Bông mai nở muộn của thiền sư Mãn Giác
Bài kệ của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân
của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt
bằng của ngôn ngữ, mà những gì ẩn dụ thẳm sâu dưới chữ nghĩa mới là giá trị để
tồn tại.
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Đại ý:
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Đêm qua sân trước một cành mai”
Biết bao giấy mực đã dàn trải để chia sẻ những thấm thía cảm
nhận được từ hai câu thơ này. Nhất là khi mùa xuân đến, bông mai nở muộn của
thiền sư Mãn Giác lại bát ngát tỏa hương, đến kẻ lơ mơ như tôi cũng không tránh
khỏi bùi ngùi khi làn hương này chợt thoảng tới.
Lạ thay, trọn bài kệ có tựa đề “Cáo tật thị chúng” chỉ gồm sáu câu mà bốn câu đầu được thiền sư giảng bày cặn kẽ, lại ít ai nhắc; tới hai câu cuối, kệ biến thành thơ, chỉ mơ màng, lãng đãng, lại ẩn chứa nội lực vô hình, vô song, khiến ai mang chút nhạy cảm trong tâm hồn, đều không thể đọc mà không rung động.
Tại sao rung động?
Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!
Lạ thay, trọn bài kệ có tựa đề “Cáo tật thị chúng” chỉ gồm sáu câu mà bốn câu đầu được thiền sư giảng bày cặn kẽ, lại ít ai nhắc; tới hai câu cuối, kệ biến thành thơ, chỉ mơ màng, lãng đãng, lại ẩn chứa nội lực vô hình, vô song, khiến ai mang chút nhạy cảm trong tâm hồn, đều không thể đọc mà không rung động.
Tại sao rung động?
Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!
Riêng tôi, rung động mà không biết vì sao! Chỉ cảm nhận như
ghềnh đá hồn nhiên, hân hoan đón sóng vỗ. Phải chăng, cảm nhận được sự rung động,
đối với tôi, đã là quá đủ, đã là hạnh phúc. Vâng, chắc thế. Tôi từng khởi tâm tội
nghiệp một người em không biết mỉm cười trước cái đẹp thầm lặng của vạn hữu. Em
thản nhiên dẫm lên hoa dại như dẫm lên sỏi đá (mà sỏi đá nào phải không biết
đau!), nói chi tới bông mai nở muộn, nhưng thực chẳng nhìn thấy bông mai!
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
“Xuân đi, trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Việc đời qua trước mắt
Tuổi già trên đầu rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai” (*)
Xuân đến trăm hoa cười
Việc đời qua trước mắt
Tuổi già trên đầu rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai” (*)
Tôi ngẫm, thiền sư thật từ bi, mượn hoa để giảng lẽ vô thường,
mượn mùa xuân tươi đẹp để nhắc nhở mùa đông lạnh lẽo sẽ đến thôi. Xuân đến,
trăm hoa nở, nhưng xuân đi thì trăm hoa phải rụng. Từ đời hoa tới đời người,
nào khác chi. Tóc xanh đấy, nhưng chớp mắt đã bạc, tưởng khỏe mạnh đấy, mà bệnh
tật đã theo sau.
Thiền sư nhắc lẽ vô thường để làm gì? Có phải để nhắc ta
hãy trân quý đời hiện tại? Mà đời ta là gì? Chẳng phải thiền sư vừa dạy, là đến
rồi đi, còn rồi mất, là hoa nở rồi tàn, là tóc xanh rồi bạc? Đó là ảo, đó là
huyễn, sao lại nhọc công trân quý? Thiền sư có mâu thuẫn không?
Ôi, ngôn ngữ nhà thiền phải chăng là đây? Hoa nở rồi
tàn, tóc xanh rồi bạc, mượn cái phù du để diễn đạt cái thường hằng của vô thường!
Và chính cái thường hằng của vô thường này, lại là chân lý muôn đời của trần
gian!
Đức Thế Tôn áo vải chân trần bôn ba khắp chốn, giảng nói ròng
rã non nửa thế kỷ để đạt tới lời cuối “Suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng
nói lời nào!”
Những lời Bậc Giác Ngộ đã nói, phải là sự thật, có thật, mà
tăng đoàn 1250 vị tỳ kheo đã từng được trực tiếp nghe. Nhưng cái “có” sẽ trở
thành cái “không” khi cái Có đó được hành trì, tùy căn cơ, để trở thành cái Có
của kẻ lãnh hội. Chính khi đó những lời Phật nói mới không còn chỉ là của Phật.
Chính khi đó, bao lời Phật nói mới đạt tới tâm từ bi của Phật, là khai mở Phật
tánh cho chúng sanh. Thế nên, Phật đã nói, để đạt tới rốt ráo, là chưa từng
nói.
Không biết có cái gạch nối mơ hồ nào ở điểm này không, khi
thiền sư bâng khuâng thả nhẹ đôi dòng kết:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Ai cấm một bông mai vẫn nở, dù mùa xuân đã tàn? Bông mai đó ở
đâu mà cưỡng chống được thời gian, nếu không là sự luân chuyển thầm lặng của lẽ
vô thường.
Nở rồi tàn.
Nhưng nhìn bằng con mắt nào để thấy được bông mai này tàn ở
thời gian quá khứ nào, rồi luân hồi tới không gian xuân muộn trước sân chùa mà
hé nở?
Bông mai có mặt khi xuân tàn mang theo cái nghịch lý của tuần
hoàn vũ trụ, có phải là công năng cây gậy thiền sư quất vào thiền sinh để thúc
gọi hãy ý thức huyễn mộng bào ảnh mà chấm dứt giấc mộng dài?
Chẳng phải tình cờ mà ngài Không Lộ đứng giữa không gian
mênh mông trên đỉnh núi mờ sương u tịch, bỗng cất lên được tiếng hú hào sảng,
làm lạnh cả đất trời:
“Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”
Phải ở sát na kỳ diệu, tâm thức thoắt vượt thoát lưới vô thường
chằng chịt mới chạm tới cõi-thường vô tướng vô thanh. Sát na này không gì chuẩn
bị được. Nó là lằn chớp của hoắt nhiên chợt ngộ.
Dị thường chăng, khi dùng hữu thanh mà đạt vô thanh, dùng hữu
tướng mà đạt vô tướng! Khác chi ngài Văn Thù Sư Lợi cất lời khen sự im lặng của
trưởng giả Duy Ma Cật thì sự im lặng đó mới được đặt lên ngôi vị tuyệt chiêu!
Dưới tiết xuân, bằng từng bước thiền hành chậm rãi, ta thử
xoay cái nhìn vào nội tâm, xem có phải bông mai nở muộn kia mang cho chúng ta
thông điệp của hy vọng, của sự chuyển nghiệp? Đó là, Phật tánh sẵn trong mỗi
chúng sanh, như nhựa nguyên sẵn trong mỗi đời cây. Mưa nắng kém thuận hòa nên
cây không trổ đủ lá hoa, nhưng chồi non vẫn ẩn, nụ vẫn chờ. Vô minh che lấp nên
chúng sanh ác nhiều hơn thiện, nhưng căn lành vẫn tiềm tàng, mới có ngày A Dục
Vương quy y Tam Bảo, mới có phút Angulimala buông đao, quỳ lạy Đức Thế Tôn.
Được nghe dạy, được biết thế, nhưng chúng ta phải làm gì để
hiển lộ Phật tánh, để dù xuân đã qua, vẫn còn bông mai nở, khi thời gian không
hề giây phút nào ngừng trôi?
Mùa Xuân đang đến đấy, nhưng theo lý duyên sinh thì trong
Xuân đã hiện hữu Hạ vàng. Thiền hành rồi, mời bạn dừng lại trên thảm cỏ non, thử
khoanh chân, tĩnh tọa “ngoài dứt muôn duyên, trong bặt nghĩ tưởng” xem có thấy
thấp thoáng bông mai nào nở muộn nơi cuối Xuân này không nhé!.
(*) GS Lê Mạnh Thát dịch.
Tào Khê tịnh thất, ngày đầu Xuân
Huệ Trân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét