Thiệt ra "tâm nguyện" của tui là đặt tựa
bài này thành "Trong chùa có tượng con c...", nhưng sợ mọi người
nói là báng bổ nơi thờ tự (lại sợ bị phạt vì tội dùng từ tục tĩu nữa), nên đành
đặt "Trong chùa có cái linga!" cho nó... có văn hóa.
Từ Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19, qua tỉnh lộ 640 gập ghềnh khoảng hơn 20 km thì tới xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đi thêm khoảng 5 km nữa trên con đường làng nhỏ hẹp qua thôn xóm, lũy tre, cánh đồng là bạn tới thôn Thanh Trúc. Ở đó có một ngôi chùa khá lớn và đẹp, tên chùa Thiên Trúc.
Từ Quy Nhơn, bạn đi theo quốc lộ 19, qua tỉnh lộ 640 gập ghềnh khoảng hơn 20 km thì tới xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Đi thêm khoảng 5 km nữa trên con đường làng nhỏ hẹp qua thôn xóm, lũy tre, cánh đồng là bạn tới thôn Thanh Trúc. Ở đó có một ngôi chùa khá lớn và đẹp, tên chùa Thiên Trúc.
Mặt tiền chùa Thiên Trúc
Tui hỏi bạn, đây không phải con..., à xin lỗi, cái linga thì là cái gì?
Cạnh bên đó có một tượng đá khác như vầy:
Cạnh bên đó có một tượng đá khác như vầy:
Có nhiều cơ sở để xác định rằng 2 tượng đá này là hiện vật tín ngưỡng Chăm,
trong đó cơ sở rõ nhất là nơi đây chỉ cách ngôi tháp Chăm cổ là tháp Bình Lâm
có 50 mét!
Hồi đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ nổi tiếng người Pháp Parmentier đã đã đến đây và xác định rằng 2 pho tượng đó là tượng linga (cái này tui cũng biết, khỏi nói!) và tượng sư tử đứng. Tuy nhiên, sau này nhà nghiên cứu Ngô văn Doanh xác định rằng đó là tượng linga và tượng chim thần Garuđa (đã gãy mỏ). Tượng chim thần Garuđa có phần nổi cao 1,6 met, còn tượng linga có phần nổi cao 0,48 met, chu vi lớn nhất 1,55 mét.
Không biết chính xác chùa Thiên Trúc được tạo dựng từ khi nào, chỉ biết rằng đây là ngôi chùa cổ được xây nên khoảng đầu thế kỷ 19. Còn các pho tượng đá, nếu cùng thời với tháp cổ Bình Lâm thì khoảng đầu thế kỷ 11. Như vậy khi ngôi chùa được dựng nên thì các pho tượng đã có sẵn ở đó 800 năm rồi và được giữ nguyên tại chỗ. Các sư trong chùa và người dân không gọi đó là Garuđa và linga mà họ gọi tượng Garuđa là tượng Phật lồi (ý là tượng Phật ở dưới đất lồi lên trên), còn tượng linga thì gọi là cái khánh đá!
Do ngày xưa Bình Định một thời là kinh đô Chămpa nên ngày nay nơi đây còn khá nhiều di vật văn hóa Chăm, và không ít tượng thờ Chăm (Ấn Độ giáo) lại nằm trong chùa Phật giáo, trong đó có khá nhiều tượng voi thần Ganesha. Các tượng ấy đôi khi cũng được gọi là tượng Phật Lồi và chùa được gọi là chùa Phật Lồi luôn, như chùa ở xã Nhơn Hải, Quy Nhơn.
Thế nhưng tượng linga ở trong chùa Phật thì hình như chùa Thiên Trúc là nơi duy nhất. Vậy nên có ai hỏi bạn ở Việt Nam có chùa nào có cái linga không thì bạn hãy trả lời là có, và chỉ cho họ đến chùa Thiên Trúc, ở thôn Thanh Trúc, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nhé!.
Hồi đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ nổi tiếng người Pháp Parmentier đã đã đến đây và xác định rằng 2 pho tượng đó là tượng linga (cái này tui cũng biết, khỏi nói!) và tượng sư tử đứng. Tuy nhiên, sau này nhà nghiên cứu Ngô văn Doanh xác định rằng đó là tượng linga và tượng chim thần Garuđa (đã gãy mỏ). Tượng chim thần Garuđa có phần nổi cao 1,6 met, còn tượng linga có phần nổi cao 0,48 met, chu vi lớn nhất 1,55 mét.
Không biết chính xác chùa Thiên Trúc được tạo dựng từ khi nào, chỉ biết rằng đây là ngôi chùa cổ được xây nên khoảng đầu thế kỷ 19. Còn các pho tượng đá, nếu cùng thời với tháp cổ Bình Lâm thì khoảng đầu thế kỷ 11. Như vậy khi ngôi chùa được dựng nên thì các pho tượng đã có sẵn ở đó 800 năm rồi và được giữ nguyên tại chỗ. Các sư trong chùa và người dân không gọi đó là Garuđa và linga mà họ gọi tượng Garuđa là tượng Phật lồi (ý là tượng Phật ở dưới đất lồi lên trên), còn tượng linga thì gọi là cái khánh đá!
Do ngày xưa Bình Định một thời là kinh đô Chămpa nên ngày nay nơi đây còn khá nhiều di vật văn hóa Chăm, và không ít tượng thờ Chăm (Ấn Độ giáo) lại nằm trong chùa Phật giáo, trong đó có khá nhiều tượng voi thần Ganesha. Các tượng ấy đôi khi cũng được gọi là tượng Phật Lồi và chùa được gọi là chùa Phật Lồi luôn, như chùa ở xã Nhơn Hải, Quy Nhơn.
Thế nhưng tượng linga ở trong chùa Phật thì hình như chùa Thiên Trúc là nơi duy nhất. Vậy nên có ai hỏi bạn ở Việt Nam có chùa nào có cái linga không thì bạn hãy trả lời là có, và chỉ cho họ đến chùa Thiên Trúc, ở thôn Thanh Trúc, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nhé!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét