Miền thơm thảo
Nhiều năm trôi qua, song tôi chưa bao giờ quên cái cảm
giác lần đầu tiên đặt chân đến đất này. Trước đó, Tây Nguyên đến với tôi qua
bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”, qua những trang sách tôi học, những trang thư
cha tôi gửi về.
Chỉ đến khi được hít thở khí trời, uống dòng nước mát nơi này, tôi mới thực sự cảm nhận được phần nào về miền đất mà trong suy nghĩ của nhiều người còn đậm nét hoang sơ. Không sinh ra trên đất này nhưng tôi đã khôn lớn nhờ cơm gạo, nhờ mạch nước, nhờ hoa trái bốn mùa, nhờ khí trời hào sảng... nơi đây. Bằng tất cả lòng biết ơn, tôi gọi vùng đất này là miền thơm thảo.
Chỉ đến khi được hít thở khí trời, uống dòng nước mát nơi này, tôi mới thực sự cảm nhận được phần nào về miền đất mà trong suy nghĩ của nhiều người còn đậm nét hoang sơ. Không sinh ra trên đất này nhưng tôi đã khôn lớn nhờ cơm gạo, nhờ mạch nước, nhờ hoa trái bốn mùa, nhờ khí trời hào sảng... nơi đây. Bằng tất cả lòng biết ơn, tôi gọi vùng đất này là miền thơm thảo.
Có lẽ không ở đâu trên đất nước này có thứ đất lạ lùng như ở
đây. Thứ đất dẻo quánh vào mùa mưa, dính vào quần áo thì thuốc tẩy cũng không tẩy
sạch; ấy thế mà lại tinh ra như bột vào mùa khô, thứ “bột đỏ” ấy dày cả gang
tay, chỉ một trận gió xoáy ngang qua là tạo thành những “cơn lốc đỏ” (lời một
bài thơ của Phạm Đức Long). Thế nhưng, từ thứ đất đỏ ấy sinh ra bao sản vật, đời
này qua đời khác, không chỉ nuôi sống người Tây Nguyên, mà còn tạo cho con người
nơi đây khí chất riêng, cốt cách riêng, không lẫn vào đâu được. Thứ đất đỏ
bazan ở đây đặc biệt phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, vì thế đã tạo
ra các thương hiệu nổi tiếng như: cà phê Thu Hà, hồ tiêu Chư Sê, cao su Chư
Prông, trà Bàu Cạn, trà Biển Hồ... Đến bất cứ nơi nào cũng bắt gặp màu xanh bạt
ngàn đến hút tầm mắt của cây trái.
Tôi còn nhớ rõ niềm thích thú của mình khi đứng ngay trên mảnh đất vườn nhà, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những cây cà phê lá xanh bóng. Trên những kẽ lá ấy, vào độ tháng 3, từng chùm hoa trắng muốt bung cánh tỏa hương ngào ngạt khắp cả một vùng. Cái màu hoa trắng tinh khiết nổi bật hẳn trên nền đất đỏ. Rồi từng chùm quả nho nhỏ từ đó lớn dần, cho đến lúc căng mọng, chín đỏ ối từ gốc lên đến tận ngọn. Hồi ấy, vừa thu hoạch trái cà phê, bọn trẻ con chúng tôi vừa hái những trái chín to nhất tách hạt đưa vào miệng. Cái vị ngọt thanh thanh bao ngoài hạt cà phê đang độ chín đậm vị nhất luôn tạo ra sự cuốn hút gọi mời. Để rồi sau này, những sớm mai sương mờ còn vương vít cành cây, ngọn cỏ, ngồi trước một ly cà phê dậy hương, bao giờ tôi cũng hít một hơi thật sâu, đến căng lồng ngực. Nhấp ngụm cà phê, cái vị cảm nhận được đầu tiên bao giờ cũng là vị ngọt của trái cà phê chín thuở ấu thơ. Người ta bảo những kỷ niệm đầu đời rất khó phai nhạt, điều đó với tôi luôn luôn đúng.
Khi cha lên công tác ở Tây Nguyên, thỉnh thoảng mẹ con tôi nhận được một ít hồ tiêu cha gửi về. Mẹ tôi, tỉ mỉ và thận trọng, bằng những động tác rất khéo léo, đem rang số hạt tiêu ấy lên, một ít đem giã nhuyễn thành bột dùng làm gia vị và bao giờ bà cũng gói một ít lại, cất thật cẩn thận, dành để dùng vào dịp Tết. Có 2 món không thể không có hạt tiêu làm gia vị, đó là bánh chưng và thịt đông. Với món bánh chưng, hạt tiêu xay nhuyễn được dùng chung với các loại gia vị khác ướp vào thịt ba chỉ làm nhân. Còn tiêu nguyên hạt được trộn chung với gạo nếp. Cắt miếng bánh ra, giữa lớp bánh màu trắng xanh của gạo nếp quyện lá dong, thỉnh thoảng điểm một hạt tiêu đen nhánh, trông ngon mắt vô cùng. Còn với món thịt đông, tiêu để nguyên hạt nhưng lại phải xát lớp vỏ ngoài đi, để nước thịt giữ được màu trong. Dịp Tết trời lạnh, mưa phùn, cắn miếng bánh chưng, kèm miếng thịt đông và miếng dưa hành, nhai vỡ một hạt tiêu trong đó, thấy cả một trời nắng xuân ấm áp như đang nhảy nhót vui đùa trước mắt. Miền đất này còn cho chúng tôi những sản vật từ rừng. Thỉnh thoảng gặp một cô gái người bản địa gùi trên vai một gùi măng trắng nõn, tôi thường dừng lại mua. Thứ măng rừng ngọt lịm vừa được hái có thể chế biến thành bao món ngon miệng. Mùa mưa măng nhiều và rẻ, đem luộc lên sấy khô để dành ăn dần. Tết đem ra nấu món măng hầm chân giò, làm hương vị ngày Tết thêm đậm đà. Sum vầy với nhau bên mâm cơm gia đình, mỗi món ăn mang một hương vị khác nhau, song tất cả đều ngọt lành, như đất, như trời, như ân huệ thiên nhiên nơi này ban tặng. Sau bữa cơm, tráng miệng một miếng mứt làm từ hoa trái vườn nhà, nhấp một ngụm trà xanh vừa hái xuống được om trong cái ấm tích bằng đất nung, như thấy được tất cả vị mặn mòi của mồ hôi công sức, vị ngọt ngào của thành quả lao động. Còn như thấy được cả vị nồng thở của hương đất bazan dậy lên trong vị giác.
Vòng thời gian đang dần khép lại một vòng quay. Mẹ tôi lui cui phơi lại mớ măng, nhúm hạt tiêu, che chắn lại buồng chuối đẹp nhất vườn để khỏi bị rám nắng. Rồi một nhánh chuối đẹp nhất trong số ấy sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả đón xuân trên bàn thờ ấm áp nhang trầm đèn nến. Cha tôi tỉ mẩn lựa chọn những búp chè vừa nhất đem sao khô để dành dùng vào dịp Tết. Tất cả như lời nhắc rằng mùa xuân đang đến thật gần. Và nơi này, đất vẫn dành cho chúng tôi sự thơm thảo, thơm thảo đến vô cùng, như một tấm lòng ai đó lặng lẽ dành cho nhau.
Tôi còn nhớ rõ niềm thích thú của mình khi đứng ngay trên mảnh đất vườn nhà, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những cây cà phê lá xanh bóng. Trên những kẽ lá ấy, vào độ tháng 3, từng chùm hoa trắng muốt bung cánh tỏa hương ngào ngạt khắp cả một vùng. Cái màu hoa trắng tinh khiết nổi bật hẳn trên nền đất đỏ. Rồi từng chùm quả nho nhỏ từ đó lớn dần, cho đến lúc căng mọng, chín đỏ ối từ gốc lên đến tận ngọn. Hồi ấy, vừa thu hoạch trái cà phê, bọn trẻ con chúng tôi vừa hái những trái chín to nhất tách hạt đưa vào miệng. Cái vị ngọt thanh thanh bao ngoài hạt cà phê đang độ chín đậm vị nhất luôn tạo ra sự cuốn hút gọi mời. Để rồi sau này, những sớm mai sương mờ còn vương vít cành cây, ngọn cỏ, ngồi trước một ly cà phê dậy hương, bao giờ tôi cũng hít một hơi thật sâu, đến căng lồng ngực. Nhấp ngụm cà phê, cái vị cảm nhận được đầu tiên bao giờ cũng là vị ngọt của trái cà phê chín thuở ấu thơ. Người ta bảo những kỷ niệm đầu đời rất khó phai nhạt, điều đó với tôi luôn luôn đúng.
Khi cha lên công tác ở Tây Nguyên, thỉnh thoảng mẹ con tôi nhận được một ít hồ tiêu cha gửi về. Mẹ tôi, tỉ mỉ và thận trọng, bằng những động tác rất khéo léo, đem rang số hạt tiêu ấy lên, một ít đem giã nhuyễn thành bột dùng làm gia vị và bao giờ bà cũng gói một ít lại, cất thật cẩn thận, dành để dùng vào dịp Tết. Có 2 món không thể không có hạt tiêu làm gia vị, đó là bánh chưng và thịt đông. Với món bánh chưng, hạt tiêu xay nhuyễn được dùng chung với các loại gia vị khác ướp vào thịt ba chỉ làm nhân. Còn tiêu nguyên hạt được trộn chung với gạo nếp. Cắt miếng bánh ra, giữa lớp bánh màu trắng xanh của gạo nếp quyện lá dong, thỉnh thoảng điểm một hạt tiêu đen nhánh, trông ngon mắt vô cùng. Còn với món thịt đông, tiêu để nguyên hạt nhưng lại phải xát lớp vỏ ngoài đi, để nước thịt giữ được màu trong. Dịp Tết trời lạnh, mưa phùn, cắn miếng bánh chưng, kèm miếng thịt đông và miếng dưa hành, nhai vỡ một hạt tiêu trong đó, thấy cả một trời nắng xuân ấm áp như đang nhảy nhót vui đùa trước mắt. Miền đất này còn cho chúng tôi những sản vật từ rừng. Thỉnh thoảng gặp một cô gái người bản địa gùi trên vai một gùi măng trắng nõn, tôi thường dừng lại mua. Thứ măng rừng ngọt lịm vừa được hái có thể chế biến thành bao món ngon miệng. Mùa mưa măng nhiều và rẻ, đem luộc lên sấy khô để dành ăn dần. Tết đem ra nấu món măng hầm chân giò, làm hương vị ngày Tết thêm đậm đà. Sum vầy với nhau bên mâm cơm gia đình, mỗi món ăn mang một hương vị khác nhau, song tất cả đều ngọt lành, như đất, như trời, như ân huệ thiên nhiên nơi này ban tặng. Sau bữa cơm, tráng miệng một miếng mứt làm từ hoa trái vườn nhà, nhấp một ngụm trà xanh vừa hái xuống được om trong cái ấm tích bằng đất nung, như thấy được tất cả vị mặn mòi của mồ hôi công sức, vị ngọt ngào của thành quả lao động. Còn như thấy được cả vị nồng thở của hương đất bazan dậy lên trong vị giác.
Vòng thời gian đang dần khép lại một vòng quay. Mẹ tôi lui cui phơi lại mớ măng, nhúm hạt tiêu, che chắn lại buồng chuối đẹp nhất vườn để khỏi bị rám nắng. Rồi một nhánh chuối đẹp nhất trong số ấy sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả đón xuân trên bàn thờ ấm áp nhang trầm đèn nến. Cha tôi tỉ mẩn lựa chọn những búp chè vừa nhất đem sao khô để dành dùng vào dịp Tết. Tất cả như lời nhắc rằng mùa xuân đang đến thật gần. Và nơi này, đất vẫn dành cho chúng tôi sự thơm thảo, thơm thảo đến vô cùng, như một tấm lòng ai đó lặng lẽ dành cho nhau.
Đào An Duyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét