Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Người đi không về

Người đi không về

Trong tập này có 11 tác phẩm kịch:
(10 tác phẩm đã in trong Gió Bãi Trăng Ngàn, Nxb THĐN 2008.)
VÀNG (69 tr.) là vở kịch riêng trong tập này.
Hồi I: Nhà ông bà Huyện, buổi chiều, bà phát hiện ra mất hộp vàng. Bà nghi cho Trung (người giúp việc), rồi nghi cho Quế (con chồng). Khi Quế về, bà và Quế gây sự với nhau, mặc dù ông Huyện và Vàng (cô em gái cùng cha khác mẹ) can ngăn nhưng không được. Bà Huyện cầm dao đâm Quế, bị Quế vặn tay xô té. Bà Huyện xô người vào dao chết. Lúc ấy ông giáo Khương ở bên cạnh chạy qua.
Hồi II: Tòa xử Quế tù 5 năm. Ở tòa án về, Trung và giáo Khương gây sự, Trung nói bóng gió nghi Khương là thủ phạm lấy vàng. Hương (vợ Quế) can ngắn. Vàng cấm không cho Hương sang nhà cha chồng (ông Huyện nữa). Ông huyện và Khương khuyên can. Khương ở lại ăn cơm với ông giáo, Hương bồng con đi. Vàng chạy theo xin hoà giải ”Chúng ta hãy vui vẻ nắm tay nhau ngảnh nhìn về tương lai mà đi tới “(tr.140) Cả nhà ủ rũ khi nhắc tới Quế và bà huyện.
Hồi III: Ông Huyện và Trung nói nói chuyện về thủ phạm lấy vàng. Ông huyện bảo Quế bị oan. Ông bịnh nặng, được Vàng chăm sóc. Vàng báo tin Quế vượt ngục và Hương đi tu. Có thơ cuả Giáo Khương từ Cần Thơ gửi lên, Vàng đọc cho cha nghe. Khương thú nhận đã quan hệ với Bà Huyện, và bà Huyện đã lấy vàng gửi Khương, chờ khi ông Huyện chết thì hai người chung sống. Ông Huyện căm giận người đàn bà ác phụ. Ông tuy mù mắt nhưng không mù tai, và đã nghi cho Khương từ lâu. Vàng ân hận vì đã nghi cho Quế và xúc phạm Hương.
Hồi IV: Vàng đến chùa tìm Hương, kêu gọi Hương hoàn tục vì còn Quế. Vàng nói với Hương: ”Sống là để mà quật khởi. Ta quật khơi ngay với ta, với lòng ta. Xưa kia ta đau khổ nhiều chỉ vì ta không biết quật khởi “(tr.171). Bỗng có người đập cửa. Vàng và Hương lánh mặt. Sư cụ đón hai người vào. Đó là Lâm và Tùng, hai chiến sĩ vượt biển. Họ đi 3 người, nhưng một người bị lạc. Sư cụ, Vàng, Hương và hai chiến sĩ định đến đồn Tây gần đó kêu gọi lòng nhân đạo phóng xá cho Quế. Ngay lúc ấy có người xin sư cụ mở cửa chùa cứu nạn. Đó là Quế. Hương gặp lại Quế, gục đầu trên vai chồng.
Nhận xét:
Vở kịch khai thác những nỗi thống khổ trong gia đình do cái ác của người đàn bà ngoại tình gây ra, cùng với mâu thuẫn mẹ ghẻ con chồng. Nguyên nhân chính là do lòng tham vàng gây ra. Giải pháp ban đầu là buông xuôi, tìm đến cửa Phật để quên đời. Sau đó Lý Văn Sâm đưa vào tư tưởng quật khởi, đấu tranh. Sống là để mà quật khởi. Ta quật khơi ngay với ta, với lòng ta. Xưa kia ta đau khổ nhiều chỉ vì ta không biết quật khởi“. Hai hinh ảnh hai chiến sĩ vượt thoát có lẽ là để khẳng định tư tưởng: còn sống còn phải đấu tranh vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh bi đát.
Vở kịch không có gì mới cả về cốt truyện và tư tưởng. Chi tiết bà huyện bị xốc dao chết đã có trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Nhân vật khi gặp phải đau buồn tìm đến cửa Phật đã có trong Quan Âm Thị Kính. Mâu thuẫn mẹ ghẻ con chồng đã có trong Tấm cám. Giải pháp sư cụ định dẫn Hương đến đồn Tây xin ân xá cho Quế là không chấp nhận được. Không thể cậy trông vào lòng nhân đạo của kẻ xâm lược. Vở kịch không phản ánh mâu thuẫn thời đại, cũng không đặt vấn đề tư tưởng cho hiện thực thời bấy giờ. Lý Văn Sâm sử dụng nhiều chi tiết ngẫu nhiên, làm giảm tính thuyết phục. Chẳng hạn, cuộc gặp gỡ Hương - Quế ở nhà chùa là gặp gỡ tình cờ. Tư tưởng quật khởi của Vàng để thuyết phục Hương là thiếu tính logic cuả sự phát triển cốt truyện và tính cách nhân vật.
Vở kịch được viết như kiểu lãng mạn quen thuộc của Lý Văn Sâm, cách viết phối hợp những mô-tip truyền thống với một vài đường nét của bối cảnh hiện đại.
30/7/2021
Bùi Công Thuấn
Theo http://buicongthuan.blogtiengviet.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tưởng chừng như

Tưởng chừng như (Nói với Gaston,  15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...