Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì:“Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống
được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ
thống gồm nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan xuyên thấm vào nhau [1].
Giáo sư Lê Ngọc Trà trong Lý luận và văn học cũng cho rằng: “Văn
học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm
vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa
đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh, mà là tư tưởng, tình cảm của
nhà văn” [8]. Đồng tình với những quan điểm trên, trong quá trình đi vào
tìm hiểu phong cách trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở bình diện nội dung tự sự,
chúng tôi nhận thấy nổi bật và thường lặp đi lặp lại trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư những vấn đề sau:
I/ Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – “cái nhìn khắc khoải” về thân phận
người dân quê
Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư “đập” vào mắt người
đọc trước hết là những câu chuyện rất đỗi “đời thường” về những người dân thôn
quê lam lũ, nghèo khổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng chính là một trong
những “không gian”, “vùng thẩm mỹ” riêng của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, như
chúng tôi đã trình bày, nội dung tác phẩm văn học “không phải là ghi chép, mô tả
hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật
trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn
con người đến đơm hoa kết trái…” [8]. Vì thế, theo chúng tôi, nội dung truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư quan trọng hơn cả chính là tấm lòng và thái độ trân trọng,
yêu thương, cảm thông đối với những người dân thôn quê đúng như những gì chị đã
từng nói: “Tôi thường thấy quanh mình những đứa trẻ khát khao tình thương, những
phụ nữ khát khao cuộc sống yên bình, được che chở. Nếu chú ý một chút, người ta
sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp thương yêu, ngay cả những kẻ mạnh mẽ
tàn nhẫn nhất cũng mong muốn có một ngày được hoàn lương”[9].
Hay như có lần chị tâm sự, chị viết văn “vì thương quê,
thương cái nghèo khó, cái mộc mạc, chân sơ của nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi
mình hứng ngụm nước mưa trong lành ở cái lu đầu ngõ, nơi mình hâm nồi cơm nguội
buổi chiều, nướng con khô cá lóc, nhấp chén rượu cay mà thương quê đến nao
lòng” [9]
Tuy vậy, chúng ta đang đi tìm phong cách của Nguyễn Ngọc Tư,
vậy thì đâu là cái riêng, cái độc đáo của chị so với những nhà văn khác? (khi
cũng đề cập đến vấn đề cái nghèo, cái khổ của những người dân quê)
1.1 “Bức tranh” về những phận người nghèo khổ
Đây là mảng nội dung quan trọng và cũng là mảng hiện thực mà
Nguyễn Ngọc Tư rất hay đề cập trong hầu hết các truyện ngắn của mình. Có thể
nói, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là “bức tranh” sống động về cuộc sống
của một bộ phận người dân (nhất là ở thôn quê) vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà
cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy họ.
Nguyễn Ngọc Tư vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người
dân quê hàng ngày phải lặn lội bươn chải kiếm sống trên những dòng sông, cánh đồng…
Vì thế, cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấy những thực
tế mà mình đã trải và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác của mình. Nguyễn
Ngọc Tư thường hay tái hiện những tình cảnh nghèo khó, khốn cùng của người dân
quê thông qua những câu chuyện mà trong đó hầu hết những nhân vật chính đều có
một điểm chung là cái nghèo cứ bám riết và không chịu “buông tha” dù rằng tất cả
họ đều cật lực làm lụng.
Trước hết, người đọc sẽ bắt gặp trong khá nhiều truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh những người nông dân phải lênh đênh vất vả tìm kế sinh
nhai trên những “cánh đồng bất tận”. Trong đó, dễ thấy nhất là hình ảnh những
những nông dân với nghề “nuôi vịt chạy đồng”. Những ai từng sống bằng nghề nông
ở Đồng bằng sông Cửu Long hẳn đều biết và hiểu về nỗi nhọc nhằn vất vả của nghề
này. Cuộc sống của họ quanh năm gần như chỉ ngược xuôi, rày đây mai đó trên những
cánh đồng cùng bầy vịt vô cùng cơ cực. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đó
là trường hợp của ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải, của Sáng trongMột
dòng xuôi mải miết, của gia đình Út Vũ trong Cánh đồng bất tận... Đây
là tình cảnh vất vả của ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải được Nguyễn
Ngọc Tư ghi lại một cách chân thật:
“Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. Hôm nay ở đồng rạch Mũi,
ngày mai ở nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng. Ông đậu ghe,
dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng qua những
cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng
đòng. Đời của ông là một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi. Chòi
cắm ở đâu cũng được, miễn có chỗ khô ráo cho ông nằm.”
Tương tự vậy, trong Cánh đồng bất tận là tình cảnh
khốn khó của ba cha con anh nông dân Út Vũ. Họ phải lang bạt trên khắp những
cánh đồng cùng bầy vịt để mưu sinh. Tuy nhiên, so với hoàn cảnh của ông Hai
trong Cái nhìn khắc khoải, ba cha con Út Vũ có hoàn cảnh bi đát hơn vì
toàn bộ bầy vịt – tài sản lớn nhất của gia đình gặp phải đại dịch nên cả gia
đình trong phút chốc đã trắng tay. Chưa hết, trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn
Ngọc Tư còn cho thấy vì nghèo khổ mà con người ta tìm mọi cách để tồn tại. Họ sẵn
sàng giành giựt, cướp bóc, thậm chí là hãm hại nhau:
“Bọn người này cướp vịt ở các bầy khác (trong đó có của chúng
tôi) bằng cách lén phết sơn đen lên đầu những con vịt và phơ phởn đến nhận
chúng là của mình, hiển nhiên mang đi. Bắt đầu xảy ra vài cuộc xô xát trên đồng,
người ta đem hết bản năng hoang dã của mình ra để giành lại miếng ăn…rốt cuộc bầy
vịt của chúng tôi mất một nửa. Chúng tôi ra về. Cha tha thểu đằng trước với một
thân xác nhừ bùn sau cuộc đánh nhau.”
Bên cạnh hình ảnh những người nông dân phải vất vả mưu sinh
trên ruộng đồng, người đọc còn bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rất nhiều
những “nghệ sĩ cuối mùa nhan sắc” đang “vật lộn” với cái nghèo bằng đủ
thứ nghề khác nhau.
Đời như ý là câu chuyện đau lòng về hàng loạt những số
phận hẩm hiu trong một gia đình bất hạnh. Chú Đời là một hành khất mù cùng với
gia đình bé nhỏ của mình phải lang thang rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm miếng
ăn. Gia đình của chú Đời gồm bốn thành viên: chú Đời mù lòa, người vợ nửa điên
nửa tỉnh và hai con gái là bé Như và bé Ý. Cuộc đời của chú Đời được Nguyễn Ngọc
Tư miêu tả còn khổ hơn cả “đời Cô Lựu” trong một vở tuồng cải lương nổi
tiếng.
“Không ai biết chú khổ còn hơn… cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời
chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh
hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết
có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ”.
Nếu cuộc đời của chú Đời trong Đời như ý khổ hơn cả
đời Cô Lựu trong một vở tuồng cải lương, thì cuộc đời của Đào Hồng, Đào Phỉ…
trong Cuối mùa nhan sắc không khác gì sự thăng trầm và tuột dốc rất
thê thảm của bộ môn nghệ thuật này. Có ai ngờ những cô đào nổi tiếng với giọng
ca và nhan sắc từng làm mê đắm biết bao trái tim của người hâm mộ đến những năm
cuối đời phải sống lay lắt trong “căn chòi lá rách te tua cất trên ao bèo
cuối hẻm”? Có ai ngờ những cô đào lừng danh một thời giờ đây phải vất vả mưu
sinh bên gánh chè, những tờ vé số cùng chút ít lòng hảo tâm của người đời…?
“Nhà “Buổi chiều” nằm ở tận cuối hẻm Cây Còng. Hẻm cụt. Nhà
toàn người già, là chỗ trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sỹ hát bội một
thời vang bóng…Nhà “Buổi chiều” nghèo, chi phí dựa vào chi phí từ trên quận, từ
lòng hảo tâm của bà con gần xa, cơm bữa nhiều ơi là nhiều rau mà ít xịt thịt. Vậy
mà ai nấy đều vui, bởi cuộc sống trước đây của họ còn nghèo hơn, nghèo không thể
tả, nghèo rớt mồng tơi, người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người
hát rong, ít ai có nhà để về.”
Đó là cuộc sống và tình cảnh vất vả của những người dân sống
trên bờ, trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc còn bắt gặp không ít cuộc
sống và tình cảnh của những con người đang mưu sinh trên những chiếc ghe –
“ngôi nhà” của những kiếp thương hồ, hay trên những con đò đưa khách qua sông
ngày đêm “cày nát mặt sông”.
Anh chàng Lương “khùng” trong Bến đò xóm Miễu là một
trường hợp tiêu biểu cho nỗi cơ cực này. Lương vốn “không cha, má chết sớm”,
bắt đầu chèo đò mướn khi còn là một cậu bé mười hai tuổi đến năm ba mươi hai tuổi
nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo. Nguyễn Ngọc Tư tả:
“Lương chèo đò mướn năm mười hai tuổi. Nhà Lương nghèo,
chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày theo đò. Lương ăn ngủ trên bến đò nên nhà
đã bỏ hoang hẳn. Suốt ngày quần quật trên sông mà bộ mình đã khẳng khiu chỉ độc
cái quần tà lỏn dính đầy nhựa trong của thời làm sai vặt ở các trại xuồng.
Lương không cha, má chết sớm nên cái quần dăn giây thun không ai may lại, nó tuột
luốt mỗi lần Lương thót bụng rướn người trên đôi chèo… Bây giờ Lương ba mươi
hai tuổi. Anh đã chèo hết thảy chín xác đò. Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi
nhượng lại qua bốn người chủ. Mà Lương vẫn còn nghèo.”
Và cũng không riêng gì Lương, những người sống kiếp thương hồ
rày đây mai đó trên sông nước cũng có chung tình cảnh nghèo khó vất vả như vậy.
Đây là tình cảnh của Hai Giang trong Dòng nhớ, sống bằng nghề buôn bán
hàng tạp hóa nhỏ lẻ trên sông, tất cả gợi trước mắt người đọc sự nhỏ nhoi của
kiếp người nghèo khổ.
“Một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng hắt sáng vài xâu cốm gạo treo
trên vách, mấy hủ kẹo, bánh ngọt, tiêu tỏi để bên này, trái cây như khóm, bí rợ,
khoai lang thì chất thành hàng bên kia...”
“Bức tranh” về thực trạng nghèo khổ của một bộ phận người dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn chưa dừng
lại ở đó. Đọc truyện ngắn của chị, người đọc còn bắt gặp khá nhiều số phận và
tình cảnh đáng thương hơn. Đó là tình cảnh những cô gái, những người phụ nữ phải
chấp nhận và đánh đổi thân xác mình để tồn tại (Diễm Thương – Cải ơi, Xuyến
– Duyên phận so le, Sương – Cánh đồng bất tận, Bông – Bến
đò xóm Miễu, Dịu – Sầu trên đỉnh Puvan, Lành – Làm mẹ…); những đứa
trẻ sớm phải lăn lộn vào đời tìm kế mưu sinh (Như, Ý – Đời như ý, Nương,
Điền – Cánh đồng bất tận, San – Bởi yêu thương, Củi – Sầu trên đỉnh
Puvan, Mỹ Ái, Dự – Gió lẻ…). Đây là một thực trạng đau lòng và
xót xa mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã rất dũng cảm nhìn nhận và phản ánh (chúng
tôi sẽ trình bày kỹ hơn vấn đề này ở những phần sau).
Tóm lại, có thể khái quát, vấn đề “bức tranh”
về cuộc sống nghèo khó của một bộ phận người dân thôn quê vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như sau:
Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu xoay quanh
phản ánh tình cảnh nghèo khổ của ba đối tượng người dân ở vùng quê đồng bằng
sông Cửu Long (cũng có thể xem là ba “mô típ” thường gặp trong truyện ngắn của
chị) là:
Thứ nhất, tình cảnh những người nông dân quanh năm vất vả
mưu sinh trên những “cánh đồng bất tận” (Cái nhìn khắc khoải, Một dòng xuôi mải
miết, Cánh đồng bất tận, Lỡ mùa…); hay tình cảnh của những người dân sống kiếp
thương hồ trên những dòng sông, con đò…(Nhớ sông, Biển người mênh mông, Bến đò
xóm Miễu, Dòng nhớ…)
Thứ hai, tình cảnh những “nghệ sĩ” đã “cuối mùa nhan sắc”
phải mưu sinh và sống lay lắt nơi đầu đường cuối chợ (Đời như ý, Cải ơi,
Cuối mùa nhan sắc, Chuyện của Điệp, Làm má đâu có dễ, Bởi yêu thương…).
Cuối cùng, tình cảnh những người phụ nữ phải đánh đổi
thân xác để kiếm sống và những đứa trẻ tuổi thơ bị đánh cắp phải sớm bươn chải,
lăn lộn tìm kế sinh nhai (Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Bến đò xóm miễu, Bởi
yêu thương, Duyên phận so le, Gió lẻ, Sầu trên đỉnh Puvan,...).
Xâu chuỗi tất cả những vấn đề này lại, chúng tôi thấy rằng
đây là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cái
nhìn về hiện thực cuộc sống của những người dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng, những vấn đề trên không phải là
toàn cảnh cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay mà chỉ
là một góc nhìn riêng của Nguyễn Ngọc Tư về một “góc khuất” trong cuộc sống xã
hội mà thôi. Đồng bằng sông Cửu Long vốn được mệnh danh là “vựa lúa, vựa lương
thực lớn nhất của cả nước”; thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu mỡ, ruộng
vườn cây trái sum xuê này vẫn còn một bộ phận những người dân đang hàng ngày,
hàng giờ “vật lộn” với cái nghèo. Đây là một thực tế mà Nguyễn Ngọc Tư – một
nhà văn vốn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã nhìn thấy, đã cám cảnh và
đã rất dũng cảm phơi bày lên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm
và chia sẻ.
1.2 Nỗi trăn trở trước tình cảnh con người đối mặt với cái
nghèo
Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, nếu so với hiện thực về
cái nghèo của con người trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc trào lưu văn học
hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao… thì cái nghèo của con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư chưa đến mức trầm trọng cả về mức độ lẫn sắc thái. Điều này cũng là lẽ
hiển nhiên vì hoàn cảnh xã hội mà Nguyễn Ngọc Tư đang sống hiện nay là rất khác
so với thời của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Vì thế,
trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc sống của con người tuy cũng
nghèo khó nhưng không đến nỗi bần cùng như chị Dậu trong Tắt đèn của
Ngô Tất Tố, anh Pha của trong Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan; không đến nỗi túng quẩn như Chí Phèo, Lão Hạc trong những tác phẩm
cùng tên của Nam Cao ...
Như chúng ta đã biết đối với các nhà văn vừa kể trên, thì mảng
hiện thực về cái nghèo, cái đói là một trong những vấn đề chính, quan trọng, có
tính “thường trực” trong sáng tác của họ. Thông qua đó, các nhà văn muốn “cải tạo
xã hội” bằng cách vạch trần và lên án bản chất của xã hội thực dân phong kiến
chà đạp lên cuộc sống của con người. Mặt khác, với các nhà văn hiện thực phê
phán 1930 -1945, hiện thực về cái nghèo, cái đói của con người còn là “một sự
thật ở đời” mà họ thấy cần thiết phải đưa vào tác phẩm nhằm phản đối xu hướng
lãng mạn hóa hiện thực đời sống của những nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn
lúc bấy giờ. Vũ Trọng Phụng từng cho rằng đối với ông “tiểu thuyết phải là
sự thực ở đời” và Nam Cao cũng khẳng định rất mạnh mẽ: “nghệ thuật
không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau kêu
đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Từ những quan niệm như vậy nên cái
nghèo, cái đói của con người được các nhà văn lúc bấy giờ đi sâu phản ánh một
cách rất cụ thể và chân thực đến từng chi tiết nhỏ.
Với Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy chị rất ít khi đi vào miêu tả,
tái hiện những chi tiết cụ thể về “quá trình” con người lâm vào cảnh nghèo đói,
bần cùng kiểu như Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt
đèn), Nam Cao (Chí Phèo)… mà chủ yếu đi vào khai thác cách con người
ta đối diện, đối phó và ứng xử trước cái nghèo như thế nào. Đây mới thực sự
là vấn đề quan trọng và cốt lõi truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nhìn ở điểm này
chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư gần với Nam Cao trong một số tác phẩm như Lão
Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn…(đây cũng là điểm độc đáo của Nam Cao so với
các nhà văn cùng thời). Trong các sáng tác của mình, bên cạnh việc lí giải cuộc
sống nghèo khổ, đói khát của con người trước Cách mạng tháng Tám là do sự bóc lột
của bọn cường hào ác bá, Nam Cao còn đi vào miêu tả những suy tư, trăn
trở, day dứt khôn nguôi của con người trước hoàn cảnh cái nghèo, cái đói.
Vì thế, đọc Nam Cao người đọc thường hay bắt gặp những con người mang đầy tâm
trạng, sống hướng nội, hay tự vấn, tự dằn vặt bản thân mình. Đối diện với cái
nghèo, con người trong truyện ngắn Nam Cao thiên về việc tự nhìn nhận và đấu
tranh với bản thân mình trước. Vừa giống nhưng cũng vừa khác với Nam Cao, truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng chủ yếu đi vào miêu tả cách con người ta ứng
xử và đối xử với nhau như thế nào trước cái nghèo. Tuy vậy, đọc Nguyễn Ngọc Tư
chúng ta rất ít khi bắt gặp những con người mang đầy tâm trạng hay những trăn
trở và tự dằn vặt bản thân. Nói cách khác, trước cái nghèo, nếu như con người
trong truyện ngắn Nam Cao thường nhìn lại chính mình để tự điều chỉnh hành
vi của bản thân thì ngược lại, con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
thường nhìn sang những người xung quanh để tự điều chỉnh mình. Đây có thể
nói là điểm độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình phản ánh hiện thực về cái
nghèo của người dân quê trong cuộc sống đời thường.
Vì thế, đọc Nguyễn Ngọc Tư có thể nói rằng, truyện ngắn của
chị còn là những bài học về cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh khốn
khó.
Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư rất
ít khi đề cập đến những người nghèo thuộc thành phần trí thức trong xã hội mà hầu
hết đều là những người dân quê có trình độ học vấn không cao (không qua đào tạo
trường lớp). Điều này khác với truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám hay Nguyễn Huy Thiệp sau này. Với hai nhà văn trên thì những con người thuộc
thành trí thức trong xã hội phải vật lộn trước cái nghèo cũng là một đề tài
quan trọng trong cái nhìn phản ánh hiện thực của họ. Với Nam Cao đó là những Hộ (Đời
thừa), Điền (Giăng sáng), Thứ (Sống mòn)…; Nguyễn Huy Thiệp là Đoài,
Khảm (Không có vua), Thủy (Tướng về hưu), Doanh (Những người
muôn năm cũ)…
Vì nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều
là những người dân quê mùa ít học (không qua đào tạo trường lớp), không phải là
thành phần trí thức nên có thể thấy cách ứng xử của họ có gì đó rất “bình dân”.
Hầu hết, những nhân vật này đều có một điểm chung là trước cái nghèo, cái khổ họ
đều “quay sang” những người cùng cảnh ngộ mà nương tựa và đùm bọc
nhau để sống. Những con người“dù nghèo kiết xác nhưng lại chơi hết mình và yêu
hết cỡ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp nhau trong hoạn nạn” [9]
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều lại là những người dân quê học
hành không tới đâuvà cũng không bằng ai. Có thể nói, cách ứng xử mộc mạc, chân
tình này của họ là những bài học đáng để cho tất cả chúng ta học hỏi. Họ sống bằng
suy nghĩ chân thật, mộc mạc của những người dân quê ít học nhưng rất
“hiểu chuyện”. Chúng ta thấy trong cách ứng xử của họ tuyệt nhiên không có một
sự nghi kị hay lợi dụng kiểu “giậu đổ bìm leo” mà rất đỗi chân thành như thể
“moi cả gan ruột mình ra” để hiểu và sống với nhau cho hết kiếp này. Đây chính
là sắc thái riêng, là một trong những “cái nhìn khắc khoải” của Nguyễn
Ngọc Tư về thân phận người dân quê.
Trong truyện ngắn Làm mẹ, tuy lấy đề tài về vấn đề mang
tính thời sự là “đẻ mướn” nhưng qua cách ứng xử của các nhân vật, người đọc
hoàn toàn bất ngờ về sự chân thành, mộc mạc rất đáng thương của họ. Trong truyện,
dì Diệu không sinh con được nên đã thuê chị Lành – người phụ nữ làm nghề gánh
nước thuê sinh dùm. Vì nghèo chị Lành đã đồng ý. Hai người cũng tiến hành làm
giấy tờ giao kèo và ký kết hợp đồng hẳn hoi. Thế nhưng sau đó, chị Lành bỏ đi
vì nghĩ đến cảnh phải giao đứa con mình rứt ruột sinh ra cho người ta. Đến đây,
người đọc cứ nghĩ là sẽ diễn ra một cuộc tranh cãi, tranh giành giữa hai người
phụ nữ, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã có một kết thúc rất bất ngờ nhưng cũng rất
phù hợp với tâm lý và suy nghĩ chân chất rất đáng thương của những người dân
quê, nghèo khó nhưng trọng tình nghĩa:
“Dì Diệu bỏ sạp vải tối ngày chạy xe long rong ngoài đường để
may ra tìm được bóng người. Khi đã không trông chờ gì, một ngày, khi mở cửa, dì
Diệu nhìn thấy chị Lành đang ngồi hàng ba và khóc. Những người có tình có nghĩa
dễ gì bỏ được nhau. Dì Diệu cắn môi đỏ đỏ dấu răng, dì ôm chị Lành vào lòng rất
chặt. Dì cảm nhận được từ trái tim bàn chân bé bỏng của đứa bé đang lòi chòi.
Nó háo hức nằm giữa hai tấm lòng của hai bà mẹ. Dì Diệu đi lấy tờ hợp đồng ra
và đốt cháy thành một tờ tro mỏng…”
Tương tự vây, trong Bến đò xóm Miễu, người đọc lại
bắt gặp cách hành xử của anh chàng Lương tuy nghèo xơ xác nhưng rất cao thượng
và nghĩa khí. Trong truyện, Lương là anh con trai nghèo, xấu xí, thất học, làm
nghề chèo đò yêu tha thiết cô bé tên Bông xinh đẹp, bỏ học giữa chừng để đi bán
“bia ôm” ở bên kia sông. Sở dĩ về sau Bông chấp nhận làm vợ Lương vì cô đã bị một
tai nạn và liệt nửa thân dưới phải ngồi một chỗ, không đi được. Tuy vậy, người
đọc vẫn thấy có một lý do quan trọng hơn là Bông đã nhìn thấy trong sâu thẳm
tâm hồn anh chàng Lương chèo đò xấu xí một tấm chân tình, một sự rộng lượng, một
cách hành xử và ứng xử của một người đàn ông đầy nghĩa khí; tuy thô kệch, quê
mùa nhưng rất chân thật và đáng yêu.
“Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không
kêu “khùng”, kêu “đò” nữa. Lương sướng tê người đi. Bông ngồi chỏi tay ra ngoài
sau, ngẩng mặt lên nhìn Lương như chị Hai nhìn thằng Út, như con chó Vá nhìn đống
thóc… Lương cười. Khuya đó về, sông vắng…Bông bảo Lương có thương Bông thì lại
ngồi gần Bông đi. Hai đứa ngồi một bên be xuồng, nó nghiêng nghiêng lơ lửng.
Bông biểu Lương nắm tay nó đi, Lương không dám, hai đứa cách nhau bốn gang rưỡi…
Lương mà khùng à? Lương chỉ không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác,
nhìn Bông như nhìn một món đồ chơi. Bông là Bông, là con gái, là người.”
Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra cách ứng xử của những con người
nghèo khổ như thế này qua hầu hết nhân vật trong truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc
Tư như: Phi (Lý con sáo sang sông), Hết (Hiu hiu gió bấc), ông
Hai (Cái nhìn khắc khoải), Quý (Giao thừa) Hai Nhớ (Qua cầu
nhớ người), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi), Sáu Đèo (Biển người mênh mông),
Nương (Cánh đồng bất tận)…
Từ những vấn đề trên chúng tôi cho rằng, mỗi truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là một lời trần tình, một thông điệp chân thành mà nhà văn muốn
gửi đến độc giả, đó là: nếu ai đó khổ hãy nhìn sang những người xung quanh
để thấy có khi họ còn khổ hơn mình; nếu chúng ta biết thông cảm với cái khổ của
người khác sẽ thấy cuộc đời mình bớt khổ vì vẫn còn may mắn hơn họ. Đây
cũng là một quan niệm rất độc đáo mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ Nguyễn
Ngọc Tư.
Nỗi trăn trở của nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt
với cái nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được thể hiện qua vấn đề để
tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá cho những
việc làm của chính họ.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy khi đối mặt
với cái nghèo phần nhiều những người dân quê bao giờ cũng nương tựa vào nhau và
cố gắng vươn lên để sống bằng sự cần cù chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng.
Tuy vậy, nếu quan sát kỹ chúng ta cũng sẽ thấy đây đó trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu có những con người có xu hướng “buông xuôi” tất cả và mặc
cho số phận đưa đẩy; đã có những con người trượt chân và sa ngã và đánh mất
mình thật sự (Cánh đồng bất tận, Ngổn ngang, Một trái tim khô, Bến đò xóm
Miễu, Duyên phận so le, Gió lẻ, Núi lở, Sầu trên đỉnh Puvan…). Chúng tôi cho rằng,
những điều này đã góp phần làm cho hiện thực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thêm phần chân thực và sinh động
hơn. “Bức tranh” hiện thực nông thôn trong truyện ngắn của chị giờ đây bên cạnh
những gam màu sáng (con người sống nghèo khó nhưng chân chất, nghĩa
tình) bắt đầu xuất hiện những gam màu xám. Và nổi bật hơn cả trong những gam
màu xám ấy là thực trạng một bộ phận những người phụ nữ vì cuộc sống nghèo
khó đã chấp nhận đánh đổi thân xác mình để tồn tại. Đó là trường hợp của Diễm
Thương (Cải ơi), Xuyến (Duyên phận so le), Lành (Làm mẹ), Bông (Bến
đò xóm Miễu), Sương (Cánh đồng bất tận,) Dịu (Sầu trên đỉnh Puvan)…. Bên cạnh
đó, là tình cảnh bất hạnh của những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình nghèo
hoặc là nạn nhân trong những gia đình bị cuộc sống đô thị làm cho rạn nứt, đổ vỡ
như: Như, Ý (Đời như ý), San (Bởi yêu thương), Sói (Ấu thơ tươi
đẹp), Bông (Bến đò xóm Miễu), Củi (Sầu trên đỉnh Puvan), Nương, Điền (Cánh
đồng bất tận), Mỹ Ái (Gió lẻ),…
Trước cuộc sống nghèo khó, những người phụ nữ đôi lúc không
còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đánh đổi thân xác mình để
tồn tại. Ai mà không nhói lòng khi đọc những đoạn văn miêu tả tình cảnh chẳng đặng
đừng của những người phụ nữ thôn quê nghèo khó như những đoạn văn dưới đây:
- “Chúng tôi đã gặp nhiều, rất nhiều người phụ nữ giống chị.
Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những
người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng. Họ cố làm ra vẻ trẻ
trung, tươi tắn nhưng mặt và cổ đã nhão ra, nhìn kỹ phát ứa nước mắt.”
- “Chị làm đĩ quen rồi. Mấy chuyện này mà nhằm bà gì! Mấy
cưng đừng lo.” (Cánh đồng bất tận)
-“Mũi So Le ngỡ ngàng dụi mắt đón những du khách cười nói bạo
liệt, đạp mũi ca nô lên bến. Họ ở lại lâu, nhậu lâu, ca hát tưng bừng. Nhưng đời
đám nhân viên phục vụ bỗng buồn hiu. Khách đến, khách say, tán tỉnh, hôn hít họ
rồi về (thì ca hay, phục vụ chu đáo thì khách thưởng chơi vậy mà). Người ở lại
chua chát nghĩ, điệu này rồi sẽ khó lấy chồng, đáng ra đôi má này, đôi tay này
phải để cho người mình yêu thương ôm ấp. Có ai yêu mình, tin mình, chịu cưới
mình khi suốt ngày mình đưa mặt cho người ta hôn hít.” (Duyên phận so le)
Và đây là quãng đời tội nghiệp của cô bé San trong Bởi
yêu thương:
“Sáu tuổi nó đã è ạch cái rổ khoai lang luộc, xách cái
thùng mía rảo chân khắp làng trên xóm dưới. Mười hai tuổi nó xin chạy bàn, rửa
chén ở quán Mây Lang Thang, mười tám tuổi nó lấy chồng. Phải lấy chồng mới
có tiền lễ để ba nó đổi chiếc xích lô lấy cái Honda”.
Từ những vấn đề như thế, có thể nói nỗi trăn trở trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở góc độ nào đó cũng chính là lời cảnh báo, là khả
năng dự cảm của nhà văn về một trong những thực trạng có tính bức thiết của
xã hội, của đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những con
người nghèo khổ ở vùng quê nông thôn nhất là những người trẻ vốn không được học
hành, không được trang bị những kiến thức, tri thức cần thiết sẽ trôi dạt về
đâu khi “đất dưới chân” họ đang bị “thu hẹp dần”? Đây phải chăng mới thực sự là
“vấn đề” mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm và “đặt ra” trong tác phẩm của
mình khi đề cập đến cuộc sống khốn khó của người dân quê vùng Đồng bằng sông Cửu
Long – một “cái nhìn khắc khoải” của một nhà văn có trách nhiệm?
Nói tóm lại, về vấn đề thân phận con người (trong văn học) nhất
là những con người “bé nhỏ”, những con người nghèo khổ hay gặp phải những tai
ương và bất trắc trong cuộc sống là vấn đề không mới và đã được rất nhiều nhà
văn tập trung thể hiện. Có thể nói, từ xưa đến nay (và cũng không riêng gì ở nước
ta), những nhà văn có tâm và có tài bao giờ trong các tác phẩm của họ
cũng đều thể hiện những vấn đề ấy. Nói cách khác, đó chính là “những điều
trông thấy” và nỗi “đau đớn lòng” của những nhà văn có tài và có
trách nhiệm, biết lấy nỗi đau chung của nhân loại làm nỗi đau riêng của chính
mình. Mỗi nhà văn trong mỗi thời đại tùy vào “vị trí”, “chỗ đứng” và cách nhìn
riêng sẽ có cách tái hiện và phản ánh những điều họ đã từng “trông thấy” và
qua đó bày tỏ nỗi “đau đớn lòng” của họ vào trong tác phẩm. Trong ý
nghĩa này, nhìn lại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể chị vẫn chưa thể
sánh ngang với những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao hay xa hơn là với Nguyễn Du… trong
lịch sử văn học dân tộc, nhưng qua những vấn đề mà chị đã đề cập, chúng tôi cho
rằng chị là một nhà văn có tâm và có tài thật sự. Nghiền ngẫm truyện
ngắn của chị, qua những gì đã phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy ở Nguyễn Ngọc
Tư ít nhiều đã bộc lộ được những tư tưởng đáng quý của một nhà
văn biết sống, biết nghĩ, biết quan tâm, biết trăn trở và đau đớn trước những
số phận hẩm hiu mà chị đã từng gặp đâu đó trong cuộc sống quanh mình. Đây cũng
chính là giá trị nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
II/ Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở và
những miền ký ức buồn
Nếu nói văn học là những “buồn vui đời người, là sự
chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với
hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong
mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ” [8] thì trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh “cái nhìn khắc khoải” về thân phận những người dân
quê; người đọc còn bắt gặp khá nhiều những câu chuyện tình dang dở và những
miền ký ức buồn của những con người lam lũ nơi đây. Có thể nói đây là một
trong những mảng nội dung tự sự rất quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư.
2.1 Những câu chuyện tình dang dở
Có khá nhiều những câu chuyện tình yêu của các chàng trai cô
gái trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Dĩ nhiên đây là đề tài không mới, tuy
vậy, có thể thấy đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc vẫn thấy có nhiều
vấn đề hấp dẫn và lôi cuốn lạ thường.
Trước hết, có thể nói, điểm lôi cuốn và hấp dẫn của truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện tình yêu đều gắn với không gian làng quê
sông nước ruộng vườn Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, hầu hết những người
dệt nên những câu chuyện tình trong truyện ngắn của chị đều là những chàng trai
cô gái ở vùng nông thôn chân chất, thật thà. Nói cách khác, viết về tình yêu
Nguyễn Ngọc Tư hiếm khi đề cập đến tình yêu của những chàng trai cô gái ở thành
thị. Theo thống kê của chúng tôi, trong tất cả những truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
viết về tình yêu nam nữ thì chỉ duy nhất truyện ngắn Tình thầm in
trong tập Gió lẻ và chín câu chuyện khác là đề cập đến tình yêu “nhuốm
màu thành thị”. Người đọc dễ dàng nhận ra, tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư là tình yêu thủy chung của những con người “chân lắm tay bùn” chứ không
phải tình yêu “tốc hành” của những “cậu ấm cô chiêu” ở chốn thị thành mà chúng
ta không khó nhận ra trong khá nhiều trang viết của những cây bút trẻ khác. Đặc
biệt, trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều câu chuyện tình dang dở
tồn tại trong ký ức và tâm khảm không bao giờ phai nhòa của những con
người vùng ruộng đồng sông nước miền Tây Nam bộ (chúng tôi sẽ trình bày vấn đề
này kỹ hơn ở phần sau). Tất cả những điều này, nói lên ở Nguyễn Ngọc Tư một
quan niệm, một ý thức thẩm mỹ cũng như thiên hướng đi tìm những vẻ đẹp của
cuộc sống trong sự chân chất, mộc mạc; một ý thức tìm về với văn hóa truyền thống
của cha ông. Trong suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Tư dường như chỉ có những câu
chuyện tình yêu nơi miền quê thôn dã mới thật sự là những câu chuyện tình đẹp
và “ám ảnh” chị. Với chị, người dân vùng quê sông nước Đồng bằng sông Cửu Long
khi yêu cũng rất sôi nổi, mãnh liệt đồng thời cũng rất chân thành, đằm thắm… có
gì đó giống với những câu chuyện tình được lưu truyền trong những câu ca dao
quen thuộc ở xứ sở này:
“Anh về em nắm vạt áo la làng
Anh phải bỏ chữ thương, chữ nhớ giữa đàng cho em.”
Hay:
“Dao phay kề cổ máu đổ tui không màng
Chết tui, tui chịu, chứ buông nàng tui hổng buông.”
Vì thế, người đọc thường bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư những mối tình quê chân chất, mộc mạc, son sắt, thủy chung… Tiêu biểu
cho những trường hợp này là Phi trong Lý con sáo sang sông, Hết
trong Hiu hiu gió bấc, ông già Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, Lương
trong Bến đò xóm Miễu, Quý trong Giao thừa, Trọng trong Một mối
tình, Tư Nhớ trong Chiều vắng, Hai Nhớ trong Qua cầu nhớ người… Những
câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư tuy còn chút gì đó quê
mùa, thô kệch nhưng đó là những câu chuyện tình còn lưu giữ được những điều
thiêng liêng và cao quý bao đời của cha ông. Trong Cuối mùa nhan sắc, Nguyễn
Ngọc Tư đã gián tiếp nói về vấn đề này thông qua tâm sự của nhân vật ông già
Chín Vũ như sau:
“Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng,
bởi vì đời ông thật có ý nghĩa. Lần đầu tiên ông được đóng vai chính, người ta
hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung người đàn bà ông yêu
thương, ông gọi “Má ơi” và thấy bà mỉm cười. Chỉ vậy thôi à. Ừ, chỉ vậy thôi.
Nhưng tụi trẻ bây giờ thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn” .[68;46]
Một vấn đề nữa, xưa nay hầu như những câu chuyện tình đẹp trong
văn học bao giờ cũng gắn với sự dang dở. Các nhà văn xưa nay khi nói đến vấn đề
này cũng rất hay đi tìm và đề cập đến những nguyên nhân đã gây nên sự dang dở ấy.
Mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều nổi tiếng trong văn học Việt Nam được đại thi
hào Nguyễn Du lý giải trước hết, là do bọn quan lại phong kiến thối nát lúc bấy
giờ gây nên:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hàng loạt mối tình của những “anh chàng” và “cô nàng” trong
tiểu thuyết của các nhà văn thuộc tổ chức Tự lực văn đoàn những năm
trước 1945 như: Mai – Lộc (Nửa chừng xuân – Khái Hưng), Loan – Dũng
(Đoạn tuyệt – Nhất Linh)… cũng được các nhà văn lý giải là do phong tục và lễ
giáo phong kiến lạc hậu, cụ thể là các vấn đề: giàu nghèo, “môn đăng hộ đối”,
quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”…
Hay tình yêu giữa Chí Phèo – Thị Nở được Nam Cao lý giải một
phần là do quan niệm ích kỷ hẹp hòi của dân làng Vũ Đại (mà đại diện là bà cô của
Thị Nở) đã ngăn cản không cho thị Nở đến với Chí Phèo (qua đó đã gián tiếp
không cho Chí Phèo - kẻ lầm đường lạc lối con đường quay về nẻo chính)…
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng thế, hầu hết đều là những
câu chuyện tình dang dở. Tuy vậy, không giống như các nhà văn tiền bối, Nguyễn
Ngọc Tư có cách lý giải nguyên nhân tình yêu dang dở rất đặc biệt và rất độc
đáo. Nếu như các nhà văn khác thường đi tìm những nguyên nhân khách quan
(nguyên nhân có tính xã hội) để lý giải cho sự dang dở của những câu chuyện
tình thì ngược lại Nguyễn Ngọc Tư lý giải điều ấy do chính bản thân những người
trong cuộc quyết định. Đặc biệt và độc đáo hơn, Nguyễn Ngọc Tư rất hay đề
cập tới một nguyên nhân dẫn đến tình yêu dang dở là do một trong hai người
yêu nhau đã nhường nhịn và hi sinhhạnh phúc của mình cho người họ yêu. Đây
là lý do thoạt nhìn có vẻ hơi khó tin (mang màu sắc cải lương) nhưng đó lại là
những điều có thật ở các câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư. Những chàng trai cô gái trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khi yêu bao giờ
cũng rất cao thượng và nghĩa khí. Vì hạnh phúc của người mình yêu họ sẵn sàng
nhường nhịn, chấp nhận rút lui và cũng sẵn sàng vun vén tạo mọi điều kiện để
người yêu được sống hạnh phúc. Người đọc không bao giờ bắt gặp những mối tình
“tay ba” cùng những ghen tuông, giành giật như trong khá nhiều câu chuyện tình
yêu của các nhà văn khác. Điều này ít nhiều cũng giải thích vì sao truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư có khá nhiều mối tình đơn phương gây xúc động lòng người?
Tiêu biểu cho vấn đề này là ở những truyện Cái nhìn khắc khoải, Mối tình
năm cũ, Chiều vắng, Một mối tình, Bởi yêu thương, Bến đò xóm Miễu…
Trong Lý con sáo sang sông, vì biết người yêu hi
sinh cho mình được hạnh phúc trước khi xuất giá theo chồng, nhân vật Út Thà đã
chống xuồng qua sông ngồi uống rượu với người yêu mình và nói:
“Xét cho cùng, em cũng có lỗi, em không chắc lòng, chắc dạ với
anh Phi…nghĩ lại em không xứng đáng với cái tình của anh Phi. Tụi em thương
nhau, không lấy được nhau thì không có thù hằn đâm chém đâu anh Kiên à. Khổ
cái, đám em ảnh trốn không qua coi như không tha thứ cho em rồi.” [69;82]
Trong Một mối tình Nguyễn Ngọc Tư đã dựng nên một
tình cảnh éo le và trớ trêu cho cả hai nhân vật chính là Trọng và Út (nhân vật
xưng “tôi”). Út đúng ra là em vợ của Trọng, (vợ Trọng đã bỏ di theo tình yêu
khác đã lâu nhưng Trọng vẫn thuỷ chung chờ đợi có ngày vợ sẽ quay về với mình),
vì thương cảnh “gà trống một mình nuôi con” và sự chung tình của người anh rể,
Út đã dành trọn một tình yêu của đời con gái cho anh trong sự âm thầm, hi sinh
và chia sẻ. Có nhiều lúc Út muốn nói thẳng ra với Trọng – người anh rể của mình
rằng: “Thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống
khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ
như vạn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ
trao lại anh, như ngày xưa vậy, tôi cũng làm được lắm mà”. Nhưng đó rốt cuộc chỉ
là những lời Út giấu kín trong lòng, không thốt ra được: “Mà, trời ơi, Trọng ác
với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tôi mà
không hiểu à?”.
Đề cập đến những câu chuyện tình dang dở trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, có một vấn đề không thể không bàn đến đó là cái nhìn cảm
thông và rất độ lượng của nhà văn dành cho các nhân vật là những người đàn ông.
Từ xa xưa, ở xã hội Việt Nam do chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng
Nho giáo nên trong chuyện tình yêu, về mặt tinh thần người nữ thường chịu nhiều
thiệt thòi nhiều hơn người nam nếu không may tình yêu vì lý do nào đó mà dang dở.
Trong cuộc sống cũng như trong văn học, để cất lên tiếng nói cảm thông và bênh
vực cho người phụ nữ, người ta cũng thường hay lên án và phê phán những gã đàn
ông lừa gạt, phụ bạc khi yêu. Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư thỉnh
thoảng cũng có đề cập đến vấn đề này (Đậm trong Giao thừa, Xuyến
trong Duyên phận so le, đào Hồng trong Cái nhìn khắc khoải, Nga trong Đau
gì như thể…), tuy vậy, phần nhiều đó chỉ là những chi tiết thoáng qua và không
phải là chủ đề chính trong những câu chuyện tình yêu dang dở của Nguyễn Ngọc
Tư. Từ góc nhìn riêng của mình, Nguyễn Ngọc Tư thường hay bênh vực cho những
người con trai, những người đàn ông khi yêu. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
viết về đề tài tình yêu dang dở chúng tôi nhận thấy ở chị một suy nghĩ, một
quan niệm mang đậm tính nhân văn là: nếu không may một mối tình nào đó bị
đổ vỡ thì người đàn ông cũng đau khổ không kém gì người phụ nữ.
Nguyễn Ngọc Tư cho rằng, trong cuộc sống, trong tình yêu cũng có không ít người phụ nữ phụ bạc, và chính họ cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu hoặc gia đình tan vỡ chứ không phải riêng gì người đàn ông. Vì thế, trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ thái độ không đồng tình với những người phụ nữ như thế và qua đó cất lên tiếng nói cảm thông và chia sẻ với những người đàn ông sâu sắc, một lòng một dạ, khi yêu. Rộng hơn nữa, Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự trân trọng cho những người đàn ông sống có nghĩa khí, giàu lòng vị tha, sẵn sàng đùm bọc, cưu mang, chia sẻ và nhận lấy trách nhiệm nuôi những đứa con riêng của những người phụ nữ không may bị phụ tình... Bảng thống kê và thuyết minh của chúng tôi về các nhân vật là những người đàn ông trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nhận định trên:
Nguyễn Ngọc Tư cho rằng, trong cuộc sống, trong tình yêu cũng có không ít người phụ nữ phụ bạc, và chính họ cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu hoặc gia đình tan vỡ chứ không phải riêng gì người đàn ông. Vì thế, trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ thái độ không đồng tình với những người phụ nữ như thế và qua đó cất lên tiếng nói cảm thông và chia sẻ với những người đàn ông sâu sắc, một lòng một dạ, khi yêu. Rộng hơn nữa, Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự trân trọng cho những người đàn ông sống có nghĩa khí, giàu lòng vị tha, sẵn sàng đùm bọc, cưu mang, chia sẻ và nhận lấy trách nhiệm nuôi những đứa con riêng của những người phụ nữ không may bị phụ tình... Bảng thống kê và thuyết minh của chúng tôi về các nhân vật là những người đàn ông trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nhận định trên:
STT
|
Tên
tác
phẩm
|
Tên nhân
vật nam chính
|
Nội dung
việc làm
của nhân vật nam
|
1
|
Cuối mùa
nhan sắc
|
Ông chín Vũ
|
Đứng ra
nhận lấy trách nhiệm là cha đẻ của con đào Hồng với kép Trường Khanh khi đào
Hồng bị phụ bạc; yêu thương bảo bạc đao Hồng đến cuối đời.
|
2
|
Lý con sáo
sang sông
|
Phi
|
Biết mình
nghèo, khó mang lại hạnh phúc cho người mình yêu là Út Thà, Phi đã đi dò la
tin tức, tìm hiểu gia cảnh của chồng sắp cưới người yêu sau đó về khuyên
người yêu yên tâm đi lấy chồng.
|
3
|
Qua cầu nhớ
người
|
Hai Nhớ
|
Bán hết
ruộng vườn để lấy tiền bắc cầu cho người dân trong ấp Đội Đỏ đi lại dễ dàng;
đồng thời cũng mong nối lại tình phu thê với người vợ phụ bạc đã ôm đứa con
chung của hai người về bên kia sông.
|
4
|
Cái nhìn
khắc khoải
|
Ông Hai
|
Cưu mang
người đàn bà bị chồng bỏ rơi; xuôi ngược dò la tin tức để tìm chồng cho chị
ta.
|
5
|
Cải ơi
|
Ông Năm
Nhỏ, Quách Phú Thàn
|
Ông Năm
Nhỏ, bôn ba đi tìm đứa con riêng của vợ suốt 12 năm trời; Quách Phú Thàn đùm
bọc cưu mang cô gái làm “tiếp viên” quán bia, mồ côi cha mẹ từ nhỏ tên Diễm
Thương.
|
6
|
Chiều vắng
|
Tư
nhớ
|
Chung thủy
chờ đợi vợ đến trọn đời dù biết rằng vợ đã theo chồng xuất ngoại (do sự chia
rẻ của mẹ vợ).
|
7
|
Mối tình
năm cũ
|
Ông Mười
|
Cưu mang
con riêng của vợ; không muốn vợ đau khổ vì mỗi lần nhắc đến quá khứ với người
chồng trước là liệt sĩ Nguyễn Thọ (cũng là người bạn, người đồng chí) mà chịu
tiếng oan là ích kỷ, hẹp hòi và ghen với quá khứ của vợ .
|
8
|
Nước chảy
mây trôi
|
Thầy Nhiên
|
Sống ngay
thẳng, trung thực, trách nhiệm với công việc; yêu và cưu mang vợ và con riêng
của vợ đến nỗi bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục.
|
9
|
Giao thừa
|
Quý
|
Hiểu, yêu,
chia sẻ và sẵn sàng chấp nhận Đậm – cô gái bị người yêu phụ bạc có một đứa
con riêng
|
10
|
Bến đò xóm
miễu
|
Lương
|
Cưu mang,
đùm bọc Bông – cô gái là “tiếp viên” quán nhậu Đêm Sầusau khi cô bị tai
nạn dẫn đến liệt nửa thân dưới và không còn khả năng làm mẹ.
|
11
|
Bởi yêu
thương
|
Sáu Tâm
|
Vì cứu cô
đào chung đoàn hát là Điệp (cũng là vợ anh sau này) khi sàn diễn sân khấu bị
sụp đổ phải tháo khớp đôi chân nên phải từ bỏ ước mơ làm nghệ sĩ.
|
12
|
Chuyện vui
điện ảnh
|
Chú Sa
|
Vì muốn có
tiền để phụ giúp gia đình người yêu (có một đứa con riêng) chú Sa nhận lời
đóng phim vào vai phản diện (một tên ác ôn) nên bị mọi người trong khu phố xa
lánh.
|
13
|
Đời như ý
|
Chú Đời
|
Người đàn
ông hát rong bị mù đôi mắt phải cưu mang hai đứa con và người vợ nửa điên nửa
tỉnh cuối cùng đã chết trong sự đói khát, bệnh tật.
|
14
|
Hiu hiu gió
bấc
|
Hết
|
Hiếu thảo
với cha, nghĩa tình với hàng xóm, hi sinh tình yêu rất đẹp của mình cho người
yêu đi lấy chồng.
|
15
|
Biển người
mênh mông
|
Sáu Đèo
|
Vợ bỏ đi vì
trong một lần hai vợ chồng cãi nhau nên phải rong ruổi, lặn lội đi tìm vợ
suốt 40 năm để nói lời xin lỗi và mong được sự tha thứ.
|
16
|
Nhớ sông
|
Ông Chín
|
Vợ mất vì
một tai nạn trên sông, một mình ở vậy nuôi con (hai con gái).
|
17
|
Đau gì như
thể
|
Tư Nhớ
|
Vợ bỏ đi,
bị tiếng oan là loạn luân với con gái nên đã bị chính quyền bắt giam sáu ngày
đêm và hàng xóm chê cười, xa lánh.
|
18
|
Người năm
cũ
|
Nhân vật
người đàn ông
|
Chung thủy
nghĩa tình với người yêu dù hai người không đến được với nhau
|
19
|
Một dòng
xuôi mải miết
|
Sáng
|
Giữ lời hứa
với mẹ, lặng lẽ hi sinh và vun bồi hạnh phúc cho đứa em gái.
|
20
|
Thương quá
rau răm
|
Ông Tư Mốt
|
Tận tụy,
hết lòng hết dạ tạo mọi điều kiện tốt nhất mong giữ chân một bác sĩ trẻ ở lại
chăm sóc cho người dân ở cù lao Mút Cà Tha.
|
21
|
Ngày đã qua
|
Nguyên
|
Hết lòng,
hết dạ với bạn bè và dù đang mang trong mình căn bệnh ung thư phổi quái ác.
|
22
|
Nhà cổ
|
Tứ Hải, Tứ
Phương
|
Hai anh em
sống nghĩa tình với xóm giềng; lúc nào cũng yêu thương và đùm bọc nhau.
|
Qua nội dung bảng thống kê cho chúng ta thấy, Nguyễn Ngọc Tư
rất có ý thức trong việc đề cao cũng như ca ngợi và dành nhiều tình cảm ưu ái
cho những người đàn ông trong cuộc sống nói chung và trong tình yêu nói riêng.
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến khi nhận xét về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX cho rằng, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có thiên hướng ca ngợi và đi tìm vẻ đẹp ở những nhân vật là những người phụ nữ. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến gọi đó là “thiên tính nữ” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông nói: “…Trong các nhân vật nữ, có những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện thân của nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ. Đó là nàng Bua, nàng Sinh, là chị Thắm và con gái thủy thần, là Xuân Hương và Bé Thu, là chị Sinh và người thiếu phụ chèo đò về bến Tầm Xuân…Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái đẹp và tất cả những nhân vật nữ này đều đẹp, mỗi người một vẻ.”[3]
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến khi nhận xét về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX cho rằng, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có thiên hướng ca ngợi và đi tìm vẻ đẹp ở những nhân vật là những người phụ nữ. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến gọi đó là “thiên tính nữ” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Ông nói: “…Trong các nhân vật nữ, có những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện thân của nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ. Đó là nàng Bua, nàng Sinh, là chị Thắm và con gái thủy thần, là Xuân Hương và Bé Thu, là chị Sinh và người thiếu phụ chèo đò về bến Tầm Xuân…Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái đẹp và tất cả những nhân vật nữ này đều đẹp, mỗi người một vẻ.”[3]
Ở đây, chúng tôi không có ý đi sâu bàn luận về nhận định trên
của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến. Chúng tôi chỉ muốn qua đây làm một sự so
sánh, nếu như truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn có thiên hướng đi
tìm vẻ đẹp của cuộc sống và con người thông qua hình tượng những nhân vật nữ
thì ngược lại, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chị có thiên hướng đi tìm vẻ đẹp
của cuộc sống và con người thông qua hình tượng những nhân vật nam. Lẽ thường,
trong cuộc sống, khi nói đến tình yêu dang dở người ta rất hay lên án và kết tội
cho người nam như thể là nguyên nhân của sự đổ vỡ và chỉ có người nữ mới chịu
nhiều đau khổ. Thế nhưng, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cho thấy ở chị một
cái nhìn độ lượng và công bằng hơn đối với những người đàn ông. Trong
nhiều trường hợp, nhân vật người đàn ông trong truyện ngắn của chị là những con
người rất cao thượng và nghĩa khí. Điều này đã góp phần làm cho truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư thêm phần nhân ái và nhân văn hơn.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta thấy tư duy nghệ thuật của
Nguyễn Ngọc Tư thể hiện một cái nhìn mang tính phản biện xã hội khá sâu sắc
- một cái nhìn đa chiều đầy sáng tạo và mang đậm chất nhân văn. Chúng tôi cho rằng
đây là một trong những nét riêng rất độc đáo của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư trong
quá trình phản ánh những vấn đề của hiện thực đời sống.
Tóm lại, ai đã đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ không
bao giờ quên những mối tình dang dở mà chị đã đề cập và phản ánh. Tuy sống
trong xã hội hiện đại nhưng khi viết về đề tài tình yêu Nguyễn Ngọc Tư có nét
gì đó rất truyền thống. Việc tái hiện những câu chuyện tình yêu ở vùng thôn quê
Đồng bằng sông Cửu Long ở góc độ nào đó đã nói lên cách tiếp cận hiện thực cuộc
sống và con người từ góc nhìn văn hóa đồng thời cùng chính là “hành trình” tìm
về cội nguồn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Đọc truyện ngắn của chị viết về những
mối tình dang dở làm người đọc nhớ đến những câu chuyện tình yêu – cũng là một
nét phong cách riêng trong thơ của Nguyễn Bính trước 1945. Cũng viết về tình
yêu của những chàng trai cô gái ở thôn quê; cũng là những mối tình dang dở
nhưng tất cả đều rất đẹp và đáng yêu bởi rất trong sáng, cao thượng và đặc biệt
là rất “chân quê”:
“Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có giậu mồng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng…”
(Nguyễn Bính - Người hàng xóm)
Bên cạnh đó, khi đề cập đến vấn đề dang dở trong tình yêu
Nguyễn Ngọc Tư lại có một cái nhìn rất sáng tạo, đó là luôn lên tiếng bênh vực,
ca ngợi cũng như dành sự trân trọng đối với các nhân vật là những người đàn ông
chân thành, thủy chung, son sắt khi yêu.
2.2 Những miền ký ức buồn
Đây là một trong những mảng nội dung tự sự quan trọng
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Người đọc sẽ bắt gặp trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh những con người thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc
nào sống trong nỗi nhớ niềm thương về những nơi mà họ đi qua; về những
kỷ niệm với những người họ từng gặp gỡ và thương yêu trên bước đường mưu sinh;
hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của những người thân quen...
Đọc Nguyễn Ngọc Tư ngay ở cách đặt tên truyện thôi cũng đã gợi
lên cho người đọc một cảm giác về những cái gì đó thuộc về tiềm thức, thuộc về
kỷ niệm như: Ngày đã qua, Dòng nhớ, Nhớ sông, Qua cầu nhớ người, Hiu hiu
gió bấc, Chuyện của Điệp, Nhà cổ, Ấu thơ tươi đẹp, Một chuyện hẹn hò, Của ngày
đã mất, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm, Người năm cũ,… Bên cạnh đó là
hàng loạt những từ mở đầu những đoạn văn mang ý nghĩa hồi tưởng về những chuyện
xảy ra trong quá khứ, trong tiềm thức như: “hồi”, “hồi đó”, “hồi nhỏ”, “hồi
còn”, “hồi mới vô...”, “hồi xưa”, “cái hồi”, “cái lần’, “cái bữa”, “ngày xưa”,
“lúc đó”, “lúc nhỏ’, “năm đó”, “dạo trước”, “một bữa”, “bữa nọ”, “năm ... tuổi”,
“sau nầy”, “có lần”, “ngay từ lúc ấy”, “suốt những năm tháng…”, “bây giờ”, “…năm
trước”, …
Ngoài ra, người đọc sẽ dễ dàng bắt gặp khá nhiều những bức
tranh thiên nhiên cũng như không khí cuộc sống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
qua lời kể của các nhân vật mà chỉ những ai từng sống ở xứ sở này, từng trải
qua những công việc tương tự mới hiểu, mới yêu, mới nhớ. Dễ thấy nhất là hình ảnh
thiên nhiên, sông nước, xuồng ghe tấp nập và những con người lênh đênh xuôi ngược
kiếp thương hồ.
Bên cạnh đó là ký ức về các bầu, đoàn gánh hát; các nghệ sĩ cải
lương một thời rong ruổi khắp các nẻo đường phục vụ người dân vùng sông nước miền
Tây Nam bộ.
- “Hồi đó, đoàn Mây Mùa Thu về hát ở đình Tân Thuận. Hôm ấy
đoàn hát vở “Đời cô Lựu” thiệt khuya… Lúc xả giàn là tới đoạn Luân quỳ xuống
ngang gối, ôm cô Lựu ngẩng mặt lên, kêu mẹ. Trời ơi, San bưng rổ khoai ế đứng
nhìn mà rưng rưng nước mắt…” (Bởi yêu thương)
- “Hồi còn ở đoàn cải lương Bông Tràm thì vui, đóng vai quân
sĩ cũng vui, rồi đoàn giải thể, phía bên ca múa nhạc nhận Phi về, mùa nắng thì
đi nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát rong ở các quán
nhậu, nhà hàng, chạy “sô” đám tang, đám cưới.” (Biển người mênh mông)
Đi vào những trường hợp cụ thể, dễ thấy nhất trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là những “dòng nhớ”, những dòng ký ức của những ông già Nam
bộ về một thời tuổi trẻ như: ký ức về một thời chiến đấu bảo vệ quê hương
làng mạc (Ngọn đèn không tắt, Mối tình năm cũ, Nỗi buồn rất lạ, Vết chim
trời…); ký ức về một lỗi lầm nào đó mà chính họ đã vô tình gây ra (Cải ơi,
Biển người mênh mông, Cánh đồng bất tận, Làm má đâu có dễ) và đặc biệt nhất
là ký ức về mối tình dang dở thời trai trẻ (Dòng nhớ, Chiều vắng, Cái nhìn
khắc khoải, Đau gì như thể, Cuối mùa nhan sắc, Người năm cũ)…
Trong Ngọn đèn không tắt, người đọc bắt gặp hình ảnh
một ông già Nam bộ (ông Hai Tương) luôn giữ trong tâm khảm hình ảnh người anh
hùng dân tộc ở địa phương mình mà ông gọi là “Thầy”. Ông Hai Tương hàng năm đều
lấy câu chuyện ấy làm chủ đề chính để kể lại lịch sử khởi nghĩa của người dân
Xóm Rạch Ròi quê ông với một niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt hơn, những miền ký
ức, những kỷ niệm đẹp và đầy tự hào của ông Hai Tương về Thầy đã được ông truyền
lại cho đứa cháu gái của mình là Tươi như để nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết
ghi nhớ và giữ gìn truyền thống đấu tranh của cha ông.
“Ông nội nó ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn
là vì có rất nhiều xương máu của chú bác cô dì đã đổ xuống, trong đó đương
nhiên là có máu của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống
làm sao như cây đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa.
Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ là ghi nhớ những gì mà ông nội nó nói.”
Nếu như trong Ngọn đèn không tắt là hình ảnh ông
già Nam bộ luôn sống với những kỷ niệm của một thời chiến đấu thì trong Biển
người mênh mông, người đọc lại bắt gặp hình ảnh một ông già Nam bộ khác, cả
đời không sao quên được những tháng ngày hạnh phúc với người vợ cũ. Truyện là
hình ảnh ông già Sáu Đèo lúc nào cũng mang theo bên mình một con bìm bịp với
hành trình đi tìm người vợ năm xưa suốt bốn mươi năm ròng. Ông Sáu Đèo vốn là
dân thương hồ, sống trên sông nước, hình ảnh con bìm bịp ông mang theo bên mình
chính là một kỷ vật sống nhắc nhở ông về một thời gắn bó với sông nước quê nhà
- nơi ông từng có một cuộc sống nghèo nhưng hạnh phúc với người vợ trên chiếc
ghe xuôi ngược:
“Có đêm, con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn
buồn thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó. “Lúc nào qua thấy nhớ sông nó
đều kêu như vậy”. Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe,
hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp mùa vịt
đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán chợ nổi Cà Mau, nước
ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò ra bãi, ông cho ghe ra bến.
Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm.”
Hay trong Cái nhìn khắc khoải người đọc lại bắt gặp
hình ảnh ông Hai – một ông già Nam bộ làm nghề nuôi vịt chạy đồng lúc nào cũng
giữ mãi hình bóng người vợ một thời đầu ắp tay gối với mình trong một căn nhà
nhỏ. Đây là miền ký ức của riêng ông Hai về người vợ xấu số năm nào:
“Ở căn nhà lá cũ mèm này, ông có nhiều kỷ niệm. Mỗi khi
trở về nó trở thành những dòng dịu ngọt trong ông, nó chảy khẽ giữa những
mạch máu. Những ngày thơ ông có ba má, những ngày trẻ ông có người chăn gối
cùng. Có cây lụa bên nhà làm chứng, mỗi lần đổ bánh xèo, vợ ông ra hái đọt lụa
đứng tần ngần, “phải ảnh có nhà để ăn”. Chiến tranh ông đi biền biệt. Ngày về
chỉ còn đứa con trai. Nó khóc, kể, “bữa đó cúng đình có hát cải lương, má rủ
con đi. Tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn đó ba. Hát chưa xong đoạn lúc Thoại Khanh
ngồi đờn cho công chúa Châu Tuấn nghe, thì pháo đằng đồn Chẹt bắn lại, má con
chết luôn”. Mùa đó, lụa ra lá từng chùm trắng xanh, non nhuốt. Ông bắt thèm ứa
nước mắt”
Tương tự như vậy, trong Người năm cũ, người đọc cũng bắt
gặp hình ảnh một người đàn ông mang trong mình một mối tình sâu đậm và cất nó
trong một góc riêng của tâm hồn đến cuối cuộc đời. Nguyễn Ngọc Tư không nhắc đến
tên ông, chỉ biết lúc trẻ ông theo cách mạng, yêu một người con gái nhưng tình
yêu ấy không thành vì người ông yêu là con của tên xã trưởng khét tiếng ác ôn.
Yêu nhau thắm thiết nhưng không đến được với nhau, ông mong đến ngày hoà bình để
có thể gặp lại người xưa. Ngày đó rồi cũng đến nhưng người con gái năm xưa đã
có chồng, có con nhưng chồng bỏ đi vượt biên, ông muốn tiến tới nhưng người ấy
sợ ảnh hưởng đến tương lai của ông nên đã từ chối. Điều đáng nói là cho đến tận
những năm cuối đời, người đàn ông ấy vẫn không thể nào quên mối tình đầu cũng
như người con gái ông yêu. Đặc biệt nhất là trong ký ức ông vẫn luôn là hình ảnh
người xưa với bàn tay “ốp trầu chắc nụi”:
“Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nụi, hai
đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít
không chen lẫn một lá úa nào. Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn
khuyết như trăng mùng tám”.
Không chỉ đề cập đến những miền ký ức của những bậc cao niên,
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư còn ghi lại những dòng ký ức của những
thanh niên, trai trẻ. Đây là trường hợp của Tươi trong Ngọn đèn không
tắt, của Kiên trong Cỏ xanh, của Dịu trong Sầu trên đỉnh Puvan, của
Xuyến trong Duyên phận so le, của nhân vật xưng “tôi trong Một dòng
xuôi mải miết…
Trong Nhớ sông, người đọc bắt gặp hình ảnh Giang – cô
gái dù đã có chồng và theo chồng lên đất liền sống rồi nhưng lòng lúc nào cũng
cồn cào một nỗi “nhớ sông”, nhớ chiếc ghe mà cô cùng gia đình một thời sinh sống.
Truy tìm nguyên nhân nỗi “nhớ sông” đến kỳ lạ của cô người đọc chợt nhận ra, cô
không chỉ nhớ sông, nhớ ghe vì đó là mái ấm một thời của cô mà sâu xa hơn đó
còn là ký ức về một nỗi đau, nỗi buồn khôn nguôi về người mẹ đã vĩnh viễn gửi
xương thịt mình trên sông nước trong một tai nạn bất ngờ. Mở đầu truyện ngắn,
người đọc đã bắt gặp dòng hồi ức này của cô:
“Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới
già, tới chết mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cũng khúc sông
này, năm giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó trời mưa nhỏ, nhưng gió nhiều,
gió tạt tay chèo liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước
tấp vô xà lan chở cát. Ông Chín, ba Giang chống đằng mui ghe, má Giang chống đằng
lái. Giang ngồi trong mui ghe ôm con Thủy vào lòng. Giang thấy rõ ràng, lúc cây
sào trong tay má chỏi vào thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống đầu đập vào
cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe. Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào
sông. Giang khóc điếng, bồng con Thủy, lồm cồm bò về đằng sau lái, Giang còn kịp
nhìn thấy tóc má trôi xùm xòa phiêu phiêu trong dòng nước, rồi mất hút”.
Không giống như Giang, ký ức cuộc đời là một kỷ niệm đau buồn
vì tận mắt chứng kiến cái chết của người mẹ, ký ức của Phi trong Biển người
mênh mông là hình ảnh bà ngoại lúc nào cũng yêu thương lo lắng và nhất là
bao giờ cũng nhắc nhở anh phải nhớ cắt tóc khi nó đã ra dài.
“Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực
mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc
anh chuyện tóc tai. Hồi ngoại anh còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn
nhằn:“Cái thằng tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn”. Phi cười, “con làm nghệ sĩ,
tóc phải dài chút đỉnh, chớ ngoại”. Ngoại nạt, “Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn
tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?”. Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi,
lát sau đem cái đầu tóc mới về.”
Cuối cùng, nói về những miền ký ức trong truyện của
Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ buồn và xót xa hơn cả là những miền ký ức của những
đứa trẻ thơ. Đây là một điểm nhấn khá quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư. Sở dĩ chúng nói như vậy là vì trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
hình ảnh những đứa trẻ thơ, nhất là những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh là một
trong những vấn đề rất được chị quan tâm. Đó là trường hợp của San, Điệp, Phi
lúc nhỏ trong Bởi yêu thương, Chuyện của Điệp, Biển người mênh mông; của
Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận; của thằng Sói và Nhiên (nhân vật kể
chuyện xưng “tôi”) trong Ấu thơ tươi đẹp; của thằng Củi trong Sầu
trên đỉnh Puvan; của Mỹ Ái trong Gió lẻ… Có thể nói, hầu hết trong những
miền ký ức của những đứa trẻ này đều giống nhau một điểm đó là nỗi hụt hẩng vì
bị người thân (cha hoặc mẹ) bỏ rơi.
Trong Cánh đồng bất tận, hình ảnh người mẹ trẻ đẹp
một thời lúc nào cũng in đậm trong cuộc sống du mục bên bầy vịt cùng với người
cha lạnh lùng của hai chị em Nương và Điền. Đặc biệt là với Nương, cô bé không
chỉ nhớ mẹ qua những cử chỉ vỗ về yêu thương mà còn là nỗi đau vô bờ bến khi
trong một lần phải vô tình chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với người đàn ông
có chiếc ghe bầu bán tạp hóa ngay tại nhà.
“Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị
nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn
uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi… Suốt nhiều năm sau đó tôi
không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra.
Theo đó là rực rỡ trên da thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền
hay lúa). Mà đáng lẽ phải nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn
má ngồi giặt áo bên hè, hay má cúi đầu giữa vầng khói mơ màng, thổi lửa bếp
đun…”
Cũng là cảm giác hụt hẫng khi bị bỏ rơi, trong Ấu thơ
tươi đẹp, người đọc lại bắt gặp những miền ký ức của hai đứa trẻ cùng cảnh
ngộ: Cha mẹ ly dị, mỗi người đều có cuộc sống riêng, mỗi dịp hè đến chúng được
người này đưa về ở với người kia. Ký ức tuổi thơ của hai đứa trẻ không có
gì ngoài những chuyến đi và mỗi lần về bên cha hoặc bên mẹ và phải chứng kiến
những điều mà lẽ ra ở tuổi của chúng không nên chứng kiến.
“Thằng nhỏ Sói này giống hệt em hồi trước. Dù nhà của cha em
không có chó nhưng mỗi lần về là thêm một người phụ nữ bước lại vuốt tóc em hỏi,
“Nhiên phải không nè? Nhiên năm nay bao nhiêu tuổi?”…Em ở lại với cha suốt mùa
hè. Khi còn một tuần nữa tựu trường cha lại đưa em đi…”
Có thể thấy, tái hiện những miền ký ức buồn của những đứa trẻ,
trước hết Nguyễn Ngọc Tư muốn bày tỏ sự chia sẻ cảm thông với những đứa trẻ có
hoàn cảnh bất hạnh, không được may mắn trong cuộc đời. Đồng thời qua đó lên tiếng
cảnh báo xã hội nhất là những bậc làm cha mẹ cần phải có trách nhiệm hơn nữa với
những đứa trẻ do mình sinh ra. Tại sao với những đứa trẻ thơ không phải là những
miền ký ức vui? Ai đã đánh cắp “ấu thơ tươi đẹp” của các em? Đó cũng là những
câu hỏi được đặt ra để các bậc làm cha mẹ nghiêm túc tự vấn lại mình.
Tóm lại, với việc thường xuyên tái hiện những miền ký ức
buồn của con người trong truyện ngắn của mình, ở góc độ nào đó cũng có thể
xem là “hành trình về nguồn” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh
xã hội ngày một phát triển theo hướng “giao lưu”, “hội nhập” và những giá trị
văn hóa truyền thống (văn hóa ứng xử) của cha ông đang có nguy cơ mất dần đi.
Vì bị cuốn vào guồng máy sôi động, cuồng nhiệt và đầy biến động của cuộc sống
hiện đại nên con người ta rất hiếm khi có thời gian ngồi ngẫm và tự vấn lại những
gì đã xảy đến với bản thân mình cũng như với bạn bè và người thân.
Qua những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng con người sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một phần còn nhờ những kỷ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào đó trong sâu thẳm tâm hồn. Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và đầy bất trắc của kiếp người. Vấn đề này nhìn rộng ra có thể xem như một cảm hứng mãnh liệt nhằm thể hiện một cách lựa chọn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời của người Việt Nam: con người sống có trước có sau giống như “cây có cội, nước có nguồn” và luôn lấy chữ tình, chữ nghĩa làm trọng.
Qua những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng con người sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một phần còn nhờ những kỷ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào đó trong sâu thẳm tâm hồn. Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và đầy bất trắc của kiếp người. Vấn đề này nhìn rộng ra có thể xem như một cảm hứng mãnh liệt nhằm thể hiện một cách lựa chọn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống bao đời của người Việt Nam: con người sống có trước có sau giống như “cây có cội, nước có nguồn” và luôn lấy chữ tình, chữ nghĩa làm trọng.
Từ những vấn đề trên, có thể nói, đây cũng là một cái nhìn độc
đáo góp phần làm nên thành công và sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
III/ Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – thái độ phê phán nhẹ nhàng, kín
đáo những mặt trái của hiện thực cuộc sống
Như chúng tôi đã từng đề cập, trước những vấn đề của hiện thực
đời sống, nhà văn khi phản ảnh vào tác phẩm bao giờ cũng thông qua đó gởi gắm,
thể hiện một thái độ tình cảm, có khi là tán thành, ngợi ca cũng có khi là mỉa
mai, phê phán, phủ nhận… Nói cách khác, đó chính là cảm hứng tư tưởng của
tác phẩm - một phương diện không thể không đề cập đến khi tìm hiểu phong cách của
một nhà văn ở phương diện nội dung tự sự. Bởi vì “Cảm hứng chính là năng
lượng tình cảm của tác phẩm được tập trung nén lại, chỉ chờ độc giả để bùng
cháy lên”; “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là
một tình cảm xã hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm đã được ngợi
ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng yêu thương, đau xót, thương tiếc… Đó có thể
là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực xấu xa như tố cáo, căm thù,
phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai…Các tình cảm đó gợi lên bởi các hiện tượng
xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng của tác phẩm.”;
“Cảm hứng tư tưởng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tưởng, là một ham muốn tích
cực đưa đến hành động. Điều quan trọng là cần nhận ra cảm hứng như một lớp nội
dung đặc thù của tác phẩm văn học.” [6]
Tìm hiểu nội dung truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận
thấy ẩn sau những câu chuyện, những vấn đề về hiện thực đời sống là một thái độ
tình cảm rất rõ ràng của chị. Đó là thái độ phê phán những vấn đề thuộc về
mặt trái, mặt tiêu cực của cuộc sống. Vấn đề này có thể nói được lặp đi lặp lại
một cách có hệ thống chi phối toàn bộ quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư. Có thể thấy, nổi bật lên trong nội dung phê phán của truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là hai vấn đề:
Thứ nhất, phê phán lối sống hời hợt, dửng dưng thiếu
tình nghĩa, thiếu trách nhiệm của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề
nổi bật và dễ thấy nhất trong phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Ngọn
đèn không tắt, Cải ơi, Nỗi buồn rất lạ, Ngỗn ngang, Lỡ mùa, Đau gì như thể,
Chuyện của Điệp, Làm má đau có dễ, Qua cầu nhớ người, …
Thứ hai, phê phán những mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề
đô thị hóa nông thôn trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiêu
biểu cho nội dung này là các truyện ngắn như: Giao thừa, Bến đò xóm Miễu,
Duyên phận so le, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Sầu trên đỉnh Puvan, Tình thầm, Thổ
sầu, Ấu thơ tươi đẹp, Chuồn chuồn đạp nước…
Tuy nhiên, nếu nói như thế nhiều người sẽ cho rằng trong lịch
sử văn học Việt Nam có rất nhiều nhà văn khi sáng tác cũng bộc lộ thái độ phê
phán, vậy thì đâu là nét riêng làm nên phong cách của Nguyễn Ngọc Tư? Chúng tôi
cho rằng để tìm ra nét riêng của Nguyễn Ngọc Tư ở điểm này cũng không phải là
khó lắm bởi vì trong truyện ngắn của chị, thái độ phê phán được thể
hiện một cách nhẹ nhàng và kín đáo chứ không gay gắt, báng bổ như
trong cách thể hiện của khá nhiều nhà văn khác.
3.1 Phê phán lối sống hời hợt, thiếu tình nghĩa, thiếu
trách nhiệm của con người trong cuộc sống.
Vấn đề này, ngay từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt,
Nguyễn Ngọc Tư đã bày tỏ thái độ không đồng tình với khá nhiều vấn đề của xã hội,
đặc biệt là cách đối nhân xử thế của người với người trong cuộc sống hàng ngày.
Điển hình là truyện Ngọn đèn không tắt. Đây là câu chuyện xúc động về
một con người (ông hai Tương năm nào cũng đi kể chuyện khởi nghĩa) lúc nào cũng
canh cánh bên lòng những kỉ niệm về đồng đội và lớp người đi trước đã ngã xuống
vì độc lập tự do cho quê hương xứ sở. Thế nhưng, ẩn sau câu chuyện đầy ắp tình
nghĩa về bài học đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy là một thái độ
phê phán rất kín đáo của tác giả. Lịch sử về những anh hùng ở địa phương đã hi
sinh thân mình đổi lấy tự do cho quê hương thế nhưng chẳng còn mấy ai nhớ ngoài
con bé Tươi là cháu ngoại ông. Điều đáng nói là những chuyện ấy năm nào cũng được
ông Hai Tương kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần.
Thêm nữa, mỗi năm người của tỉnh đều đến mời ông đi nói chuyện vậy mà khi ông mất chẳng ai hay biết. Chuyện lịch sử và anh hùng dân tộc tuy hàng năm chính quyền địa phương đều tổ chức lễ kỉ niệm thế nhưng họ chỉ chú ý hình thức còn “nội dung” thì rất chiếu lệ. Nguyễn Ngọc Tư kín đáo phê phán như sau: “Năm rồi ông tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp. Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước. Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phụ phàng ai vậy, chép miệng than:
Thêm nữa, mỗi năm người của tỉnh đều đến mời ông đi nói chuyện vậy mà khi ông mất chẳng ai hay biết. Chuyện lịch sử và anh hùng dân tộc tuy hàng năm chính quyền địa phương đều tổ chức lễ kỉ niệm thế nhưng họ chỉ chú ý hình thức còn “nội dung” thì rất chiếu lệ. Nguyễn Ngọc Tư kín đáo phê phán như sau: “Năm rồi ông tư Lai đi thay, năm nay thơ tới trễ ông Tư đi biển ngày họp không về kịp. Cán bộ xã đút mũi xuồng lại rước. Bà cụ Hai rầu rĩ như mình đã ruồng rẫy, phụ phàng ai vậy, chép miệng than:
Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi
nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi chịu hôn?
- Nó nhỏ xíu hà, biết không?
- Nó tuổi con gà, hai chục rồi, nó lanh lắm.
- Thôi kệ, đi đại đi.
“…Đó là câu chuyện của cô, của ông nội cô, của những người
xóm rạch. Họ kể chuyện đó bao nhiêu lần rồi? Các nhà viết sử nghe bao nhiêu lần
rồi?”
Ngoài Ngọn đèn không tắt, các truyện còn lại
như : Cỏ xanh, Nỗi buồn rất lạ, Ngỗn ngang… người đọc có thể thấy
ẩn sau những con chữ và giọng kể buồn tênh của nhà văn là thái độ phê phán nhẹ
nhàng kín đáo về những hờ hững dửng dưng của con người trong các mối quan hệ bạn
bè, tình yêu, gia đình… Trong truyện ngắn Ngổn ngang, nhân vật Viên đã dứt
khoát cắt đứt mối quan hệ yêu đương với Bảo - người mà cô rất yêu và định kết
nghĩa vợ chồng, không chỉ vì Bảo đã phản bội cô mà chính là do sự “lầm lạc” và
“không ra gì” của Bảo.
“Tôi biết nhiều chuyện hơn Bảo tưởng, hỏi Bảo tại sao hồ
trộn không đủ chất lượng, toàn là cát làm sao đủ kết dính để đến nỗi tường đổ.
Số xi măng lẽ ra được ngào hồ đã đi đâu? Bảo không trả lời. Bảo im lặng. Tôi
nghĩ với cương vị giám sát công trình anh phải biết và đã biết. Hồi lâu, Bảo
lên tiếng: “Dù sao anh đền cho chị ta mười triệu là xứng đáng rồi, chỉ đâu có bảo
hiểm gì…”. Tôi tát Bảo thật mạnh. Da Bảo trắng quá nên in rành rạnh năm ngón
tay tôi. Bảo bỏ đi…Tôi bật khóc vì yêu, Bảo đi vào con đường tội lỗi ấy khi
nào?”
Đến những tập truyện tiếp theo như Biển người mênh mông,
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện
khác…một lần nữa thái độ phê phán của Nguyễn Ngọc Tư ngày càng quyết liệt và
sâu sắc hơn. Bên cạnh, việc ca ngợi những con người dám nghĩ dám làm, biết hi
sinh lợi ích bản thân vì lợi ích của tập thể, Nguyễn Ngọc Tư cũng bộc lộ thái độ
không chấp nhận về những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm của người nào đó
đã gây ra những tổn hại và mất mát cho những người xung quanh. Trong đó nổi bật
hơn hết là vấn đề những bậc làm cha làm mẹ thiếu sự quan tâm và trách nhiệm
đối với những đứa con do chính mình sinh ra. Đây cũng là lý do giải thích
vì sao trong tuyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có khá nhiều nhân vật vốn là những đứa
trẻ thơ sống trong nỗi thiếu thốn tình thương của cha mẹ; hoặc phải sớm lăn lộn
mưu sinh để tìm miếng ăn, đặc biệt là có những đứa trẻ phải rơi vào những bi kịch
cuộc đời rất đáng thương. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ thái độ khá quyết
liệt khi phê phán vấn đề này qua hàng loạt những truyện ngắn như: Chuyện của
Điệp, Làm má đâu có dễ, Biển người mênh mông, Bến đò xóm Miễu,… nhưng đặc biệt
nhất có lẽ là ở Cánh đồng bất tận, Ấu thơ tươi đẹp và Gió
lẻ.
Nhận xét về Cánh đồng bất tận, nhà văn Hữu Thỉnh cho rằng : “Một
thông điệp nữa của Tư là lời cảnh báo về vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong
toàn xã hội: muốn xây dựng một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh thì trước hết
phải xây dựng môi trường đạo đức ngay trong gia đình mình. Gia đình trong “cánh
đồng...” là một gia đình tan vỡ vì cả cha lẫn mẹ đã quay lưng lại với con cái.
Theo tôi, Tư đã nêu lên một vấn đề bức xúc và cấp bách nhất hiện nay”. [8]
Có thể nói, một trong những nguyên nhân gây nên bi kịch đau
lòng cho cuộc đời của hai chị em Nương và Điền chính là do những bậc làm cha mẹ sống
ích kỷ và thiếu trách nhiệm với con cái. Qua bi kịch này phải chăng Nguyễn
Ngọc Tư muốn nói rằng chính vì những việc làm ích kỉ và không suy tính của “người
lớn” (dù cố ý hay vô tình) đã để lại một hậu quả khủng
khiếp - ở đây có thể nói đã gây nên một chấn thương tình cảm rất trầm
trọng trong tâm hồn của hai đứa trẻ.
“Nên mỗi lần cha nhìn đăm đăm và mỉm cười với một người đàn
bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo… “Cha đẩy chúng tôi trượt dài vào nỗi thiếu thốn
triền miên. Mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt chúng tôi bỏ
đi hay chạy trốn. Chúng tôi đánh mất cái quyền được đưa tiễn, được xao xuyến
nhìn những cái vẫy tay…”
Tương tự như ở Cánh đồng bất tận, ở những truyện ngắn Ấu
thơ tươi đẹp, Nguyễn Ngọc Tư cũng tỏ thái độ không đồng tình với những bậc làm
cha làm mẹ - những người chỉ vì cuộc sống bản thân đã vô tình đẩy con cái
rơi vào nỗi “thiếu thốn triền miên” những tình cảm của gia đình:
“Thằng Sói đã ngủ, nằm co như dấu hỏi, như con tôm luộc
chơ vơ trên cái đĩa lớn. Cô độc… Giữa bữa sáng, người cha nói, “tại chiêm bao
thấy con đi lạc nên mới quýnh”. Thằng Sói ngoái mấy sợi mì quấn vòng quanh chiếc
đũa, nó gật gù,“cha để lạc thì con mới lạc.”
Với Gió lẻ, có khá nhiều vấn đề quan trọng nữa mà Nguyễn
Ngọc Tư muốn lên tiếng phê phán trong tác phẩm này (chúng tôi sẽ trình bày kỹ
hơn phần sau). Tuy vậy, một lần nữa Nguyễn Ngọc Tư cho thấy thái độ không đồng
tình của chị trước sự thiếu trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ đối với
con cái - những người lẽ ra phải có trách nhiệm nuôi nấng dưỡng dục đồng
thời còn phải là tấm gương sáng để những đứa trẻ noi theo.
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ phê phán lối sống hờ hửng thiếu
trách nhiệm của những người lớn – những bậc làm cha mẹ đối với những đứa trẻ
thơ mà còn phê phán sự quan liêu và thiếu trách nhiệm của những người lãnh
đạo địa phương trước những khó khăn, những oan trái của những người dân lương
thiện.
Lỡ mùa là truyện ngắn nói về sự quan liêu và thiếu trách
nhiệm của những người lãnh đạo về vấn đề “quy hoạch treo” – một vấn
đề có tính thời sự trong xu thế đô thị hóa nông thôn hiện nay ở nước ta. Hình ảnh
ông Ba Già cùng những người nông dân lam lũ, khắc khổ phải lặn lội từ quê lên
phố tìm gặp Chủ tịch tỉnh để hỏi vì sao đất Trảng Cò quê mình bị quy hoạch treo
đã nhiều năm trời, trong khi bà con đang rất cần đất để canh tác làm người đọc
không khỏi chạnh lòng và xót xa:
“Ông ba Già viết cái đơn văn phong chân chất y như ông cho
tám mươi sáu hộ dân trong xóm ký, lặn lội lên tỉnh, nhưng lãnh đạo bận đi họp ở
trung ương, chờ không được ông quay về. Bây giờ trời bắt đầu chuyển sang mưa, lại
mùa mới nữa Trảng Cò buồn như bị bỏ rơi, nghe nói nhà nước đã chuyển quy hoạch
sang Trảng Sáo rồi, lại thêm thay đổi nhiều lãnh đạo chủ chốt, xem ra người cũ
đã chuyển đi chỗ khác, chắc quên mất tiêu luôn.”
Tương tự vậy, cũng là sự quan liêu và thiếu trách nhiệm của
chính quyền địa phương đối với người dân, trong truyện ngắn Đau gì như thể, Nguyễn
Ngọc Tư nói về trường hợp ông Tư Nhớ bị chính quyền xã bắt giam một cách oan ức
vì cho rằng ông đã loạn luân với con gái mình. Thế nhưng, sau khi mọi chuyện
sáng tỏ rồi ông Tư Nhớ làm đơn yêu cầu chính quyền xin lỗi và minh oan cho ông
nhưng chẳng ai đoái hoài tới. Nỗi oan ức đầy cay đắng cũng như danh dự của một
con người chân chất, nhân hậu bị người ta xúc phạm nghiêm trọng nhưng cuối cùng
cả một hệ thống chính quyền địa phương chẳng một ai thèm quan tâm:
“Ông ra xã, công an xã cười khà khà, như đang nói về vụ bắt
nhằm con cá lóc, hay con vịt con gà, “biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú
còn đòi gì nữa?”. Ông cãi, tui đâu có đòi gì, nhưng cậu ra thanh minh với bà
con Xẻo Mê dùm vài tiếng được không. Công an chạy qua hỏi chủ tịch, chủ tịch cười
“chuyện của chú coi vậy mà căng lắm, hồi trước tới giờ chính quyền chưa xin lỗi
trước dân lần nào, tôi đâu có dám phá lệ, hay chú lên huyện thử coi…” Rồi huyện
chỉ lên tỉnh, tỉnh hứa để từ từ coi lại…”
Tóm lại, tỏ thái độ không đồng tình và phê phán lối sống dửng
dưng hờ hửng, thiếu trách nhiệm của con người là một trong những nét cảm hứng
nhằm thể hiện quan niệm và cái nhìn độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư về con
người hướng thiện và sống hết mình vì người khác.
3.2 Phê phán những mặt trái của vấn đề đô thị hóa nông thôn
Về vấn đề này, tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
chúng tôi nhận thấy, bên cạnh tình cảm trân trọng, ngợi ca dành cho những con
người với những đức tính, những cách ứng xử cao đẹp trong cuộc sống; bên cạnh
việc tái hiện những bức tranh thiên nhiên thanh bình, êm ả mang đặc trưng văn
hóa ruộng vườn sông nước Cửu Long, Nguyễn Ngọc Tư cũng quyết liệt nhưng rất kín
đáo bày tỏ sự không đồng tình của mình trước khá nhiều vấn đề có thể gọi là
tiêu cực của xã hội trong hoàn cảnh đô thị hóa nông thôn.
Nhìn “bề ngoài” truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là bức tranh
tái hiện cuộc sống và sinh hoạt của người dân nghèo vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long. Tuy vậy, nếu quan sát kỹ hơn chúng ta sẽ thấy, trong bức tranh sinh hoạt ấy,
bắt đầu có sự vận động, biến chuyển theo hướng từ thôn quê ra thành thị; từ ruộng
đồng, sông nước ra những khu đô thị, những khu công nghiệp đang trên đà đô thị
hóa. Và đặc biệt hơn là đằng sau những những vấn đề hiện thực ấy là tiếng
thở dài chua xót của nhà văn trước những va chạm, những rạn nứt và đổ vỡ những
giá trị văn hóa truyền thống của làng quê nông thôn như một điều tất yếu không
cách nào tránh khỏi. Nói khác đi, đây cũng chính là thái độ không đồng
tình của Nguyễn Ngọc Tư về những mặt trái của đô thị hóa với nguy cơ tàn
phá cấu trúc văn hóa làng quê nông thôn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trước hết, có thể thấy sự tác động của đô thị hóa đã làm cho
cuộc sống của người dân quê ít nhiều bị xáo trộn. Sự êm ả, thanh bình vốn có của
không gian làng xã bắt đầu có sự thay đổi. Làng quê nông thôn trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư giờ đây đã xuất hiện thêm những “dịch vụ” vốn là được xem là
những sản phẩm và tệ nạn ở vùng đô thị.
Trong truyện ngắn Cải ơi, người đọc bắt gặp hình ảnh
ông già Năm Nhỏ đang di chuyển từ ruộng đồng ra thành thị để tìm được đứa con
nuôi thất lạc của mình; anh chàng Quách Phú Thàn và cô nàng Diễm Thương (tiếp
viên quán “bia ôm”) vốn là những người từ thôn quê trôi dạt ra phố thị để mưu
sinh.
Hay người đọc cũng bắt gặp cô Bông trong Bến đò xóm Miễu bị
cuộc sống “nửa chợ nửa quê” làm cho “ô uế” khi từ một cô bé còn đang độ tuổi cắp
sách đến trường chỉ trong một ngày đã “lột xác” thành cô tiếp viên ở quán “bia
ôm” “Đêm sầu” bên kia sông:
“Con Bông giờ đã khác. Buổi sáng, Bông bận áo rách qua chợ,
buổi chiều Bông về. Trên mình là chiếc váy ngắn, áo yếm, vai quàng hửng hờ hai
cái dây nhỏ xíu có cũng vậy mà không có cũng vậy, vịn hờ cái áo khỏi tuột xuống… Người
xóm qua đò xầm xì Bông đi bán bia ôm bên sông, quán “Đêm sầu”. Bốn giờ chiều
Lương đưa Bông qua chợ. Bông nói giờ đó chưa có khách đâu, nhưng con mẹ chủ bắt
phải mặc quần lửng ngồi ngoài băng đá đằng trước quán. Một bầy con gái ra đó giả
đò ngắm mây trôi, coi xe cộ qua lại chơi nhưng thật ra là để chào hàng. Bông trở
về lúc hai ba giờ sáng, quần áo xốc xếch, tóc mai dính bết vào khuôn mặt đậm đà
son phấn. Đôi mắt dại đi vì say, vì mất ngủ…”
Hay thậm chí những vấn đề có tính thời sự rất nóng bỏng
như \đẻ mướn, tình yêu đồng giới vốn không xa lạ gì trong quan hệ đời
sống của những con người thành thị bắt đầu len lỏi xuống tận vùng sâu, vùng xa
cũng được Nguyễn Ngọc Tư “cập nhật” và phản ánh rất kịp thời trong Làm mẹ, Tình
thầm … Tuy vậy, có lẽ nghiêm trọng hơn cả là ở truyện ngắn Cánh đồng
bất tận và sau này là ở tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác. Điều này cho
chúng ta thấy đang có một sự xâm lăng rất táo tợn của mặt trái đời sống đô thị
đối với những giá trị văn hóa làng quê nông thôn.
Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, có một vài ý kiến phản
đối và cho rằng Nguyễn Ngọc Tư đã cố tình “bôi đen hiện thực” vì trong tác phẩm
đề cập đến quá nhiều cái xấu. Chúng tôi cho rằng, những nhận định như thế là
máy móc và thiếu tính chiều sâu trong nhận thức và thẩm định văn chương nghệ
thuật. Có thể nói, những bi kịch của con người mà Nguyễn Ngọc Tư đã phản ánh
trong tác phẩm có thể làm nhiều người đau đớn và khó chấp nhận nhưng cũng không
thể dựa vào đó để nói rằng Nguyễn Ngọc Tư đã cố tình “bôi đen” hiện thực. Cần
phải hiểu Cánh đồng bất tận là một tác phẩm nghệ thuật, mà một tác phẩm
nghệ thuật không đơn giản chỉ là sự “sao chép hiện thực một cách thô thiển”
theo như ý muốn của một số người. Có thể nói, ở góc độ nào đó, Cánh đồng bất
tận là những dự cảm, dự báo của Nguyễn Ngọc Tư về những mặt trái của nền
kinh tế thị trường, của đô thị hóa nông thôn. Những Cánh đồng bất tận rồi
đây sẽ được thay bằng những khu công nghiệp, những khu đô thị hào nhoáng. Thế
nhưng, liệu sự hào nhoáng bề ngoài có thật sự mang đến hạnh phúc cho con người?
Và người ta sẽ làm gì trước mối quan hệ lỏng lẻo, xa lạ giữa người với người?
Phải hiểu Cánh đồng bất tận trong chiều sâu như thế mới thấy hết giá
trị đích thực của tác phẩm này. Có lẽ, trong tương lai cùng với quá trình đô thị
hóa, những cánh đồng bao la (vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước
nói chung) sẽ bị “thu hẹp dần”. Chúng ta rồi có lúc sẽ bị ngả nghiêng, chao đảo
vì thế, phải cảm ơn Nguyễn Ngọc Tư bởi Cánh đồng bất tậnđã cho mỗi chúng
ta có cơ hội tự vấn lại chính mình.
“Những cánh đồng trở thành đô thị, những cánh đồng ngoa ngoắt
thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người,
và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ
đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hắt hủi cây lúa (và
gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần. Nhưng ngay
từ đầu, chúng tôi đã tự làm quẩn chân mình, vì không thể quay lại những cánh đồng
cũ (với người quen cũ). Tôi đã từng trở ngược về những nơi đó theo cách của
tôi, bằng mường tượng. Tôi gặp nhiều đứa trẻ tên Hận, tên Thù…Những đứa trẻ
nhàu úa, cộc cằn, cắm cẳn, chỉ tiếng chửi thề là tươi rói, nhảy ra xoi xói ở đầu
môi”.
Nói đến thái độ phê phán của Nguyễn Ngọc Tư về những mặt trái
của đô thị hóa nông thôn, không thể không bàn đến vấn đề con người ở làng
quê nông thôn đang đứng trước nguy cơ đánh mất đi những phẩm chất thật thà chân
chất vốn có của mình bởi những tác động và ảnh hưởng từ những cơn “gió lẻ” độc
hại từ thành thị thổi về. Đây là vấn đề được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện khá xuyên
suốt trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của mình mà đặc biệt nhất là ở tập truyện Gió
lẻ và 9 câu chuyện khác. Trong Gió lẻ, người đọc bắt gặp hình ảnh của
cô bé Mỹ Ái, gã tài xế và anh chàng Dự - lơ xe đang chấp chới giữa ranh giới là
những con đường giao nhau giữa nông thôn và thành thị. Tất cả họ đều đang vật lộn
với cuộc sống khó khăn, nhưng nguy hiểm hơn là đang bị tác động và chịu sự ảnh
hưởng nghiêm trọng của lối sống, cách ứng xử chốn đô thị có phần gì đó ích kỷ
và rất xa lạ so với ở nông thôn.
Có ý kiến cho rằng tập truyện này là một “tiếng nói” khác có
phần “lạc điệu” so với các tập truyện trước đó trong hệ thống truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi cho rằng, nhận xét trên là chưa thỏa đáng. Nếu chúng
ta quan sát kỹ, sẽ thấy đây là tập truyện thể hiện sự phát triển liên tục và
ngày một sâu sắc hơn vấn đề lối sống giả dối, thiếu trung thực đến mức trở
thành thói quen rất đáng sợ của con người trong cuộc sống hiện nay trong
toàn bộ hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Và đây cũng chính là mạch
truyện quan trọng trong hệ thống truyện ngắn của chị góp phần làm sáng tỏ cho
quan niệm “con người hướng thiện”mà chúng tôi đã có lần đề cập. Có khá nhiều
truyện ngắn có thể xem là những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của mạch
tư tưởng này trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư như: Ngổn ngang (tập Ngọn
đèn không tắt), Qua cầu nhớ người (tập Nước chảy mây trôi), Nửa
mùa (tập Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư); Ngày đùa (tập Giao
thừa), Cánh đồng bất tận, Một trái tim khô (tập Cánh đồng bất tận), Gió
lẻ, Tình thầm (tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác).
Trong truyện ngắn Ngày đùa, Nguyễn Ngọc Tư kể lại
nguyên nhân cái chết đau lòng của San chỉ vì những lời nói dối của bạn bè trong
ngày ngày quốc tế nói dối 1.4. San tin lời bạn bè rằng người yêu trước đây của
cô là Phương đã chết để rồi chính cô mới là người chết thật vì một tai nạn
giao thông khi cô chạy xe từ dưới quê lên thành phố để gặp mặt người yêu lần cuối.
Qua truyện ngắn này, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng, nhiều người vốn rất hay nói
dối trong ngày 1.4 để trêu đùa nhau, tuy nhiên, chính thói quen nói dối của
không ít người trong ngày này đã vô tình gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng
mà người ta không thể lường trước được. Nguyễn Ngọc Tư đã gián tiếp phản đối
cách con người ta sống giả dối, thiếu trung thực dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đến Cánh đồng bất tận, có thể nói bi kịch về thân phận của
người nông dân trong tác phẩm này không đơn giản chỉ là cuộc sống nghèo khổ đói
khát về vật chất, về miếng cơm manh áo, thông qua tác phẩm này, nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư còn cho chúng ta thấy một bi kịch khác của con người, đó là sự
“đói khát”, sự cằn cỏi, sự chai sạn về mặt tình cảm, về mặt tinh thần của
con người. Và đây mới thật sự là giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc
của tác phẩm này.
Trong tác phẩm, bi kịch của hai chị em Điền và Nương không
đơn giản chỉ là vấn đề “miếng cơm manh áo” mà chính là sự đói khát về tình
cảm của cha mẹ, của con người với con người trong cuộc sống. Trong tiềm thức
của hai chị em Nương luôn là hình ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời nhưng tất cả đều
là mầm mống và dấu diệu báo trước một sự chia lìa, xa cách do sự thiếu chung thủy
của người mẹ ấy.
“Má ngó chúng tôi, hỏi: “Gì mà nhìn trân trân vậy hai đứa?”.
Tôi nói,“Má lạ quá hà, nhìn không ra”. Má mừng quýnh, “Thiệt hả?”. Tôi muốn
khóc quá chừng, má con xa lạ với nhau sao lại mừng?”
Và đúng như thế, mẹ của chúng cuối cùng do không chống lại nổi
sự cám dỗ của người đàn ông có chiếc ghe bán đủ thứ đồ thực phẩm đã nhẫn tâm bỏ
đi. Còn lại người cha, cứ ngỡ ông sẽ dành tất cả tình cảm của mình cho hai đứa
con yêu thương để bù đắp sự trống vắng của người mẹ thì trái lại ông cư xử với
chúng như những người dưng xa lạ. Vì thế, tuy sống với cha nhưng hai chị em
Nương và Điền hầu như chỉ biết “giao tiếp” với… đàn vịt mà chúng chăn thả trên
những Cánh đồng bất tận. Chúng thèm quay quắt một ánh nhìn trìu mến của
cha mà lẽ ra đương nhiên chúng được quyền hưởng. Chúng thèm được nghe ông sai
đi mua rượu, sai nướng vài con khô để ông vui thú với bạn bè. Thậm chí chúng
còn thèm được nghe ông la hét, đánh mắng dù họ chẳng lầm lỗi gì. Nói tóm lại, họ khao
khát được giao cảm, được trò chuyện giống như bầy vịt chăn thả trên đồng cần có
lúa để ăn mà đẻ trứng. Họ thèm được “đối thoại” với cha mình dù đó là những
lời nạt nộ, xa lạ như với người dưng nước lả. Những đoạn văn sau cho chúng ta
thấy bi kịch trên của chị em Nương và Điền:
- “Trời ơi, trừ chị em tôi ra không ai thấy được đằng sau
khuôn mặt chữ điền ngời ngợi đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi
vơi, dễ hụt chân”.
- “Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả đò té chìm nghỉm
mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, dợm lao xuống
nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại, tiếp tục gọt đẽo, chắc là nhớ thằng Điền
đã lặn lội nước sông từ năm bốn tuổi, sức mấy mà chết trôi.”
- “Có lần, đi qua xóm, trong một buổi chiều, chúng tôi gặp những
ông già ngồi chơi với cháu, thằng Điền đứng tần ngần bên hàng rào dâm bụt, bảo,
“ phải chi ông nầy là ông nội mình hé Hai?” Nghe câu đó tôi bỗng thấy mình
nghèo rơi nghèo rớt đến nỗi không có… ông nội để thương, thèm muốn bên đường.”
Trong tác phẩm còn một chi tiết làm cho người đọc không khỏi
bất ngờ và bàng hoàng. Đó là chi tiết cô bé Nương hay tìm đến con vịt mù trong
đàn để trút hết những nỗi niềm tâm sự, mong tìm được sự cảm thông chia sẻ. Đây
là một chi tiết đắt giá làm người đọc phải giật mình về mối quan hệ lỏng lẻo,
xa lạ giữa người với người trong cuộc sống. Chúng ta thử nghĩ xem vì sao
trong cuộc sống hiện đại con người ta lại cô đơn, bơ vơ và lạc lỏng đến như vậy?
Đến đây có thể nói cái nghèo cái đói về vật chất, về miếng cơm manh áo đối với
người nông dân bây giờ là chuyện rất… bình thường. Nói hình ảnh một chút là dù
sao họ cũng đã quen với cách “sống chung với lũ”. Chỉ có cái nghèo, cái
đói về mặt tình cảm, nỗi thiếu thốn về chữ tình, chữ nghĩa, sự giả dối trong đối
xử giữa người với người mới là điều quá sức tưởng tượng của họ.
Đến Gió lẻ, đây là truyện ngắn đã thể hiện và phát triển
một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những vấn đề mà Nguyễn Ngọc Tư đã đề cập qua từng
tập truyện trước đó. Thông qua cuộc đời đầy bất trắc của cô bé Mỹ Ái, Nguyễn Ngọc
Tư đã phê phán lối sống giả dối đến tự nhiên và không biết ngượng của
con người trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình lưu lạc của cô bé có nguyên nhân
trước hết là do những lời nói và việc làm giả dối của người cha trước mặt con
gái mình về cái chết của vợ ông mà ông là nguyên nhân chính.
“Hồi sáu tuổi, có lần em lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa
lông cho con chó Lu Lu, không ngờ vì chuyện đó mà cha mẹ cãi nhau, cha chỉ vào
em, hỏi mẹ, từng từ khít như máu rỉ qua kẻ răng, “cô lấy thằng nào mà đẻ ra cái
thứ này?”. Mẹ em không trả lời, lẳng lặng vào phòng, khóa cửa trong. Ba giờ sau
cha tìm thấy mẹ treo mình đung đưa trên xà nhà… Suốt hai ngày lễ tang của người
đàn bà tuyệt vọng vì phát hiện mình bị ung thư dạ dày, như cha em buồn bã kể,
em ngồi dựa vách chỗ đặt quan tài của mẹ, lặng thinh đốt giấy vàng mã… Cha quay
lại nhìn em, thoáng nhẹ nhõm. Sự câm lặng cần thiết cho những bí mật.”
Kế đến, trong quá trình lưu lạc cô bé đã trở nên câm lặng đến
nỗi quên luôn cả tiếng người được xác định là do ông Tám Nhân Đạo ở rẫy bắp Mai
Lâm – người đàn ông (ai cũng nghĩ là nhân đạo và tốt bụng) mà Mỹ Ái đã “lặng
lẽ làm đám tang” cho ông ngay lúc ông khi còn sống:
“Em lặng lẽ làm đám tang cho ông Tám Nhân Đạo. Những gì
em giữ cho ông đều biến mất, vụt tắt, nắm xôi ông trao em ở góc chợ Mai Lâm, tấm
vải ông xé áo mình để bó tay em hôm bị dao cắt…Giờ một người đàn ông xa lạ đang
lúi húi trên em, như con Cò thường lè lưỡi liếm chân em để gọi em than thở chuyện
đời của nó… Đó là lần đầu tiên em phát hiện ra, vài thứ ở đây tên gọi đều không
đúng với bản chất…”
Cuối cùng cái chết của cô bé được xác định là từ suy nghĩ và
việc làm giả dối để hại bạn của gã lơ xe tên Dự (trước đó vốn rất hiền lành):
“Dự bỗng nghĩ, nếu mình cho xe lao vào anh ta, nếu mình lao
vào như một tai nạn trong lúc mình không kiểm soát, trong lúc sương mù rình rập,
trong cái lạnh cóng tay. Mình chỉ cần trôi nhanh hơn, và anh ta thì nằm xuống
mãi mãi với những con đường…”
Có thể nói, ở Gió lẻ, những con người lang bạt trên
khắp các nẻo đường của cuộc sống đô thị đang có nguy cơ đánh mất những giá trị
của chính mình vốn là hành trang duy nhất mà họ đã mang theo lúc còn ở nông
thôn. Trong truyện ngắn này, có một chi tiết thể hiện khá rõ dụng ý nghệ thuật
của Nguyễn Ngọc Tư đó là chi tiết cô bé Mỹ Ái lâu ngày không nói chuyện nên
quên mất cả tiếng người, mất cả ngôn ngữ và đặc biệt là cô thường nôn ói khi
nghe phải một lời giả dối của ai đó. Qua chi tiết được lặp đi lặp lại khá nhiều
lần này, Nguyễn Ngọc Tư muốn phê phán sự thiếu trung thực và giả dối của
con người trong cuộc sống hiện đại thật sự đã trở thành một thói quen rất
đáng sợ. Con người ta nói dối mọi lúc mọi nơi, từ việc nhỏ đến việc lớn; từ
ông chủ tịch đến gã lơ xe, từ kẻ trí thức đến người thất học, từ già đến trẻ ai
ai cũng không thật lòng, ai ai cũng giả dối trong lời nói và việc làm… Sở dĩ cô
bé Mỹ Ái không muốn mở miệng giao tiếp với mọi người xung quanh là vì cô sợ
mình mở miệng ra sẽ nói lên những sự thật mà chính cô là người trong cuộc hoặc
đã từng chứng kiến. Vì thế, cô đành chấp nhận im lặng như một người câm vì nếu
có nói lên sự thật thì chắc gì mọi người xung quanh đã nghe và tin cô bởi họ vốn
đã quen với việc nói dối. Qua truyện ngắn này, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng cuộc
sống của con người ta sẽ ra sao khi chung quanh họ toàn là những điều giả dối?
Phải chăng mọi bi kịch của con người trên cuộc đời này đều có nguyên nhân từ sự
thiếu trung thực và giả dối của chính họ mà ra? Và phải chăng trong cuộc sống vốn
ngắn ngủi của kiếp người có bi kịch nào tàn nhẫn và xót xa hơn bi kịch con
người ta sống nhưng không được quyền nói lên những sự thật mà họ đã tận mắt chứng
kiến?
Tóm lại, từ những vấn đề trên cho chúng ta thấy, Nguyễn Ngọc
Tư đã kín đáo và gián tiếp nói rằng nền kinh tế thị trường cùng với cuộc sống
hiện đại tạo ra biết bao điều mới lạ hấp dẫn đối với con người nhưng cũng chính
cuộc sống ấy đã tạo ra không ít những dâu bể, thăng trầm. Khi người ta ồ ạt kéo
nhau về phía thành thị chừng nào thì sau lưng họ, vùng trời nông thôn lại lộ ra
từng mảng lở loét, gập ghềnh, chông chênh… chừng ấy. Ở nơi đó, trên những “cánh
đồng bất tận” có những người dân quê do không theo kịp vì không có tri thức nên
phải tìm mọi cách để sinh tồn mà bất chấp hậu quả. Và điều nguy hiểm hơn hết
là, chính cuộc sống ấy đã và đang hình thành nên lối sống giả dối và thiếu
trung thực đến mức tinh vi và không biết xấu hổ của con người. Đau đớn và chua
xót hơn là điều ấy đang dần trở thành một thói quen rất đáng sợ
trong suy nghĩ của không ít người đủ mọi thành phần và lứa tuổi.
3.3 Thái độ phê phán nhẹ nhàng kín đáo trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn so sánh với một số nhà văn khác.
Nếu nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, nói về thái độ
phê phán của các nhà văn trước những vấn đề thuộc về mặt trái của cuộc sống,
trước hết phải kể đến những nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán
1930 – 1945 như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Có thể
thấy, các nhà văn này trong khi phản ánh hiện thực bao giờ họ cũng thể hiện một
tấm lòng, một cái nhìn cảm thông đối với quần chúng nhân dân lao động. Các nhà
văn luôn đứng về phía những “người bé nhỏ”, dưới đáy xã hội để lên tiếng bênh vực
và chia sẻ. Bên cạnh đó, để thể hiện những tinh thần ấy, các nhà văn trong giai
đoạn này thường tỏ rõ thái độ phê phán một cách quyết liệt và mạnh mẽ nhằm lên
án, tố cáo, những thế lực thống trị đã chà đạp con người; vạch trần những bộ mặt
nhám nhúa, những bọn người đểu giả, lừa lọc, bịp bợm... làm băng hoại đạo đức
xã hội. Thái độ ấy bộc lộ qua từng con chữ, từng câu văn… mà người đọc rất dễ
dàng nhận ra. Tiêu biểu cho sự quyết liệt này là Vũ Trọng Phụng khi ông công
khai cho rằng văn chương của ông phải là “sự thực ở đời”. Và chúng ta hẵn đã biết
“sự thực ở đời” trong văn chương của Vũ Trọng Phụng đó là việc nhà văn đã không
ngần ngại “lột trần” bản chất xấu xa, bần tiện, thái độ bịp bợm, lừa lọc… của bọn
người “đểu cáng”, cơ hội trong xã hội thời ấy. Các tác phẩm bất hủ của ông
như Số đỏ, Giông tố, Trúng số độc đắc…là những minh chứng rõ ràng nhất cho
thái độ phê phán quyết liệt, thẳng thắn và trực diện này của Vũ Trọng Phụng.
Người đọc có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều đoạn văn trong tiểu thuyết Số đỏ thể
hiện thái độ phê phán trực diện của nhà văn về hai hạng người bịp bợm, cơ hội
(Xuân Tóc Đỏ) và dâm đãng, đạo đức giả (bà phó Đoan) trong xã hội Việt Nam những
năm 1930-1945. Bằng giọng văn trào lộng chua cay, Vũ Trọng Phụng đã tỏ rõ thái
độ phê phán, châm biếm không khoan nhượng:
“Đã đến lúc nhọc mệt vì sự mơn trớn nạ giòng ấy, Xuân
Tóc Đỏ đẩy cái mặt bự phấn ấy ra nhăn nhó kêu lên:
- Gớm chưa!
Thái độ ấy làm cho vị quả phụ thủ tiết tức thì nổi trận lôi
đình! Thật thế, ai mà không phải tức, khi lòng tự ái bị thương! Bà Phó Đoan làm
một hồi trầm trập:
- À! Đồ khốn nạn! Đồ Sở Khanh! Đồ bạc tình lang! Làm hại cả một
đời người ta rồi bây giờ giở mặt phỏng? Này, con này chẳng phải vừa đâu! Liệu
thần xác!
Xuân Tóc Đỏ đứng phắt lên, xua tay một cách chán nản:
- Thôi, tôi xin bà. Thế là tử tế lắm rồi ! Bụng dạ bà tốt
lắm! Tôi đã làm hại cả một đời bà ấy à ? Cái đó cũng có lẽ, cũng có thể.
Nhưng mà vâng lời bà, tôi đã tìm cách cứu chữa rồi. Tôi đã đi mời cho bà một
ông đốc tờ cẩn thận chứ đây không thèm gọi bọn lang băm.” (Số đỏ - Vũ
Trọng Phụng).
Đến thời kỳ đổi mới văn học (từ sau đại hội VI năm 1986),
thái độ phê phán của các nhà văn một lần nữa được bộc lộ một cách mãnh liệt trực
diện không kém gì những giai đoạn trước. Tinh thần và thái độ phê phán trong
văn học giai đoạn này được các nhà văn nhìn nhận với một thái độ “nhìn thẳng”,
“nhìn thật”, quyết không tránh né nhằm vạch trần và phơi bày ra ánh sáng những
mảng tối, những u nhọt mà trong giai đoạn trước đó vì những lí do khách quan của
lịch sử đất nước các nhà văn không có điều kiện đề cập đến. Vấn đề này thể hiện
rất rõ qua hàng loạt tác phẩm của những tác giả như: Dương Hướng với Bến
không chồng; Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều
ma; Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh và đặc biệt là Nguyễn Huy
Thiệp với hàng loạt tác phẩm như: Tướng về hưu, Kiếm sắc, Những người thợ
xẻ, Không có vua, Những người muôn năm cũ…
Khác với các nhà văn kể trên, ở Nguyễn Ngọc Tư thái độ phê
phán được chị thể hiện một cách rất nhẹ nhàng, kín đáo chứ
không báng bổ và gay gắt. Người đọc không bao giờ thấy ở Nguyễn
Ngọc Tư những hành động và thái độ ném vào bộ mặt xã hội tất cả những uất nghẹn
và căm phẫn như Vũ Trọng Phụng trong Giông tố, Số đỏ... Hay cũng không bao
giờ tìm thấy ở Nguyễn Ngọc Tư sự “văng tục” rất bạo miệng, và
thái độ“coi đời là vô nghĩa, là trò đùa, luôn luôn có giọng ỡm ờ, bỡn cợt, nhìn
đời nhìn người chỉ thấy mặt bỉ ổi, thú vật” kiểu như Nguyễn Huy Thiệp. Đại
loại như:
- “Bà Lâm bảo: “Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình
đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”. Bố Lâm gắt :“Bà
lão hay nhỉ!”. Bà Lâm lẩm bẩm: “Hay cái con mẹ mày! Tao tám mươi tuổi mà
nói sai à?” (Những bài học nông thôn)
Hay:
- “Doanh nói: -Tôi là một giáo viên bị kỷ luật nên mới bị đày
lên đây. Còn cậu, nghiệp chướng gì mà cậu cũng rúc vào xó này ?... Hiểu rồi!
Doanh cười – Cậu đã nuốt trọn gói thuốc đắng của nền giáo dục nhà trường. Thanh
niên là vậy! Răng các cậu rất khỏe, các cậu có thể nhai vỡ cả sỏi. - Tôi hỏi
Doanh xem anh bị kỷ luật gì, Doanh nói: Chẳng qua là chuyện“sướng con cu mù con
mắt”…“Doanh bảo: Học vấn có điều nguy là khiến người ta có ảo tưởng thay đổi bản
thân và hoàn cảnh là điều vốn dĩ không bao giờ làm được. Trên thực tế người ta
chỉ dịch chuyển từ một hoàn cảnh thối tha này sang một hoàn cảnh thối tha khác
mà thôi. Ở yên một nơi thì ít bi kịch đau khổ.” (Những người muôn năm cũ)
Với Nguyễn Ngọc Tư, thái độ phê phán trong tác phẩm của
chị gần như là không biểu lộ ra ngoài câu văn và con chữ, nghĩa là người đọc chỉ
có thể cảm nhận được thái độ phê phán ấy sau khi đã đọc trọn vẹn tác phẩm,
thông qua cuộc đời và thân phận các nhân vật mà chị đã xây dựng trong tác phẩm.
Đó là trường hợp ở Ngọn đèn không tắt, Cải ơi, Ngổn ngang, Nỗi buồn rất lạ,
Qua cầu nhớ người, Lỡ mùa, Đau gì như thể, Một trái tim khô, Bến đò xóm Miễu…
Bên cạnh đó, thái độ phê phán trong các tác phẩm cũng được
Nguyễn Ngọc Tư kín đáo “che” lại bằng một giọng điệu buồn và khá trầm
tĩnh nên người đọc phải quan sát kỹ thì mới có thể nhận ra. Trường hợp
truyện ngắn Cánh đồng bất tận, cùng những truyện ngắn trong tập Gió
lẻ và 9 câu chuyện khác là những trường hợp tiêu biểu nhất cho vấn đề này.
Đây là giọng điềm nhiên, trầm tĩnh của Nguyễn Ngọc
Tư thuật về tình cảnh đáng thương của Sương – cô gái giang hồ sau một đêm đi
“thương lượng” với những “người có trách nhiệm” của địa phương (về việc
đàn vịt của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong truyện ngắn Cánh đồng bất
tận:
“Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò
ra khỏi bọc, lơ láo. Mắt ông ta lột trần chị, và toan tính một thoáng. Người
còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp xem được một vở cải lương hay. Chị thấu
hiểu đàn ông đến nỗi, ngay lập tức chị ngó về phía chúng tôi, ngầm báo, cuộc
thương lượng (về một sự đổi chác) đã kết thúc rồi… Chị trở về khi trăng rạng rỡ
trên đầu (mãi sau nầy, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trăng ấy). Ống quần quệt vào
cỏ ướt đẫm sương. Hơi rượu quyện với mùi thuốc lá làm tôi chạo chực. Nhác thấy
hai chị em tôi ngồi thù lù, chị kêu lên, trời đất, hai cưng chờ chị chi vậy.“Chị
làm đĩ quen rồi, mấy chuyện nầy nhằm bà gì mà mấy cưng buồn?”
Và đây là giọng điệu của Nguyễn Ngọc Tư thuật lại cảnh ông
Tám Nhơn Đạo hãm hiếp cô bé Mỹ Ái trong truyện ngắn Gió lẻ - một giọng
kể điềm nhiên được trình bày qua lối văn nhẹ nhàng nhưng lột tả trọn vẹn nỗi nỗi
đau, thất vọng của tác giả trước sự đểu giả của con người trong cuộc sống:
“Lâu ngày em không còn giật mình vì tiếng người nữa. Nên cái
bữa ông Tám Nhơn Đạo ra chòi, em không hay. Bỗng dưng thấy mình bị ép chặt xuống
tấm ván mối ăn lấm tấm, và một bàn tay lần vào áo em, thì em giật mình. Em gào
lên, nhưng giọng tắt trong bàn tay khẳm mùi rượu, thịt và nước tiểu… Giờ một
người đàn ông xa lạ đang lúi húi trên em, như con Cò thường lè lưỡi liếm để gọi
em than thở chuyện đời nó.”
Nói tóm lại, cái nhìn phê phán trong truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư ở góc độ nào đó chính là những câu hỏi phản biện mà
tác giả đặt ra đối với mỗi chúng ta (nhất là với những người “có trách nhiệm”).
Và những vấn đề trên được Nguyễn Ngọc Tư trình bày bằng một thái độ nhẹ
nhàng kín đáo chứ không gay gắt báng bổthông qua những câu chuyện xúc động lòng
người. Thái độ phê phán nhẹ nhàng kín đáo, ở góc độ nào đó đã nói lên cái nhìn
hướng thiện và bao dung rộng lượng vị tha đối với con người của Nguyễn Ngọc Tư.
Đây cũng là một trong những nét riêng góp phần làm nên phong cách độc đáo của
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007
2. Nguyễn Văn Hạnh - Văn
hóa như là nguồn lạch sáng tạo và khám phá văn chương. Tạp chí văn học, số 1,
năm 2007
3. Hoàng Ngọc Hiến - Văn học
gần và xa. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006
4. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà
văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách. Nhà xuất bản Trẻ, 2000
5. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà
văn tư tưởng và phong cách. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2001
6. Nhiều tác giả - Lý luận
văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1986
7. Trần Đình Sử - Một số vấn
đề về thi pháp học hiện đại. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo viên, 1993
8. Lê Ngọc Trà - Lý luận và
văn học. Nhà xuất bản Trẻ, 2005
9. Website http://www.viet-studies.info/NNTu/ (chuyên trang về Nguyễn Ngọc Tư do Trần Hữu Dũng thiết kế và quản lý).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét