Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, Bình Định) có
nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng
đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.
Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định)
có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho
rằng đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.
Pho tượng cổ bí hiểm
Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng,
thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng
Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ
pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình
dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm
tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao
0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác (cao 60
cm, rộng 45 cm), có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.
Theo ông Trương Long (81 tuổi, ở Hải Giang), người được giao
giữ chìa khóa trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật Lồi lộ ra từ lòng đất khi một
người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau
nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát
hiện pho tượng khoảng 300 m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200
năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, bồ tát
để thờ chung với pho tượng cổ.
Ông Trương Long kể: Năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về
nước, viên sĩ quan chỉ huy quân Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính sang chùa
Linh Sơn để khiêng pho tượng đi. Nhưng bọn chúng có cố đến đâu, huy động hết sức
lực cũng không khiêng được pho tượng nên đành phải bỏ đi. “Do ông hiển linh, muốn
ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời ông đi nơi khác được. Những
đối tượng trong làng bị người dân nghi ngờ có tham gia vụ trộm tượng lần lượt
nhận cái chết “bất đắc kỳ tử” rất thê thảm sau đó một thời gian”, ông Long kể lại
câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.
|
Đến năm 1999, tại Hải Giang xuất hiện vài người lạ đến phối hợp
cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa
gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán, nhưng mới khiêng tượng
được vài mét bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Bọn trộm dùng búa đập
đứt đầu tượng Phật Lồi thì phát hiện tượng làm bằng đá xanh chứ không phải đồng
đen nên bỏ đi. Sáng hôm sau, thấy tượng nằm lăn lóc bên hông chùa nên người dân
khiêng vào chánh điện, dùng xi măng gắn đầu tượng lại.
Ngôi làng của người Chăm cổ
Ở phía bắc làng Hải Giang, trên một khối đá nhô ra biển gần
hang Bà Dăng có Hòn Đá Chữ giống hệt một tấm bia đá lớn. Hòn Đá Chữ được ngăn
thành hai phần riêng biệt, một bên khắc 3 hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4
hàng chữ Chăm. Những dòng chữ này đã bị đục xóa hoặc bị xi măng trám lên rất mờ,
càng khó nhận diện. Có người cho rằng những dòng chữ trên vách núi chỉ dẫn đến
kho báu trong hang Bà Dăng nên vào trong hang đào xới. Theo ông Trương Long,
các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng
Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm. Pho tượng được phát hiện phía
nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó
để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang.
Người dân Hải Giang cho rằng vùng đất mình đang sinh sống trước
kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh
làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm
xây dựng nên. Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời...
mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu
vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể
canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người
Chăm cổ.
Chân núi dưới chùa Phật Lồi có 2 ngôi mộ cổ, khoảng hơn 100
tuổi, có bia bằng chữ Hán, do dân vạn chài từ nơi khác mang đến chôn. Khoảng
hơn chục năm trở lại đây, hai ngôi mộ này không còn ai đến hương khói. “Hai
ngôi mộ này đã chiếm mất long mạch của Hải Giang nên người dân trong làng làm
ăn không phất lên được. Hiện 2 ngôi mộ này bị đục phá bởi ai đó muốn lấy lại
long mạch cho làng Hải Giang hoặc cũng có thể là bọn ăn trộm đồ cổ gây ra”, ông
Trương Long nói.
Tại khu vực Hố Giang (ở thôn Thành Sơn, xã Hoài Châu,
H.Hoài Nhơn, Bình Định) có hòn đá Chữ, trên đá có khắc 15 hàng chữ của người
Chăm cổ đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã. Trong khu vực này, có
nhiều di tích như giếng nước cổ, những đoạn tường thành cổ... Nhiều người
trong vùng đồn đoán khu vực này có kho báu của nước Chămpa nên đào xới để tìm
vàng. Một số nhà sử học có nghi vấn rằng khu vực Hố Giang là nơi vua
Indravarman 5 (Vương triều Chămpa) đóng quân bí mật sau khi cho đốt kho
lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn để chống quân xâm lược nhà Nguyên (Trung Quốc)
vào cuối thế kỷ 13.
|
Hoàng Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét