Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận
“Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng
cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì - dù chỉ một lời. Hãy im lặng và bất
động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình
giận dữ” (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương). Đoạn văn này được
Nguyễn Ngọc Tư trích dẫn trong lời phi lộ của Cánh đồng bất tận, một tác
phẩm văn học đang làm xôn xao dư luận.
Nguyễn
Ngọc Tư viết: “Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn
đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê?”. Và trong Cánh
Đồng Bất Tận, chị đã đưa một nỗi đau vào trong cõi hận.
Cánh
Đồng Bất Tận được bao trùm bởi một nỗi hận: nỗi hận bị vợ bỏ. Thành phần hận nặng nề hơn thành phần ghét bỏ. Lâu lâu,
chúng ta cũng được nghe tiếng thở than nẫu ruột trong máy cassette: “Ôi đàn bà,
đàn bà là những niềm đau…”, hay lại thấy một chàng trai, một người trung niên,
một cụ già… vui vẻ cho người khác xem hình xăm chữ “hận đời” bên cạnh trái
tim bị mũi tên xuyên thủng, rướm những giọt máu… màu xanh. Nỗi hận trong Cánh
Đồng Bất Tận ghê gớm hơn. Khởi đầu chỉ là sự khó chịu, ghét những gì
liên quan đến người vợ. Nhưng dần dần nó phát triển thành ý muốn tiêu diệt
những gì có thể nhắc nhở đến người vợ ấy. Trước hết là sự đánh đập đứa
con gái chỉ vì nó giống mẹ. Sau đó, nỗi hận ấy được nâng lên thành nỗi hận
phổ quát: hận tất cả đàn bà. Ở Cánh Đồng Bất Tận, người đàn ông
đốt nhà của mình rồi dẫn hai đứa con và đàn vịt vào những cánh đồng trong cõi
hận. Phản ứng thù hận người vợ phụ bạc là lẽ thường trong cuộc sống, nên
hiểu độc giả cảm thấy tâm lý ấy có thật. Nhưng khi nỗi hận tăng lên đến mức:
“Ôi đàn bà (nói chung)…” thì người đọc cảm thấy quá dữ dội. Vì vậy,
nỗi hận ấy vừa thực nhưng vừa cường điệu.
Với nỗi
hận ghê gớm, người cha đã thực hiện việc trả thù… toàn bộ giới phụ nữ. Ông ta quyến rũ họ, và khi họ vừa bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ chồng, bỏ con để “cuốn
gói” theo… tiếng gọi tình yêu thì ông ta ngay lập tức bỏ rơi họ. Nỗi hận ấy
làm cho con người không ngượng ngùng, hổ thẹn và không chùn tay, không sợ hãi
khi làm điều sai xấu.
Hổ thẹn
là một thành phần của cái biết, làm cho con người ta tự giác chấp nhận các qui
tắc của đời sống xã hội. Sự hỗ thẹn đó nảy sinh từ những giá trị chung mà
mỗi cá nhân tự cho là đúng đắn và hợp lý. Chẳng hạn, mỗi con người ở các
địa vị khác nhau trong xã hội, việc ăn mặc, đi đứng, nói năng, hành xử đều phải
tuân theo qui cách nhất định. Người cha trong Cánh Đồng Bất Tận không
có trách nhiệm dạy bảo các con, cũng không che đậy vì hành vi lừa dối, và sự
thù hận là cái cớ làm cho ông không còn biết hổ thẹn. Tính không hổ thẹn ấy
có lúc đã được đám đông hưởng ứng. Đám đông trong đầu câu chuyện đã “đánh
hội đồng” một người đàn bà một cách hăng say mà không hổ thẹn. Trong khi, hổ
thẹn làm cho người ta do dự và tránh các việc sai xấu, và sự do dự này là tốt
và cần thiết cho sự ổn định xã hội.
Sợ
hãi là một thành phần khác của cái biết, làm cho người ta ngần ngại khi hành động
xấu. Người cha đã lừa dối, dụ dỗ những người phụ nữ cả tin. Sau đó
ông bỏ rơi họ (cho bỏ ghét), mà không sợ hậu quả xấu sẽ đến cho mình và cho các
đứa con của mình. Trong các loại không sợ hãi, thì không sợ quả báo
là loại suy nghĩ làm cho xã hội mất ổn định nhất, vì mọi hành vi đều không bị
giới hạn, miễn là thoát hỏi sự phán xét của công luận và luật lệ.
Hổ
thẹn và sợ hãi đóng vai trò như cái phanh kìm hãm con người làm điều sai xấu,
và là bước đầu dẫn tới sự tự điều chỉnh của bản thân. Hai thành phần
này làm cho cách xử sự của xã hội trở thành văn minh. Hổ thẹn
ngăn ngừa hành vi sai xấu từ bên trong, sợ hãi ngăn ngừa hành động từ bên
ngoài.
Nhân vật người cha đã sống trong một “cõi” không có hai yếu tố quan trọng này, nơi không có các trật tự, luật lệ thông thường của con người. Trong “cõi” đó, “… không thể phân biệt được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ; đây là vợ của anh (hay em) của mẹ; đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài chó, loài chó sói…”, nghĩa là chuyện loạn luân sẽ xảy ra. Khi sự mê muội hoạt động thì các yếu tố bản năng như tình dục (ham dục) trở nên mạnh mẽ và sai lệch. Trong nhiều chi tiết của câu chuyện, yếu tố tình dục chi phối mạnh, nhưng do miêu tả quá đậm đã làm cho câu chuyện trở nên u ám hơn.
Nhân vật người cha đã sống trong một “cõi” không có hai yếu tố quan trọng này, nơi không có các trật tự, luật lệ thông thường của con người. Trong “cõi” đó, “… không thể phân biệt được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ; đây là vợ của anh (hay em) của mẹ; đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài chó, loài chó sói…”, nghĩa là chuyện loạn luân sẽ xảy ra. Khi sự mê muội hoạt động thì các yếu tố bản năng như tình dục (ham dục) trở nên mạnh mẽ và sai lệch. Trong nhiều chi tiết của câu chuyện, yếu tố tình dục chi phối mạnh, nhưng do miêu tả quá đậm đã làm cho câu chuyện trở nên u ám hơn.
Cánh
Đồng Bất Tận là sự thiếu vắng của ánh sáng, nên câu chuyện dường như diễn
ra trong nền cảnh màu xám của các cơn mộng. Sự thiếu vắng của ánh sáng là
đặc trưng của sự tối tăm (si ám). Trạng thái tối tăm này không phải
là do sự thất học, bởi có những người trình độ học vấn cao nhưng lối sống vẫn rất
tối tăm. Người cha ấy tựa như người đi trong đêm tối, đã rời bỏ chỗ ở
của mình, mang theo hai đứa con trong một hành trình vô định. Chính do sự
mê muội, ông luôn tạo ra nhiều nguyên nhân cho đau khổ trổ quả. Sự mê muội
ấy làm người đọc vừa thương vừa giận.
Sự tăm tối được
thúc đẩy bởi lòng tham, nóng giận hay sự suy nghĩ sai nên đã gây ra không ít điều
ác. Người cha bị thúc đẩy bởi lòng thù hận người vợ phụ mình, đã tạo ra
nhiều tội lỗi. Tuy vậy, người cha vẫn lờ mờ cảm thấy một trách nhiệm đối
với hai đứa con của mình. Chi tiết ông mua cho đứa con gái cái nhẫn để
dành dành đám cưới cũng như việc “cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con
gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới
ánh mặt trời”, cho thấy tình thương và sự hối hận của người làm cha đã sống
dậy. Điều đó làm cho câu chuyện có lối thoát.
Điểm nổi bật của Cánh
Đồng Bất Tận là thông điệp: hãy sống nhân ái để khỏi bị quả báo khổ.
Nguyên lý nhân quả này là một loại nguyên lý bảo toàn trong đời sống. Thời
nay, chúng ta phải chứng kiến một nghịch lý, lớp trẻ, cần phải có một nguyên tắc
sống, nhưng họ tin hoàn toàn vào nguyên lý bảo toàn trong tự nhiên, và không biết
gì lắm về nguyên lý bảo toàn trong đời sống. Trong khi đó, các bà già “trầu”,
còn sống chẳng bao lâu, thì lại tin vào nguyên lý bảo toàn trong đời sống
– rằng làm điều sai xấu thì phải chịu quả báo – chẳng hiểu và cũng chẳng
cần phải hiểu đến các nguyên lý bảo toàn trong tự nhiên. Ở đây, Cánh
Đồng Bất Tận không chỉ nhằm mô tả hiện thực mà dùng hiện thực để nói lên vấn
đề nhân quả. Một người trẻ như Nguyễn Ngọc Tư mà có thể thâm nhập vào
nguyên lý nhân quả dưới dạng cụ thể như vậy cũng là điều đáng mừng. Nó
cho thấy giới trẻ vẫn còn quan tâm đến các kết luận có giá trị vốn đã ăn sâu
trong truyền thống văn hóa của dân tộc.
Nếu không có lời
phi lộ và không có sự báo ứng thì Cánh Đồng Bất Tận cũng chỉ nằm khuất
đằng sau cái bóng của Trăm năm cô đơn. Nó làm ta nhớ tới Giọt
máu của Nguyễn Huy Thiệp với câu mở đầu “đem chuyên trăm năm giở lại
bàn”. Điểm khó khăn cho những nhà văn muốn chuyển Cánh Đồng Bất Tận thành
phim là, nếu không khéo, bộ phim sẽ trở thành sự phô diễn cho một cuộc sống dữ
dội, bản năng vói những ám ảnh tình dục không lối thoát.
Cánh
Đồng Bất Tận được mô tả với một ngòi bút tế nhị, nhiều khi có sự thông cảm,
có lòng thương xót đối với người và vật (như những chú vịt hiểu ý người). Tuy nhiên, cũng có độc giả cho rằng, do để nhân vật kể chuyện là con gái của
người chăn vịt, người trải qua những cảnh khổ, nên nhiều chi tiết không hợp
lý. Có nhiều người cảm thấy ngộp vì tính cách dữ dội, tàn nhẫn của câu
chuyện.
Văn học Việt Nam hiện
nay cũng có nhiều tác giả viết rất dữ dội. Tuy nhiên cách xử lý của Nguyễn
Ngọc Tư có sự khác biệt. Nguyễn Ngọc Tư đã mô tả cuộc sống bản năng của một
gia đình, cô lập nó ra khỏi ảnh hưởng của các quan niệm và các ý thức hệ xã hội. Có nhà phê bình cho rằng “cánh đồng” ở đây là “cánh đồng cuộc đời” và “Tư đã
đưa ngòi bút của mình ra khỏi nhà, khỏi xóm, đến với cánh đồng. Hình như
phải sống giữa đất trời mới ra con người Nam bộ, cả sự ngang tàng lẫn nỗi đau đớn”. Nếu “cánh đồng cuộc đời” mà như vậy thì quá khủng khiếp.
Mong rằng sắp
tới, tác giả sẽ có những tác phẩm mang hơi thở thời đại hơn và vẫn đầy tính
nhân bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét