Vầng trăng lặng lẽDòng sông đi qua xóm làng heo hút. Những bến bờ hiu quạnh, lác đác những bụi lau thưa. Ðêm trăng sáng, nước chấp chới ánh trăng, cả một vùng sông màu trắng bạc, thấy mênh mang một nỗi buồn. Bầu trời đêm thăm thẳm, cô độc một vầng trăng. Cả những đốm sao nhấp nháy thường nhật cũng lặng trốn mất rồi. Chẳng hiểu sao cứ mỗi lần ngắm vầng trăng mười sáu ấy, tôi lại hay nghĩ ngợi về sự cô đơn của con người. Trăng đẹp quá mà sao lặng lẽ quá! Trăng vung vãi khắp nơi ánh sáng của mình, rồi trăng sẽ lại ra đi mất hút ở chân trời.
Tôi
thẫn thờ đi dọc triền sông, trên những bờ cỏ đẩm ướt. Tôi cũng chẳng biết là
nước sông hay ánh trăng đã làm cỏ ướt, chỉ thấy những giọt lóng lánh vỡ tan
dưới gót chân mình, thấm lạnh. Ðầu kia, dưới tán một cây sung, là cái chòi
tranh đơn độc của “Bà Tiên”. Người đà bà sống dưới căn chòi ấy cũng lặng lẽ
và cuốn hút như vầng trăng vậy. Có lẽ bà đã già lắm rồi, mái tóc đã bạc trắng
và vầng trán đã nhiều nếp nhăn. Không ai biết tên của bà, chỉ bằng vào cái
dáng đi thanh thoát nhẹ nhàng của bà, cái tính tình hiền dịu dễ mến của bà,
người ta đã gọi bà là “Bà Tiên”, chẳng biết tự bao giờ. Những đêm trăng, tôi
thích đến chỗ bà trò chuyện, nuôi lớn ước mơ của mình bằng những câu chuyện
cổ tích. Bà sống lặng lẽ, ít tiếp xúc với mọi người, nhưng đặc biệt rất thích
những đứa học trò. Ðối với bọn trẻ chúng tôi, bà kể chuyện say sưa. Giọng kể
của bà thật hấp dẫn, lôi cuốn đến nỗi có nhiều câu chuyện tôi nghe đã thuộc
làu mà vẫn cứ mê mẫn. Một đôi khi cao hứng bà còn nhắc về những kỷ niệm đẹp
đẽ của một thời tuổi trẻ của bà. Những lúc ấy, khuôn mặt bà sáng lên, thấm
đẫm ánh trăng, tưởng như vầng trăng đã rơi xuống mắt bà lóng lánh. Tôi cứ
mường tượng như ngày xưa, bà đã từng là một cô giáo, không chỉ bởi tầm hiểu
biết rất rộng của bà, mà ở cả phong thái của bà nữa.
Ðến
gần cái chòi tranh của “Bà Tiên”, tôi hơi ngạc nhiên vì sao hôm nay nó im
vắng thế? Chỉ có chút ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu lọt qua khe cửa. Có
lẽ “Bà Tiên” hôm nay bị mệt, không ra ngắm trăng như mọi bữa. Tự nhiên tôi
cảm thấy buồn và hụt hẫng như vừa mất đi cái gì mà mình cũng không rõ. Mà nào
có phải riêng tôi, những cành lá sung cũng rũ xuống, lặng buồn, chấp chới một
màu trắng ảm đạm. Chẳng hiểu sao khung cảnh nơi đây cứ mang mãi một nét buồn
man mát bâng khuâng.
Có
bàn tay ai đó đặt nhẹ lên vai tôi. Tôi quay lại, giật mình thảng thốt. Một
người đàng ông trung niên đứng sau lưng tôi tự bao giờ. Tôi đã định la lên,
nhưng nụ cười hiền lành của ông ta như đã xóa tan sự ngỡ vực trong tôi. Tôi
ấp úng:
-
Ông là...
Ông
ấy cười xòa:
-
Là người chứ không phải là ma đâu!
Rồi
ông vỗ nhẹ lên vai tôi thật thân mật.
-
Hôm nay, bà bị mệt. Hãy để bà nghỉ. Chú cháu mình ra bờ sông nói chuyện.
Tôi
riu ríu bước theo ông. Người đàn ông này chắc là có liên quan rất mật thiết
với “Bà Tiên”. Có lẽ hôm nay, mình được biết thêm đôi điều về bà.
Chúng
tôi ngồi xuống ở bờ cỏ sát mép nước. Ðêm thật yên tĩnh. Gió từ mặt sông đưa
lên mát rượi, ngai ngái một mùi hương cỏ dại. Tôi nhìn vầng trăng trôi nổi
trên sông với một cảm xúc bồng bềnh khó tả. Giọng người đàn ông trầm ấm bến
tai:
-
Chắc em ngạc nhiên lắm khi biết tôi là học trò cũ của cô giáo? Cô muốn giấu
kín tung tích của mình, điều ấy cũng có lý do. Nhưng hẳn mọi người cũng phần
nào nhận ra khi gọi cô là “Bà Tiên”.
-
Vâng, bà ấy thật hiền dịu, dễ mến...
Dường
như vầng trăng đang trôi trên dòng sông ký ức. Ðêm nay tôi được nghe câu
chuyện của một người học trò về cô giáo của mình.
...
Hồi ấy, chú đang học năm cuối bậc trung học. Tuổi trẻ bồng bột cộng bới sự ỷ
lại vào một gia cảnh sung túc đã biến chú thành một đứa học trò ngổ ngáo,
ương ngạnh. Hầu như chú chẳng để tâm mấy đến việc học hành mà chỉ lo nghĩ đến
những trò vui chơi nghịch phá. Năm ấy cô Tâm mới ra trường, còn rất trẻ. Buổi
đầu tiên cô đến lớp, nhìn nét mặt còn rất ngượng ngùng e ấp với giọng nói hãy
còn run run của cô, chú nghĩ ngay đến những trò đùa tai quái với bà cô còn
“mới toanh” này. Chú ngước nhìn cô với một thái độ khinh khỉnh, mỗi lần cô
liếc về phía chú. “Tôi mới bắt đầu sự nghiệp dạy học của mình. Chắc rằng sẽ
có nhiều thiếu sót và vấp váp trong cách diễn đạt, mong các em thông cảm. Tôi
sẽ cố gắng khắc phục dần”. Ðó là những lời chân tình của cô trong tiết học
đầu tiên, nhưng lúc ấy, chú nào đâu có để ý tới. Chú chỉ chờ những lúc cô
lúng túng, nhầm lẫn để phá lên cười. Những đứa bạn trong đám “quậy phá” của
chú cũng lập tức hưởng ứng theo. Cô thoáng đỏ mặt nhưng cố gắng lấy lại bình
tĩnh để tiếp tục giảng bài. Có lần cả lớp còn nhao nhao không dứt về một sơ
sót nhỏ của cô, mặc cho cô cứ gõ mãi cây thước lên bàn và nói như van xin: “Các
em yên lặng giùm cô. Có điều gì các em hãy đứng lên phát biểu từng người”.
Chẳng ai chịu nghe cô cả. Chán nản, cô buông phấn, bỏ lớp về văn phòng. Chúng
tôi sung sướng thu dọn sách vở ra về, không hề biết rằng, nơi một góc văn
phòng trường, cô đang ngồi thẫn thờ với những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Biết gia cảnh cô rất nghèo, đi dạy với một chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, chú
còn nghĩ ra những trò đùa táo tợn hơn. Một lần, chú lén xả xẹp lốp xe của cô.
Vậy là giữa trưa đứng bóng cô phải dắt chiếc xe đạp cà tàng của mình đi bộ cả
đoạn đường dài. Chú còn cố ý lái chiếc Honda 67 còn láng bóng của mình lượn
qua lượn lại trước mặt cô để chọc tức. Chỉ thấy cô nhìn theo và khe khẽ lắc
đầu. Lại có lần chú lén bỏ vào xách cô cả một ổ chuột con còn đỏ hỏn. Khi giở
xách lấy giáo án, cô chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngất xỉu luôn.
Trong
lúc cả lớp chộn rộn đưa cô đi cấp cứu thì chú thản nhiên đứng nhìn, cảm thấy
thích thú với trò nghịch của mình. Sau lần ấy nhà trường yêu cầu cô truy tìm
thủ phạm để đưa ra Hội đồng kỷ luật. Cô đã nhìn chú rất lâu với ánh mắt dò
xét, nghi ngờ.
Nhưng
rồi cô đã bỏ qua luôn, không nhắc nhở gì đến chuyện ấy nữa. Vậy mà chú chẳng
hề hối hận. Trái lại, chú cho rằng cô ngấm ngần “trả thù” mình khi cô cứ
thường xuyên kiểm tra bài vở của chú. Những lần ấy, cô vẫn nhìn chú với ánh
mắt đầm ấm chân tình: “Em quên năm nay là năm thi sao? Em không hề nghĩ đến
tương lai của mình à?” Trời ơi, cô đúng là còn quá non trẻ, cô đâu biết rằng
ba má chú có đủ tiền tài và thế lực để lo cho chú một chỗ đứng ngon lành. Sự
ỷ lại đã làm chú trở nên hợm hĩnh như vậy.
Khi
cô hỏi chú: “Sao chẳng bao giờ em chịu học bài?” Chú đã khinh khỉnh trả lời:
“Em chẳng cần phải học làm gì cho mệt!” Cô buồn buồn nhìn chú lắc đầu: “Kiến
thức bao giờ cũng cần em ạ. Dù sau này có làm gì em cũng sẽ cảm thấy lúng
túng vì thiếu hiểu biết”. Mặc cho cô kiên nhẫn khuyên nhủ, thuyết phục bằng
cả một tấm lòng nhân hậu, chú vẫn phớt lờ. Ðiều tất yếu phải đến là cuối năm
học chú không đủ điểm để được xét thi tốt nghiệp. Trong khi ba chú lo chạy
chọt nâng điểm chú thì cô lại dứt khoát không đồng ý. Cô bảo: “Ở lại học thêm
một năm đối với em cũng không muộn màng gì. Còn để cho em vào đời với những
lỗ hổng kiến thức như thế lại càng nguy hiểm hơn”. Lúc ấy chú hận cô ghê lắm.
Chú cho rằng cô quá cao ngạo và nhỏ nhen. Chú rắp tâm “sẽ cho cô biết tay”.
Vậy là chú xúi ba chú dùng ảnh hưởng của mình làm áp lực đổi cô đi xa. Ba chú
đang lúc bị chạm tự ái vì lần đầu tiên có người không chịu nghe theo lời ông,
lại quá nuông chìu con cái, đã làm mọi cách “tống cô đi cho khuất mắt” theo
lời của chú. Cuối cùng thì chú cũng đạt được mục đích của mình: Cô đã phải
chuyển đến dạy ở một trường xa lắc xa lơ ở tận một miền quê heo hút. Lẽ ra
chú đã hoàn toàn thỏa mãn với thành công của mình, nếu không có bức thơ cô để
lại sau đó:
“...
Cô biết rằng em vẫn còn rất ghét cô. Cũng bởi vì cô đã quá quan tâm đến em,
mong em tiến bộ. Cô lấy làm tiếc cho em vì cô biết em rất thông minh và năng
nổ, nhưng lại quá ỷ lại và thiếu suy nghĩ. Dù đi xa, nhưng cô vẫn hằng ước
mong em sẽ có lúc hồi tâm và biết tìm ra con đường đi đúng đắn nhất của mình.
Ðược như vậy cô sẽ rất mừng...”
Chú
đọc bức thư mà lòng chợt xao động. Có cái gì đó như niềm ân hận đang trỗi dậy
từ trong tiềm thức. Vậy ra mình đã hiểu lầm...
-
o O o -
Người
đàn ông ném một hòn sỏi xuống dòng sông. Ánh trăng tỏa ra trên mặt nước, vỡ
tan thành từng mảnh nhỏ.
-
Vậy đó. Cô đi mà chẳng mang theo một chút bất mãn hay chán nản. Nhiều năm sau
chú được nghe cô là một giáo viên dạy giỏi nổi tiếng và rất nhân hậu ở cái
ngôi trường hẻo lánh ấy. Còn chú, từ nỗi niềm ân hận đã vượt qua được bậc học
phổ thông và những năm đại học để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chú
mong có ngày sẽ tìm đến thăm cô để xin lỗi cô và khoe với cô những thành quả
của mình ...
-
Nhưng rồi sao cô lại về sống âm thầm ở đây?
-
Ừ, cô lại tiếp tục đi từ ngôi trường này đến ngôi trường khác để gieo tấm
lòng nhân hậu của mình. Rồi khi không còn đủ sức nữa, cô đã lui về trong âm
thầm lặng lẽ...
Tôi
chợt nhìn lên vầng trăng, buột miệng:
-
Như vầng trăng vậy...
-
Phải, như một vầng trăng...
Tôi
nhìn ánh trăng bàng bạc khắp nơi, lòng dậy lên một niềm cảm xúc bâng khuâng.
Vần trăng đang trôi... Hôm nay có một người học trò cũ về thăm cô. Còn bao
nhiêu người học trò nữa mà cô hết lòng thương yêu, dạy dỗ, có bao giờ nhớ đến
cô không?
Vầng
trăng vẫn đang trôi... xa dần... xa dần, trong lặng lẽ, cô đơn...
|
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
Vầng trăng lặng lẽ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa
Chưa qua giông bão đã là ngày xưa! Nặng lòng một chuyến ra đi/ Nửa vì bệnh sĩ, nửa vì áo cơm/ Ồn ào mà vẫn cô đơn/ Sang Tây chẳng thấy vui...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh3f8IPTNaCa3DssHmfy6FqUx0RagnfalDl3S6AKTw2OFDoTkgYN1fM-5c0dKgjYRnKNANLQPmTDJqi_Fh4ZmScj5wYG43iXBiox0bR_bOKyBDjwvVqiONsFn826EAMzxfPq9X-xJS00M4phr-VpPTHop1n9NM-E8rwlKkIQ9BDEh2rqL_xa_J76AySQyEF/w134-h200/Bui-Viet-Thang-sach-vanvn.jpg)
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
hãng hàng không eva air
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
vé máy bay hãng korean air
đặt vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch