Nghìn trùng xa cách, một góc nhìn từ khán giả
Với một khoảng cách lý tưởng để có
thể thấy được nét biểu cảm của gương mặt ca sĩ, tuy nhiên không được may mắn
ngồi vào hàng ghế giữa để cân bằng đôi tai khi nghe, dù vậy, tôi vẫn thoải mái
thưởng thức trọn vẹn chương trình.
Với tôi, nghe nhạc không đơn thuần
là nghe bài hát mình yêu thích trên giọng ca mà mình yêu chuộng. tôi phải nghe
xem ca sĩ này hát bài hát không phải “tủ” nghe có được không có thành công hơn
giọng ca đã quen thuộc bài hát đó. Bằng cách đó tôi luôn chấp nhận cái mới cái
hay mà mình cho là được. Hơn thế nữa, âm thanh là điều tôi chú trọng hơn cả,
nhất là trong một rạp hát được cho là qui cũ và lâu đời như Hòa Bình. Sau gần
10 năm quay lại ngồi trong khán phòng tôi hy vọng phải có gì đó thay đổi, tiến
bộ hơn so với trước.
Thanh Lam thể hiện cảm xúc dữ
dội khi hát "Buồn tàn thu".
|
Sân khấu được bài trí đơn giản với
bầu trời đầy sao làm nền. Hệ thống đèn chiếu cũng chừng mực để không phải giống
như những sân khấu cho Pop,Rock. Chính giữa là tên của đêm nhạc Nghìn Trùng Xa
Cách. Điều mà tôi thắc mắc là cớ sao đêm nhạc gọi là tưởng niệm mà không thấy
nói nhiều đến tiểu sử và cuộc sống của ba cây đại thụ âm nhạc này.
Dàn trống bên phải, dàn dây nhạc
viện thành phố bên trái, tay saxo Quyền Văn Minh với vóc dáng to cao ngồi chếch
về phải, đối diện với ông là ba nghệ sỹ nhạc dân tộc, trong đó tôi biết khá
nhiều về Hải Phượng, nghệ sĩ đàn tranh từng gây tiếng vang trong và ngoài nước,
được giáo sư Trần Văn Khê khen ngợi rất nhiều khi cùng âm hòa âm nhiều lần khi
trình diễn. Tôi không rành lắm tay Pianist ngồi ở trước bên phải sân khấu nhưng
được Hồng Nhung giới thiệu về “background” của anh ấy tôi phần nào biết được về
khả năng hòa âm và đệm đàn. Như vậy về phần nhạc đệm xem như đầy đủ kể cả tay
guitar bass đứng phía sau nghệ sĩ piano.
Mở đầu với bài Nghìn trùng xa cách
do Ánh Tuyết đảm nhận. Đây là một việc làm vừa mang tính đột phá và có lẽ vừa
mang tính thể nghiệm (?). Bài hát này đã thành danh với Thái Thanh, sau này một
số ca sĩ khác như Ý Lan và Khánh Hà cũng khá thành công. Ánh Tuyết chưa từng
trình diễn bài này, ít nhất là tại một chương trình lớn. Có lẽ khi nhạc sĩ Phú
Quang chọn cô là có ý muốn cho khán giả có dịp so sánh giữa hai chất giọng có
quảng cao nghe như nhau này. Chúng ta thường lưu dấu ấn tượng đầu tiên mãi
trong đời! Trong trường hợp này, những ai từng khắc sâu giọng ca Thái Thanh với
bài này, hẳn nhiên sẽ có chút suy tư khi nghe Ánh Tuyết thể hiện. Với tôi Ánh
Tuyết dù không có luyến láy, nũng nịu như Thái Thanh nhưng với chất giọng trong
sáng ấy đã làm người nghe cuốn theo những cung bậc của âm nhạc một cách trọn
vẹn. Các cung bậc trong bài hát ấy được Ánh Tuyết khai thác theo hướng khả năng
nhả chữ chính xác và hơn hết là chất giọng trong sáng vốn có của chị.Có lẽ
chúng ta sẽ phải nghe nhiều lần Ánh Tuyết hát để có thể thấy rằng Nghìn Trùng
Xa Cách không phải chỉ đóng khung trong Thái Thanh. Với “Mối tình
Trương Chi”, có thể xem bài này là bài “tủ” của chị. Cách nay trên 10 năm, Ánh
Tuyết đã thể hiện ca khúc này trong Cd nhạc Văn Cao. Lúc đó chị xem như là một
hiện tượng khi được cho là “đánh cặp” với dòng nhạc Văn Cao giống như Khánh
Ly-Trịnh Công Sơn vậy. Ánh Tuyết còn cùng Đức Tuấn trình diễn chung Tình Ca của
Phạm Duy. Và lần này, cũng bằng cảm thụ cá nhân, tôi cho rằng sức lan tỏa của
giọng Ánh Tuyết đã làm tôi hài lòng. Tình ca là một bài hát dài và thật đáng
khen khi NS Phú Quang để cho Đức Tuấn song ca cùng Ánh Tuyết. Tôi yêu tiếng
nước tôi, từ khi mới ra đời…Giọng ca cao vút, nổi bật giữa nền nhạc đệm. Sự
tương phản hài hòa ấy, có nghe live mới thấy được sự đặc sắc của nó. Nếu ai đi
xem trực tiếp sẽ thấy phần múa minh họa của các vũ công khi biến tấu cùa tấm
lụa trắng. Có lẽ khi dàn dựng tiết mục này, biên đạo không hiểu có khai thác và
liên tưởng bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ hay không. Xin trích vài
đoạn để thấy tâm hồn của các nghệ sĩ lớn gặp nhau độc đáo thế nào:
Tiếng Việt
gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Ai phiêu bạt
nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Khi Phạm Duy viết “Tôi yêu tiếng
nước tôi..” thì Lưu Quang Vũ có lẽ chưa làm bài thơ này. Mấy chục năm sau, như
thể minh họa tiếng Việt, tiếng của nước Nam như thế nào, Lưu Quang Vũ đã xuất
thần bài thơ Tiếng Việt, lột tả hết những gì mà nước Việt Nam mến yêu ta chan
chứa và trải qua trên bốn ngàn năm.
Từ trái qua: Thanh Lam, Đức
Tuấn, Hồng Nhung, Ánh Tuyết và Tùng Dương trong đêm "Nghìn trùng xa
cách".
|
Hồng Nhung cũng là ca sĩ khá mới
mẽ với nhạc Phạm. Chị đã khá thành công với Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn
trước đây nhưng nhạc Phạn Duy thì có lẽ ít ai nghe chị hát. Trong đêm nhạc này chỉ
được đặc cách bài “Ngậm ngùi”, một bài hát đi vào lòng người nhiều thế hệ. Đây
có thể vừa là sự lo âu vừa là thử thách và cũng là cơ may cho chị vượt qua
những cái bóng khác đã thành công với bài này như nữ ca sĩ Lệ Thu. Trái với
giọng ca dày và trầm của chị Lệ Thu, Hồng Nhung thể hiện ca khúc này bằng chất
giọng tự nhiên, ngoan hiền như một cô gái chớm tuổi mộng. “Ngậm ngùi”, một bài
thơ của cố thi sĩ Cù Huy Cận làm khi ông vào tuổi đôi mươi, được Phạm Duy phổ
nhạc gần như không sửa từ nào nhưng như một “ma lực” cuốn hút nhiều thế hệ nghe
nhạc. Hồng Nhung với áo dài cách điệu trắng muốt, đầu khăn đóng, một dáng dấp
của thiếu nữ Bắc thập niên 50, đã mơ màng theo bài hát không kém phần mượt mà
và truyền cảm. Ca sĩ này cũng tỏ ra là một MC khi đã giới thiệu với khán thính
giả gần trọn ban nhạc hỗ trợ mình.
Đức Tuấn và Tùng Dương là hai nam
ca sĩ trong đêm nhạc ngoài tay saxo Trần Mạnh Tuấn. Riêng Đức Tuấn được báo
giới ca ngợi là người hát nhạc Phạm Duy thành công khi ông quay về sống tại
Việt Nam. Có lẽ lớp nghe Phạm Duy lớn tuổi sẽ khó lòng chấp nhận giọng ca nhạc
viện này thể hiện ca khúc Phạm Duy, một loại nhạc vốn đòi hỏi tính tự sự và du
dương trong chất âm hơn là xử lý kỹ thuật. Cá nhân tôi cho rằng, Đức Tuấn mang
dáng dấp của một ca sĩ, nghệ sĩ Phạm Duy ở tuổi thanh niên của ông. Khi Đức Đức
biểu diễn, với trang phục của ca sĩ này chúng ta có thể hình dung một Phạm Duy
đa tình trước đây với những ca từ lãng mạn đáng yêu. Thành công nếu có, theo
tôi, chính là bài Tình Ca khi song ca với Ánh Tuyết. Với “Mùa thu
chết” có lẽ nên nói thêm một chút về lời thơ ý nhạc. Theo Wikipdia lời bài hát
phân ra làm 16 câu, dịch từ những câu thơ nổi tiếng của Apollinaire:
J'ai cueilli
ce brin de bruyère
L'automne est
mort souviens-t'en...
Bùi Giáng
dịch thành:
Ta ngắt đi
một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho
mùa thu đã chết rồi...
Và như vậy, bằng sự rung động của
tâm hồn nghệ sĩ ông phóng tác thành một bài hát với lời lẽ đau xót và thương
tiếc mà ý thì vẫn vậy. Phạm Duy là bậc thầy về phổ nhạc từ ý thơ hoặc một câu
hoặc một bài ca dao nào đó. Từ ý hoặc lời ông triển khai ra một bài hát mà giai
điệu da diết là người nghe dễ thuộc. Nếu có dịp ta nên nghe bài Đố Ai hoặc
Tiếng Thu sẽ biết tài phổ nhạc của ông.
Tùng Dương chưa thoát ra khỏi cái
bóng của chính anh trong đêm nay. Thiên Thai với phần nhạc đệm thu sẳn phần nào
giúp anh “rảnh tay” lên đồng với ca khúc này. Anh cố ý nhấn nhá theo điệu ca
Trù và chút hơi hướm của nhạc hầu đồng và như vậy cũng được xem như một chút gì
đó mới và khác lạ để khán giả, nhất là khán giả trẻ thấy sự thú vị của nét biến
tấu trong phần hòa âm phối khí cũng như phá cách trong sự trình diễn của ca sĩ.
Tùng Dương - Thanh Lam làm mới
phong cách biểu diễn, hát nhạc xưa.
|
Thanh Lam, người luôn luôn được
khán giả chờ đợi trong mỗi chương trình ca nhạc xuất hiện trong bộ áo đen
tuyền. Chị trông chững chạc và khá tự tin khi thể hiện các ca khúc. Tôi vốn là
người dễ chấp nhận cái mới nhưng nghe chị hát tôi rất hồi hộp khi chị liên tục
“lật giọng” trong Tình Nghệ Sĩ. Không biết nhạc sĩ Phú Quang có dặn
dò gì với chị không, nhưng qua bài “Buồn tàn thu” thì chị tuân thủ đúng tinh
thần bài hát, không dám phá cách và ngẫu hứng “lật giọng” tùy tiện. Với “Buồn
tàn thu”chị có vẽ như nhập tâm với bài hát khi có đôi chỗ chị nức nở. Nhìn
chung trọn bài hát này chị đã đưa người xem qua nhiều cung bậc tình cảm với nổi
lòng chia xa trông ngóng của đôi tình nhân. Giọng Thanh Lam vẫn đầy nội lực và
quyến rũ, luôn có một cái gì đó rất riêng cả về chất giọng và phong cách biểu
diễn. Đêm nay chị cũng thành công ít nhất là “Buồn tàn thu-PD” và “Thu quyến
rũ-Đoàn Chuẩn”.
Giải nhất Tiếng hát Truyền hình
2012 Lưu Hiền Trinh thể hiện ca khúc "Mùa xuân đầu tiên"
(Văn Cao) cùng hai người bạn trong top 3 cuộc thi hát. Đây là bài hát được nhạc
sĩ Văn Cao viết khi đất nước thống nhất. Lời ca vui tươi nhẹ nhàng trên nền
nhạc dìu dặt được Trinh thể hiện khá tròn vai.
Một yếu tố khác làm người nghe
thưởng thức trọn vẹn chương trình ca nhạc chính là âm thanh.Khi đi nghe nhạc
live điều gì làm ta quan tâm nhất? hầu hết sẽ nghiêng về yếu tố ca sĩ hoặc dòng
nhạc. Vậy còn âm thanh thì sao. Rất ít khi có bài báo nào nói đến yếu tố này,
trong khi đây chính là phần mà các nhà tổ chức tốn kém và âu lo nhất. Chưa kể
đến chất lượng âm thanh, về chuyện làm sao trong suốt quá trình biểu diễn, hệ
thống âm thanh không “đổ bệnh” nghẹt giọng hay đứt quảng luôn đặt người chịu
phần kỹ thuật âm thanh ở trong tình trạng căng thẳng cao độ.
Nếu ai đã có dịp đi nghe các
chương trình biểu diễn live ở Quân Khu 7, Trống Đồng hoặc Lan Anh sẽ có dịp so
sánh với âm thanh tại đêm diễn này. Âm thanh nghe được cho là hay là phải rõ
ràng tiếng ca sĩ hát, tiếng nhạc cụ đến tai người nghe phải chi tiết nghĩa là
phải nhận biết từng loại nhạc cụ qua hệ thống loa phát ra, tiếng bass trầm cũng
phải đủ mạnh để lan tỏa khắp phòng tăng hiệu ứng cho nhạc đệm và nhất là làm
tổng thể bài hát của ca sĩ được hòa âm và chuyển tải đến tai người thưởng thức
một cách tốt nhất.
Tôi đánh giá cao hệ thống âm thanh
đêm nhạc vì, nếu như ai có mặt đêm diễn đó, sẽ nghe được một tổng thể hài hòa
của ba dải âm thanh đó là dải cao, trung và thấp. Tôi có hỏi một số người ngồi
trên lầu, rất tiết với vị trí này họ chỉ nghe được tiếng bass của loa siêu trầm
mà không thể nghe bass của loa chính. Những hệ thống loa không đạt chuẩn thường
ta nghe tiếng mid, treble rất chát và ồn ào. Càng nghe lớn càng ồn ào. Đó là sự
không trung thực của âm thanh.
Cuối cùng tôi muốn nói đến tính
hoàn hảo của một chương trình. Chúng ta thường nói “không gì là hoàn hảo”.
Vâng, sẽ là phiến diện nếu nói rằng chương trình này không có gì để than phiền.
Tôi có đôi chút thắc mắc khi nhân vật được cho là sự kết nối giữa các lần
chuyển bài nhạc là MC đã không mấy xuất sắc. Nhà thơ Đỗ Trung Quân không hiểu
vì lý do gì lại ít nói trong một chương trình như vậy. Nội dung anh giới thiệu
cũng không có gì mới và không có gì đặc sắc để xứng tầm với nhà thơ của bài Quê
Hương của anh. Giọng của anh đêm đó có vẽ như bị khàn và tỏ ra đơn điệu trong
những lần giới thiệu.
Ánh sáng và màu sắc của sân khấu
cũng chưa góp phần làm cho đêm nhạc lung linh như tinh thần của một đêm tưởng
niệm. Hy vọng nhà sản xuất chương trình sẽ làm tốt hơn những lần sau.
Với tôi, dù đêm diễn thế nào tôi
vẫn luôn tôn trọng. Khen hay chê cũng là ý kiến cá nhân. Mỗi ca sĩ, nhất là ca
sĩ thành danh luôn bị đặt dưới tầm ngắm của công chúng yêu mến họ. Hy vọng mỗi
một lần diễn và mỗi khi đọc các ý kiến trái chiều, họ hiểu đâu là ý kiến khách
quan đâu là ý kiến công kích. Và cuộc đời cho dù điều gì xảy ra thì mục tiêu
cuối cùng của nhà tổ chức cũng như ca sĩ là cống hiến và công hiến hơn nữa
trong hoạt động nghệ thuật.
đại lý vé máy bay eva tại tphcm
khuyến mãi vé máy bay đi mỹ
hang hang khong korean
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich