu Thạch điềm đạm, viết bằng cảm xúc chân thật của
mình.
Tôi vào trang facebook của ông, đọc được những
dòng tri ân của nhà thơ Trần Mai Ngân: “khi tôi đọc những bài anh viết cảm nhận
về thơ văn của một tác giả nào đó thì trong tôi luôn đầy cảm xúc và ngưỡng mộ.
Không hẳn vì lời văn chương mượt mà quá hay, quá tuyệt ...mà là lời cảm nhận của
anh luôn được viết bằng niềm đam mê về tác phẩm đó!”; hay của bạn ông - Nguyễn
Lợi: “ tâm hồn Trạn (Châu Thạch) rất trong sáng thân tình với hết mọi người
một phẩm chất ít người có được .”
Tôi cảm phục ông, định viết thêm nữa, thêm nữa
về ông nhưng chợt nhớ câu nhà thơ Kha Tiệm Ly đã viết: “Bình thơ hay bình
bất cứ vấn đề gì đều đòi hỏi người bình phải khách quan, không vi tình cảm
riêng tư mà công kích hay lăng xê vô tội vạ. Châu Thạch là người bình thơ, văn
có đủ đức tính nầy.” nên dừng bút.
Mong và chúc ông sức khỏe, cống hiến cho đọc
giả những bài viết hay.
Hà Nội, 7.10.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét