Tết trong hoài niệm
Bài hát: Cánh thiệp
đầu xuân
Sáng tác: Minh Kỳ - Lê Dinh
Ca sĩ: Như Quỳnh
Tháng chạp. Trong gió đã nghe xôn xao mùi lúa nếp lẫn trong mùi nắng thơm giòn.
Những vạt hoa cúc tần, hoa vạn thọ vàng rực nối nhau chạy miên man khắp xóm.
Tết đang về. Những ngày này trẻ con tụi mình đi học sớm hơn, không phải chuyên
cần đâu, mà là để ríu ran với bạn bè bao nhiêu là chuyện tết. Miên man đủ thứ
rồi cũng trở về chuyện áo mới, chuyện bánh trái, chuyện cúng tất niên, chuyện
đêm giao thừa, chuyện ba ngày tết, chuyện bảy ngày xuân…
Từ hai mươi tháng chạp trở lên, các mẹ, các chị bận rộn với bánh in, bánh thuẫn, bánh mức, bánh tét… Mình nhớ nhất là chuyện làm bánh nổ. Những ngã ba, ngã tư đường làng, những lò rang nếp mọc lên. Khắp xóm rộn ràng phơi những nong nếp cho thật no nắng trước khi gánh đến những lò rang. Nếp được cho vào nồi và khuấy đều, nổ lụp bụp, từng hạt nở bung ra, trắng xốp, tỏa mùi thơm ngòn ngọt. Nhà nào cũng thức thật khuya để bóc những vỏ trấu còn bám vào hạt nếp lúc này đã nở thành “bông”, gọi là “lượm nổ”. Mình cũng tham gia vào việc này nhưng lượm thì ít mà…ăn thì nhiều. Cứ lượm được khoảng mười vỏ trấu thì len lén cho vào miệng một bụm bông nếp. Không dám nhai, chỉ ngậm thôi, nghe cái vị bùi bùi beo béo tan trên đầu lưỡi. Vậy mà chị phát hiện, “tố cáo” với mẹ làm mình bị nhắc nhở mấy lần. Tức ghê gớm. Mẹ nói để đóng thành bánh, cúng xong rồi mẹ cho, ăn như vậy là ăn hỗn, ăn trước ông bà. Với lại, ăn hóng ăn hớt, hột nếp sẽ mọc mộng rồi đâm rễ trong bụng thì chết. Mình tin sái cổ và bị ám ảnh đến nỗi ngủ thấy chiêm bao một bụng nếp mọc rễ tùm lum, chòi cả ra ngoài rún, giựt mình dậy còn sợ đến toát mồ hôi.
Từ hai mươi tháng chạp trở lên, các mẹ, các chị bận rộn với bánh in, bánh thuẫn, bánh mức, bánh tét… Mình nhớ nhất là chuyện làm bánh nổ. Những ngã ba, ngã tư đường làng, những lò rang nếp mọc lên. Khắp xóm rộn ràng phơi những nong nếp cho thật no nắng trước khi gánh đến những lò rang. Nếp được cho vào nồi và khuấy đều, nổ lụp bụp, từng hạt nở bung ra, trắng xốp, tỏa mùi thơm ngòn ngọt. Nhà nào cũng thức thật khuya để bóc những vỏ trấu còn bám vào hạt nếp lúc này đã nở thành “bông”, gọi là “lượm nổ”. Mình cũng tham gia vào việc này nhưng lượm thì ít mà…ăn thì nhiều. Cứ lượm được khoảng mười vỏ trấu thì len lén cho vào miệng một bụm bông nếp. Không dám nhai, chỉ ngậm thôi, nghe cái vị bùi bùi beo béo tan trên đầu lưỡi. Vậy mà chị phát hiện, “tố cáo” với mẹ làm mình bị nhắc nhở mấy lần. Tức ghê gớm. Mẹ nói để đóng thành bánh, cúng xong rồi mẹ cho, ăn như vậy là ăn hỗn, ăn trước ông bà. Với lại, ăn hóng ăn hớt, hột nếp sẽ mọc mộng rồi đâm rễ trong bụng thì chết. Mình tin sái cổ và bị ám ảnh đến nỗi ngủ thấy chiêm bao một bụng nếp mọc rễ tùm lum, chòi cả ra ngoài rún, giựt mình dậy còn sợ đến toát mồ hôi.
Dựng cây nêu ngày Tết
- Ảnh: internet
Chú
Bảy mình là người dựng nêu sớm nhất xóm. Mới 23, chú đã lúi húi dựng nêu. Nêu
là một cây tre nhỏ, thẳng thóm, được tỉa hết cành, chỉ để một chòm lá trên
ngọn. Ngọn nêu treo một cái giỏ nhỏ đan bằng tre, đựng trầu cau, một mũi tên
làm bằng tôn sơn đỏ , buộc cố định, chĩa thẳng về phía đông, một lá cờ đuôi
nheo ngũ sắc và một chùm ống trúc khô, được chuốt trơn láng. Chú Bảy nói trầu
cau là để ông bà trên trời bay xuống thưởng thức trước rồi mới bay vào nhà. Mũi
tên để đâm cho lòi mắt con ma nào bén mảng đến nhà. Lá cờ là để bay phấp phới
cho đẹp. Còn chùm ống trúc là để mỗi lần gió đẩy, chúng khua lách cách
làm nhạc cho vui. Lũ trẻ hàng xóm chơi đâu rồi cũng kéo về trước sân nhà chú,
ngửa cổ nhìn lên, đứa nào cũng xuýt xoa khen, nói cây nêu của chú cao nhất, đẹp
nhất, chu cha là đẹp.
Không hiểu sao bây giờ, giữa một rừng hoa muôn hồng nghìn tía, mình vẫn đinh ninh chỉ có hoa vạn thọ mới là hoa của ngày tết, của mùa xuân. Đây là thứ hoa dễ trồng, mỗi cây có đến hàng trăm bông, bông nào bông nấy vun tròn, đầy sức sống, gợi lên sự sung túc, đẹp một cách khỏe khoắn và lâu tàn. Riêng cái tên hoa đã gợi lên sự bất tận của mùa xuân trong vĩnh cửu thời gian: vạn thọ. Chiều cuối năm, ra vườn chọn vài cây vạn thọ trĩu bông, cho vào chậu, khiêng vào nhà đặt trước bàn thờ tổ tiên. Mùi hoa lá ngòn ngọt lẫn chút hăng nồng dậy lên, ngập tràn không khí tết. Một vài cái thiệp mang dòng chữ “cung chúc tân xuân” được gắn lên chậu vạn thọ cũng tạo nên những xúc cảm lạ thường, cứ tưởng như mình đang được nghe những lời nói yêu thương. Dù chỉ là một cậu bé những mình đã biết và rất thích bài Cánh thiệp đầu xuân. Bất giác mình khe khẽ hát hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng…Đến bây giờ, dù người đã “cũ” lắm rồi vẫn không sao quên được những ca từ trẻ trung, làm xuyến xao một thuở: xuân đến rồi đây nào ai biết không, mang những hoài mong đi vào ngày tháng…
Không hiểu sao bây giờ, giữa một rừng hoa muôn hồng nghìn tía, mình vẫn đinh ninh chỉ có hoa vạn thọ mới là hoa của ngày tết, của mùa xuân. Đây là thứ hoa dễ trồng, mỗi cây có đến hàng trăm bông, bông nào bông nấy vun tròn, đầy sức sống, gợi lên sự sung túc, đẹp một cách khỏe khoắn và lâu tàn. Riêng cái tên hoa đã gợi lên sự bất tận của mùa xuân trong vĩnh cửu thời gian: vạn thọ. Chiều cuối năm, ra vườn chọn vài cây vạn thọ trĩu bông, cho vào chậu, khiêng vào nhà đặt trước bàn thờ tổ tiên. Mùi hoa lá ngòn ngọt lẫn chút hăng nồng dậy lên, ngập tràn không khí tết. Một vài cái thiệp mang dòng chữ “cung chúc tân xuân” được gắn lên chậu vạn thọ cũng tạo nên những xúc cảm lạ thường, cứ tưởng như mình đang được nghe những lời nói yêu thương. Dù chỉ là một cậu bé những mình đã biết và rất thích bài Cánh thiệp đầu xuân. Bất giác mình khe khẽ hát hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng…Đến bây giờ, dù người đã “cũ” lắm rồi vẫn không sao quên được những ca từ trẻ trung, làm xuyến xao một thuở: xuân đến rồi đây nào ai biết không, mang những hoài mong đi vào ngày tháng…
Hoa vạn thọ - Ảnh: internet
Còn nhớ như in cảm giác ngất ngây khi loay hoay với bộ đồ mới lúc giao thừa.
Mặc vào, ngắm nghía, đi qua đi lại cho mẹ và anh chị khen, rồi lại cởi ra, ngủ
với bộ đồ thường vì sợ nằm đến sáng thì đồ mới nhàu mất. Mình nằm lơ mơ bên mẹ,
nghe người thủ thỉ nhiều chuyện mơ hồ nhưng khá thú vị. Mẹ nói đêm trừ tịch là
đêm tối nhất trong năm, đêm cuối cùng của năm cũ sắp bị trừ bỏ. Đêm này âm khí
nhiều nên hồi xưa người ta đốt pháo để vừa đón giao thừa vừa để xua đuổi tà ma.
Đêm trừ tịch cũng gọi là đêm giao thừa vì đây là đêm mà hai vị thần cai quản
trần gian cũ - mới giao nhận nhiệm vụ. Mình thỉnh thoảng nhìn lên bàn thờ nhang
khói vòng vèo, tưởng tượng ông bà đang từ cõi xa về ăn tết với cháu con. Mẹ nói
hai cây mía mưng đặt hai bên bàn thờ là để ông bà dùng làm gậy đi trong nhà.
Nghe tiếng gà gáy lao xao ngoài ngõ lòng đã nôn nao, nằm chờ sáng để được xúng xính trong bộ đồ mới, chạy tung tăng cùng lũ bạn ra chợ, ra đình – nơi diễn ra hội chơi xuân đến tận mùng bảy tết mới tan. Thiêng liêng nhất là thời điểm sáng sớm mùng một tết. Làng xóm mờ mờ trong sương khói, mình có cảm giác lâng lâng, nao nao lạ thường. Lũ bạn mới gặp đêm ba mươi tết chớ đâu xa. Vậy mà buổi sớm đầu năm gặp nhau, thấy đứa nào cũng khác, cũng mới và cũng lạ. Mình thầm nghĩ: thêm một tuổi, nhưng cái tuổi ấy để đâu không thấy. Hay là cái tuổi để trên đầu vì ai cũng xoa đầu khen, mới đó mà mau lớn dữ ha.
Ngày tết, tháng giêng non, mùa xuân và những năm tươi thắm tuổi thơ in dấu cả một thời hoa mộng. Đây là chuỗi ngày đẹp nhất mà thường thì ta chỉ cảm nhận thật rõ ràng khi đã đeo gương mặt nhàu nhĩ ở khoảng cuối của cuộc mưu sinh. Năm nào cũng gặp tháng chạp nhưng không phải là tháng chạp của làng quê xưa cũ. Phụ nữ đã được giải phóng khỏi một mớ công việc sắm sửa, bánh trái mất cả nửa tháng trời. Cứ đi làm bình thường, ngày cuối năm ra chợ là có đủ các loại hoa quả, rượu trà, nem chả, củ kiệu, dưa hành… Hoa vạn thọ vẫn được bày bán nhưng đã lâm vào cảnh chợ chiều. Cây nêu ngày tết cũng chỉ còn trong ký ức. Cuối năm ngồi bên chậu vạn thọ, nghe nhớ những ngọn nêu lay lay trong gió chiều xuân làng quê xưa, chợt hoài niệm những cái tết xa xăm.
Nghe tiếng gà gáy lao xao ngoài ngõ lòng đã nôn nao, nằm chờ sáng để được xúng xính trong bộ đồ mới, chạy tung tăng cùng lũ bạn ra chợ, ra đình – nơi diễn ra hội chơi xuân đến tận mùng bảy tết mới tan. Thiêng liêng nhất là thời điểm sáng sớm mùng một tết. Làng xóm mờ mờ trong sương khói, mình có cảm giác lâng lâng, nao nao lạ thường. Lũ bạn mới gặp đêm ba mươi tết chớ đâu xa. Vậy mà buổi sớm đầu năm gặp nhau, thấy đứa nào cũng khác, cũng mới và cũng lạ. Mình thầm nghĩ: thêm một tuổi, nhưng cái tuổi ấy để đâu không thấy. Hay là cái tuổi để trên đầu vì ai cũng xoa đầu khen, mới đó mà mau lớn dữ ha.
Ngày tết, tháng giêng non, mùa xuân và những năm tươi thắm tuổi thơ in dấu cả một thời hoa mộng. Đây là chuỗi ngày đẹp nhất mà thường thì ta chỉ cảm nhận thật rõ ràng khi đã đeo gương mặt nhàu nhĩ ở khoảng cuối của cuộc mưu sinh. Năm nào cũng gặp tháng chạp nhưng không phải là tháng chạp của làng quê xưa cũ. Phụ nữ đã được giải phóng khỏi một mớ công việc sắm sửa, bánh trái mất cả nửa tháng trời. Cứ đi làm bình thường, ngày cuối năm ra chợ là có đủ các loại hoa quả, rượu trà, nem chả, củ kiệu, dưa hành… Hoa vạn thọ vẫn được bày bán nhưng đã lâm vào cảnh chợ chiều. Cây nêu ngày tết cũng chỉ còn trong ký ức. Cuối năm ngồi bên chậu vạn thọ, nghe nhớ những ngọn nêu lay lay trong gió chiều xuân làng quê xưa, chợt hoài niệm những cái tết xa xăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét