Vai trò của âm nhạc
Từ những năm 30 của thế kỷ 20, ca khúc “Cùng nhau đi hùng
binh” của Đình Nhu được xem là một trong những ca khúc mở đầu cho hành trình âm
nhạc cách mạng.
Từ đó tạo cảm hứng bất tận để các nhạc sĩ sáng tác nhiều
ca khúc bất hủ. Bài viết do phóng viên Hải Hạnh thực hiện.
Những ca khúc bất hủ có thể kể đến như “Mười chín tháng 8” của
Xuân Oanh, “Tiến quân ca” của Văn Cao, “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi, “Giải
phóng Điện Biên” của Đỗ Nhuận… Tiếp đó là một loạt ca khúc nổi tiếng khác, như:
Anh vẫn hành quân (Huy Du), Màu hoa đỏ (Thuận Yến), Người chiến sĩ ấy
(Hoàng Vân), Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn), Dáng đứng Việt Nam (Nguyễn
Chí Vũ, Lê Anh Xuân), Đất nước (Phạm Minh Tuấn), Vết chân tròn trên cát (Trần
Tiến), Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Bài ca thống nhất (Võ Văn Di) đã trở
thành một phần của lịch sử. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt
Nam, khẳng định đây là một giai đoạn lịch sử mà các nhạc sĩ VN đã cống hiến
hết mình, đã để lại tác phẩm âm nhạc bất hủ, đi cùng với thời gian. Hội viên hội
nhạc sĩ VN đã làm nên những trang sử vàng. Chúng tôi vô cùng tự hào mỗi khi nhắc
lại tên tuổi các anh các chị, các nhạc sĩ như Hoàng Việt, Xuân Hồng, Lưu Hữu
Phước, Văn Cao…đều là những chiến sĩ thực thụ.
Đủ bom đạn để thấy hết được sự tàn khốc, đủ dũng cảm can trường
để thấy hết lòng yêu nước, đủ tang thương để thấy hết sự hy sinh anh dũng
của những chàng trai cô gái đang độ tuổi trăng tròn… máu đã hòa vào từng thớ thịt
của non sông, xương đã hòa tan cùng lòng đất. Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”, “Tiếng hát át tiếng bom”, “Hát cho đồng bào tôi nghe” đó là những
chiến thắng vang dội lưu dấu ngàn năm. Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn, bày tỏ: "Vận
nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi, dựng xây non nước sáng tươi muôn đời",
là câu kết bài hát Giải phóng miền Nam, bài hát chính thức cho mặt trận giải
phóng miền Nam VN. Một chính ca hùng tráng, một hiệu triệu toàn dân không có gì
quý hơn độc lập tự do. Tiếng hát Đồng Khởi, bài ca giải phóng vang lên khắp
làng xã, thôn ấp buôn làng, từ đồng bằng lên miền núi, vang lên khắp nơi. Ngành
âm nhạc giải phóng ngày càng được hoàn thiện, nhiều bài hát từ các chiến trường
được gửi về, kết tinh từ lòng yêu nước, đồng hành cùng dân tộc hòa vào tiếng
hát VN.
Trong gian lao vẫn sáng niềm tin, trong hiểm nguy vẫn vui lạc
quan yêu đời. Giặc đánh con đường chính ta mở đường nhỏ, giặc đánh ngày ta hành
quân đêm. Quân ta vẫn trùng điệp trên tuyến lửa, như những dòng sông cuộn chảy
ra tiền phương. Tất cả những con người đang chiến đấu gian lao trên khắp các nẻo
đường, họ là những chàng trai, những cô gái lớn lên khi đất nước đắm mình
trong bom đạn giặc thù, nhưng trên hết tâm hồn của họ vẫn lung linh một
tình yêu nồng nàn lãng mạn. Ánh mắt của họ vẫn ngập tràn yêu thương khi bắt gặp
dáng đứng hiên ngang của những chàng chiến sĩ, một nụ cười sáng niềm tin của những
cô gái mở đường. Tình yêu hòa quyện trong bom đạn chiến tranh như thêm phần
mãnh liệt, khát khao cháy bỏng hơn bao giờ hết. “Sợi nhớ sợi thương” (Phan Huỳnh
Điểu), “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” (Hoàng Hiệp), “Cô gái mở đường” (Xuân
Giao) trở nên quen thuộc thân quen với nhiều người. Nhạc sĩ Trần Viết Bính, khẳng
định âm nhạc thời kỳ tiền khởi nghĩa, chống Pháp, chống Mỹ, và thời kỳ đầu giải
phóng phải nói rất đáng tự hào. Các tầng lớp từ cụ già, lớp trẻ, thiếu niên,
nhi đồng ai cũng thuộc và làm theo các bài hát viết cho giới mình để có những
đóng góp xứng đáng vào đời sống sản xuất và chiến đấu. Khi nghĩ về ngày xưa ấy
tôi nghĩ đến một nền âm nhạc độc nhất vô nhị trên thế giới, đồng hành gắn bó với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Lớn lên cùng với những tháng ngày yên bình của Tổ quốc, chiến
tranh chỉ là khái niệm trừu tượng đối với thế hệ trẻ, nhưng có lẽ ít ai biết rằng
đối với những người từng sống trong chiến tranh, cống hiến đời mình cho tổ quốc,
để lại một phần cơ thể của mình nơi chiến trận thì chiến tranh là thứ chẳng bao
giờ có thể phai nhòa. Đó là những trận đánh oai hùng, những khốc liệt của sự sống
và cái chết, của gông cùm và tự do, những kỉ niệm về tình đồng đội, tình quân
dân, và cả tình yêu.
Thời gian có thể xóa nhòa tất cả, thế nhưng chúng ta
tin rằng, sẽ không gì có thể làm phai đi “Dấu chân tròn trên cát”, dấu chân
tròn trong mỗi tâm hồn con người Việt. Hình ảnh anh thương binh với cây
đàn cất cao tiếng hát trong ca khúc của Nhạc sĩ Trần Tiến, vẫn mãi là hình ảnh
đẹp của ngày hòa bình.
“Vết
chân tròn,
vẫn đi về trên con đường mòn
cát trắng quê tôi.
vẫn đi về trên con đường mòn
cát trắng quê tôi.
Anh
thương binh
vẫn đến trường làng,
vẫn ôm đàn dạy các em thơ...”
vẫn đến trường làng,
vẫn ôm đàn dạy các em thơ...”
Trải qua bao năm tháng, những ca khúc cách mạng vẫn có một chỗ
đứng vững chắc trong lòng người yêu nhạc. Mong rằng, trong suốt thời gian qua một
thế hệ nhạc sĩ đầu tiên đồng hành cùng dân tộc trong thời khắc quan trọng của đất
nước, thì những năm tháng tiếp theo, thế hệ của ngày hôm nay sẽ tiếp bước để tạo
ra các giá trị mới trong âm nhạc .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét