Tình
khúc Trịnh Công Sơn sau 1975
Phần lớn các ca khúc tạo nên tên tuổi Trịnh Công Sơn đều được
ông viết từ trước 1975. Dù tình khúc Trịnh Công Sơn ở thời kỳ này được khá nhiều
người yêu thích, nhưng dấu ấn đậm nét mà ông tạo nên lại chủ yếu nằm ở chùm ca
khúc da vàng.
Sau 1975, trường liên tưởng trong tình khúc Trịnh Công Sơn nói riêng và trong ca khúc của ông nói chung, bớt tính siêu hình, bớt tượng trưng, bớt triết lý, bớt quạnh hiu và dường như "đời thường" hơn. Nỗi buồn ở đó ít đi cái vẻ lành lạnh của cõi âm, của mộng mị, và thêm vào sự nồng nàn của cõi dương, của thực tế.
Có lẽ vì thế mà Khánh Ly không phải là người thể hiện thành công nhất ca khúc Trịnh Công Sơn giai đoạn sau 1975, và cũng không có ai trong Trịnh Vĩnh Trinh, Cẩm Vân, Hồng Nhung, Quang Dũng... chiếm ưu thế khi hát chúng. Mỗi người chỉ thành công với một vài bài, rồi thì đôi khi, có người vốn ít khi hát nhạc Trịnh bỗng nhiên lại xuất thần với một ca khúc nào đó của ông.
Các ca sĩ nghiệp dư như Thanh Hải, Thái Hòa, Giang Trang và tiếng ca của một vài người hâm mộ khác, cũng tỏ ra có duyên với tình khúc Trịnh sau 1975 hơn là với những bài mà họ đã nghe Khánh Ly hát đến nát cả băng, đĩa.
Sau 1975, trường liên tưởng trong tình khúc Trịnh Công Sơn nói riêng và trong ca khúc của ông nói chung, bớt tính siêu hình, bớt tượng trưng, bớt triết lý, bớt quạnh hiu và dường như "đời thường" hơn. Nỗi buồn ở đó ít đi cái vẻ lành lạnh của cõi âm, của mộng mị, và thêm vào sự nồng nàn của cõi dương, của thực tế.
Có lẽ vì thế mà Khánh Ly không phải là người thể hiện thành công nhất ca khúc Trịnh Công Sơn giai đoạn sau 1975, và cũng không có ai trong Trịnh Vĩnh Trinh, Cẩm Vân, Hồng Nhung, Quang Dũng... chiếm ưu thế khi hát chúng. Mỗi người chỉ thành công với một vài bài, rồi thì đôi khi, có người vốn ít khi hát nhạc Trịnh bỗng nhiên lại xuất thần với một ca khúc nào đó của ông.
Các ca sĩ nghiệp dư như Thanh Hải, Thái Hòa, Giang Trang và tiếng ca của một vài người hâm mộ khác, cũng tỏ ra có duyên với tình khúc Trịnh sau 1975 hơn là với những bài mà họ đã nghe Khánh Ly hát đến nát cả băng, đĩa.
Giang Trang hát nhạc Trịnh
Tuyển chọn gồm 14 ca khúc được đánh số thứ tự theo thời gian sáng tác và chọn lựa
dựa theo một số tiêu chí chủ quan như: Ca từ và nhạc hay, ca sĩ thể hiện có hồn
hoặc có gì đó đặc biệt liên quan đến ca khúc cũng như người trình bày.
Lối hòa âm cùng phần hát bè của Jennifer trong "Em còn nhớ hay em đã quên" do Thái Hòa thể hiện làm người nghe dễ liên tưởng đến Sài Gòn thoáng đãng, mênh mang với những con kênh, dòng sông. "Vườn xưa", "Chuyện đóa quỳnh hương" được chọn với cùng lý do là hòa âm hay.
Người nghe đã quá quen thuộc với "Nhớ mùa thu Hà Nội" qua giọng Hồng Nhung; Ái Mi (con gái Ái Xuân, cháu Ái Vân) hát cũng khá dễ thương bằng chất giọng dân ca. Câu "Nhớ đến một người, để nhớ mọi người" có một thời bị cấm hát.
Tình yêu đơn phương của Trịnh Công Sơn dành cho Hoàng Lan, có lẽ là nguồn cảm hứng cho ông sáng tác "Trong nỗi đau tình cờ", "Hoa vàng mấy độ", "Như một lời chia tay". Toàn Nguyễn hát "Như một lời chia tay" là chủ quán cafe "Hà Nội & tôi" trên đường Trần Cao Vân, Sài Gòn.
Sau 1975, Trịnh Công Sơn viết nhạc cho khá nhiều phim. "Vẫn có em bên đời" (phim "Pho tượng", kịch bản Nguyễn Quang Sáng) nói về tình cảm đẹp của cô quân y miền Bắc dành cho một anh tù binh VNCH vốn là nhà điêu khắc; Giang Trang hát bài này cảm động. "Lặng lẽ nơi này" (phim "Tình xa", Lê Vân diễn vai chính) lại kể về nỗi đau, sự trống trải của một cô gái sau khi người yêu sai lời hẹn ước và vượt biên; bản thu Mỹ Hạnh hát tại DDVN 14.
"Ơ bai", tiếng nói của một dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Lâm Đồng, có nghĩa là "Không được đâu". "Ru tình" là ca khúc mà Trịnh Công Sơn dành tặng cho một nữ ca sĩ người Nhật bị tai nạn giao thông. Mai Trang hát "Cho đời chút ơn" là cô sinh viên ĐH Kinh tế, ca khúc nói về lòng biết ơn của ông Trịnh với những giai nhân.
Năm 1981, cố ca sĩ Ngọc Tân cùng vợ vượt biên, tàu gặp bão, vợ ông bỏ mạng tại vùng biển Hà Tĩnh. Đó có lẽ là lý do vì sao Ngọc Tân hát những ca khúc về biển rất tình cảm, "Sóng về đâu" là một trong số đó.
"Chiếc lá thu phai" là ca khúc duy nhất nói về thân phận trong tuyển chọn.
Toàn bộ tuyển chọn: Mediafire | Box.net
1. Em còn nhớ hay em đã quên (1980) - Thái Hòa
2. Trong nỗi đau tình cờ (1981) - Giang Trang
3. Chuyện đóa quỳnh hương (1982) - Hồ Quỳnh Hương
4. Chiếc lá thu phai (1983) - Trịnh Công Sơn
5. Hoa vàng mấy độ (1984) - Hồng Hạnh
6. Như một lời chia tay (<1991) - Toàn Nguyễn
7. Nhớ mùa thu Hà Nội (1984) - Ái Mi
8. Vẫn có em bên đời (1986) - Giang Trang
9. Lặng lẽ nơi này (1987) - Mỹ Hạnh
10. Tình khúc Ơ Bai (1992) - Trịnh Vĩnh Trinh
11. Cho đời chút ơn (<1993) - Mai Trang
12. Vườn xưa (<1993) - Thái Hòa
13. Ru tình (1993) - Trần Thái Hòa
14. Sóng về đâu (1995) - Ngọc Tân
Lối hòa âm cùng phần hát bè của Jennifer trong "Em còn nhớ hay em đã quên" do Thái Hòa thể hiện làm người nghe dễ liên tưởng đến Sài Gòn thoáng đãng, mênh mang với những con kênh, dòng sông. "Vườn xưa", "Chuyện đóa quỳnh hương" được chọn với cùng lý do là hòa âm hay.
Người nghe đã quá quen thuộc với "Nhớ mùa thu Hà Nội" qua giọng Hồng Nhung; Ái Mi (con gái Ái Xuân, cháu Ái Vân) hát cũng khá dễ thương bằng chất giọng dân ca. Câu "Nhớ đến một người, để nhớ mọi người" có một thời bị cấm hát.
Tình yêu đơn phương của Trịnh Công Sơn dành cho Hoàng Lan, có lẽ là nguồn cảm hứng cho ông sáng tác "Trong nỗi đau tình cờ", "Hoa vàng mấy độ", "Như một lời chia tay". Toàn Nguyễn hát "Như một lời chia tay" là chủ quán cafe "Hà Nội & tôi" trên đường Trần Cao Vân, Sài Gòn.
Sau 1975, Trịnh Công Sơn viết nhạc cho khá nhiều phim. "Vẫn có em bên đời" (phim "Pho tượng", kịch bản Nguyễn Quang Sáng) nói về tình cảm đẹp của cô quân y miền Bắc dành cho một anh tù binh VNCH vốn là nhà điêu khắc; Giang Trang hát bài này cảm động. "Lặng lẽ nơi này" (phim "Tình xa", Lê Vân diễn vai chính) lại kể về nỗi đau, sự trống trải của một cô gái sau khi người yêu sai lời hẹn ước và vượt biên; bản thu Mỹ Hạnh hát tại DDVN 14.
"Ơ bai", tiếng nói của một dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Lâm Đồng, có nghĩa là "Không được đâu". "Ru tình" là ca khúc mà Trịnh Công Sơn dành tặng cho một nữ ca sĩ người Nhật bị tai nạn giao thông. Mai Trang hát "Cho đời chút ơn" là cô sinh viên ĐH Kinh tế, ca khúc nói về lòng biết ơn của ông Trịnh với những giai nhân.
Năm 1981, cố ca sĩ Ngọc Tân cùng vợ vượt biên, tàu gặp bão, vợ ông bỏ mạng tại vùng biển Hà Tĩnh. Đó có lẽ là lý do vì sao Ngọc Tân hát những ca khúc về biển rất tình cảm, "Sóng về đâu" là một trong số đó.
"Chiếc lá thu phai" là ca khúc duy nhất nói về thân phận trong tuyển chọn.
Toàn bộ tuyển chọn: Mediafire | Box.net
1. Em còn nhớ hay em đã quên (1980) - Thái Hòa
2. Trong nỗi đau tình cờ (1981) - Giang Trang
3. Chuyện đóa quỳnh hương (1982) - Hồ Quỳnh Hương
4. Chiếc lá thu phai (1983) - Trịnh Công Sơn
5. Hoa vàng mấy độ (1984) - Hồng Hạnh
6. Như một lời chia tay (<1991) - Toàn Nguyễn
7. Nhớ mùa thu Hà Nội (1984) - Ái Mi
8. Vẫn có em bên đời (1986) - Giang Trang
9. Lặng lẽ nơi này (1987) - Mỹ Hạnh
10. Tình khúc Ơ Bai (1992) - Trịnh Vĩnh Trinh
11. Cho đời chút ơn (<1993) - Mai Trang
12. Vườn xưa (<1993) - Thái Hòa
13. Ru tình (1993) - Trần Thái Hòa
14. Sóng về đâu (1995) - Ngọc Tân
Bùi Ánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét