Ca từ trong ca khúc “Đâu Phải Bởi Mùa thu” của nhạc sĩ Phú Quang
Chiều xuân mới, dăm ba đứa bạn hẹn gặp quán cà phê Tí Tách Thành phố Tuy
Hòa. Niềm vui gặp mặt bạn bè và người thân không kéo tôi ra khỏi khung cảnh thơ
mộng nơi đây. Mưa xuân bay lất phất, dăm cội mai già lặng lẽ buông những cánh
mai quá độ còn sót lại trang điểm màu vàng cho gốc, nhường chỗ cho lộc non đâm
chồi. Tiếng nhạc dìu dặt vang lên từ những chiếc loa ẩn khuất đâu đó. Chợt một
cơn gió thổi đưa những chiếc lá bàng ở cuối sân bay tới tấp xuống quanh tôi.
Sắc đỏ bầm của lá bàng trên cây tô đậm cả khoảng trời, lúc này tôi mới để ý
đến. Từ trong sâu thẳm nỗi nhớ mùa thu trỗi dậy, tôi thắc mắc sao
cây bàng lại trút lá vào mùa xuân? Lớp lớp lá đỏ trên cây, dưới chân tôi và cả
khoảng sân trước mặt. Một đôi tàng cây đã trút hết lá, lác đác những mầm
lá non vừa nhú ra khỏi cành khẳng khiu, làm lay động tâm hồn bất cứ ai ngắm
nhìn. Bất giác tôi cất tiếng khe khẽ: “lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”.
Vâng, bất kỳ điều gì đều có ngoại lệ, không chỉ trong cuộc
sống đầy mâu thuẫn của con người, mà ngay cả cỏ cây cũng vậy. Cây bàng là một
nét chấm phá khác lạ cho bức tranh sống động về mùa xuân. Nhạc sĩ Phú Quang
viết ca khúc “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”, có lẽ cũng xuất phát từ cảm xúc khi đứng trước một khung cảnh
lá trút vào mùa xuân, như hôm nay chăng?
Với thắc mắc ấy! Tôi đi tìm ca từ bài hát: “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”:
Em ru gì, lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian,
em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lại.
Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
thôi đừng hát ru ... thôi đừng ray rứt ...
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc,
nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai,
em ru gì, lời ru cho ngày mai,
thời gian có bao giờ trở lại,
em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,
thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt,
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Ca từ của ca khúc này, (Được tác giả viết theo ý thơ của bài thơ: “Yên Tĩnh” của nữ thi sĩ Giáng Vân.) giống như một bài thơ Tự do, với những câu thơ mang tâm trạng day dứt, thắc mắc, yêu thương. Như một lời nhắn, như một lời động viên, như một lời an ủi đã cuốn tôi bước vào để đồng hành với “Đâu Phải Bởi Mùa Thu.”
Mở đầu là những ca từ chẳng hề ăn nhập với nội dung của tựa đề:
Em ru gì, lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian,
em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lại.
Lời ru luôn là những lời dễ ăn sâu trong tiềm thức con người nhất. Có lẽ cũng vì điều này mà nhạc sĩ Phú Quang đã đưa lời ru của em vào ca khúc. Nhưng, Em ở đây lại khiến cho tác giả phải đặt câu hỏi: “Em ru gì..?” hai lần. Lạ thật, trong khi “Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian” còn em thì cất “lời ru cho đá núi,”. Chưa hết ngạc nhiên này, lại đến ngạc nhiên khác. “lời ru cho biển khơi” của em, khi đi cùng câu hỏi “biển khơi biết bao giờ ngừng lại”, liệu góp ích được gì?
Thật lạ lùng và gây tò mò. “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”, Sao em lại đi làm một việc vô vọng như vậy nhỉ? Biển muôn ngàn đời trước và ngàn đời sau, luôn ầm ì tiếng sóng suốt ngày đêm. Biển khơi biết bao giờ ngừng lại? Đúng là một ẩn số khó giải. Ta xuôi theo giòng chảy cùng những ca từ kế tiếp:
Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
thôi đừng hát ru ... thôi đừng ray rứt ...
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Sau khi lời ru cất lên trong vô vọng. Bây giờ, câu hỏi “em ru gì” đã có chút thực tế hơn. Vẫn là hai câu hỏi “em ru gì?” nhưng ở đây là “lời ru cho anh” mà em biết, và anh cũng biết, đời anh vốn “Một đời đam mê, một đời giông tố”. Với anh thì cuộc đời là thế! Còn lời ru mà anh muốn hỏi là “em ru gì cho ta”? Ru gì đây hỡi em trong khi cả anh và em đã trải qua “bao ngày phôi pha”? Thật khó hơn cả “lời ru cho đá núi” và “lời ru cho biển khơi”. “Lời ru cho anh” và “lời ru cho ta” đã khiến cho “câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng”. Vì sao vậy? Có phải ‘tiếng hát ngân lên” gặp “một đời giông tố” hay bởi đã gặp “bao ngày phôi pha” mà phải “tắt nửa chừng”. Câu hỏi này cũng thật khó trả lời khi ta là người ngoài cuộc. Nhưng lời an ủi, như lời động viên: “thôi đừng hát ru… Thôi đừng ray rứt”… Đã mở cho ta một cánh cửa để trả lời rằng: không có gì là bất biến theo bất cứ việc gì? Điều gì cũng có thể mang theo ngoại lệ. Tác giả đã khẳng định rằng: “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Vâng, tôi đồng ý bởi mới chiều nay thôi, tôi đã mơ màng thấy thu khi sắc đỏ của lá bàng trút xuống giữa tiết trời mùa xuân. Thu đã qua lâu lắm rồi. Đông lạnh giá cũng vừa bịn rịn chia tay. Mùa xuân tươi mới đang về với lộc non chồi biếc, nhưng vẫn còn lẫn trong đó là những chiếc lá bàng khô lìa cành sau cơn gió nhẹ.
Dẫu đã có lời an ủi, động viên cho em. Lời ru em ngân nga trong vô vọng vẫn làm lay động trái tim người nghe:
Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc,
nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai,
em ru gì, lời ru cho ngày mai,
thời gian có bao giờ trở lại, Vẫn lại là điệp khúc câu hỏi “em ru gì”? Anh hỏi vậy có lẽ chỉ để hỏi, bởi anh đã và đang cảm nhận được lời ru ấy chất chứa “bao nuối tiếc”! Anh cảm nhận được trong đó sự nuối tiếc “một đời ước vọng tàn phai”. Lời ru em cất lên còn chứa cả nỗi niềm mong ước dành “cho ngày mai”. Anh cảm nhận được và cũng lại là một câu hỏi như một lời khuyên nhưng lại như một lời nhắc rằng: “thời gian có bao giờ trở lại?”. Vâng thời gian đã trôi qua rồi không thể quay lại cũng như “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng nước”. Nhắc rồi, khuyên rồi và có lẽ đây cũng chính là nỗi lòng của anh khi kết thúc ca từ của ca khúc: “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”
Em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố,
Em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,
thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt,
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Mọi việc, mọi sự vật thông thường sẽ tuân theo một qui luật tất yếu, đại đa số trong đó sẽ tuân theo, nhưng cho dù nơi đâu và khi nào “Lá trút rơi nhiều” là hình ảnh gợi lên tiết trời của mùa thu. Nhưng ở đây, nhạc sĩ Phú Quang lại khẳng định: “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Mùa thu không phải là tác nhân làm cho lá rụng… Một chút gì đó làm cho chúng ta thêm se lòng khi chợt nhớ đến mùa thu.
Đây là bài thơ của nữ sĩ Giáng Vân khởi nguồn cho nhạc sĩ Phú Quang viết lên ca khúc “Đâu Phải Bởi Mùa Thu” Yên Tĩnh
Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu
Vách đá chắn ngang điều muốn nói
Em ru gì cho đá núi
Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian
Em ru gì cho dòng sông
Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng
Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ
Sóng rất biết nơi mình đi và đến
Em ru gì cho anh
Mặt trời linh thiêng mặt trời giông tố
Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo
Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ
Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng
Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc
Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng
Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần
Niềm hạnh phúc muôn đời có thật
Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu
Lặng nghe anh
Yên tĩnh - lời ru (Giáng Vân) Huỳnh Xuân Sơn
Với thắc mắc ấy! Tôi đi tìm ca từ bài hát: “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”:
Em ru gì, lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian,
em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lại.
Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
thôi đừng hát ru ... thôi đừng ray rứt ...
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc,
nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai,
em ru gì, lời ru cho ngày mai,
thời gian có bao giờ trở lại,
em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,
thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt,
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Ca từ của ca khúc này, (Được tác giả viết theo ý thơ của bài thơ: “Yên Tĩnh” của nữ thi sĩ Giáng Vân.) giống như một bài thơ Tự do, với những câu thơ mang tâm trạng day dứt, thắc mắc, yêu thương. Như một lời nhắn, như một lời động viên, như một lời an ủi đã cuốn tôi bước vào để đồng hành với “Đâu Phải Bởi Mùa Thu.”
Mở đầu là những ca từ chẳng hề ăn nhập với nội dung của tựa đề:
Em ru gì, lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian,
em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lại.
Lời ru luôn là những lời dễ ăn sâu trong tiềm thức con người nhất. Có lẽ cũng vì điều này mà nhạc sĩ Phú Quang đã đưa lời ru của em vào ca khúc. Nhưng, Em ở đây lại khiến cho tác giả phải đặt câu hỏi: “Em ru gì..?” hai lần. Lạ thật, trong khi “Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian” còn em thì cất “lời ru cho đá núi,”. Chưa hết ngạc nhiên này, lại đến ngạc nhiên khác. “lời ru cho biển khơi” của em, khi đi cùng câu hỏi “biển khơi biết bao giờ ngừng lại”, liệu góp ích được gì?
Thật lạ lùng và gây tò mò. “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”, Sao em lại đi làm một việc vô vọng như vậy nhỉ? Biển muôn ngàn đời trước và ngàn đời sau, luôn ầm ì tiếng sóng suốt ngày đêm. Biển khơi biết bao giờ ngừng lại? Đúng là một ẩn số khó giải. Ta xuôi theo giòng chảy cùng những ca từ kế tiếp:
Em ru gì lời ru cho anh một đời đam mê, một đời giông tố,
em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
thôi đừng hát ru ... thôi đừng ray rứt ...
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Sau khi lời ru cất lên trong vô vọng. Bây giờ, câu hỏi “em ru gì” đã có chút thực tế hơn. Vẫn là hai câu hỏi “em ru gì?” nhưng ở đây là “lời ru cho anh” mà em biết, và anh cũng biết, đời anh vốn “Một đời đam mê, một đời giông tố”. Với anh thì cuộc đời là thế! Còn lời ru mà anh muốn hỏi là “em ru gì cho ta”? Ru gì đây hỡi em trong khi cả anh và em đã trải qua “bao ngày phôi pha”? Thật khó hơn cả “lời ru cho đá núi” và “lời ru cho biển khơi”. “Lời ru cho anh” và “lời ru cho ta” đã khiến cho “câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng”. Vì sao vậy? Có phải ‘tiếng hát ngân lên” gặp “một đời giông tố” hay bởi đã gặp “bao ngày phôi pha” mà phải “tắt nửa chừng”. Câu hỏi này cũng thật khó trả lời khi ta là người ngoài cuộc. Nhưng lời an ủi, như lời động viên: “thôi đừng hát ru… Thôi đừng ray rứt”… Đã mở cho ta một cánh cửa để trả lời rằng: không có gì là bất biến theo bất cứ việc gì? Điều gì cũng có thể mang theo ngoại lệ. Tác giả đã khẳng định rằng: “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Vâng, tôi đồng ý bởi mới chiều nay thôi, tôi đã mơ màng thấy thu khi sắc đỏ của lá bàng trút xuống giữa tiết trời mùa xuân. Thu đã qua lâu lắm rồi. Đông lạnh giá cũng vừa bịn rịn chia tay. Mùa xuân tươi mới đang về với lộc non chồi biếc, nhưng vẫn còn lẫn trong đó là những chiếc lá bàng khô lìa cành sau cơn gió nhẹ.
Dẫu đã có lời an ủi, động viên cho em. Lời ru em ngân nga trong vô vọng vẫn làm lay động trái tim người nghe:
Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc,
nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai,
em ru gì, lời ru cho ngày mai,
thời gian có bao giờ trở lại, Vẫn lại là điệp khúc câu hỏi “em ru gì”? Anh hỏi vậy có lẽ chỉ để hỏi, bởi anh đã và đang cảm nhận được lời ru ấy chất chứa “bao nuối tiếc”! Anh cảm nhận được trong đó sự nuối tiếc “một đời ước vọng tàn phai”. Lời ru em cất lên còn chứa cả nỗi niềm mong ước dành “cho ngày mai”. Anh cảm nhận được và cũng lại là một câu hỏi như một lời khuyên nhưng lại như một lời nhắc rằng: “thời gian có bao giờ trở lại?”. Vâng thời gian đã trôi qua rồi không thể quay lại cũng như “không ai tắm hai lần trên cùng một dòng nước”. Nhắc rồi, khuyên rồi và có lẽ đây cũng chính là nỗi lòng của anh khi kết thúc ca từ của ca khúc: “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”
Em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố,
Em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha,
câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,
thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt,
lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.
Mọi việc, mọi sự vật thông thường sẽ tuân theo một qui luật tất yếu, đại đa số trong đó sẽ tuân theo, nhưng cho dù nơi đâu và khi nào “Lá trút rơi nhiều” là hình ảnh gợi lên tiết trời của mùa thu. Nhưng ở đây, nhạc sĩ Phú Quang lại khẳng định: “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Mùa thu không phải là tác nhân làm cho lá rụng… Một chút gì đó làm cho chúng ta thêm se lòng khi chợt nhớ đến mùa thu.
Đây là bài thơ của nữ sĩ Giáng Vân khởi nguồn cho nhạc sĩ Phú Quang viết lên ca khúc “Đâu Phải Bởi Mùa Thu” Yên Tĩnh
Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu
Vách đá chắn ngang điều muốn nói
Em ru gì cho đá núi
Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian
Em ru gì cho dòng sông
Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng
Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ
Sóng rất biết nơi mình đi và đến
Em ru gì cho anh
Mặt trời linh thiêng mặt trời giông tố
Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo
Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ
Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng
Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc
Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng
Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần
Niềm hạnh phúc muôn đời có thật
Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu
Lặng nghe anh
Yên tĩnh - lời ru (Giáng Vân) Huỳnh Xuân Sơn
Đâu phải bởi mùa thu - Thu Phương
Đâu phải bởi mùa thu - Ngọc Hạ
Xuân Sơn thật bất ngờ khi gặp bài viết đăng tải nơi này.
Trả lờiXóaNiềm vui xen lẫn cảm động nên nhất thời chỉ biết nói Cám ơn chủ trang và chúc chủ trang luôn vui ạ!
eva air ticket
Trả lờiXóagia ve may bay eva di my
korean air ho chi minh
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch
Hay quá! mọi thắc mắc đã phần nào được giải đáp! Cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóa