Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Mười lăm năm hận sử

Mười lăm năm hận sử

1. Truyện ngắn Mười Lăm Năm Hận Sử (1949) là câu chuyện được chiến sĩ tên Lê kể trong lúc đoàn quân hải ngoại ăn sáng, chờ vượt sông Cửu Long trở về phục vụ tổ quốc. Lê và Nguyên được chọn đi trước để dọ đường. Lê kể:
Có một tiểu anh hùng phi ngưạ bị người Stiêng đuổi và bắn tên, tình thế nguy cấp. Bỗng đâu có một sư ông bắn tên chặn người Stiêng cứu cậu bé ấy. Câụ bé ấy là Rabei, con Đảng trưởng ở Núi Beo. Sau đó người Mọi Stieng đến cầu hoà. Nhờ có sư ông can thiệp, Đảng trưởng bỏ qua. Đêm ây sư ông kể cho Rabei câu chuyện 20 năm trước. Đảng trưởng, cha nuôi Rabei chính là Trần Huỳnh, người đã giết cha mẹ Rabei để chiếm sở sầu riêng. Duy nhất người nghĩa bộc Trí Nhân trốn thoát. Rabei muốn tìm Trí Nhân. Sư ông ra đi. Từ đó, chiều chiều Rabei lên núi Beo nhìn về phương xa mong có một ngày trả thù cho cha mẹ. Nhưng vì Đảng trưởng có gồng nên không thể ám sát được. Muà hạ năm ấy nắng gắt, nước cạn. Người ta chém giết nhau để giành nước. Rabei cùng đảng trưởng lo tìm nước. Rabei tạm gác chuyện trả thù sang một bên. Khi Đảng trưởng sắp di cư thì trời đổ mưa, sau đó Rabei ốm nặng. Đảng trưởng chăm sóc thế nào cũng không hết. May nhờ có một người mọi Ngức tìm thuốc cúu được.
Ngức ở lại nhà Đảng trưởng và trở thành bạn thân của Rabei. Ngức và Rabei đi săn. Ngức có con dao bén có thể đâm thủng mọi thứ kể cả có gồng. Rabei định mượn con dao ấy. Ngức cho Rabei biết mình là người mọi nô bộc cuả cha Rabei. Ngức kể chuyện cha mẹ Rabei và nói đã sắp đặt xong. Rabei lưỡng lự việc trả thù vì Đảng trưởng là nghĩa phụ. Một đêm kia, Ngức và Rabei ám sát đảng trưởng. Cải hai bị bắt trói. Khi biết Ngức là sư ông, cũng là Trí Nhân, Trần Huỳnh (Đảng trưởng) cam chịu tội chết.
Sau đó sư ông và Rabei lên đường. Sư ông dẫn Rabei về chùa, trao cho Rabei những kỷ vật của gia đình: hình cha mẹ, quần áo Rabei, chiếc áo đẫm máu của người cha. Sư ông nói tên của Rabei là Nguyễn Hoà Lê, và bảo Lê về tỉnh tìm ông bà ngoại, bảo Lê đến trường học cái anh sáng uyên thâm của đạo làm người, phải sống cho ra sống, phải biết tổ tiên và hồn thiêng đất nước. Rabei buông áo nhà sư ngấn lệ.
Đoạn phụ: Năm ngoái có một đoàn người đi lạc lối đến rừng sâu, thấy có ánh lửa trước mặt, họ tìm đến, nhưng đó chỉ là một trái núi đen ngòm. Có người trên núi hỏi Rabei. Một người hỏi lại. Bóng người trên núi biến mất. Từ đó không ai dám bén mảng tới núi beo.
Kết: Lê kể xong truyện thì cả đoàn cũng ăn sáng xong. Đoàn trưởng tỏ vẻ hài lòng và tin Lê. Chúc Lê lên đường thành công.
Nhận xét:
Mười Lăm Năm Hận Sử được viết với một motip quen thuộc, motip phản trắc- thù hận- trả thù của loại truyện kiếm hiệp, đặt trong bối cảnh rừng núi. Lý Văn Sâm vẫn sử dụng lối kể chuyện trong truyện. Câu chuyện về những chiến sĩ hải ngoại trở về phục vụ tổ quốc, họ còn ở bên kia sông cửu Long chờ thời cơ. Câu chuyện ấy hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện Lê kể, thậm chí có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng gì đến câu chuyện thù hận của Rabei và Đảng trưởng. Vì thế tư tưởng yêu nước chỉ hiện lên thấp thoáng vì đoàn quân hải ngoại yêu nước ấy không được miêu tả cụ thể.
Có lẽ đây là chủ đề của truyện: Người đoàn trưởng đã nhắc nhở Lê : hẳn em phải nói với sư cụ Trí nhân rằng “ Một đưá con trai đã rửa xong thù nhà, nay đã tới lúc phải rửa sạch nhục nước…”. Tư tưởng này đã bàng bạc trong văn chương cổ điển, và được Lý Văn Sâm nhắc lại như nhắc nhở một truyền thống từ thời Hai Bà Trưng, đến Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu...
2. Hai truyện Ma Ní Bửu Châu và Nợ Nước Thù Nhà đã đăng trong tập Gió Bãi Trăng Ngàn.
3. Trong Cơn Ly Loạn kể về thân phận một đưá trẻ mồ côi chẳng biết trôi dạt về đâu. Thằng Lai là con người cô thứ bảy của tôi. Cha nó mất tích trong khói lửa. Cô tôi đi lánh nạn, bỏ thàng Lai ở lại với mẹ tôi. Nó phải làm đủ mọi thứ việc trong nhà, và thường bị mẹ tôi đánh mắng. Nó ẩn nhẫn chịu. Tôi khuyên can mẹ tôi nhưng người không thay đổi. Khi có lịnh bãi trường, tản cư, cậu Ba về trú tại nhà tôi. Thằng Lai phải vất vả hơn để hầu hạ cậu. Rồi một sáng, khói lưả lại ập tới, chúng tôi bỏ nhà chạy. Thằng Lai phải ở lại trông nhà.
Giặc đến rồi giặc đi. Chúng tôi trở về nhà. Khi rà soát lại đồ đạc mẹ tôi mới hay bị mất đôi hoa tai và xâu vàng y, cậu tôi bị mất bộ đồ. Chỉ có thằng Lai lấy. Dỗ ngọt không được, mẹ tôi đánh nó một trận và đuổi nó ra khỏi nhà. Không biết nó đi về đâu. Rồi Thổ dậy! cậu Ba tôi bị trúng tên. Trước khi nhắm mắt, cậu Ba thú nhận đã lấy vàng của mẹ tôi. Cậu định lên tỉnh kiếm người nhân tình cũ làm ăn. Mẹ tôi khóc ngất, hối hận. Rồi chiến tranh lại tràn tới, mẹ tôi và tôi phải chạy từ làng này sang làng khác. Nưả đêm mồng 9.1945 thằng Lai đến thăm mẹ con tôi. Nó không giận mẹ con tôi. Mẹ tôi kiệt sức trở bệnh và qua đời. Từ đó đến nay đã 3 năm, tôi lạc mất thằng Lai. Tôi ước gì được nắm tay Lai để cùng nhau dấn bước trên những nẻo đường đời lắm cát bụi.
Nhận xét:
Truyện chỉ thể hiện tình thương người truyền thống. Chiến tranh được dùng làm bối cảnh để tăng thêm sự rủi ro bất hạnh của nhân vật. “Giặc đến rồi giặc lại đi. Chỉ còn để lại một dấu tang lớn cho khắp làng mạc quạnh quẽ. Nhiều nhà cửa bỏ trống bị thiêu rụi”.(tr.152).
Cốt truyện quen thuộc với kiểu truyện dân gian mẹ ghẻ con chồng, chỉ có tình tiết, không có tư tưởng. Lý Văn Sâm nghiền ngẫm sự đau khổ! ”Thấy tôi ứa nước mắt nhìn nó, nó cũng sụt sịt khóc theo. Hai tôi im lặng giây phút như để nghiền ngẫm chung một sự đau khổ”.(tr.155).
4. Rồng Bay Trên Núi Gia Nhang kể truyện về người anh hùng Châu Phiên.
Châu Phiên có cha là một người Pháp. Mẹ là người Mọi. Ông Oderra là người mở con đường xuyên Đông Dương rồi về Pháp, để lại người vợi Mọi và đưá con tên Châu Phiên. Phiên được sáng Pháp học 3 năm rồi trở về mộ dân lập ấp, sống một cuộc đời riêng biệt. Châu Phiên đã chữa được chứng bịnh ngứa kỳ lạ cho dân, đã gọi được rồng trở về đem mưa cho dân, được dân tôn lên hang thần thánh. Trong thời gian tác giả (nhân vật Tôi) thay cha cai quản lò than, ông đã quen Châu Phiên. Vốn tính ngang tang, Tôi không phục Châu Phiên, rồi một mình tới gặp Châu Phiên, nhận ra Châu Phiên là người tốt, người anh hùng của nhân dân. Sau này Châu Phiên kể cho Tôi cách chưã bệnh ngứa cho dân. Một cánh rừng có loại sâu gây ngưá gần đó. Châu Phiên đã đốt cánh rừng từ đó dân hết ngưá. Châu Phiên cũng kể cách gọi rồng. Đúng sáu giờ sáng một ngày muà thu 1940, Châu Phiên cho người đốt động dơi, làm dơi bay lên, người dân đứng xa nhìn, như thấy rồng bay. Người dân Mỹ Trà yên tâm làm ăn vì “họ tin tưởng trên đầu họ đã có Châu Phiên, vị thần linh sẽ luôn che chở và phù trợc cho họ được sống yên ổn”(tr.179)
Nhận xét:
Lý Văn Sâm ca ngợi Châu Phiên như một người anh hùng, sống một cõi riêng, cứu độ dân trong mọi hoàn cảnh, được dân tôn thờ như thần thánh. Có thể coi Châu Phiên là nhân vật lý tưởng của Lý Văn Sâm, nhưng nhân vật này không có tư tưởng hay lý thuyết xã hội, cũng không phản kháng xã hội, chỉ diễn tả mơ hồ khát vọng tự do.
Truyện cũng có những yếu tố tự truyện khi tác giả đưa vào truyện những chi tiết tiểu sử của mình: ”Tôi thay thân phụ cai quản lò than hiệu cái Thác Nước và trông nom một ngàn thợ rừng khai phá khu rừng cấm số 11 để lấy củi làm than “...”Tôi cố tâm chuộc lại những ngày phóng đãng cũ đã làm tỳ ố phân nửa phần đời của tôi” (tr.162)
Trong truyện cũng không có bóng dáng thời sự chính trị những năm 1940, mặc dù tác giả ghi rõ vào lúc 6 giờ sáng một ngày mùa thu 1940 (tr.178). Không gian truyện là vùng rừng núi Đồng Nai, Sông Bé, Gia Ray và mở rộng sang Pháp.
30/7/2021
Bùi Công Thuấn
Theo http://buicongthuan.blogtiengviet.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tưởng chừng như

Tưởng chừng như (Nói với Gaston,  15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...