Thương nhớ đồng quê

- Cái thằng Nam này hết thuốc chữa rồi, chơi bời giờ này chưa
chịu về , hổng biết nó mê cái giống gì ở trỏng mà tối ngày ở riết chỗ đó.
Rồi quay sang bà Nguyệt vợ mình, ông nói như ra lệnh :
- Bà nè, làm ơn đến cái tiệm net ở đầu đường bà mời nó về
đây cho tui, người ta nói đúng mà: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà mà, tui nhắc
cho bà nhớ nghe cứ chìu chuộng nó riết nó hư hồi nào không hay cho bà coi, tới
chừng đó rồi đừng than với thở nghe bà.
- Cái ông này, tật ông nóng như Trương Phi nói hoài mà không
chịu sửa, ngày mai chủ nhật cho con nó chơi thả dàn một bữa nhằm nhò gì, thằng
Nam nó học tốt mà, ông đừng có lo ...
Đang tranh cãi với nhau trong nhà, không ai nhường ai, hai
ông bà ai cũng muốn dành phần phải về mình, lúc này tiếng chuông gọi ngoài cửa
reo lên inh ỏi.
Vẻ mặt bớt căng thẳng ông Cảnh nói theo kiểu hờn mát:
- Đó nó về kìa, quý tử của bà đó ra rước vô rồi tẩm bổ cho
nó để ngày mai nó có sức chơi game online tiếp nữa đi.
Lườm đôi mắt về phía ông Cảnh định đáp trả lại câu nói trên của
chồng, nhưng Bà Nguyệt cũng không muốn làm lớn chuyện, vì bà thuộc nằm lòng
câu ca dao:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm xôi bớt lửa mấy đời không khê .
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm xôi bớt lửa mấy đời không khê .
Bà dịu dàng nói:
- Thôi được rồi, ông đi nghỉ đi để tui lựa lời khuyên răn con, ông nóng lên rồi là làm hư bột hư đường hết trơn hết trọi hà.
- Thôi được rồi, ông đi nghỉ đi để tui lựa lời khuyên răn con, ông nóng lên rồi là làm hư bột hư đường hết trơn hết trọi hà.
Lấy tay che miệng ngáp dài, ông Cảnh nói tiếp:
- Bà nói nếu nó làm quá, tui đưa nó về quê ở với bà Ngoại
thì nó đừng có trách nha, tui đi ngủ trước đây.
Bà Nguyệt nghe chồng nhắc đến mẹ mình, trong lòng bà dâng
lên một nỗi buồn khôn xiết, bà Sáu mẹ của bà vẫn nhất định ở lại cái vùng đất
đầy khốn khó gian truân này, có lần ông Cảnh khăn gói cùng vợ kéo nhau về quê
nơi chôn nhau cắt rún của bà Nguyệt, cái chốn ở tận đồng sâu, nằm gần mép biển
được ngăn cách bởi con đê dài ngoằn, để nhằm khuyên Bà Sáu (ngoại của thằng
Nam) bán phức mấy công ruộng và miếng đất có ngôi nhà tranh ẩm thấp để bà và cậu
Út em của bà Nguyệt về Sài gòn sống chung với hai vợ chồng bà, năm lần bảy lượt
lúc nào bà Sáu cũng từ chối bằng cái câu nói:
- Tụi con không biết đâu, từ cục đất đến ngọn rau cọng cỏ
nơi đây nó đã là một phần máu thịt của má rồi, bây kêu má về Sài Gòn ở, má biết
chớ ở trển đầy đủ tiện nghi, cuộc sống đầy đủ ai không ham hả mấy con, nhưng
má với tía tụi bây ở đây tự hồi nào tới bây giờ, ba bây đã gửi nắm xương tàn
ngoài gò mã ở gần bãi biển kia kìa, hỏng lẽ để ổng mồ hoang mả lạnh trơ trọi
ngoài đó má đi sao đành, má nói vậy đó tụi con thấy phải hông, đó là má chưa kể
bầy gà rồi đàn heo nữa nuôi riết mến tay mến chưn, lúc bán tụi nó đi má cũng
thấy xót xa trong lòng lắm, làm sao má đành lòng ra đi???
Cứ mỗi lần như vậy lúc vừa nói xong câu trên cho vợ chồng bà
Nguyệt nghe, thì y như rằng đôi mắt buồn sâu thẳm của bà Sáu đã lệ rơi hai
hàng lã chã khiến ông bà Cảnh phải gác lại cái ý định đưa mẹ về Sài Gòn, đó là
mới nói về phần mẹ mình, chưa kể đến cậu Út của thằng Nam đời nào ổng đành đoạn
giũ áo ra đi bỏ lại sau lưng những ngày thơ ấu đầy ắp những kỷ niệm buồn vui với
cái đám bạn nơi vùng nắng gió hoang sơ của vùng đất Rạch Giá này.
Nghĩ đến đây thôi bà Nguyệt chạnh lòng khi nghe việc chồng
mình đưa thằng Nam về nơi đó sinh sống làm sao nó chịu được lối sống miền thôn
dã nơi đây ...
Tiếng kêu vang của lũ ve sầu như thúc giục mùa hè quay trở lại, hàng cây phượng vĩ được trồng thẳng tắp trên vỉa hè khu biệt thự sang trọng ở
một góc thành phố Sài gòn, đứng trong sân vườn nhà mình, Nam ngồi trên thảm cỏ
chỉ một loại cỏ dùng trồng cho các sân golf rất đắt tiền, nó đang suy nghĩ những
ngày hè sắp đến không biết phải làm gì ở trong căn nhà đầy đủ tiện nghi này,
vì nó cảm thấy trong cuộc sống hàng ngày dường như còn thiếu một thứ gì đó, sở
dĩ Nam hay la cà ngoài tiệm net là do cái không khí đông vui ở đây đã lôi cuốn
nó, ngoài giờ lướt web nó và đám bạn cùng nhau trao đổi đủ thứ chuyện trên đời
vậy mà nó cảm thấy thoải mái trong lòng chứ nó không muốn giam mình trong căn
phòng ôm cái computer một mình thì không còn gì chán hơn, bỗng trong đầu nó lóe
lên ý nghĩ:
"À hay mình xin ba má về sống với Ngoại với cậu Út ba
tháng hè để thay đổi không khí có khi như vậy mà tốt cho hơn mình".
Nghĩ là nghĩ như vậy nhưng trong lòng Nam cũng còn phân vân nửa
muốn đi, nửa muốn ở, dùng dằng mãi chưa nói ra cái ý định của mình với cha mẹ, mãi đến cái hôm nọ Cậu Út của Nam nhờ người quen nhắn tin Ngoại không khỏe,
nên nó dứt khoát lần này sẽ về lại quê ngoại một chuyến vì lâu lắm rồi nó chưa
trở lại với cái vùng đất mà tuổi thơ của nó bay bổng theo cánh diều biếc trong
những buổi chiều vàng lộng gió, rồi những lúc cùng nhau bắt ốc mò cua, nơi những
con rạch khi nước ròng lộ ra những hang cua hang cá, khi mò tay vào hang chụp
trúng các chú cá, con cua thì cả bọn reo hò inh ỏi ...
Ông Cảnh nghe thằng con có cái ý định về chơi với bà Sáu mẹ vợ
của mình, trong lòng ông rất vui, ông chưa kịp thực hiện việc tách thằng Nam
ra khỏi cái đám bạn của nó, sợ tuổi trẻ dễ bị bạn bè rủ rê sa ngã, vậy mà hôm
nay thằng Nam nó có cái ý định này ông thầm nghĩ:
"Ông bà tổ tiên còn thương mình, khiến thằng Nam nó
quyết định như vậy, chứ còn nấn ná ở đây mấy tháng hè không khéo vướng vô cái
vòng hút xách nghiện ngập thì sẽ khổ một đời".
Cuối cùng thì thằng Nam cũng được về quê với Ngoại của mình,
trời vừa mờ sáng chú Cường tài xế người lái xe cho cha nó đã đánh xe đậu sẵn
ngoài cổng rào, bầu trời ở phía đông mặt trời hãy còn ngái ngủ, nhưng vẫn phản
chiếu ánh sáng ửng hồng sau những áng mây thật thấp ở đường chân trời, vài đàn
chim xoãi cánh bay lượn kiếm ăn trong buổi đầu ngày, trên các chậu hoa trong
sân nhà những giọt sương đêm vẫn còn đọng lại trên cành lá như nấn ná chưa muốn
chia tay với người thương sau một đêm dài hò hẹn.
Nhìn đồng hồ trên tay, ông Cảnh thúc giục:
Nhìn đồng hồ trên tay, ông Cảnh thúc giục:
- Mẹ nó với thằng Nam xong chưa? Phải nhanh lên kẻo bị kẹt
xe chỗ khu công nghiệp Tân Bình, công nhân nơi đây họ làm kẹt xe liên tục do
mua bán, ăn uống tràn ra đường, nếu kẹt ở đây cũng phải ba mươi phút mới có
cơ may thoát ra khỏi chỗ này đó bà.
Bà Nguyệt nhanh nhẩu đáp:
- Tui ra liền ông ơi... ra liền mà... À Nam con ơi! nhớ đem
cho Ngoại cái áo len mẹ để trong tủ áo đó con.
- Dạ con xếp vô giỏ đồ rồi mẹ ơi, cái này mà quên thì xuống
dưới ngoại biết được chắc ngoại không cho con vô nhà luôn quá.
Bà Nguyệt nói bênh cho mẹ:
- Ngoại không có tánh như vậy đâu con, ngoại sống kham khổ
quen rồi , nếu có cho thì ngoại mừng, còn như không có ngoại cũng chẳng buồn
bao giờ.
Chú Cường người tài xế đã lái xe rất lâu cho gia đình Nam,
ông bà Cảnh rất quý chú ấy bởi chú có tính cẩn thận, một khi ngồi sau tay lái
thì chú chở mọi người ngồi trên xe đi đến nơi về đến chốn, đã vậy chú giữ gìn
xe cẩn thận, vì vậy mà bao lần định nghỉ việc ông Cảnh cố cầm giữ lại cho đến
tận giờ.
Chiếc xe Ford Everet bảy chỗ ngồi bon bon trên đường, hơi lạnh
từ máy điều hòa thổi khắp đều trong xe, ai cũng cảm thấy khoan khoái trong
lòng. Xe chạy đến ngã ba từ quốc lộ 1A, chú Cường đánh tay lái xe rẽ vào đường
cao tốc Sài gòn - Trung lương, chú vội tăng tốc xe lao vun vút trên đường,
Nam ghé mắt nhìn vào đồng hồ Km/h con số 120 do cây kim màu đỏ chỉ ra, nhìn
hai bên đường đồng ruộng bao la bát ngát giật lùi liên tục về phía sau khiến
Nam thích thú nó tưởng tượng đang dùng thuật phi thân bay như các nhân vật
trong truyện kiếm hiệp do nhà văn Kim Dung tạo ra.
Đang thiu thiu thả hồn theo giấc ngủ chập chờn, cả gia đình
ông Cảnh thất kinh hồn vía sau cái thắng xe khẩn cấp của chú Tài xế, tiếng ma
sát của vỏ xe với đường nhựa kêu rít lên, vệt bánh xe kéo lê trên đường khi xe
dừng hẳn lại, quan sát kỹ lưỡng chú Cường và ông Cảnh suýt soa:
- May mà thắng kịp chứ không thì nguy to rồi, đường cao tốc
gì mới khánh thành cho xe chạy mà nay ổ gà đầy đường.
Bà nguyệt cũng góp lời:
- Mấy cha nội thầu này làm ăn ẩu tả quá, coi mạng người như cỏ
rác, cái kiểu này gặp tài xế trẻ phóng nhanh là văng xuống ruộng như chơi, phải
không chú Cường?
Không trực tiếp trả lời, chú Cường cười và gật gật đầu khi
nhìn bà Nguyệt qua cái kính chiếu hậu.
Con phà hai trăm tấn từ từ ì ạch rời khỏi bến phà vàm cống,
cả nhà ra khỏi xe cùng nhau lên cầu thang phía trên con phà, ngồi vào băng ghế
sắt mát lạnh, gió từ phía mặt sông thổi ùa lên như hôn vào tóc vào má vào mọi
người trên phà, nhìn xa xa phía bờ bên kia từng đoàn xe đang nằm chờ đến lượt
qua phà.
- Ai mía ghim, trà đá, nem lai vung chánh gốc hông, nem
chua ông Mập đây bà con ơi mại dô, mại dô.
- Vé số ..vé số ế đây, đài Tây Ninh sáng mua chiều rinh đây, Đài Sông Bé sáng mua chiều xé.
Rồi thì tiếng đàn lục huyền cầm đang réo lên, hòa vào đấy tiếng
ca bài vọng cổ Trái Gùi Bến Cát nghe buồn não ruột, người nghệ sĩ mù đã đưa mọi
người trên con phà sống lại thời thập niên năm sáu mươi gì đó, nhiều đồng tiền
xu được người thưởng lãm cho ông, tiếng tiền rơi loảng xoảng trong cái thau
nhôm đặt phía trước mặt ông, dường như đó là động lực để người nghệ sĩ tài hoa
kia tạo ra cung đàn réo rắt khiến ai cũng mủi lòng khi ông vừa chấm dứt lời ca, Thằng Nam cũng góp vào cho ông tờ giấy một trăm ngàn đồng mới cáu.
Đủ loại tiếng rao bán các loại hàng hóa khác nữa y như một
cái xã hội thu nhỏ trên con phà, âm thanh hỗn tạp cũng bớt dần khi phà sắp cặp
bờ ...
Ăn uống dừng nghỉ dọc đường khi trời buông ánh hoàng hôn thì
cả nhà Nam cũng về đến nhà ngoại, tội nghiệp chú Cường phải ở lại giữ xe trên
con lộ đất đỏ cạnh xóm nhỏ ven sông vì nhà ngoại thằng Nam không có đường bộ dẫn
vào, cả nhà Nam thuê riêng chiếc tắc ráng để kịp về đến nơi trước khi trời sụp
tối. Đêm ấy nhà ngoại thằng Nam đèn đuốc sáng trưng mà lại là ánh đèn néon
sáng trắng, thấy lạ lẫm với loại đèn này do nhà Nam mang xuống những cây đèn sạc, do ông Cảnh biết vùng này lưới điện quốc gia chưa vươn tới, một số người dân
quanh vùng cùng bọn nhóc bạn thằng Nam hay tin nó mới về họ kéo nhau đến thăm hỏi
nườm nượp khiến bà Sáu ngoại thằng Nam vui sướng và hãnh diện trong lòng, vì từ
rất lâu rồi mái nhà tranh của bà mới có một đêm vui như một buổi hội hè đình
đám, bà cố nhốt cái niềm vui trong lòng mà nó cứ tự trào ra nơi hai khóe mắt,
những giọt nước mắt sáng ngời hạnh phúc nó long lanh phản chiếu nhờ ánh sáng
văn minh mà con cháu bà mang từ Sài gòn về đây cho bà, cái cơn bệnh rề rà của
bà khiến cậu Út ba chân bốn cẳng nhắn tin lên Sài gòn vậy mà khi bà Nguyệt hỏi
han bệnh tình ra sao thì bà Sáu đáp tỉnh rụi:
- Chèn đéc ơi, hay tin tụi con về đây thăm má thì hông hiểu
làm sao bây giờ trong mình má phẻ re, bệnh hoạn nó biến đâu mất tiêu hồi nào
má chẳng hay nữa .
Cậu Út thằng Nam được dịp ghẹo bà Sáu:
- Cha chả, vụ này tui nghi má nhớ Anh chị với thằng Nam rồi
làm bộ bệnh để tui mau mau triệu hồi mọi người xuống đây, đó chị Nguyệt thấy
hông, sáng giờ có thuốc men gì đâu mà bây giờ má khỏe re đi đứng xông xổng hà.
Bà Sáu cười hiền và bố cho cậu Út một trận:
- Cha mầy Út, tao bịnh thiệt mà dám nói làm bộ làm tịch hả mậy, tại vui quá tao mới phẻ chứ bộ, mầy ăn nói chi bất nhơn quá thằng quỷ này.
Hì hì...
Cơm nước xong mọi người trong nhà và bà con lối xóm hàn huyên
tâm sự đến tận khuya thì mọi người mới lục đục từ giã ra về.
Qua một đêm yên tĩnh nơi miền quê bình yên êm ắng, khi thức
giấc thì trong nhà còn trơ trọi lại một mình, vén mùng chui ra đưa tay dụi mắt
Nam thấy một cục xôi vò to tướng nằm trong cái tô sành mẻ miệng, dằn bên dưới
một tờ giấy ghi những hàng chữ gì đó, nó rút tờ giấy rồi dí mắt vào đọc ngấu
nghiến:
"Cả nhà theo ngoại đi thăm bà con xung quanh, con thức
dậy tự lo cho mình buổi sáng, cục xôi trong tô ngoại để dành cho con ăn sáng,
trưa nay ba mẹ và ngoại mới về".
Thì ra thấy Nam còn mê man trong giấc điệp, không muốn con mất
giấc ngủ cha của Nam ghi vội mấy dòng cho nó, nhìn cục xôi ngoại nấu tự dưng
Nam rưng rưng nước mắt, vậy là ngoại nó vẫn còn nhớ như in cái sở thích của nó, xôi vò là món nó ưu nhất, tình cờ lúc nhỏ trong lần hai bà cháu nằm trên chiếc
giường tre ọp ẹp trong buổi trưa hè bà vui miệng hỏi nó:
- Nam, Nam nè ... Ngoại hỏi ... Hỏi thiệt con nghe, con ưa ăn món gì nhất ngoại nấu cho con ăn, cơm gà cá gỏi gì ngoại cũng lo cho con được hết.
- Nam, Nam nè ... Ngoại hỏi ... Hỏi thiệt con nghe, con ưa ăn món gì nhất ngoại nấu cho con ăn, cơm gà cá gỏi gì ngoại cũng lo cho con được hết.
Nghe ngoại nói Nam trố mắt nhìn bà, trong lòng nó nghe như
có cái hơi ấm từ đâu lan chảy khắp châu thân, nó cảm nhận được tấm lòng thương
yêu của ngoại dành cho mình, Nam cũng đủ có cái nhận xét hoàn cảnh của ngoại
nghèo làm sao có tiền nấu những món ăn cầu kỳ đắt tiền cho được, nó muốn ngoại
an lòng nên nó nói đại ra chứ thật tình món xôi vò nó chỉ nếm qua một hai lần
mua trước cổng trường nơi Nam theo học, vì sợ ngoại tốn tiền Nam đáp lời:
- Nam thích nhất xôi vò đó ngoại.
Câu trả lời của thằng Nam được bà Sáu trổ tài để đáp ứng sở
thích cho thằng cháu. Hôm sau cũng cục xôi vò đựng trong cái tô sành mẻ miệng, Nam ăn ngon lành từ hồi nào đến bấy giờ nó mới cảm nhận được cái thơm của mùi
nếp, cái béo ngậy của đậu xanh đãi vỏ vàng ươm, rồi cái béo của những cọng dừa
khô nạo được ngoại trộn đều lên pha lẫn ít hạt mè trắng rang thơm phức, cái
hương vị đó hòa lẫn nhau khi nó nhai trong miệng, lúc này nó thật sự thấy món
xôi vò của ngoại không ai nấu ngon bằng, ngoại nấu bằng tất cả tình thương yêu
dành cho nó thì làm sao Nam không cảm nhận được, xa cách ngoại bao lâu mà lần
trở lại ngoại vẫn còn nhớ, bất giác Nam thấy nghèn nghẹn trong lòng ...
Đang miên man suy nghĩ về ngoại, bỗng tiếng gọi của thằng Tuấn
ngoài sân đang í ới gọi:
- Nam ơi, thức dậy chưa có con bé Na qua thăm mầy nè, trưa
trờ trưa trật mà còn ngủ nữa, chắc ở thành phố mầy nướng dữ lắm hả?.
- Tao đây, đang ăn sáng chứ ngủ nghê gì, tụi bây vô đây chơi, chờ ngoại với cha mẹ tao về rồi mình ra biển chơi.
Cả đám bạn kéo vào nhà, chúng xúm lại hỏi han hết chuyện này
đến chuyện nọ làm cho thằng Nam trả lời không kịp thở, duy chỉ có Bé Na là
chưa hé miệng nói một lời từ lúc nó đặt chân vào nhà, dáng nó bẽn lẽn ngồi
trên chiếc võng nơi bà Sáu ngã lưng mỗi buổi trưa, thằng Tuấn thấy vậy nó liền
chọc ghẹo:
- Nè Na, dạo trước tụi tao nghe mầy nhắc tên thằng Nam hoài, vậy mà nó đang ngồi lù lù một đống đó sao không nói gì đi.
Bé Na nói xong gương mặt nó đỏ bừng, tự dưng nó thấy tay
chân của mình như thừa thãi không biết giấu nơi đâu. Lần trước Nam về đây qua
cách cư xử hàng ngày nó thấy Nam là người hiểu biết nhiều, tính tình cũng dễ gần
gũi khiến nó có cảm tình qua những lần chơi đùa trò chuyện. Rồi đột nhiên Nam
trở lại Sài Gòn, bấy giờ Na mới cảm thấy mình vừa đánh rơi điều gì quý giá mà
chưa thể cảm nhận được. Thời gian dần trôi Bé Na mới nhận ra con tim nó đang thổn
thức bởi hình bóng người thanh niên nơi chốn phồn hoa đô hội sau chàng một lần
ghé về thăm nơi miền biển hoang sơ này.
Thấy cử chỉ ngượng ngùng của Na sau cái chọc ghẹo của thằng
Tuấn, Nam liền giảng hòa hai đứa nhưng cũng có phần hơi lệch về phía bé Na:
- Ờ tại tụi bây tranh nhau hỏi, tao trả lời mệt ứ hự, chỗ
đâu nữa cho bé Na chen vô, Nam nói vậy Na thấy phải không?.
Ánh mắt ngời lên niềm vui, con tim thì rộn ràng, Bé Na nó cảm
nhận được tín hiệu phát ra từ câu nói của thằng Nam, nó nhìn Nam với cặp mắt
có nụ cười ẩn trong đó, Nam cũng nhận ra cái tình cảm rất đặc biệt sau cái
nhìn của bé Na.
Trời mới trong veo đó vậy mà phút chốc có những đám mây dông
từ đâu kéo đến, mây xuống thật thấp, trong các đám mây lập lòe ánh chớp, tiếng
sấm gầm vang cả một vùng nối liền sau ánh chớp, cơn mưa hạ bắt đầu trút nước, khoảng sân trước nhà bà Sáu ướt sũng nước, trên mái tranh một vài chỗ những hạt
mưa từ trên chui xuống gõ nhịp lách tách buồn buồn trên nền xi măng trong nhà,
Nam và các bạn vội tìm xô chậu hứng để tránh cho nước mưa chảy lan ra khắp nhà, gió thổi thốc mạnh khiến căn nhà rung lên bần bật không ai bảo ai mỗi đứa chạy
lại ôm từng cái cột nhà như muốn giành lại căn nhà sợ lão thần gió cướp đi.
Rồi cơn mưa lặng lẽ rút đi, gió cũng ngừng thổi, bầu trời dần
sáng lên mây đen tan biến nhường lại những sợi mây trắng mong manh hằn in trên
nền trời xanh thẳm, trên cây xoài trước sân hai chú chim đang rũ cánh dùng mỏ
rỉa lông rồi cất tiếng kêu ríu rít gọi bầy. Dưới sân nước rút đi từ lâu, trên
mặt đất những đụn cát nhỏ được vo tròn như viên bi nằm che trên miệng hang,
trong nhà thằng Nam la thật to như bắt được vàng:
- Hang dế cơm kìa tụi bây, chuẩn bị bắt dế để ngoại tao về
chế biến món ăn đặc biệt tụi bây còn nhớ không?
Cả bọn đồng thanh nói lớn:
- Dế cơm nhét đậu phộng chiên giòn chứ gì?
Chia nhau ra cả bọn đổ nước xuống khi hang ngập nước dâng lên
miệng hang cũng là lúc hai chiếc râu dài từ từ trồi lên khỏi miệng hang chúng
nó tha hồ túm lấy, những chú dế cơm trắng phau pha lẫn một ít màu cánh gián mập
mạp. Chiều hôm đó bà Sáu trổ tài làm món để cơm nhét đậu phộng chiên giòn thơm
phức khiến đám bạn thằng Nam căng bụng ra ăn một bữa thật đã thèm ...
Bãi bồi vùng biển nơi đây lộ ra một doi cát thật dài, các loại
cây rừng ngập mặn có nơi sinh sôi nảy nở, trên lớp sình non sát mép bờ, chi
chít những hang, nào là nhà của đám dã tràng, cá thòi lòi, và những sinh vật
li ti khác cùng nhau sống chen chúc với nhau, thỉnh thoảng có những cặp cá
thòi lòi đấu đá lẫn nhau rượt đuổi vào tận hang mặc dù kẻ thua trận chạy có cờ
những lúc ấy tội cho đám dã tràng sợ vạ lây chỉ dám thậm thò nơi miệng hang chứ
không dám lò mò trên mặt cát.
Nhìn cửa biển rộng lớn, chỉ cách nhau bởi dòng nước mà phía
bờ bên kia cuộc sống tấp nập ghe thuyền đời sống khá dã, bên này bờ ngược lại
cuộc sống thiếu thốn vô cùng, Thằng Nam và đám bạn có cái ao ước ngày nào đó
vùng đất bên này có ngày sẽ được cuộc sống trù phú như những người dân sống
phía bên kia cửa biển:
- Nam ... Nam cái mả ông Ngoại Nam đây nè, tao nhớ rõ ràng nằm
kế cây bàng mà nãy giờ cứ đi tìm lòng vòng hoài.
Nam mừng rỡ sau câu nói của thằng Tuấn, nó lui bước trở lại
tạt ngang vào bụi cỏ rậm rạp, ngôi mộ đất mà nấm mồ phía trên bị gió mưa làm
xói mòn chỉ còn mô đất nhỏ thấp lè tè, nếu không có tấm mộ bia chắc Nam cũng
không thể nào nghĩ đây là nơi yên nghỉ của ông ngoại mình, bất giác nó nói thầm:
- Tội nghiệp ông ngoại quá, mồ mả như vầy thì buồn thật,
mình sẽ...
Giọng Bé Na cắt ngang cái suy nghĩ của thằng Nam:
- Thôi mình dọn cỏ rồi đắp đất thêm cho Ngoại để ông được ấm
lòng khi nằm ở dưới.
Nghe bé Na nói Nam có cái cảm nhận hình như bé Na xem Ngoại
mình như người thân của nó, khiến Nam cũng nhẹ lòng bớt phần nào. Dọn cỏ đắp đất
sau gần cả buổi khi mặt trời to đùng đỏ ối đang dần rơi xuống mặt biển nơi xa,
mùi nhang khói nghi ngút bay, hương thơm lan tỏa chắc vong hồn ông ngoại Nam
cũng như những người quá cố nằm bên cạnh đấy đang mỉm cười với những người còn
nhớ và đang viếng họ.
Trời tối hẳn, cầm bó đuốc cháy phất phơ trước gió, Nam và
các bạn trở bước ra về, trên đường đi trên bờ ruộng ẩm ướt trơn trợt khiến thằng
Nam "chụp ếch" vài lần do không quen đi trong hoàn cảnh như vậy,
còn thằng Tuấn, bé Na và mấy đứa bạn còn lại di chuyển nhanh như sóc bởi chuyện
đi đứng như thế này với chúng thì là chuyện ăn cơm bữa, cả bọn cứ thế nối nhau
đi, thỉnh thoảng nơi xa xa từ phía lòng đất phụt lên ngọn lửa xanh rồi tắt
ngúm tức thì, nếu như cách đây vài năm về trước có lẽ thằng Nam và cả bọn tháo
chạy thục mạng khi gặp loại "Ma trơi" này, nhưng giờ đây được người
lớn trong làng xóm cho biểt đây là hiện tượng tự nhiên do xác động thực vật
phân hủy trong lòng đất sinh khí và tích tụ lâu ngày và phát sáng khi có điều
kiện của phản ứng hóa học chớ không phải ma cỏ gì theo hù dọa của nhiều người từ
xa xưa.
Đêm ấy khi cả nhà sắp đi ngủ, Nam đến ngồi gần bên bà Sáu rồi
nó quay sang nói với ông Cảnh và Bà Nguyệt:
- Con thấy mả của ông Ngoại bằng đất lâu ngày hay bị xói mòn, con thấy thương cho ông quá, hay mình xây mả mới bằng xi măng cho ngoại được
không?
Ông Cảnh và bà Nguyệt chưa kịp có ý kiến thì bà Sáu ngoại của
Nam vội lên tiếng:
- Không nên đâu Nam ơi, ngoại biết chớ, mồ mả nằm ngoài đó
mưa gió làm hư hao dữ lắm, xây mả xi măng là một lựa chọn đúng, nhưng các con
xem cho kỹ lại đi chung quanh mả nào cũng làm bằng đất, nay mình xây khác với
bà con chung quanh mả đây coi hỏng có đặng.
Bưng ly nước mát lên hớp một miếng cho thấm giọng bà sáu khẽ nói tiếp:
- Thây kệ nó con, người ta sao thì mình vậy, hư tới đâu
mình tu bổ đến đó chứ làm rình rang xây nhà mồ bự tổ bà đến như ngoài Huế gì đó
thì cũng không nên, thôi vậy đi; Nam vặn nhỏ cái đèn dầu xuống rồi vô nằm với
ngoại nè.
Không gian trầm xuống, ngoài trời tiếng côn trùng kêu rả rích, trong nhà trên cây đòn tay tiếng thằn lằn chắc lưỡi rồi thỉnh thoảng
nghe tiếng thở dài của ai đó trong đêm như đang trăn trở điều gì trong lòng....
- Nam, chời ơi mấy tháng hè trốn mất biệt, điện thoại tắt
máy E-mail, i méc gì cũng không, nhà thì đóng cửa im ỉm, Hằng nhớ Nam muốn
chết vậy đó...
Thoáng chút bối rối Nam lấy bình tĩnh đáp lời cô bạn cùng lớp:
- Ờ... ờ Nam về thăm Ngoại bị bệnh, rồi sống lại những ngày
thơ ấu vậy mà. Hằng trên này vui không?
- Tụi mình vẫn vô tư, cả băng bày ra đủ trò chơi vui lắm,
tiếc là không có Nam, có hôm tụi mình over night luôn, mấy đứa bạn mới nhập
băng cho ngửi thuốc lá thơm lắm.
Nghe cô bạn gái theo mode sành điệu, tham gia không khước từ
các cuộc ăn chơi trác táng, Nam có cái cảm giác không còn hứng thú để tiếp tục
câu chuyện, Nam vội thoái thoát bước vô giảng đường trong đầu thầm nghĩ:
"Mới có vài tháng mà Cô nàng thay đổi nhanh quá, khác
với bé Na thật hiền, nết na đằm thắm, phải rút lui thôi"
Cậu Út gỡ cái ba lô trên lưng, trán vẫn còn lấm tấm mồ hôi,
đón ly nước đá mát lạnh từ trên tay thằng Nam trao, uống ực một hơi cạn ly cậu
út nói ngay:
- Cậu lên Sài Gòn lần này mua một số nông cụ làm ruộng cho hợp
tác xã, sẵn tiện cậu ghé đây thăm gia đình con rồi cậu theo xe về ngay cho kịp
chuyến.
Sau hồi thăm hỏi, chực nhớ cậu Út nói:
- À quên nữa Bé Na nó chết rồi con biết không? Tội con bé bệnh
gì không biết mà nó đi thật nhanh, ba má nó chôn nó cạnh ngoại con.
Nghe câu nói của cậu Út, Nam tưởng chừng như nghe tiếng sét
đánh ngang mày, vậy là Bé Na đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa. Một
sự thương cảm dâng lên dào dạt trong lòng, bỗng chốc hình ảnh những ngày nó ở
quê ngoại quay lại trong đầu, như cuộn phim chiếu chậm nó thấy hình ảnh bé Na
vui đùa cùng nó quanh rặng phi lao ven biển, ngoài khơi sóng biển vẫn hiền hòa
vỗ sóng xô vào bờ, rồi hình ảnh Ngoại móm mém nhai trầu đứng bên cánh song
thưa mắt nhìn về phía cây Bàng nơi xa tít, nơi ấy hai ngôi mộ cũ và mới, một
già một trẻ nằm cạnh nhau, với đôi mắt ngấn lệ Nam thì thầm "Ôi thương
nhớ quá đồng quê".
Hai Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét