Tôi đi giữa hoàng hôn - Văn Phụng
Một mối tình quá thủy chung, đáng được thông cảm hay đáng bị
phê phán là tùy bạn đọc, nhưng dù khen hay chê, chúng ta cũng phải công nhận rằng
những mối tình như thế này không có nhiều trong cuộc sống…
Không chỉ được công chúng yêu thích qua những bài hát dân dã
như “Bức họa đồng quê”, “Trăng sơn cước”, “Vui bên ánh lửa”…, ông còn có hàng
loạt ca khúc lãng mạn, rất tình tứ. Đặc biệt, những tình khúc của Văn Phụng đều
xuất phát từ chuyện tình của ông với một ca sĩ vang bóng một thời.
Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8
người con mà ông là thứ hai. Thuở ấy, phong trào âm nhạc cải cách (tân nhạc) mới
du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Văn Phụng đặc biệt
có năng khiếu về tân nhạc nên được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng
dìu dắt rất tận tình. 15 tuổi, ông đã nổi đình đám khi đoạt giải nhất độc tấu
dương cầm với bản La Pirière d’une Viege tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 16 tuổi ông đã
thi đậu tú tài. Ngặt nỗi ông bố (vốn là thông phán) lại quá nghiêm khắc, ông cấm
không cho cậu con trai đi theo phường “xướng ca vô loài” mà chỉ muốn con mình
làm… bác sĩ, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi
theo tiếng gọi của âm nhạc.
Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với
tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời Ô mê ly đời sống với cây đàn tình tình
tang… Ô mê ly, mê ly đời ta. Ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ
tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một “chủ súy” bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi “liêu trai” của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. “Trai tài, gái sắc” cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà… buồn..
tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một “chủ súy” bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi “liêu trai” của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. “Trai tài, gái sắc” cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà… buồn..
Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ
cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại
cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng “đẹp người, đẹp nết” rất được bố
mẹ chồng thương quý. Đến khoảng đầu thập niên 1950, vợ chồng Văn Phụng đã có 2
người con gái. Những tưởng mọi sự đã an bài, nhưng tình xưa đâu dễ quên… Tất cả
những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình
Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi.
Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai.
Tôi thấy em một đêm thu êm ái…
Người em gái đứng im trong hồi lâu.
Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu.
Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau.
Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu…
(Suối tóc – 1954)
Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai.
Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai.
Tôi thấy em một đêm thu êm ái…
Người em gái đứng im trong hồi lâu.
Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu.
Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau.
Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu…
(Suối tóc – 1954)
Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam.
Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà
cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết… Văn Phụng cũng mau chóng hòa
nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập
ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng
(1953-1954). “Tình cũ không rủ cũng tới” nhưng… không phải dễ dàng gì bởi còn
đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh. Chính
những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962)
với điệu slow rock:
Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn
vương.
Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài…
Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau….
Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài…
Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau….
Ở Tôi đi giữa hoàng hôn không hề có sự yếm thế, bi
thảm mà là một nỗi buồn lâng lâng, siêu thoát. nhẹ nhàng và trầm ấm đầy chất
phương Đông:
“…Dù cho mưa gió bên mái tranh nghèo. Dù cho nắng, dù cho
sương khói mịt mờ, niềm tin yêu hằng xin mãi mãi không hề phai. Nhớ… Nhớ… Nhớ
đêm nao trên bến tìm sao, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu…”
Chính tình yêu đó, cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, “Kim –
Kiều” đã lại tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc
Sài Gòn một thời. Văn Phụng - Châu Hà có với nhau 2 người con gái (với người vợ
trước ông có 5 gái, 1 trai). Văn Phụng mất ngày 17/12/1999, để lại khoảng 60 ca
khúc.
Văn Phụng - Tuấn Ngọc
Trần Can
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét