“Mối tình thơ nhạc 10 năm” của Phạm Duy – Lệ Lan
Chuyện này đã đến với
tôi rất sớm và từ nhiều mối. Có thể từ những năm cuối của thập niên 50 của thế
kỷ trước. Thông tin về chuyện tình này tôi ghi lại từ nhạc sĩ Phạm Duy trong
những trường hợp rất tình cờ. Rồi thỉnh thoảng tôi hỏi ông một câu để check lại
một sự việc đã đến với tôi từ các nguồn đáng tin cậy khác.
Tôi biết rõ chuyện tình
ấy nên sau khi đọc Hồi ký của ông, từ Pháp (1996), qua điện thoại vệ tinh, tôi
hỏi ông: “Chuyện tình thơ nhạc của anh với Lệ Lan sâu đậm và ảnh hưởng đến
nhiều nhạc phẩm của anh như thế, đã in ấn, tái bản nhiều lần “nhạc Phạm Duy-thơ
Lệ Lan” như thế, sao không thấy anh viết gì trong Hồi ký của anh cả vậy?”. Phạm
Duy trả lời: “Bà ấy bây giờ sống rất hạnh phúc với một ông chồng biết thương
yêu vợ và mấy đứa con ngoan.Tôi không nhắc lại mối tình thơ nhạc với bà làm gì,
sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người mình từng yêu mến suốt mười năm”. Tôi hơi
bị sốc nên nói ngay: “Một chuyện có ảnh hưởng đến âm nhạc của anh như thế mà
anh không viết thì em sẽ viết”. Phạm Duy biết tính tôi “nói là làm” nên bảo
tôi: “Em là người cầm bút ở trong nước, tùy em!”.
Vào khoảng cuối những
năm 50 của thế kỷ 20, trên báo Công Dân ở Huế có đăng chuyện một người đi tắm
biển Thuận An vô tình nhặt được một tập thơ viết tay, nét chữ con gái mềm mại
ký tên Hàn Lệ Lan hay Lâm Lệ Lan gì đó mà tôi không còn nhớ rõ. Bài báo trích đăng
mấy bài thơ mới, nói lên một mối tình thơ kín đáo nhưng cũng cháy bỏng. Bài báo
làm xôn xao dư luận những người làm thơ ở Huế lúc ấy. Phải chăng vừa xuất hiện
thêm một nàng T.T.Kh. nữa? Sau đó một thời gian, tôi mua được mấy nhạc phẩm của
Phạm Duy, trong đó có bài ghi: nhạc Phạm Duy – thơ Lệ Lan. Tôi lại
nghĩ: Chắc nhạc sĩ Phạm Duy đọc báo thấy thích thơ của Lệ Lan nên phổ
nhạc thế thôi. Không ngờ, đây là một “chiêu” để hợp thức hóa chuyện quan hệ
tình cảm giữa nhạc sĩ Phạm Duy và nàng thơ bé nhỏ Lệ Lan, mở đầu cho một câu
chuyện tình thơ nhạc kéo dài đến 10 năm.
Khoảng cuối tháng
7.1965, sau buổi hội thảo “Bắc tiến” do chính phủ Thiệu - Kỳ tổ chức ở Nhà hát
Thành phố Sài Gòn, tôi bị nhiều phe phái ủng hộ chính phủ Thiệu - Kỳ rượt đánh.
Phạm Duy định đưa tôi về ẩn náu tại nhà một người yêu của anh ở Lái Thiêu. Tôi hỏi
người ấy là ai? Anh đáp: “Lệ Lan”. “Trời ơi, Lệ Lan? Người có thơ được anh phổ
nhạc lâu nay phải không?”. “Đúng rồi!”. Ngay lúc đó, ông N.T.A. - Bộ trưởng
Giao thông vận tải, là bạn Phật tử với tôi - cho người đến Nhà hát tìm và đưa
tôi về ẩn náu trong nhà ông trên đường Đoàn Thị Điểm. Tôi chưa kịp về Lái
Thiêu, bỏ mất một cơ hội nói chuyện thơ nhạc với Lệ Lan. Gần một năm sau, trong
một buổi hát Tâm Ca tại một cơ sở Phật giáo, tôi gặp Lệ Lan.
Một người con gái trên hai mươi tuổi, không phấn son mà đẹp như một tài tử
xi-nê. Cô có đôi mắt thăm thẳm, đôi môi mọng như lúc nào cũng có thể khóc được.
Nhưng gặp người đẹp giữa mùa tranh đấu mất còn nên tôi không chuyện trò gì được
ngoài mấy câu thăm hỏi.
Sau đó không lâu, tôi về
Huế rồi đi kháng chiến. Chuyện tình của Phạm Duy và Lệ Lan nhạt dần trong tâm
trí tôi. Mãi đến cuối năm 1987, nhân có nhà báo Lê Quý Biên về nước, Phạm Duy
viết thư nhờ tôi “lấy dùm anh một bó thư tình và 3 cuốn thơ tình anh gửi nơi
anh Lê Ngộ Châu. Về già, ai cũng muốn ngó vào dĩ vãng. Em giúp cho Biên trả lại
cho César nhé!” (Thư tay viết ngày 14.12.1987). Nhưng than ôi, tôi vào TP.HCM
gặp ông Lê Ngộ Châu tại nhà riêng ở số 160 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) thì được
biết hồi cuối những năm 70, có một họa sĩ thế hệ đàn anh của nhạc sĩ Phạm Duy
đến thăm và bảo đã được sự đồng ý của Phạm Duy, hãy cho ông ta mượn đọc “bó thư
tình và 3 cuốn thơ tình” nặng đến 5 ký của Phạm Duy. Lê Ngộ Châu là một người
rất tin người, nhất là các bậc trưởng thượng từ Hà Nội vào. Tưởng thật, ông mở
tủ lấy bó kỷ vật của Phạm Duy - Lệ Lan đưa cho người họa sĩ già. Và từ đó không
còn biết người đó ở đâu để đòi lại nữa. Khi nhận được tin Phạm Duy xin nhận lại
bó ảnh màu-thư-thơ tình, Lê Ngộ Châu ân hận vô cùng. Phạm Duy biết Lê Ngộ Châu
đã bị lừa, nên chỉ trách ông nhẹ dạ chứ không giận. Nhiều lần ông nhờ tôi ra Hà
Nội tìm giúp cho ông. Nhưng tôi cũng bó tay. Từ đó, mỗi lần ghé thăm ông Lê Ngộ
Châu, hai chúng tôi lại nói chuyện về mối tình 10 năm của Phạm Duy với Lệ Lan.
Lê Ngộ Châu đã đọc hết bó thư và thơ của Phạm Duy và Lệ Lan. Ông kể cho tôi
nghe và bảo tôi: “Nếu có dịp, có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Người yêu
âm nhạc Việt Nam sẽ rất thú vị khi biết được từ những động thái tình cảm nào
giữa đôi tình nhân này mà Phạm Duy phổ thơ hay sáng tác nên những bản nhạc tình
trong vòng 10 năm (1959-1969) ấy.”
Rất tiếc, bó thư chưa
tìm được và Lê Ngộ Châu cũng đã từ giã cõi trần vào ngày 24.9.2006. Tôi viết
bài “Mối tình thơ nhạc...” này một phần để ghi lại chuyện tình hiếm có trong
đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam, một phần để hiểu sâu sắc hơn âm nhạc của
Phạm Duy và một phần cũng để chia sẻ bớt nỗi bận tâm vì làm mất kỷ vật của bạn
ông chủ báo Bách Khoa Lê Ngộ Châu – người mà thế hệ của tôi ở miền Nam rất quý
trọng.
Tình mẹ từ chối lại rơi
vào...
Sống ở Hà Nội trong độ
tuổi đôi mươi, chàng nhạc sĩ “hát rong” Phạm Duy có yêu một người con gái Hà
thành. Người đẹp, lại xuất thân trong một gia đình khá giả, nên Phạm Duy chỉ
được yêu thôi chứ chẳng được gì. Về sau, người đẹp lập gia đình, có con, hạnh
phúc. Đến sau năm 1954, Phạm Duy được biết người đẹp đã di cư vào Sài Gòn; vắng
bóng chồng, người đẹp chỉ sống với con. Nhớ người xưa, Phạm Duy tìm đến thăm
rồi đàn hát thổ lộ tâm sự về những điều ngày xưa không bày tỏ với nhau được.
Người đẹp rất quý trọng người bạn có chút tình cũ, nhưng luôn luôn giữ một
khoảng cách. Nhiều lần Phạm Duy muốn lấp cái khoảng cách đó bằng âm nhạc, bằng
tâm sự, bằng những lá thư tình, nhưng vô hiệu. Không ngờ, tất cả những tình cảm
của Phạm Duy dành cho người đẹp đã làm rung động trái tim của cô con gái còn
rất nhỏ của nàng. Không ai ngờ tình yêu dành cho mẹ, bị mẹ từ chối lại rơi vào
con - cô bé Lan. Lan đang tập tễnh làm thơ, bắt được nguồn cảm hứng yêu người
bạn của mẹ, cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Lan thể hiện sự khát khao yêu thương
vào thơ và kín đáo gởi đến người bạn của mẹ. Nhận được tình yêu của cô bé – con
gái của bạn mình - qua thơ, Phạm Duy vô cùng xúc động và bất ngờ. Cho đến năm
1959, đã có hàng chục người đẹp “lao tới” và không bao giờ quên nhau, nhưng
chưa từng có người nào trẻ và xuất hiện trong một hoàn cảnh “trớ trêu” đến như
thế. Phạm Duy rất đắn đo, nhưng rồi ông bị cô bé “tấn công” bằng thơ liên tục.
Dần dần, hình ảnh cô bé - con của người yêu cũ mờ dần và hiện lên trong tâm trí
ông hình ảnh tác giả của những bài thơ tình. Yêu Lệ Lan làm cho tâm hồn ông trẻ
lại, thăng hoa; ông được sống với một mối tình thơ nhạc vô cùng lý tưởng như
ông viết trong Hồi ký tập 3, tr. 247: “... cuối tuần lái xe đi đón người tình
rồi chúng tôi ngồi trong xe hơi hay trên một bãi cỏ hoang ở vùng ngoại ô, nói
với nhau những chuyện cao xa, thơ mộng”. Ông ghi lại sự trong sáng, hạnh phúc
êm đềm đó trong bài Ngày đó chúng mình:
Ngày đó có em đi nhẹ vào
đời
Và mang theo trăng sao
đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại
mộng ngời
Và xe tơ kết tóc - giam
em vào lòng thôi
Ngày đôi ta ca vui tiếng
hát với đường dài
Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi
mạch sầu lơi
Ngày đôi môi đôi môi đã
quyết trói đời người
Ôi những cánh tay đan
vòng tình ái
Ngày đó có ta mơ được
trọn đời
Tình vươn vai lên khơi -
tới chín trời mây khói
Ngày đó có say duyên
vượt biển ngoài
Trùng dương ơi! Giữ kín
cho lâu đài tình đôi [...]
Được Phạm Duy yêu, được
trân quý, Lệ Lan vô cùng hạnh phúc. Lệ Lan là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Phạm
Duy. Ngược lại, tình yêu của Phạm Duy cũng là nguồn cảm hứng cho thơ Lệ Lan. Lệ
Lan năn nỉ cuộc đời đừng có “lay” động cô, đừng làm gián đoạn giấc mơ hạnh
phúc tuyệt vời mà cô đang trải qua:
Tôi đang mơ giấc mộng
dài
Đừng lay tôi nhé cuộc
đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu
xanh
Ở trên cây cỏ rất lành
rất thơm
Tôi đang nhìn thấy màu hồng
Của tôi thay đổi luôn
luôn theo trời
Hoàng hôn màu đỏ mây
tươi
Bình minh nắng trắng ấm
trôi vào lòng
Những vì sao tím rất
trong
Mảnh trăng vàng rỡ chờ
mong tôi nhìn
Tôi đang nhìn thấy trong
tim
Tình yêu bay những con
chim tuyệt vời
Đừng lay tôi nhé cuộc
đời
Tôi còn trẻ lắm cho tôi
mơ mòng.
Nhận được bài Năn
nỉ, Phạm Duy phổ nhạc ngay, lấy câu thơ mở đầu làm tựa đề ca khúc Tôi
đang mơ giấc mộng dài. Lời thơ rất đẹp, Phạm Duy chỉ sửa và thêm bớt một
vài từ, âm nhạc dạt dào, thanh thoát, mê ly. Thật là một bài ca hạnh phúc! Đây
là ca khúc phổ thơ Lệ Lan được nhạc sĩ Phạm Duy ưng ý nhất.
[...]
Tôi đang mơ giấc mộng
dài
Đừng lay tôi nhé, cuộc
đời chung quanh
Tôi đang nhìn thấy màu
xanh ở trên cây cành trôi xuống thân mình
Tôi đang nhìn thấy màu
hồng ở khắp nẻo đường nhẹ thấm vào hồn
Từ bình minh tươi mát,
về hoàng hôn thơm ngát
Làn gió đưa hương đời
vào chứa chan lòng tôi
Tôi nghe từ cõi đời vui
vượt qua đêm dài lên tới sao trời
Tôi nghe từ cõi lòng
người lời nói bồi hồi tìm kiếm ngọt bùi
Và nhìn thấy trong tim,
tình yêu nở những con chim
Nở những con chim tuyệt
vời
Đừng lay tôi nhé cuộc
đời
Tôi còn trẻ dại cho tôi
mơ mòng.
Bài thơ của Lệ Lan rất
dễ thương, thơ ngây, hồn nhiên. Được Phạm Duy phổ nhạc, biến nó thành một tác phẩm
hay, thoang thoảng một chút triết lý của một chuyện tình đẹp. Một cô bé mới tập
tễnh làm thơ bỗng dưng trở thành một tác giả đứng ngang hàng với một nhạc sĩ
hàng đầu trong xã hội lúc đó, Lệ Lan không khỏi mê mẩn tinh thần. Lệ Lan mê
nhạc Phạm Duy, mê chuyện tình giữa bà mẹ và người nhạc sĩ tài hoa và mê Phạm
Duy là người đã thực sự tung Lệ Lan bay bổng lên giữa “chín trời mây khói”. Với
một tâm hồn lãng mạn, yêu thơ và được yêu như thế, Lệ Lan có thể hy sinh tất
cả, bất chấp tuổi tác, bất chấp chuyện san sẻ tình cảm của mẹ để lấy cuộc tình
này. Và mối tình thơ nhạc ấy tiếp tục như thế nào và có bao nhiêu tác phẩm âm
nhạc nữa ra đời?
Trả lờiXóaeva air vietnam
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
hãng máy bay hàn quốc
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch