Mùa thu và nỗi nhớ
Dưới
ánh nắng hanh vàng, trong cái se lạnh đầu ngọn gió heo may, tôi ngồi lặng nhìn
bức tranh thu đang chuyển màu thời gian nơi công viên thơ mộng này. Hàng cây
ngô đồng đã xác xơ lá. Sắc úa vàng đã ngã sang nâu. Tôi ngắm từng chiếc lá thu
lìa cành, rụng bay, xoay vần trong gió như đời người hư ảo ...Bắt một chiếc lá
vàng vào trong lòng bàn tay, tôi bỗng thấy trào dâng một nỗi nhớ miên man như
đang bắt lấy những hoài niệm thầm kín xa xưa đã bao năm ngủ yên trong vực sâu
của tiềm thức ...
Thu ở bên này gọi bên kia
Để nhớ đã chia một góc trời
Đã cùng thưởng nguyệt đêm trăng sáng
Dẫm lá Thu vàng dưới sương khuya…
Để nhớ đã chia một góc trời
Đã cùng thưởng nguyệt đêm trăng sáng
Dẫm lá Thu vàng dưới sương khuya…
… Thu ở bên này nhắn Thu xa
Đời vẫn đơm hoa dẫu Thu tàn
Đừng đưa kỷ niệm vào quên lãng
Giấu tiếng tê buồn hát Thu ca
Đời vẫn đơm hoa dẫu Thu tàn
Đừng đưa kỷ niệm vào quên lãng
Giấu tiếng tê buồn hát Thu ca
Mùa
thu bên này - Thế Thôi
Nàng thu tha thướt nhẹ gót hài vân du ...Đã vào thu rồi!
Bây giờ là mùa thu...Như ngày xa xưa đó, cũng là mùa thu với " Lá đổ muôn chiều " còn âm vang tha thiết ...
Thu xưa đẹp lắm lá ươm tình
Vàng ánh màu yêu đời biếc xanh
Thu nhuốm mộng mơ hương quyến luyến
Cánh buồm lòng thả sóng lênh đênh
Mùa thu xưa - Thu Hằng
Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Miền Nam quê ngoại chỉ có hai mùa mưa nắng. Cái nắng ấm ngọt hương vị cây trái say mùa và những trận mưa Ngâu đầm đề lệ Chức Nữ gọi cầu Ô Thước đón Ngưu Lang ...
Tôi chỉ biết mùa thu quê nội qua thi ca và những lời kể chuyện của Ba tôi...Từ ngày di cư vào Nam, trong lòng Ba tôi vẫn sống mãi dư âm của những "mùa thu Hà Nội ". Gió heo may thoảng đưa hương hoàng lan nhẹ bay khiến Hà Nội thoáng như phố ảo thơ mộng trữ tình.
Nàng thu tha thướt nhẹ gót hài vân du ...Đã vào thu rồi!
Bây giờ là mùa thu...Như ngày xa xưa đó, cũng là mùa thu với " Lá đổ muôn chiều " còn âm vang tha thiết ...
Thu xưa đẹp lắm lá ươm tình
Vàng ánh màu yêu đời biếc xanh
Thu nhuốm mộng mơ hương quyến luyến
Cánh buồm lòng thả sóng lênh đênh
Mùa thu xưa - Thu Hằng
Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Miền Nam quê ngoại chỉ có hai mùa mưa nắng. Cái nắng ấm ngọt hương vị cây trái say mùa và những trận mưa Ngâu đầm đề lệ Chức Nữ gọi cầu Ô Thước đón Ngưu Lang ...
Tôi chỉ biết mùa thu quê nội qua thi ca và những lời kể chuyện của Ba tôi...Từ ngày di cư vào Nam, trong lòng Ba tôi vẫn sống mãi dư âm của những "mùa thu Hà Nội ". Gió heo may thoảng đưa hương hoàng lan nhẹ bay khiến Hà Nội thoáng như phố ảo thơ mộng trữ tình.
Hà Nội mùa thu
Trời giăng sương mù
Hồ gươm liễu rủ
Cảnh đẹp nên thơ
Trời giăng sương mù
Hồ gươm liễu rủ
Cảnh đẹp nên thơ
Hà
Nội mùa thu- Phạm Sĩ Trung
Đường Cổ Ngư nắng tơ se vàng, dát trên cỏ cây sắc áo hoàng kim, lững lờ buông thả từng cánh lá vàng úa xuống mặt nước Tây Hồ tĩnh lặng.Trên đường phố xào xạc những chiếc lá vàng quấn quýt chân người. Mùa Thu Hà Nội ấm áp trong mùi hương cốm Vòng man mác đồng quê, hương hoa sữa nồng nàn, ngây ngất phố...Mùa thu nồng hương cốm như hai dòng thơ mà tôi tình cờ đã đọc được tự thuở nào còn cắp sách đến trường:
Nắng ngỏ lời yêu khiến cúc vàng
Tình sen nâng cốm báo thu sang...
Ba tôi thường ngậm ngùi bảo rằng "Mỗi khi bà nội các con mua một gói cốm, ngắt những đóa hoàng lan trong vườn nhà bầy lên bàn thờ, thì cũng là thu đã về đâu đó nơi đầu ngõ...Và đó cũng là lúc chuẩn bị sách vở để đến trường, để gặp lại bạn bè sau mấy tháng hè xa cách..."
Ba tôi còn thương tiếc nhớ về một con đường Nguyễn Du, đường hoa sữa Hà Nội, sau cơn mưa, trong đêm phố trong trẻo lạ lùng. Những cơn mưa đầu thu làm cho hàng cây xanh mướt dọc các con phố yên ả, hiền lành bừng nhú các chùm nụ màu cẩm thạch nhạt, thanh tao, lăn tăn, lí nhí, và khi đêm phủ màn sương trong suốt lụa là bỗng xoè nở những cánh hoa mỏng bé xíu trắng dịu toả hương ướp cả không gian, quyện chặt vạn vật trong mùi thơm nồng nàn. Đó là mùi hoa sữa trinh nguyên thơm ngát hương đêm. Loài hoa riêng của nỗi nhớ da diết cả một đời người về kỷ niệm một thuở ấu thơ Hà Nội trong lòng Ba tôi...
Hà Nội thu là một khát khao thèm thuồng của bao người xa quê, phải lang bạt chân trời góc bể, thậm chí dằng dặc xứ người. Nghĩa phụ của tôi cũng người gốc miền bắc, quê ở Nam định. Mùa thu Hà nội cũng để lại trong người những dư âm khó quên...
Qua đường Cổ Ngư tức cảnh
Trần Nhất Lang
Trước kia Hà Nội tóc còn xanh
Dạo bước Cổ ngư thoảng tiếng kình
Trúc bạch hàng xoan chim lắng kệ
Hồ Tây cửa Phật khách nghe kinh
Nơi đây cảnh cũ dăm cây phượng
Chốn ấy người xưa một khối tình
Ngắm cuộc đổi thay mà ngán nỗi
Lênh đênh đâu phải chỉ riêng mình ...
Đã bao mùa thu đọng về Hà nội nhưng sao mùa thu ở thành phố cổ kính này lúc nào cũng đẹp mê ly não nùng, khiến người lữ khách chân đi mà lòng vẫn hoài mong về cố quận thương yêu…
Đường Cổ Ngư nắng tơ se vàng, dát trên cỏ cây sắc áo hoàng kim, lững lờ buông thả từng cánh lá vàng úa xuống mặt nước Tây Hồ tĩnh lặng.Trên đường phố xào xạc những chiếc lá vàng quấn quýt chân người. Mùa Thu Hà Nội ấm áp trong mùi hương cốm Vòng man mác đồng quê, hương hoa sữa nồng nàn, ngây ngất phố...Mùa thu nồng hương cốm như hai dòng thơ mà tôi tình cờ đã đọc được tự thuở nào còn cắp sách đến trường:
Nắng ngỏ lời yêu khiến cúc vàng
Tình sen nâng cốm báo thu sang...
Ba tôi thường ngậm ngùi bảo rằng "Mỗi khi bà nội các con mua một gói cốm, ngắt những đóa hoàng lan trong vườn nhà bầy lên bàn thờ, thì cũng là thu đã về đâu đó nơi đầu ngõ...Và đó cũng là lúc chuẩn bị sách vở để đến trường, để gặp lại bạn bè sau mấy tháng hè xa cách..."
Ba tôi còn thương tiếc nhớ về một con đường Nguyễn Du, đường hoa sữa Hà Nội, sau cơn mưa, trong đêm phố trong trẻo lạ lùng. Những cơn mưa đầu thu làm cho hàng cây xanh mướt dọc các con phố yên ả, hiền lành bừng nhú các chùm nụ màu cẩm thạch nhạt, thanh tao, lăn tăn, lí nhí, và khi đêm phủ màn sương trong suốt lụa là bỗng xoè nở những cánh hoa mỏng bé xíu trắng dịu toả hương ướp cả không gian, quyện chặt vạn vật trong mùi thơm nồng nàn. Đó là mùi hoa sữa trinh nguyên thơm ngát hương đêm. Loài hoa riêng của nỗi nhớ da diết cả một đời người về kỷ niệm một thuở ấu thơ Hà Nội trong lòng Ba tôi...
Hà Nội thu là một khát khao thèm thuồng của bao người xa quê, phải lang bạt chân trời góc bể, thậm chí dằng dặc xứ người. Nghĩa phụ của tôi cũng người gốc miền bắc, quê ở Nam định. Mùa thu Hà nội cũng để lại trong người những dư âm khó quên...
Qua đường Cổ Ngư tức cảnh
Trần Nhất Lang
Trước kia Hà Nội tóc còn xanh
Dạo bước Cổ ngư thoảng tiếng kình
Trúc bạch hàng xoan chim lắng kệ
Hồ Tây cửa Phật khách nghe kinh
Nơi đây cảnh cũ dăm cây phượng
Chốn ấy người xưa một khối tình
Ngắm cuộc đổi thay mà ngán nỗi
Lênh đênh đâu phải chỉ riêng mình ...
Đã bao mùa thu đọng về Hà nội nhưng sao mùa thu ở thành phố cổ kính này lúc nào cũng đẹp mê ly não nùng, khiến người lữ khách chân đi mà lòng vẫn hoài mong về cố quận thương yêu…
Buồn tôi ơi thiên thu còn lắng đọng
giữa linh hồn mòn mỏi kiếp tha hương
Sầu cô đơn chứa chan muôn ngọn sóng
Tìm về nguồn qua mấy ngả đại dương
giữa linh hồn mòn mỏi kiếp tha hương
Sầu cô đơn chứa chan muôn ngọn sóng
Tìm về nguồn qua mấy ngả đại dương
Tâm sự - Dân Chu
Huế vào thu, trời đất bỗng nghiêng sầu. Mùa thu ở Huế
ngào ngạt mùi hoa Dạ lan hương nở muộn trong đêm. Hương dạ lan gợi cho tôi hình
ảnh những o Tôn nữ Huế mỹ miều che nghiêng vành nón, tóc xỏa mượt vai, khóe thu
đượm tình cho xinh những áng thơ, phiến nhạc của các tao nhân mặc khách yêu
miền đất thần kinh nên thơ này…
Nhớ về Huế mộng mơ màu áo tím
Cầu Tràng Tiền guốc khua nhịp kiêu sa
Chao nghiêng vành nón thướt tha tà lụa
Tóc huyền buông xỏa lụy khách hào hoa
Cầu Tràng Tiền guốc khua nhịp kiêu sa
Chao nghiêng vành nón thướt tha tà lụa
Tóc huyền buông xỏa lụy khách hào hoa
Nhớ
về Huế - Tiểu Vũ Vi
Mùa thu Đà lạt có mây trắng lững lờ bay, có đàn bướm vàng rực rỡ lượn quanh những nhành thông xanh mướt đang đong đưa vui đùa cùng gió. Ngắt cành hoa dại tim tím ven đường còn đọng những giọt sương mai, người lữ khách bỗng thấy mình như lạc vào một khung trời thiên nhiên diễm lệ, lãng mạn đến tuyệt vời...
Đà lạt thành phố của hoa, của gió, của sương mù, của những đồi thông. Đà Lạt - thành phố của mộng mơ, là nguồn thơ của bao tâm hồn thi sĩ. Cái giá lạnh của trời thu cao nguyên làm cho hồng đôi má nàng thiếu nữ. Chiều ven hồ Than thở dốc mòn rơi lá đỏ, nhạt nhòa trong những cơn mưa phùn dai dẳng và buồn lê thê...
"...Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ,
màu lam tím Ðà lạt sương phủ mờ,
từng đôi đi trên phố vắng
bước chân êm giữa không gian hoàng hôn của màn đêm..."
Một bản tình ca vang vọng trong đêm. Đêm dần buông bên bờ hồ Xuân Hương, mưa bay lất phất, trời se lạnh. Những cánh hoa mimosa bàng bạc trong khói sương như tuyết phủ. Những cây liễu rũ nghiêng mình soi bóng mặt hồ nhấp nhô những làn sóng nhỏ giao thoa. Mùi hương dạ lý nồng nàn, không gian tĩnh lặng như hư ảo liêu trai, để hồn chợt nghe xao xuyến, chơi vơi, vấn vương một nỗi buồn man mác khó tả...
Ngàn thông xanh biếc đó đây
Thoảng trong làn gió hương vây núi đồi
Em pha mực tím mồng tơi
Viết lời yêu dấu xa xôi gửi về
Em pha thêm ánh trăng thề
Sáng thêm hy vọng ngày về lâm viên
Xa - xa suối mát rừng thiêng
Hoà trong sương khói nỗi niềm tương tư ...
Mùa thu Đà lạt có mây trắng lững lờ bay, có đàn bướm vàng rực rỡ lượn quanh những nhành thông xanh mướt đang đong đưa vui đùa cùng gió. Ngắt cành hoa dại tim tím ven đường còn đọng những giọt sương mai, người lữ khách bỗng thấy mình như lạc vào một khung trời thiên nhiên diễm lệ, lãng mạn đến tuyệt vời...
Đà lạt thành phố của hoa, của gió, của sương mù, của những đồi thông. Đà Lạt - thành phố của mộng mơ, là nguồn thơ của bao tâm hồn thi sĩ. Cái giá lạnh của trời thu cao nguyên làm cho hồng đôi má nàng thiếu nữ. Chiều ven hồ Than thở dốc mòn rơi lá đỏ, nhạt nhòa trong những cơn mưa phùn dai dẳng và buồn lê thê...
"...Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ,
màu lam tím Ðà lạt sương phủ mờ,
từng đôi đi trên phố vắng
bước chân êm giữa không gian hoàng hôn của màn đêm..."
Một bản tình ca vang vọng trong đêm. Đêm dần buông bên bờ hồ Xuân Hương, mưa bay lất phất, trời se lạnh. Những cánh hoa mimosa bàng bạc trong khói sương như tuyết phủ. Những cây liễu rũ nghiêng mình soi bóng mặt hồ nhấp nhô những làn sóng nhỏ giao thoa. Mùi hương dạ lý nồng nàn, không gian tĩnh lặng như hư ảo liêu trai, để hồn chợt nghe xao xuyến, chơi vơi, vấn vương một nỗi buồn man mác khó tả...
Ngàn thông xanh biếc đó đây
Thoảng trong làn gió hương vây núi đồi
Em pha mực tím mồng tơi
Viết lời yêu dấu xa xôi gửi về
Em pha thêm ánh trăng thề
Sáng thêm hy vọng ngày về lâm viên
Xa - xa suối mát rừng thiêng
Hoà trong sương khói nỗi niềm tương tư ...
Đà
Lạt miên trường - Mây
Mùa thu Đà lạt cũng là mùa thu yêu đương...Thu về đem những lời tình tự vào Thung lũng tình yêu, bên Rừng Ái ân...
Mùa thu Đà lạt cũng là mùa thu yêu đương...Thu về đem những lời tình tự vào Thung lũng tình yêu, bên Rừng Ái ân...
"Thu
Có phải Em, một mùa thu vàng vọt của những nỗi sầu và nỗi nhớ miên man , của những ánh nắng hờ hững bên trờ i, đến hôn nhẹ lên những chiếc lá khô buồn man mác.
Có phải Em, mùa thu của sâù vương nỗi nhớ, của những con đường ngập lá vàng rơi, của những gợn sóng lăng tăng vỗ về thương nhớ và của hương thu dấu ái tuyệt vời ..."
Kinh Luân
Có phải Em, một mùa thu vàng vọt của những nỗi sầu và nỗi nhớ miên man , của những ánh nắng hờ hững bên trờ i, đến hôn nhẹ lên những chiếc lá khô buồn man mác.
Có phải Em, mùa thu của sâù vương nỗi nhớ, của những con đường ngập lá vàng rơi, của những gợn sóng lăng tăng vỗ về thương nhớ và của hương thu dấu ái tuyệt vời ..."
Kinh Luân
Mùa
thu về trên phố biển luôn gieo một nỗi buồn não nề. Tôi
vẫn nhớ biển thiết tha như nhớ về một người tình trăm năm. Còn gì êm ả hơn là thả
nhẹ từng bước chân lên cát, nhìn những rặng dừa xanh biếc bạt ngàn chao
mình trên những dãi lụa trắng mịn màng, và để hồn lắng chìm trong tiếng sóng ru
vỗ về. Tôi có người bạn thân, quê anh ở Ninh Hòa. Anh thường kể tôi nghe về
vùng biển mặn dấu yêu diễm tình của anh, ở nơi đó có gió rì rào thơm
hương tình biển, thủy chung, ngọt ngào
Biển quê tôi đẹp trăng
huyền thoại
Bờ cát dài ôm rặng dừa
xanh
Cây chao nghiêng che vòm
nắng ấm
Bọt vụn trắng xóa dấu mong
manh…
… Biển dậy sóng ru lời
tình tự
Sóng ôm bờ hát khúc giao
mùa
Gió ngân nga cung điệu
trầm lắng
Bài ca giao hưởng hôn bóng
Hằng…
Tôi cũng có người bạn họa thơ rất đồng cảm với tôi.
Anh ấy cũng yêu biển thiết tha như tôi. Thơ anh sáng tác thường lồng vào khung
trời đầy cảm xúc mênh mông đậm đà của biển với những chiều thu mưa, có lẽ vì
ngày xưa đơn vị anh nằm ngay bên biển do đó sóng biển , gió biển ,
mưa biển và khung trời biển luôn luôn hiện diện trong trái tim anh một cách vô
cùng yêu thương và mãnh liệt
Ta về biển để tìm mùa yêu cũ
Thưở chúng mình hai đứa vẫn còn thương
Trong quán nhỏ những chiều cơn mưa lũ
Em bên ta đời bỗng hóa thiên đường…
Thưở chúng mình hai đứa vẫn còn thương
Trong quán nhỏ những chiều cơn mưa lũ
Em bên ta đời bỗng hóa thiên đường…
… Ta về biển để tìm nghe trong gió
Tiếng ốc buồn gọi bạn giữa mùa đau
Lời oán than đong đầy trên nỗi nhớ
Chất ngất trong điệp khúc đổi thay màu .
Tiếng ốc buồn gọi bạn giữa mùa đau
Lời oán than đong đầy trên nỗi nhớ
Chất ngất trong điệp khúc đổi thay màu .
Một ngày nào về biển - Khiếu Long
Thu vàng nung nấu những
nỗi niềm tương tư. Khi mùa thu về là lúc tôi cảm nhận mình sống rất thật với
những giao cảm của mình
Nghẹn ngào đêm xuống lạnh lùng
Nghẹn ngào đêm xuống lạnh lùng
Niềm đau gói trọn nhớ
nhung nửa đời
Ngày anh quay gót rã rời
Hoa thu rũ cánh tả tơi úa
tàn...
Tiểu Vũ Vi
Nhìn
những chiếc lá thu phai lìa cành, bước từng bước âm thầm dẫm trên xác lá xào
xạc, để thấy trĩu nặng những nhớ thương sầu lắng và cảm xúc bỗng tràn về ngập
hồn như phong ba vũ bão
Con đường xưa đó chúng mình
Mình ta chiếc bóng nghe linh hồn buồn
Tìm nhau giữa chốn mê cuồng
Chiều tàn phai với lời chuông chập chùng
Mình ta chiếc bóng nghe linh hồn buồn
Tìm nhau giữa chốn mê cuồng
Chiều tàn phai với lời chuông chập chùng
Em còn đó nỗi lạnh lùng
Để nghe nỗi nhớ chìm cung điệu đời
Chợt nghe ngày tháng rã rời
Hắt hiu nhìn chiếc lá rơi héo tàn .
Để nghe nỗi nhớ chìm cung điệu đời
Chợt nghe ngày tháng rã rời
Hắt hiu nhìn chiếc lá rơi héo tàn .
Tàn phai – Khiếu Long
Thế
giới tương tư thấm đượm những nét huyền diệu. Tương tư qua bao thời đại vẫn là
nguồn thi hứng gợi cảm nhất của những người yêu thích làm thơ...
Gió lồng lộng đêm dài vô vọng
Ta một mình gối mộng nhớ ai
Bóng hình người ấy chưa phai
Tương tư mê khúc bi ai đoạn trường
Ta một mình gối mộng nhớ ai
Bóng hình người ấy chưa phai
Tương tư mê khúc bi ai đoạn trường
Dạ Thảo
Mùa thu tương tư về một góc riêng chất chứa bao kỷ
niệm, để sợi sương thu quấn đầy trăm nhớ ngàn thương
…Xa anh rồi nghe lòng buồn da diết
gió xa đưa thăm thẳm tiếng tơ vương
biết mai đây, ai còn nhớ, còn thương?
hay xa rồi ...
là hết thương, hết nhớ?!
Xa anh rồi... đời còn chi ý nghĩa
Gom mộng về, ru nỗi nhớ tương tư ...
gió xa đưa thăm thẳm tiếng tơ vương
biết mai đây, ai còn nhớ, còn thương?
hay xa rồi ...
là hết thương, hết nhớ?!
Xa anh rồi... đời còn chi ý nghĩa
Gom mộng về, ru nỗi nhớ tương tư ...
Hoang vu nỗi nhớ - Phương Vy
Cõi trời tương tư là những nỗi Nhớ mênh mông, là đại
dương Thương vời vợi, là vũ trụ Tình bất tận, là cung đàn muôn điệu thổn thức,
là những cảm xúc lãng mạn êm ái, là những khát khao ngọt ngào về một hương vị
của Tình Yêu đã khắc sâu vào trong ký ức...
Nhẹ gánh tương tư
Bài Xướng
Trần Nhất Lang.
Quên được làm sao lúc buổi đầu
Năm năm chờ đợi bến dòng Ngâu
Tuổi xuân ngày tháng đà phai sắc
Mái tóc thời gian sớm ngả mầu
Cánh phượng trùng khơi nào thấy nẻo
Chim loan ngàn dậm biết tìm đâu?
Cơ may gặp gỡ duyên văn tự
Nhẹ gánh tương tư, bớt gánh sầu
Bài Xướng
Trần Nhất Lang.
Quên được làm sao lúc buổi đầu
Năm năm chờ đợi bến dòng Ngâu
Tuổi xuân ngày tháng đà phai sắc
Mái tóc thời gian sớm ngả mầu
Cánh phượng trùng khơi nào thấy nẻo
Chim loan ngàn dậm biết tìm đâu?
Cơ may gặp gỡ duyên văn tự
Nhẹ gánh tương tư, bớt gánh sầu
Gánh tương tư
Bài Họa Hoán Vận
Tiểu Vũ Vi
Vầng trăng sáng giãi khắp sông Ngâu
Ánh ngọc lung linh tỏa sắc mầu
Ô Thước thề nguyền chung bóng nguyệt
Tương Giang ước hẹn vẫn tâm đầu
Muôn dòng suối lệ, ngàn cung nhớ
Hai chữ tương tư, triệu khúc sầu
Trăm ngả đường tình bao lối rẽ
Tơ lòng một mối gửi về đâu...
Bài Họa Hoán Vận
Tiểu Vũ Vi
Vầng trăng sáng giãi khắp sông Ngâu
Ánh ngọc lung linh tỏa sắc mầu
Ô Thước thề nguyền chung bóng nguyệt
Tương Giang ước hẹn vẫn tâm đầu
Muôn dòng suối lệ, ngàn cung nhớ
Hai chữ tương tư, triệu khúc sầu
Trăm ngả đường tình bao lối rẽ
Tơ lòng một mối gửi về đâu...
Sống mãi với dư âm một "Trường Tương Tư"
của thi tiên Lý Bạch đề cao tình yêu lãng mạn đối với người con gái đẹp, như
những bông hoa quí hiếm có trong khu vườn Đường Thi trùng trùng điệp điệp …
Trường
Tương Tư - Kỳ nhất
李白
長相思之一
長相思, 在長安。
絡緯秋啼金井闌, 微霜淒淒簟色寒。
孤燈不明思欲絕, 卷帷望月空長歎。
美人如花隔雲端, 上有青冥之長天,
下有淥水之波瀾。
天長路遠魂飛苦, 夢魂不到關山難。
長相思, 摧心肝。
Trường tương tư, tại Tràng An
Lạc vi thu đề kim tỉnh lan
Vi phong thê thê đàm sắc hàn
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thượng hữu thanh mạc chi trường thiên
Hạ hữu lục thủy chi ba lan
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan san nan
Trường tương tư, tồi tâm can
Lý Bạch
Bản dịch:
Trường Tương Tư - bài 1
Trường An dằng dặc nhớ nhau
Giếng vàng vọng tiếng dế sầu kêu thu
Lung linh sắc lạnh sương mù
Nhớ nhung da diết đèn lu mờ dần
Cuốn rèm ngắm nguyệt thở than
Người thương ẩn hiện sau tàn mây trôi
Trên cao xanh thắm khung trời
Dưới con nước biếc chơi vơi sóng sầu
Trời cao đất rộng hồn đau
Mộng hồn khó đến dãi dầu quan san
Tương tư hoài .. đứt ruột gan
Hải Đà phỏng dịch
Nỗi nhớ tương tư càng da diết, càng sâu thẳm, thì nỗi đau càng khắc khoải và tê tái biết chừng nào .."Nhất nhật bất kiến như tam thu hề "(một ngày không gặp dài như ba thu). Như trong một "Trường tương tư" thống thiết của Lương Ý Nương:
長相思之一
長相思, 在長安。
絡緯秋啼金井闌, 微霜淒淒簟色寒。
孤燈不明思欲絕, 卷帷望月空長歎。
美人如花隔雲端, 上有青冥之長天,
下有淥水之波瀾。
天長路遠魂飛苦, 夢魂不到關山難。
長相思, 摧心肝。
Trường tương tư, tại Tràng An
Lạc vi thu đề kim tỉnh lan
Vi phong thê thê đàm sắc hàn
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan
Thượng hữu thanh mạc chi trường thiên
Hạ hữu lục thủy chi ba lan
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ
Mộng hồn bất đáo quan san nan
Trường tương tư, tồi tâm can
Lý Bạch
Bản dịch:
Trường Tương Tư - bài 1
Trường An dằng dặc nhớ nhau
Giếng vàng vọng tiếng dế sầu kêu thu
Lung linh sắc lạnh sương mù
Nhớ nhung da diết đèn lu mờ dần
Cuốn rèm ngắm nguyệt thở than
Người thương ẩn hiện sau tàn mây trôi
Trên cao xanh thắm khung trời
Dưới con nước biếc chơi vơi sóng sầu
Trời cao đất rộng hồn đau
Mộng hồn khó đến dãi dầu quan san
Tương tư hoài .. đứt ruột gan
Hải Đà phỏng dịch
Nỗi nhớ tương tư càng da diết, càng sâu thẳm, thì nỗi đau càng khắc khoải và tê tái biết chừng nào .."Nhất nhật bất kiến như tam thu hề "(một ngày không gặp dài như ba thu). Như trong một "Trường tương tư" thống thiết của Lương Ý Nương:
Trường
Tương Tư
Lương Ý Nương
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngâm
Ngã hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngã thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt
Huề cầm thướng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa mãn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bán
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương Tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngã tương tư môn
Tri ngã tương tư khổ
Trường tương tư hề trường tương tư
Trường tương tư hề vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức.
Trường Tương Tư
Bản dịch
Tơi bời hoa lá rụng bay
Nhớ chàng đâu thấy …tháng ngày đợi mong
Đau lòng thiếp xót xa lòng
Ruột rà quặn thắt từng dòng lệ tuôn
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn
Ai người chia sẻ cội nguồn ưu tư
Mây tan gió thổi phù hư
Nguyệt Hằng xao động lòng từ tâm giao
Ôm đàn đứng giữa lầu cao
Trăng khuya nở đóa hoa đào nguyên tiêu
Tương tư gẩy khúc nguyệt kiều
Lệ châu lã chã hồn phiêu du sầu
Sông Tương thăm thẳm đáy sâu
Tương tư da diết nỗi sầu hơn sông
Sông có đáy dễ dò sông
Sầu tương tư chỉ mênh mông vô bờ
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng uống chung
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Trường tương tư mãi thênh thang
Nỗi thương vô tận cưu mang tháng ngày
Nếu mà hiểu được lòng này
Thà không quen biết phút giây từ đầu
Hải Đà (cảm dịch)
Chú thích:
Sông Tương phát nguyên từ tỉnh Quảng Tây, đổ vào hồ Động Đình. Sông Tiêu, từ tỉnh Hồ Nam, đổ vào sông Tương (Trung quốc). "Sông Tương" là biểu tượng "tương tư" của hai người yêu nhau phải xa nhau, thương nhớ nhau, "người đầu sông Tương, người cuối sông Tương". Đời hậu Chu, thời Ngũ-Quí ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương vừa đẹp lại hay chữ . Ở trọ nhà nàng có chàng Lý Sinh hàn sĩ phong lưu tuấn tú . Một đêm Trung thu hai người thưởng trăng gặp nhau trai tài gái sắc tâm đầu ý hợp nên sau đó thường hay lui trao đổi tâm tình. Cha của Ý Nương là Lương Công hay biết tức giận đuổi Lý sinh đi . Ý Nương lấy làm đau đớn sinh bịnh mới làm khúc Trường Tương Tư mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu ở chân trời xa thẳm. Thơ ai oán, bày tỏ nỗi niềm nhớ thương sâu kín của người thiếu nữ: "Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, song chẳng được gặp nhau". Ai đọc bài thơ cũng sa lệ. Lý Sinh nhận được bài thơ, đau lòng xót ruột, cảm xúc vô cùng đầm đìa nước mắt nhờ người mai mối đến năn nỉ với Lương Công xin hỏi cưới Ý Nương. Ban đầu Lương Công còn dùng dằng sau đọc được bài thơ của con gái mình, cảm động chấp nhận cho hai người thành duyên.
Lương Ý Nương
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngâm
Ngã hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngã thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt
Huề cầm thướng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa mãn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn
Nhân đạo Tương giang thâm
Vị để tương tư bán
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương Tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngã tương tư môn
Tri ngã tương tư khổ
Trường tương tư hề trường tương tư
Trường tương tư hề vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức.
Trường Tương Tư
Bản dịch
Tơi bời hoa lá rụng bay
Nhớ chàng đâu thấy …tháng ngày đợi mong
Đau lòng thiếp xót xa lòng
Ruột rà quặn thắt từng dòng lệ tuôn
Một mình thiếp hiểu thiếp buồn
Ai người chia sẻ cội nguồn ưu tư
Mây tan gió thổi phù hư
Nguyệt Hằng xao động lòng từ tâm giao
Ôm đàn đứng giữa lầu cao
Trăng khuya nở đóa hoa đào nguyên tiêu
Tương tư gẩy khúc nguyệt kiều
Lệ châu lã chã hồn phiêu du sầu
Sông Tương thăm thẳm đáy sâu
Tương tư da diết nỗi sầu hơn sông
Sông có đáy dễ dò sông
Sầu tương tư chỉ mênh mông vô bờ
Đầu sông chàng đứng thẫn thờ
Bẽ bàng mình thiếp đợi chờ cuối sông
Nhớ thương xa cách mịt mùng
Nước sông thắm thiết ta cùng uống chung
Hồn mơ nhập cõi mông lung
Hẹn nhau chín suối ta cùng gặp nhau
Tương tư có bước qua cầu
Hẳn ai mới thấu nỗi sầu mênh mang
Trường tương tư mãi thênh thang
Nỗi thương vô tận cưu mang tháng ngày
Nếu mà hiểu được lòng này
Thà không quen biết phút giây từ đầu
Hải Đà (cảm dịch)
Chú thích:
Sông Tương phát nguyên từ tỉnh Quảng Tây, đổ vào hồ Động Đình. Sông Tiêu, từ tỉnh Hồ Nam, đổ vào sông Tương (Trung quốc). "Sông Tương" là biểu tượng "tương tư" của hai người yêu nhau phải xa nhau, thương nhớ nhau, "người đầu sông Tương, người cuối sông Tương". Đời hậu Chu, thời Ngũ-Quí ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương vừa đẹp lại hay chữ . Ở trọ nhà nàng có chàng Lý Sinh hàn sĩ phong lưu tuấn tú . Một đêm Trung thu hai người thưởng trăng gặp nhau trai tài gái sắc tâm đầu ý hợp nên sau đó thường hay lui trao đổi tâm tình. Cha của Ý Nương là Lương Công hay biết tức giận đuổi Lý sinh đi . Ý Nương lấy làm đau đớn sinh bịnh mới làm khúc Trường Tương Tư mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu ở chân trời xa thẳm. Thơ ai oán, bày tỏ nỗi niềm nhớ thương sâu kín của người thiếu nữ: "Chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, song chẳng được gặp nhau". Ai đọc bài thơ cũng sa lệ. Lý Sinh nhận được bài thơ, đau lòng xót ruột, cảm xúc vô cùng đầm đìa nước mắt nhờ người mai mối đến năn nỉ với Lương Công xin hỏi cưới Ý Nương. Ban đầu Lương Công còn dùng dằng sau đọc được bài thơ của con gái mình, cảm động chấp nhận cho hai người thành duyên.
Chia tay buổi ấy cạn quỳnh tương
Bao giọt lệ nhòa bấy xót thương
Kẻ ở phôi pha nơi đất mẹ
Người đi trăn trở chốn tha phương
Ông Tơ khéo cợt duyên chia cách
Con Tạo khôn trêu cảnh hý trường
Bến cuối, giang đầu chung bóng nguyệt
Nhớ nhau cùng uống nước sông Tương
Bao giọt lệ nhòa bấy xót thương
Kẻ ở phôi pha nơi đất mẹ
Người đi trăn trở chốn tha phương
Ông Tơ khéo cợt duyên chia cách
Con Tạo khôn trêu cảnh hý trường
Bến cuối, giang đầu chung bóng nguyệt
Nhớ nhau cùng uống nước sông Tương
Cùng
uống nước sông Tương – Thu Hằng
Chính
những nỗi lòng đau khổ đó là men rượu đắng cay đã xây nên những áng thơ tình mỹ
lệ, ngây ngất, dậy sóng, thành những khúc giao hưởng mùa thu nhung nhớ với muôn
ngàn âm thanh huyền diệu vang mãi trong lòng, dào dạt và nồng nàn như trong nỗi
nhớ tương tư thầm kín của Huy Cận:
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Vạn Lý Tình - Huy Cận
nỗi sầu nhớ bạn phương trời của Tú Xương:
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là mưa gió
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Nhớ bạn phương trời - Tú xương
nỗi tơ tưởng lãng mạn của Vũ Hoàng Chương:
Hai đứa xa nhau một góc ngày
Trăng lên bên đó, lặn bên này
Nhớ nhau mà chẳng gần nhau được
Cùng ngắm trăng vàng một tối nay.
Vũ Hoàng chương
nỗi nhớ khát khao cuồng nhiệt của Tản đà:
Quái lạ ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu
Tương Tư - Tản Đà
hay trong khối sầu cô đơn khắc khoải ai oán não nề của Nguyễn Bính:
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Vạn Lý Tình - Huy Cận
nỗi sầu nhớ bạn phương trời của Tú Xương:
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là mưa gió
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Nhớ bạn phương trời - Tú xương
nỗi tơ tưởng lãng mạn của Vũ Hoàng Chương:
Hai đứa xa nhau một góc ngày
Trăng lên bên đó, lặn bên này
Nhớ nhau mà chẳng gần nhau được
Cùng ngắm trăng vàng một tối nay.
Vũ Hoàng chương
nỗi nhớ khát khao cuồng nhiệt của Tản đà:
Quái lạ ! Làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu
Tương Tư - Tản Đà
hay trong khối sầu cô đơn khắc khoải ai oán não nề của Nguyễn Bính:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Mùa
thu trong tôi thường mang nhiều hồi tuởng về những ngày tháng xa xưa thuở ấu
thời…Tuổi thơ của tôi gắn liền với vận mệnh của đất nước…Bằng đôi mắt thơ ngây
trong sáng, tôi đã chứng kiến chiến tranh cướp đi những gì thơ mộng và lãng mạn
nhất của những mùa thu tuổi trẻ…Bao mùa thu là đổ công viên là mấy lần người
trai trẻ phải ôm nỗi sầu tương tư xa gia đình vợ con…Ba tôi và cha tôi đều là
những hoa dù sáng chói đã từng hy sinh chịu cảnh chia ly thê lương mà ra chiến
đấu nơi biên cương xa xôi hiểm trở…Tâm tình của ba tôi ngày đầu tiên ra hành
quân trào dâng nhiều cảm xúc…
"Để trấn an vợ tôi, tôi hứa từ nay, ra khỏi nhà đi hành quân, dù thế nào thì mỗi ngày tôi cũng ráng viết một trang nhật ký gửi về cho nàng. Điều hứa này tôi hãnh diện giữ được cho đến cuối cùng. Tôi đã dặn dò vợ con và gửi gấm ông bà nhạc. Tuy được trấn an nhưng chắc cả nhà lẫn tôi vẫn bị ám ảnh bởi câu " cô lai chinh chiến kỷ nhân hồi" ( từ xưa đến nay, ra trận mấy người trở về). Vợ tôi lục lọi tìm kiếm và bỏ và bóp tôi mấy tấm hình nàng với 4 đứa con, để "bồ đi xa, bồ nhớ đến mẹ con em "
Tôi sờ lên túi ngực, lấy chiéc bóp ra và ngắm hình ảnh vợ con đã để lại miền hậu tuyến… "
Trích " Bác sĩ nhảy dù- Y sĩ Thiếu tá Trần Đức Tường "
Cảnh chiến trường hãi hùng càng làm cho người lính tìm quên trong những giây phút ngắn ngủi bên những dòng thơ văn. Thi ca trở nên tiếng nói tư duy cảm xúc để người lính làm thơ lột trần cái não ruột của cảnh biệt ly hay gửi gấm những nguyện vọng tha thiết yêu chuộng hòa bình, hay những lời trăn trối đến hồng nhan…
"Để trấn an vợ tôi, tôi hứa từ nay, ra khỏi nhà đi hành quân, dù thế nào thì mỗi ngày tôi cũng ráng viết một trang nhật ký gửi về cho nàng. Điều hứa này tôi hãnh diện giữ được cho đến cuối cùng. Tôi đã dặn dò vợ con và gửi gấm ông bà nhạc. Tuy được trấn an nhưng chắc cả nhà lẫn tôi vẫn bị ám ảnh bởi câu " cô lai chinh chiến kỷ nhân hồi" ( từ xưa đến nay, ra trận mấy người trở về). Vợ tôi lục lọi tìm kiếm và bỏ và bóp tôi mấy tấm hình nàng với 4 đứa con, để "bồ đi xa, bồ nhớ đến mẹ con em "
Tôi sờ lên túi ngực, lấy chiéc bóp ra và ngắm hình ảnh vợ con đã để lại miền hậu tuyến… "
Trích " Bác sĩ nhảy dù- Y sĩ Thiếu tá Trần Đức Tường "
Cảnh chiến trường hãi hùng càng làm cho người lính tìm quên trong những giây phút ngắn ngủi bên những dòng thơ văn. Thi ca trở nên tiếng nói tư duy cảm xúc để người lính làm thơ lột trần cái não ruột của cảnh biệt ly hay gửi gấm những nguyện vọng tha thiết yêu chuộng hòa bình, hay những lời trăn trối đến hồng nhan…
NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ
Ta về đây sau tháng ngày lưu lạc
Hận thù nào vẫn chất ngất trên cao
Ngoảnh mặt lại mái đầu xưa đã bạc
Quê hương ơi hồn ta ngập máu đào
Ta về đây bạn bè dăm ba đứa
Ðốt cuộc đời qua men rượu nồng cay
Tổ quốc ơi ta cúi đầu tạ tội
Ðời buồn tênh ta mãi kiếp lưu đày
Ta về đây màu cờ không còn nữa
Ðêm ngậm buồn rỉ máu mãi không thôi
Trời Việt Nam tháng ngày nào binh lửa
Ngày hồng hoang một thuở đã xa rồi
Ta về đây gục đầu bên gối mẹ
Mẹ Việt Nam đau khổ cả một đời
Ðàn con đi vẫn nghìn trùng xa thẳm
Ðêm chập chùng xứ lạ đẫm mưa rơi
Khiếu Long
Nghĩa phụ tôi, "Mặt Trời " bao năm của tiểu đoàn 3 nhảy dù, đã làm một bài thơ vào mùa thu 1966 trong một cuộc hành quân tại tỉnh Kontum, Cao Nguyên miền trung. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc từ cuối thập niên 60 và đã phát thanh trên đài BBC vào khoảng giữa thập niên 80 trong chương trình tiếng Việt khi có tin đồn cha tôi đã chết trong tù cải tạo tại miền Bắc.
Gửi về bên ấy
Trần Nhất Lang (1966).
Gió thu về mặt Hồ Gươm gợn sóng
Nhìn liễu buông em có thấy xôn xao
Vẫn vầng trăng của mười mấy năm nào
Em có thấy dáng anh buồn trong đó.
Mỗi thu sang em có còn đan áo
Gửi cho anh như thuở mới yêu nhau
Và giấc mơ là chú rể, cô dâu
Còn ấp ủ hay đã thành góa phụ.
Ôi thương nhớ biết làm sao nói được
Em của anh, thu Hà Nội ngày xưa
Chiều hôm nay khi nghe gió sang mùa
Xin cầu nguyện cho chúng mình gặp lại.
Chinh chiến đã không còn nữa...Giờ đây nơi quê lạ xứ người, nhìn từng chiếc lá thu vàng bay trong gió...tôi bỗng bồi hồi xúc động nhớ đến bài thơ tuyệt tác về mùa thu của đại thi hào Pháp Paul Verlaine đã từng viết:
Ta về đây sau tháng ngày lưu lạc
Hận thù nào vẫn chất ngất trên cao
Ngoảnh mặt lại mái đầu xưa đã bạc
Quê hương ơi hồn ta ngập máu đào
Ta về đây bạn bè dăm ba đứa
Ðốt cuộc đời qua men rượu nồng cay
Tổ quốc ơi ta cúi đầu tạ tội
Ðời buồn tênh ta mãi kiếp lưu đày
Ta về đây màu cờ không còn nữa
Ðêm ngậm buồn rỉ máu mãi không thôi
Trời Việt Nam tháng ngày nào binh lửa
Ngày hồng hoang một thuở đã xa rồi
Ta về đây gục đầu bên gối mẹ
Mẹ Việt Nam đau khổ cả một đời
Ðàn con đi vẫn nghìn trùng xa thẳm
Ðêm chập chùng xứ lạ đẫm mưa rơi
Khiếu Long
Nghĩa phụ tôi, "Mặt Trời " bao năm của tiểu đoàn 3 nhảy dù, đã làm một bài thơ vào mùa thu 1966 trong một cuộc hành quân tại tỉnh Kontum, Cao Nguyên miền trung. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc từ cuối thập niên 60 và đã phát thanh trên đài BBC vào khoảng giữa thập niên 80 trong chương trình tiếng Việt khi có tin đồn cha tôi đã chết trong tù cải tạo tại miền Bắc.
Gửi về bên ấy
Trần Nhất Lang (1966).
Gió thu về mặt Hồ Gươm gợn sóng
Nhìn liễu buông em có thấy xôn xao
Vẫn vầng trăng của mười mấy năm nào
Em có thấy dáng anh buồn trong đó.
Mỗi thu sang em có còn đan áo
Gửi cho anh như thuở mới yêu nhau
Và giấc mơ là chú rể, cô dâu
Còn ấp ủ hay đã thành góa phụ.
Ôi thương nhớ biết làm sao nói được
Em của anh, thu Hà Nội ngày xưa
Chiều hôm nay khi nghe gió sang mùa
Xin cầu nguyện cho chúng mình gặp lại.
Chinh chiến đã không còn nữa...Giờ đây nơi quê lạ xứ người, nhìn từng chiếc lá thu vàng bay trong gió...tôi bỗng bồi hồi xúc động nhớ đến bài thơ tuyệt tác về mùa thu của đại thi hào Pháp Paul Verlaine đã từng viết:
CHANSON
D'AUTOMNE
Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon coeur
D'une langueur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heure
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure
Et je m'en vais
Au vent mauvais
Qui m'emporte
Deça delà
Pareil à
La feuille morte...
Paul Verlaine
Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon coeur
D'une langueur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heure
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure
Et je m'en vais
Au vent mauvais
Qui m'emporte
Deça delà
Pareil à
La feuille morte...
Paul Verlaine
Bản
dịch:
Tiếng đàn ai đó lê thê
Vĩ cầm réo rắt ê chề lòng đau
Bơ vơ chuông đổ đồng hồ
Lòng như héo hắt thu tàn năm xưa
Bao kỷ niệm theo gió đưa
Cuốn theo lệ đổ chưa vừa xót xa
Bao năm lữ thứ xa nhà
Giang hồ phiêu bạt lá vàng tả tơi...
Lãng Du
Thu về cho ta bao hoài nhớ... Bao mùa thu đã trôi qua, cho dù thu buồn hay vui đều để lại trong tôi những bâng khuâng xao xuyến mỗi khi tôi nhặt chiếc lá vàng rơi đặt vào lòng bàn tay...
Em ơi! chiều lá rụng
Từng chiếc trong lòng tôi
Nhưng nào ai hay biết
Buồn như áng mây trôi
Hùng Vương đường lá đổ - Hoa Sơn
Trên đất khách quê người hôm nay, tôi đang nắm lấy một chút hoài niệm mùa thu vàng ...
Tiếng đàn ai đó lê thê
Vĩ cầm réo rắt ê chề lòng đau
Bơ vơ chuông đổ đồng hồ
Lòng như héo hắt thu tàn năm xưa
Bao kỷ niệm theo gió đưa
Cuốn theo lệ đổ chưa vừa xót xa
Bao năm lữ thứ xa nhà
Giang hồ phiêu bạt lá vàng tả tơi...
Lãng Du
Thu về cho ta bao hoài nhớ... Bao mùa thu đã trôi qua, cho dù thu buồn hay vui đều để lại trong tôi những bâng khuâng xao xuyến mỗi khi tôi nhặt chiếc lá vàng rơi đặt vào lòng bàn tay...
Em ơi! chiều lá rụng
Từng chiếc trong lòng tôi
Nhưng nào ai hay biết
Buồn như áng mây trôi
Hùng Vương đường lá đổ - Hoa Sơn
Trên đất khách quê người hôm nay, tôi đang nắm lấy một chút hoài niệm mùa thu vàng ...
Em và thu Paris
Tiểu Vũ Vi
Paris phố vẫn lao xao
Sương vẫn phủ giải lụa đào
Trên lối xưa mang hoài niệm
Nghe ôi nhung nhớ xiết bao!
Paris ghế đá khuôn viên
Quen bóng em dáng ưu phiền
Nhặt lá rơi nơi bến lạ
Ép vào vở khúc thụy miên
Paris nắng không còn vương
Mưa thu vỗ giấc mộng thường
Sông Seine xinh màu mắt biếc
Sao em buồn đẫm lệ sương
Paris em mãi lang thang
Cây xơ xác lá úa vàng
Xa anh, lòng em hoang phế
Khép kín cửa ngõ hồn sang…
Tiểu Vũ Vi
Paris phố vẫn lao xao
Sương vẫn phủ giải lụa đào
Trên lối xưa mang hoài niệm
Nghe ôi nhung nhớ xiết bao!
Paris ghế đá khuôn viên
Quen bóng em dáng ưu phiền
Nhặt lá rơi nơi bến lạ
Ép vào vở khúc thụy miên
Paris nắng không còn vương
Mưa thu vỗ giấc mộng thường
Sông Seine xinh màu mắt biếc
Sao em buồn đẫm lệ sương
Paris em mãi lang thang
Cây xơ xác lá úa vàng
Xa anh, lòng em hoang phế
Khép kín cửa ngõ hồn sang…
Bài viết ngày hôm nay Vi kính
tặng hai người đã dồi mài cho Vi tình yêu về văn chương nghệ thuật của nước
nhà..
Vi cám ơn Ba đã truyền cho Vi những đường nét điêu luyện của nghệ thuật viết văn...
Vi cám ơn Cha đã dạy Vi những nét tinh hoa của thơ Đường luật...
Vi cám ơn chú Hải Đà và Bác Lãng Du cho Vi mượn mấy bài dịch...
Vi cám ơn các bạn:
Vi cám ơn Ba đã truyền cho Vi những đường nét điêu luyện của nghệ thuật viết văn...
Vi cám ơn Cha đã dạy Vi những nét tinh hoa của thơ Đường luật...
Vi cám ơn chú Hải Đà và Bác Lãng Du cho Vi mượn mấy bài dịch...
Vi cám ơn các bạn:
Thu Hằng, Hoa Sơn, Dạ Thảo, Phương Vy, anh Khiếu Long,
anh Thế Thôi, anh Dân Chu, anh Phạm Sĩ Trung, anh Kinh Luân, anh Mây, anh Thành
...đã tặng cho Vi những tiểu phẩm để Vi đem vào bài viết của minh...
Bài viết này Vi thương tặng Thu Hằng đã cho Vi thi ý...
Bài viết này Vi thương tặng Thu Hằng đã cho Vi thi ý...
27/10/2006
Tiểu Vũ Vi
Tiểu Vũ Vi
Theo http://www.ninh-hoa.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét